YOMEDIA
ADSENSE
Tiểu luận cuối môn học Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty: Trách nhiệm xã hội – điển cứu của công ty Whole Foods. Liên hệ thực tế công ty tại Việt Nam
238
lượt xem 60
download
lượt xem 60
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Tiểu luận cuối môn học Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty: Trách nhiệm xã hội – điển cứu của công ty Whole Foods. Liên hệ thực tế công ty tại Việt Nam được nghiên cứu nhằm làm rõ vấn đề về thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Whole Foods thời gian qua, qua đó liên hệ thực tế công ty tại Việt Nam, đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận cuối môn học Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty: Trách nhiệm xã hội – điển cứu của công ty Whole Foods. Liên hệ thực tế công ty tại Việt Nam
- MỤC LỤC Trang Phần mở đầu............................................................................................................2 1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................2 2. Mục đích nghiên cứu............................................................................................3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................................3 5. Kết cấu tiểu luận.................................................................................................3 Chương 1: Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp..............................4 1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp....................................................4 1.2. Phạm vi, nội dung và đối tượng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp..........4 1.2.1. Phạm vi...........................................................................................................4 1.2.2. Nội dung..........................................................................................................4 1.2.3. Đối tượng........................................................................................................4 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội doanh nghiệp..........................5 1.3.1. Quy định của pháp luật ..................................................................................4 1.3.2. Nhận thức của xã hội.....................................................................................5 1.3.3. Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường......................................5 1.4. Tác dụng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp......................5 1.4.1. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh...................................5 1.4.2. Góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.............6 1.4.3. Góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp...................................................6 1.4.4. Góp phần thu hút nguồn lao động giỏi...........................................................6 1.4.5. Góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia............................................................6 Chương 2: Phân tích thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Whole Foods.......7 2.1. Tổng quan về công ty Whole Foods..................................................................7 2.1.1. Giới thiệu và lịch sử hình thành......................................................................7 2.1.2. Giá trị cốt lõi của công ty................................................................................7 2.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Whole Foods.................................8 2.2.1. Trách nhiệm với khách hàng...........................................................................8 2.2.2. Trách nhiệm với tiêu chuẩn chất lượng.........................................................8 2.2.3. Trách nhiệm với người lao động....................................................................9 2.2.4. Trách nhiệm với các bên liên quan khác.........................................................9 2.2.5. Trách nhiệm phát triển bền vững.................................................................11 Chương 3: Liên hệ thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam. .13 3.1. Thực trạng........................................................................................................13 3.2. Nguyên nhân.....................................................................................................14 3.3. Giải pháp thực hiện.........................................................................................15
- Kết luận.................................................................................................................. 16 Tài liệu tham khảo..................................................................................................17 Trang 2
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Xu hướng kinh tế toàn cầu hiện nay, các doanh nghiệp đòi hỏi phải biết vận dụng những cơ hội, lợi thế trong thời kỳ hội nhập, cũng như phải chấp nhận đối mặt trước những nguy cơ và thách thức. Mục tiêu là làm thế nào để tồn tại và phát triển, tự chủ trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, từ khâu các yếu tố đầu vào cho đến đầu ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm tối đa hóa lợi nhuận, phát triển bền vững và quan tâm đến cộng đồng xã hội. Trong một thế giới công nghệ thông tin ngày càng phát triển, xu hướng toàn cầu hóa, quốc tế hóa trở thành một tất yếu khách quan, mối quan hệ giữa các nền kinh tế ngày càng mật thiết và gắn bó, hoạt động giao lưu thương mại giữa các quốc gia ngày càng phát triển mạnh mẽ thì sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cũng ngày càng gay gắt. Trước đây, các công ty dùng biện pháp đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, nâng cao chất lượng hàng hóa làm biện pháp cạnh tranh hữu hiệu để giành lợi thế trên thương trường. Hiện nay, các công ty chú ý tới việc củng cố hình ảnh, nâng cao uy tín, phát triển thương hiệu thông qua việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức kinh doanh là một giải pháp đang được áp dụng và bước đầu đem lại hiệu quả tích cực. Các doanh nghiệp muốn khẳng định được thương hiệu trên thị trường thì điều mà họ hướng tới bây giờ là việc thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR – Corporate Social Responsibility). Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đang là xu thế lớn mạnh trên thế giới, trở thành một yêu cầu “mềm” đối với các doanh nghiệp trong quá trình hội nhập, một trong những công ty điển hình thực hiện chiến lược trên đã thành công trên thế giới đó là công ty Whole Foods. Ở Việt Nam vấn đề này vẫn còn khá mới mẻ và chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức. Hàng loạt các vụ việc vi phạm môi trường, vi phạm quyền lợi người lao động, xâm phạm lợi ích người tiêu dùng… nghiêm trọng đã và đang khiến cộng đồng bức xúc và mất dần lòng tin vào các doanh nghiệp. Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức sâu sắc hơn về lợi ích thực hiện Trách nhiệm xã hội mang lại cho các doanh nghiệp là cần thiết trong bối cảnh đất nước ta hiện nay. Doanh nghiệp thực hiện trách nhiệm xã hội là góp phần Trang 3
- nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp như nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, và cũng là biện pháp quảng cáo cho tên tuổi của doanh nghiệp đó. Qua tìm hiểu tình hình hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, kết hợp với lý thuyết đã được trang bị về đạo đức kinh doanh, tôi chọn đề tài “Trách nhiệm xã hội – điển cứu của công ty Whole Foods. Liên hệ thực tế công ty tại Việt Nam” làm tiểu luận cuối kỳ môn học Đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ vấn đề về thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Whole Foods thời gian qua, qua đó liên hệ thực tế công ty tại Việt Nam, đề ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả của doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những vấn đề mang tính lý luận về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Tìm hiểu một số hoạt động về thực hiện trách nhiệm xã hội của Công ty Whole Foods. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Không gian: nghiên cứu của đề tài giới hạn ở việc xem xét quá trình thực hiện Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua điển cứu của công ty Whole Foods. Thời gian: tháng 6 năm 2016. 4. Phương pháp nghiên cứu Sử dụng phương pháp nghiên cứu tại bàn: Quan sát và sử dụng dữ liệu thứ cấp từ báo, tạp chí, internet, các trang Website thành phần của công ty Whole Foods. Từ đó tiến hành tổng hợp, phân tích và đề ra một số giải pháp thực hiện trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp Việt Nam. 5. Kết cấu tiểu luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, tiểu luận bao gồm 3 chương: Chương 1. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội. Chương 2. Phân tích thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Whole Foods. Trang 4
- Chương 3. Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Việt Nam. Trang 5
- Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI DOANH NGHIỆP 1.1. Khái niệm trách nhiệm xã hội doanh nghiệp Theo Nhóm Phát triển Kinh tế Tư nhân của Ngân hàng thế giới khái niệm: Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững thông qua các hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội theo cách có lợi nhất cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội. 1.2. Phạm vi, nội dung và đối tượng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 1.2.1. Phạm vi Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là một lĩnh vực rộng lớn liên quan đến mọi đối tượng, liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Bởi vậy, phạm vi ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp không chỉ bó hẹp trong nội bộ doanh nghiệp mà nó còn có sức lan tỏa lớn tới nhiều thành phần khác nhau trong xã hội. Vì vậy, về cơ bản người ta chia phạm vi ảnh hưởng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp với 3 khía cạnh: Phạm vi nội bộ doanh nghiệp ; Phạm vi hoạt động kinh doanh và Phạm vi xã hội. 1.2.2. Nội dung Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là những nghĩa vụ một doanh nghiệp hay cá nhân phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt được nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội. Về cơ bản trách nhiệm xã hội bao gồm những nghĩa vụ về kinh tế, pháp lý, đạo đức và nhân văn. 1.2.3. Đối tượng – Người lao động, cán bộ nhân viên: doanh nghiệp cần tuân thủ đầy đủ, nghiêm chỉnh các quy định về pháp luật về vấn đề sử dụng lao động, đảm bảo an toàn lao động, xây dựng mối quan hệ thân thiện, tốt đẹp trong nội bộ doanh nghiệp, … – Các bên liên quan (stakeholders): Các bên liên quan bao gồm cổ đông, người tiêu dùng, gia đình của người lao động… Trách nhiệm với cổ động là những ràng buộc, cam kết liên quan đến quyền và phạm vi sử dụng tài sản ủy thác; đảm bảo Trang 6
- sự trung thực, minh bạc trong thông tin, trong phần lợi tức mà cổ đông đáng được hưởng,… Trách nhiệm với người tiêu dùng người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa, dịch vụ đúng với những gì nhà sản xuất đã cam kết…. – Cộng đồng: Trách nhiệm với cộng đồng là trách nhiệm góp phần nâng cao, cải thiện và phát triển cuộc sống cộng đồng mà gần nhất là địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động, đóng góp cho sự phát triển bền vững môi trường văn hóa – kinh tế – xã hội của quốc gia. 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 1.3.1. Quy định của pháp luật Quy định của pháp luật là cơ sở, là nền tảng của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp. Đây là tiêu chí ràng buộc cho các doanh nghiệp phải hướng tới và phải thực hiện để đạt được hiệu quả kinh tế cao. Các doanh nghiệp khi đã tuân thủ theo các quy định của pháp luật thì sẽ tạo được một môi trường pháp lý, trong đó các doanh nghiệp hoạt động theo một mục tiêu đúng đắn, tạo nên môi trường kinh doanh công bằng, bình đẳng, thông thoáng và tạo sự gần gũi giữa các doanh nghiệp với nhau. 1.3.2. Nhận thức của xã hội Khi xã hội phát triển cao đồng nghĩa với mức sống của cộng đồng được nâng cao, do đó nhu cầu của con người cũng phát triển theo. Theo Abraham Maslow thì con người càng cố gắng thỏa mãn những nhu cầu và khi nhu cầu nào đó được thỏa mãn lại xuất hiện những nhu cầu tiếp theo, ban đầu là nhu cầu sinh lý (ăn, mặc, ở, …); sau đó đến nhu cầu an toàn, được bảo vệ; nhu cầu xã hội (các vấn đề về tình cảm); nhu cầu được tôn trọng, được công nhận, có địa vị; cuối cùng là nhu cầu tự khẳng định, tự phát triển và tự thể hiện mình. 1.3.3. Quá trình toàn cầu hóa và sức mạnh của thị trường Sức mạnh của thị trường mà điển hình là thị hiếu người tiêu dùng lại đã và đang đặt ra cho các nhà kinh doanh sự cạnh tranh khốc liệt về trách nhiệm xã hội và đạo đức kinh doanh dựa trên nền tảng sự tác động tổng hợp hành vi ứng xử, tới quyết định lựa chọn của người tiêu dùng. Lúc đó, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh là nguồn lực, nguồn vốn mới cho doanh nghiệp trong cạnh tranh quốc tế. Chính hai nguồn lực này sẽ tác động người tiêu dùng thay đổi quan niệm tiêu dùng của họ. Trang 7
- 1.4. Tác dụng của việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp 1.4.1. Góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể kinh doanh Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp cũng là cam kết đạo đức của giới kinh doanh về sự đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội bằng cách nâng cao đời sống của lực lượng lao động và gia đình họ, đồng thời nó mang lại các phúc lợi cho cộng đồng và xã hội. Bên cạnh đó nếu người lao động có các điều kiện môi trường làm việc thuận lợi sẽ thúc đẩy họ làm việc tốt hơn tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với thị trường thế giới, mở rộng thị trường cho sản phẩm của mình. 1.4.2. Góp phần nâng cao giá trị thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp Công bố thông tin minh bạch, điều hành công ty hiệu quả, sử dụng vốn hợp lý để tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm là điều cần phải làm đối với bất kỳ doanh nghiệp nào vì sự phát triển bền vững của chính doanh nghiệp. Có như thế, mới tạo ra được niềm tin cho nhà đầu tư, mà niềm tin chính là cảm xúc – yếu tố quyết định góp phần tạo ra lợi nhuận cổ phiếu. Đối với khách hàng, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp thể hiện ở việc bán sản phẩm thỏa mãn tốt nhu cầu, giá cả phải chăng, giao hàng đúng hẹn, và an toàn cho sử dụng. Thực tế cho thấy, nếu sản phẩm đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, hình ảnh về sản phẩm và doanh nghiệp lưu giữ trong tâm trí người tiêu dùng. Đối với cộng đồng nói chung, nhiệm vụ trước hết là bảo vệ môi trường (cũng chính là bảo vệ sức khỏe của công chúng) và sau đó là làm từ thiện. 1.4.3. Góp phần tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ dừng lại ở những vấn đề vừa nêu, nhưng nhìn chung đây là các vấn đề trọng tâm. Thực hiện tốt trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đem lại rất nhiều lợi ích. Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp có mối liên hệ tích cực đến lãi đầu tư, tài sản và mức tăng doanh thu. Sẽ tạo ra cơ sở thành công cho tất cả các hoạt động kinh doanh quan trọng của tổ chức. 1.4.4. Góp phần thu hút nguồn lao động giỏi Lao động có năng lực là yếu tố quyết định năng suất và chất lượng sản phẩm. ở các nước đang phát triển, số lượng lao động lớn nhưng đội ngũ lao động đạt chất lượng cao lại không nhiều; do vậy việc thu hút và giữ được nhân viên có chuyên môn tốt và có sự cam kết cao là một thách thức đối với các doanh nghiệp. Những Trang 8
- doanh nghiệp trả lương thỏa đáng và công bằng, tạo cho nhân viên cơ hội đào tạo, bảo hiểm y tế và môi trường làm việc sạch sẽ có khả năng thu hút và giữ được nhân viên tốt. 1.4.5. Góp phần nâng cao hình ảnh quốc gia Trách nhiệm xã hội là xu thế tất yếu và mang tính toàn cầu, thực hiện trách nhiệm xã hội là tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế, không mâu thuẫn với lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Vai trò của Chính phủ trong việc thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là phải tạo ra môi trường pháp luật hoàn chỉnh, một sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp; cung cấp thông tin, tư vấn, hướng dẫn và ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích đối với doanh nghiệp. Trang 9
- Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA CÔNG TY WHOLE FOODS 2.1. Tổng quan về công ty Whole Foods 2.1.1. Giới thiệu và lịch sử hình thành Whole Foods Markets là siêu thị chuyên kinh doanh thực phẩm hữu cơ. Công ty bắt đầu mở rộng kinh doanh vào năm 1984 và phát triển trong nước. Công ty đã mua lại dây chuyền thực phẩm khác (dẫn chứng là Wild Oats vào năm 2007). Whole Foods đã liên tục được xếp hạng là một trong những công ty kinh doanh thực phẩm hữu cơ mang lại chất lượng sống lành mạnh và làm hài lòng khách hàng trên thế giới. Whole Foods tập trung vào nhu cầu của các bên liên quan (kể cả nhân viên và cộng đồng). Whole Foods có trách nhiệm trong nỗ lực để tạo ra nguồn thực phẩm chất lượng và tìm kiếm các giải pháp sáng tạo để cải thiện ô nhiễm môi trường. Năm 1978, John Mackey cùng bạn gái Rene Lawson quyết định mở một cửa hàng chuyên bán thực phẩm hữu cơ. Mục đích của hai người thật giản dị, chỉ là muốn giúp mọi người có cuộc sống khỏe mạnh hơn và không quan trọng về lợi nhuận. Ý tưởng kinh doanh của hai người đã thuyết phục được một số nhà đầu tư đồng ý rót khoản vốn 45.000 USD. Địa điểm mở cửa hàng là một ngôi nhà cũ ở Austin, bang Texas, Mỹ. Họ lấy tên cửa hàng là Safer Way. Tuy nhiên, chưa đầy một năm khi mở cửa, một trận lụt tàn phá vào Austin, công ty không có bảo hiểm và giá trị thiệt hại lên đến 400,000 USD. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của cộng đồng, các cửa hàng mở cửa trở lại sau bốn tuần. Năm 1984, công ty mở rộng sang Houston và Dallas. Bốn năm sau họ mua lại một cửa hàng ở New Orleans, tiếp đó là Palo Alto, California, một năm sau đó. Công ty tiếp tục phát triển trong những năm 1990 và sáp nhập với hơn chục cửa hàng tạp hóa thực phẩm trên toàn quốc. Đến nay Whole foods đã kiếm được hơn 10 tỷ USD doanh thu, sở hữu hơn 300 cửa hàng và sử dụng hơn 56.000 công nhân (so với 19 người lao động vào năm 1980). Mackey tin tưởng tiềm năng để nâng cao hiệu suất của công ty là cố gắng cải tiến chất lượng cuộc sống cho hàng tỷ người trên thế giới. 2.1.2. Giá trị cốt lõi của công ty Trang 10
- Bán sản phẩm tự nhiên và hữu cơ chất lượng cao. Tạo sự thõa mãn và hài lòng cho khách hàng. Hỗ trợ đội ngũ nhân viên vì sự hạnh phúc và tuyệt vời. Tạo ra tài sản từ lợi nhuận và sự phát triển cho xã hội. Thực hiện tốt vai trò với cộng đồng và môi trường. Tạo mối liên hệ tốt và liên tục với nhiều nhà cung cấp. Đẩy mạnh về vấn đề sức khỏe của các bên có liên quan trong việc giáo dục ăn uống lành mạnh. 2.2. Thực hiện trách nhiệm xã hội của công ty Whole Foods Với phương châm là gắn lợi nhuận thu được và trách nhiệm đối với cộng đồng, phải tạo được lợi ích cho cộng đồng xã hội, điều này đã giúp cho công ty trở thành một trong những công ty cung cấp thực phẩm hữu cơ thành công lớn nhất thế giới. 2.2.1. Trách nhiệm với khách hàng Khách hàng là ưu tiên cao nhất tại Whole Foods áp dụng chiến lược là đáp ứng nhu cầu của các nhóm bên liên quan. Ví dụ, các cửa hàng bán lẻ Whole Foods duy trì môi trường hấp dẫn với đầy đủ các món ăn và bố trí bàn cả bên trong và bên ngoài cửa hàng để du khách đến ăn cơm trưa. Cho phép khách hàng thử sản phẩm trước. Nhân viên được hướng dẫn để xử với khách hàng như người trong gia đình. Công ty cũng xây dựng các mối quan hệ khách hàng thông qua việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội. Whole Foods duy trì Twitter và Facebook để gửi thông tin về bán hàng, trả lời các mối quan tâm của khách hàng, cung cấp các bài báo hoặc lời khuyên về ăn uống lành mạnh. Mỗi địa điểm Whole Foods có trang trên phương tiện truyền thông xã hội, cũng như một số phòng ban của họ. 2.2.2. Trách nhiệm về tiêu chuẩn chất lượng Whole Foods xây dựng danh sách về các tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng cao nhất cho thực phẩm hữu cơ của công ty. Công ty đã cố gắng loại bỏ tất cả các sản phẩm biến đổi gen trong các cửa hàng bất cứ khi nào. Thực phẩm nổi bật là không có chất bảo quản nhân tạo, không màu, không mùi, chất tạo ngọt và chất béo hydro hóa. Nếu công ty bán sản phẩm có sự biến đổi gen, nó sẽ được dán nhãn để thông báo cho khách hàng rằng họ đang mua một cái gì đó không phải là hoàn toàn Trang 11
- "tất cả tự nhiên”. Mặc dù sử dụng nhãn có thể ngăn cản khách hàng từ việc mua một sản phẩm cụ thể, nó cũng cung cấp cho Whole Foods một lợi thế cạnh tranh bởi vì khách hàng có thể tin tưởng vào sự trung thực của công ty. Khách hàng có xu hướng hợp tác kinh doanh với các công ty mà họ tin tưởng. Tất cả điều này đưa Whole Foods lên vị trí thứ hai trên thị trường Mỹ. Chỉ số sự hài lòng đã đánh giá công ty đã gặt hái được niềm tin của nhiều khách hàng. 2.2.3. Trách nhiệm với người lao động Khách hàng là ưu tiên cao nhất tại Whole Foods, sau đó là đến nhân viên. Whole Foods đã liên tục được xếp hạng là một trong những "công ty tốt nhất để làm việc" trong Tạp chí Fortune. Whole Foods cam kết đảm bảo sự bình đẳng giữa các nhân viên. (giới hạn lương của giám đốc điều hành của công ty bằng 19 lần mức lương toàn thời gian trung bình cho công ty). Giám đốc điều hành John Mackey mất 1 USD mỗi năm tiền bồi thường cho nhân viên (bù vào việc giảm giá 20% trên các sản phẩm của công ty) và các thành viên làm việc ít nhất 30 giờ một tuần là đủ điều kiện cho bảo hiểm y tế. Những nhân viên làm việc từ 20 đến 30 giờ một tuần cũng có thể nhận được bảo hiểm y tế sau khi làm việc một số lượng nhất định. Khi nhân viên làm việc 6.000 giờ dịch vụ, họ có đủ điều kiện để lựa chọn cổ phiếu và có cổ phần trong công ty. Whole Foods mong muốn khách hàng của mình có cuộc sống lành mạnh và các nhân viên cũng vậy. Công ty bắt đầu Chương trình để trao giải thưởng nhân viên cho sống lối sống lành mạnh và khi họ đạt được các tiêu chuẩn nhất định trong mức cholesterol, huyết áp, không hút thuốc, và chỉ số khối cơ thể có đủ điều kiện cho giảm giá thêm 10% khi mua hàng Whole Foods. Whole Foods được biết đến với sự đa dạng của nó. Công ty rất quan tâm đến 40% lực lượng lao động bao gồm các dân tộc thiểu số và phụ nữ; quan tâm đến các cặp vợ chồng đồng tính của các đối tác trong nước và dành 9% doanh thu để điều trị bệnh cho nhân viên của họ. Whole Foods nhận ra rằng hạnh phúc của nhân viên đặt cao hơn lợi nhuận. Tuy nhiên, Whole Foods không tìm cách trao quyền cho nhân viên chỉ đơn giản là thông qua lợi ích. Nó cũng sử dụng tài năng của các nhân viên của mình để cải thiện hoạt động của công ty. Trang 12
- Công ty đào tạo cho nhân viên thông qua nhiều hình thức để cung cấp thông tin giáo dục cho các nhân viên về thực phẩm và các thông tin về chia sẻ lợi ích của công ty, chương trình tiêu chuẩn chất lượng của công ty. Thông qua các nhóm, đặc quyền và giáo dục, Whole Foods đã có thể biến người lao động thành người đóng góp đáng kể giá trị cho công ty. 2.2.4. Trách nhiệm với các bên liên quan khác Whole Foods chứng tỏ với các giá trị của nó, không chỉ người tiêu dùng và nhân viên, các bên liên quan được công ty coi là quan trọng. Giá trị thứ tư của nó bao gồm việc tạo ra sự giàu có thông qua lợi nhuận và tăng trưởng, đó là điều cần thiết cho bất kỳ tổ chức để tồn tại. Whole Foods có thể tạo ra lợi nhuận nhiều hơn, sự trở lại tốt hơn cho các cổ đông và nhà đầu tư Whole Foods. Whole Foods tin rằng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nhân viên sẽ góp phần giúp cho các nhà đầu tư của mình thêm giàu có. Một định hướng các bên liên quan nhận ra rằng mỗi bên liên quan được kết nối với nhau. Tổng giá trị cổ phiếu thực phẩm đã tăng trưởng khoảng 37% mỗi năm, và năm 2011 thu nhập ròng 343 triệu USD, đã tăng 133% lợi nhuận sau thuế so với năm 2009. Sự tăng trưởng này là quan trọng vì hầu hết các cửa hàng tạp hóa đã suy giảm tăng trưởng trong những năm gần đây. Lợi nhuận Whole Foods chứng tỏ rằng công ty có thể thành công với trọng tâm là trách nhiệm xã hội về thực phẩm hữu cơ và tiêu chuẩn chất lượng. Whole Foods cũng tin tưởng mạnh mẽ trong việc đóng góp cho cộng đồng thế giới, thông qua quỹ Whole Planet Foundation, nó được thành lập vào tháng 10 năm 2005. Quỹ đã được tạo ra với mục tiêu tạo ra quan hệ đối tác kinh tế với người nghèo trong phát triển cộng đồng thế giới. Thay vì chỉ đơn giản là cung cấp các mặt hàng ngay lập tức như thực phẩm, quần áo, Whole Foods tạo ra quan hệ đối tác chiến lược với các tổ chức tài chính vi mô. Tài chính vi mô cung cấp các khoản vay nhỏ, thường là 200 USD hoặc ít hơn, cho các doanh nghiệp ở các nước đang phát triển muốn bắt đầu kinh doanh nhỏ của riêng mình. Cấp đầu tiên của công ty trong năm 2006 đã phát triển một chương trình tài chính vi mô ở Costa Rica. Người tiêu dùng và các nhân viên quan tâm đến việc quyên góp có thể tặng trên trang web của quỹ. Trang 13
- Từ năm 2007 người lao động đã cung cấp hơn 3.250.000 USD cho chương trình Trên một mức độ nhiều địa phương, Whole Foods cũng đã thành lập các Kids Foundation. Whole Kids Foundation được thành lập với sứ mệnh cải thiện dinh dưỡng của trẻ em. Về quan hệ đối tác nhà cung cấp, các đối tác của Whole Foods là nông dân địa phương để cung cấp một loạt các sản phẩm. Whole Foods cam kết tìm nguồn cung ứng từ người dân địa phương đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của nó, đặc biệt là từ những người nông dân, người tham gia vào sản xuất nông nghiệp bền vững. Để hội đủ điều kiện như địa phương, các sản phẩm thực phẩm phải đã đi trải qua ít hơn bảy tiếng bằng xe tải đến cửa hàng. Mỗi một Cửa hàng Whole Foods đều có các hướng dẫn về làm thế nào để sử dụng thuật ngữ "địa phương" trong cửa hàng của họ và một số cửa hàng đã chọn để áp dụng các tiêu chuẩn khắt khe hơn cho các sản phẩm địa phương bằng cách giảm bớt thời gian đi lại. Whole Foods tin rằng tìm nguồn cung ứng sản phẩm được trồng tại địa phương thể hiện giá trị của mình để đáp lại cộng đồng, góp phần phát triển bền vững và cung cấp cho người tiêu dùng nhiều sự lựa chọn chất lượng cao từ đó để lựa chọn. Cuối cùng, mặc dù không đề cập cụ thể trong tuyên bố về giá trị của họ, Whole Foods đã cũng coi là mối quan tâm của các nhóm chuyên đề khác. Whole Foods trở thành siêu thị lớn đầu tiên áp dụng tiêu chuẩn xử lý động vật nhân đạo cho các sản phẩm thịt bán. Trong việc tiến đến các tiêu chuẩn này, Whole Foods đã thảo luận ý tưởng với nhóm quyền động vật lợi ích đặc biệt để quyết định các tiêu chí để tìm nguồn cung ứng các sản phẩm thịt. Nhiều công ty ít chú ý đến các nhóm đặc biệt quan tâm bởi vì chúng được coi là các bên liên quan thứ cấp. Nói cách khác, họ không nhất thiết cần thiết cho sự sống còn của công ty. Tuy nhiên, Whole Foods nhận ra rằng cộng tác với các nhóm quan tâm đặc biệt sẽ không chỉ đảm bảo hỗ trợ của họ, nhưng cũng cung cấp cho nó với các đầu vào trên làm thế nào công ty có thể cải thiện thực tiễn của nó để trở thành một công ty trách nhiệm xã hội. Đại diện Whole Foods gặp với đại diện của các nhóm lợi ích đặc biệt nông dân và các chuyên gia động vật để xác định loài tiêu chuẩn động vật đối xử nhân đạo theo loài. Whole Foods cuối cùng tạo ra một chương trình chứng nhận nhà cung Trang 14
- cấp trong quan hệ đối tác với các động vật tác toàn cầu để đảm bảo rằng các nhà cung cấp của nó đã tôn trọng các tiêu chuẩn của công ty. Tuy nhiên, cũng để thông báo cho người tiêu dùng về thịt họ đang mua. 2.2.5. Trách nhiệm phát triển bền vững Cuối cùng nhưng không kém, là Whole Foods cam kết mạnh mẽ đối với môi trường. Chúng ta đã thấy cách mà Whole Foods cố gắng giảm thiểu tác động môi trường của mình bằng cách bán thực phẩm hữu cơ, tìm nguồn cung ứng từ người dân địa phương, bán các sản phẩm thân thiện với môi trường, và giảm thời gian vận chuyển cho sản phẩm của mình. Tuy nhiên, Whole Foods cũng phấn đấu để kết hợp thực phẩm xanh ở cấp độ hoạt động tốt. Các công ty được đầu tư đáng kể vào năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, và dầu diesel sinh học. Điều này không nhất thiết có nghĩa là Whole Foods tập trung tất cả mọi thứ trong cửa hàng của mình từ năng lượng tái tạo. Công ty không tiếp tục sử dụng điện, và nó là rất khó khăn đối với bất kỳ công ty lớn sử dụng 100 % năng lượng tái tạo. Thay vào đó, vào năm 2006 Whole Foods đã quyết định để bù đắp tất cả sử dụng năng lượng của mình bằng cách mua các khoản tín dụng năng lượng gió. Số tiền này đi về hướng tài trợ cho các dự án năng lượng tái tạo trong các trang trại gió. Một số cửa hàng của mình, tuy nhiên, ho đã mua bản cài đặt năng lượng mặt trời để cung cấp năng lượng cơ sở của họ. Một cài đặt năng lượng mặt trời có thể ngăn chặn 1.650 tấn carbon dioxide từ khi thải vào bầu khí quyển. Công ty cũng đã bắt đầu sử dụng nhiên liệu diesel sinh học trong xe tải của mình và sửa đổi xe tải của mình để cắt giảm sức cản của gió, do đó tiết kiệm nhiên liệu. Xe tải của họ được trang bị với một hệ thống tiết kiệm Nhiên liệu cho phép họ để tắt hoàn toàn khi tải hoặc cung cấp sản phẩm, giúp tiết kiệm nhiên liệu mà có thể đã được chi tiêu. Công ty này cũng đã bắt đầu để có được LEED cấp giấy chứng nhận cho một số cửa hàng của nó, có nghĩa là họ tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt và sử dụng nhiều vật liệu xây dựng thân thiện với môi như gỗ tái chế trong xây dựng. Whole Foods đạt thành tựu trong năng lượng tái tạo có được một thứ hạng trong tạp chí Forbes “Cty thực phẩm xanh của Mỹ trong năm 2011”. Trong các cửa hàng của mình, Whole Foods bao trùm các khái niệm về giảm thiểu, tái sử dụng và tái chế. Công ty không sử dụng túi nhựa và khuyến khích khách hàng sử dụng các Trang 15
- túi tái tạo khi đi mua sắm. Là một phần của một sự khuyến khích, các cửa hàng sẽ cung cấp một khoản hoàn lại niken để những người đến với túi mua sắm tái tạo. Các cửa hàng sử dụng giấy tái chế khi in và đã bắt đầu sử dụng pin có thể sạc lại để cắt giảm sử dụng năng lượng. Để giảm thiểu sử dụng năng lượng của mình hơn nữa, Whole Foods cũng đã bắt đầu để thay thế hộp đựng thực phẩm bằng nhựa và giấy và đồ dùng với tất cả các sợi bao bì. Cuối cùng, Whole Foods đang tiếp tục làm việc vào việc bán các sản phẩm không chỉ tốt cho người tiêu dùng mà còn lợi ích hơn cho môi trường. Công ty đã cam kết hỗ trợ tìm nguồn cung ứng bền vững hơn cho dầu cọ, đã có truyền thống đóng góp mạnh mẽ vào việc phá rừng ở một số nước. Có lẽ nó là một trong những cam kết mang tính bước ngoặt lớn nhất của nó, tuy nhiên, là sự cống hiến của mình đối với sự bền vững thủy sản. Whole Foods là chuỗi cửa hàng tạp hóa đầu tiên áp dụng một chương trình phát triển bền vững cho hải sản đánh bắt trong tự nhiên. Bởi vì đánh bắt quá mức đã trở thành một vấn đề như vậy, Whole Foods đã thông qua một hệ thống ghi nhãn ba màu sắc để giúp người tiêu dùng đưa ra quyết định. Nhãn đỏ là một dấu hiệu cho thấy hải sản nên tránh vì nó làm tổn hại đến môi trường hoặc sinh vật biển khác. Whole Foods cũng đã phát triển tiêu chuẩn cho thủy sản nuôi để đảm bảo cá đang được nuôi có trách nhiệm. Chương 3 LIÊN HỆ THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 3.1. Thực trạng Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được giới thiệu vào nước ta thông qua hoạt động của các công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Các công ty này thường xây dựng các bộ quy tắc và các chuẩn mực đạo đức và đạo đức kinh doanh có tính chất phổ quát để có thể áp dụng ở nhiều khu vực thị trường khác nhau. Do đó, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được công ty nước ngoài áp dụng bài bản và đạt hiệu quả cao như: Chương trình giáo dục vệ sinh cá nhân cho trẻ em tại các tỉnh miền núi của Việt Nam của công ty Unilever; Chương trình khôi phục thị lực cho Trang 16
- trẻ em nghèo của Western Union, chương trình “Tôi yêu Việt Nam” của Honda Việt Nam… Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã nhận thấy rằng, trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đã trở thành một trong những yêu cầu không thể thiếu đối với doanh nghiệp, bởi lẽ, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, nếu doanh nghiệp không tuân thủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp sẽ không thể tiếp cận được với thị trường thế giới. Nhiều doanh nghiệp khi thực hiện trách nhiệm xã hội đã mang lại những hiệu quả thiết thực trong sản xuất kinh doanh. Bên cạnh hiệu quả kinh tế, các doanh nghiệp còn củng cố được uy tín với khách hàng, tạo được sự gắn bó và hài lòng của người lao động đối với doanh nghiệp, thu hút được lực lượng lao động có chuyên môn cao. Do nhận thức được tầm quan trọng và ích lợi của việc thực hiện trách nhiệm xã hội trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam, ngoài trách nhiệm đóng thuế cho nhà nước, đã đăng ký thực hiện trách nhiệm xã hội dưới dạng các cam kết đối với xã hội trong việc bảo vệ môi trường, với cộng đồng địa phương nơi doanh nghiệp đóng và với người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh đó, phải thừa nhận rằng, trong thời gian qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp đã không thực hiện một cách nghiêm túc trách nhiệm xã hội của mình. Điều đó thể hiện ở các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường. Điển hình là các vụ xả nước thải không qua xử lý gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng cho các dòng sông và cộng đồng dân cư của các Công ty Miwon, Công ty thuộc da Hào Dương, Công ty Giấy Việt Trì, công ty Hyundai Vinashin (Khánh Hòa), bột ngọt Vedan, Cty TNHH MCNEX VINA, Formosa, các vụ sản xuất thực phẩm chứa chất có hại cho sức khỏe con người, như nước tương có chứa chất 3MCPD gây ung thư, bánh phở chứa phormol, thực phẩm chứa hàn the, sữa có chứa melamine. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp vi phạm các quy định pháp luật về lương bổng, chế độ bảo hiểm, vấn đề an toàn lao động cho người lao động cũng không còn là hiện tượng hiếm thấy, đã và đang gây bức xúc cho xã hội. 3.2. Nguyên nhân Trang 17
- Hiện đang có những ý kiến khác nhau về nguyên nhân dẫn đến việc không thực hiện trách nhiệm xã hội của nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam. Một số người cho rằng, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam chưa được luật hóa ở tất cả các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp lớn có thị trường xuất khẩu, do yêu cầu của khách hàng nên buộc phải thực hiện trách nhiệm xã hội, còn đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, do khó khăn về tài chính và thiếu ràng buộc về pháp lý nên nhiều doanh nghiệp chỉ hiểu trách nhiệm xã hội là “các khoản đóng góp từ thiện”. Một số người khác cho rằng, việc thực hiện trách nhiệm xã hội sẽ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh ban đầu mà chưa thấy ngay được lợi ích trước mắt, do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ không muốn thực hiện trách nhiệm xã hội. Những rào cản và thách thức lớn nhất cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm: Một là, Nhận thức về trách nhiệm xã hội trong và giữa các doanh nghiệp Việt Nam còn có sự khác nhau khá lớn. Hai là, Năng suất lao động bị ảnh hưởng khi phải thực hiện đồng bộ nhiều bộ quy tắc ứng xử (CoC). Ba là, Thiếu nguồn tài chính và kỹ thuật để thực hiện các chuẩn mực trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ). Bốn là, Sự khác biệt giữa Bộ luật lao động và bộ quy tắc ứng xử của khách đặt hàng gây nhầm lẫn cho doanh nghiệp, chẳng hạn như vấn đề làm thêm hay hoạt động của công đoàn. Năm là, Sự thiếu minh bạch trong việc áp dụng trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trên thực tế đang cản trở lợi ích thị trường tiềm năng mang lại cho doanh nghiệp. Sáu là, Mâu thuẫn trong các quy định của nhà nước khiến cho việc áp dụng bộ quy tắc ứng xử không đem lại hiệu quả mong muốn, ví dụ như mức lương, phúc lợi và các điều kiện tuyển dụng. 3.3. Giải pháp thực hiện Cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, sự thành công trong việc đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế đang đặt ra cho đất nước nhiều vấn đề về môi Trang 18
- trường và xã hội bức xúc. Chính những vấn đề đó đang đòi hỏi các chủ thể kinh tế, trong đó có cả các doanh nghiệp, phải có trách nhiệm để góp phần giải quyết, nếu không bản thân sự phát triển kinh tế sẽ không bền vững và sẽ phải trả giả quá đắt về môi trường và những vấn đề xã hội. Từ những nguyên nhân được liệt kê ra trên đây có thể quy lại thành ba nguyên nhân chính, đó là nguyên nhân về nhận thức, nguyên nhân kinh tế và nguyên nhân pháp lý. Do đó, để nâng cao trách nhiệm của doanh nghiệp, cần bám sát những nguyên nhân nói trên để đề ra những giải pháp phù hợp. Cụ thể là: Thứ nhất, cần tuyên truyền, giáo dục cho tất cả các doanh nghiệp, trước hết là các chủ doanh nghiệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phải làm cho họ hiểu rằng trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không phải chỉ bó gọn trong công tác từ thiện. Công tác tuyên truyền, giáo dục rất quan trọng, bởi tất cả những hành vi của con người đều thông qua ý thức của con người, đều do ý thức của họ điều khiển. Do đó, vấn đề đặt ra là, phải làm sao cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trở thành động cơ bên trong của các chủ doanh nghiệp. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội trước hết cần được xem là một hành vi đạo đức và được điều khiển bằng động cơ đạo đức. Đây chính là giải pháp bên trong đạo đức. Thứ hai, cần xây dựng một hành lang pháp lý bắt buộc các doanh nghiệp phải thực thi trách nhiệm xã hội một cách đầy đủ và nghiêm túc. Điều này liên quan đến trách nhiệm của nhà nước trong việc tạo môi trường và khung pháp lý cho doanh nghiệp hoạt động. Khung pháp lý chính là biện pháp có hiệu lực nhất đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; đồng thời, là giải pháp hỗ trợ đắc lực cho giải pháp về đạo đức, làm cho các động cơ đạo đức thường xuyên được củng cố và ngày càng có hiệu lực trên thực tế. Cái khó khăn cho Việt Nam và các nước đang phát triển nói chung là trong bối cảnh cần phải thu hút đầu tư nước ngoài, nếu đặt nặng các mục tiêu về môi trường và xã hội thì các doanh nghiệp khó có thể thu hút đầu tư nước ngoài. Nhưng, nếu không đặt mạnh vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thì những hậu quả về môi trường và xã hội sẽ không thể bù đắp được bằng các kết quả của sự tăng trưởng kinh tế. Mục tiêu phát triển bền vững, do vậy, cũng không thể thực hiện được. Trang 19
- KẾT LUẬN Trong môi trường kinh doanh hiện đại, doanh nghiệp không những cần quan tâm đến lợi ích của các cổ đông mà còn phải làm thỏa mãn lợi ích của xã hội. Thay vì phản ứng thụ động với việc thực hiện trách nhiệm xã hội doanh nghiệp, doanh nghiệp cần xem xét các vấn đề xã hội trong bối cảnh chiến lược nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh trong tương lai, đem lại lợi ích cho cổ đông và xã hội. Vì vậy, nghiên cứu này sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận trách nhiệm xã hội doanh nghiệp như một vấn đề mang tính chiến lược thông qua sáu khía cạnh: sứ mệnh, các vấn đê chiến lược, thị trường, nhu cầu khách hàng, các nguồn lực và lợi thế cạnh tranh. Từ đây, doanh nghiệp sẽ phân bố và sử nguồn lực nhằm mang lại lợi ích cho xã hội và giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tương đối mới mẻ với Việt Nam. Song, trong những năm gần đây, trước thảm họa về môi trường và những hậu quả tiêu cực về xã hội do các doanh nghiệp gây ra, vấn đề trách nhiệm xã hội được đặt ra một cách cấp bách. Ở Việt Nam, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững. Để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam, thì việc tuyên truyền, giáo dục trách nhiệm xã hội và việc hoàn thiện hành lang pháp lý để thực hiện nó là việc làm cấp thiết. Do thời gian có hạn, mặc dù bản thân hết sức cố gắng tìm hiểu, thu thập thông tin, kết hợp với lý tuyết về đạo đức kinh doanh và văn hóa công ty để hoàn thành tiểu luận môn học. Tuy nhiên không thể tránh khỏi thiếu sót, mong nhận được sự đóng góp của Thầy: TS.Cao Việt Hiếu, bạn bè và đồng nghiệp để tôi hiểu sâu hơn về vấn đề được chọn nghiên cứu làm tiểu luận cuối kỳ môn học./. Trang 20
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn