intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh với công tác chăm lo, bồi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ

Chia sẻ: Nguyễn Ngọc Hiếu | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:22

303
lượt xem
66
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung đề tài tiểu luận trình bày ba nội dung lớn: Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ, đạo đức và lối sống của giới trẻ hiện nay, cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của giới trẻ hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh với công tác chăm lo, bồi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ

  1.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU                                                   BỘ XÂY DỰNG                            TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC TP.HCM                                     BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ                                                                                                  BÀI TIỂU LUẬN                                                                           HỌ TÊN SV: NGUYỄN NGỌC HIẾU                                                             MSSV           : 12520800982                                                             LỚP HP       : 000005004                                   ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  2.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU                                                                                      TP.HCM NGÀY 17  THÁNG 10 NĂM 2013 Tên đề tài: “Hồ Chí Minh với công tác chăm lo, bồi dưỡng và đào tạo thế hệ trẻ”. *PHỤ LỤC A. Mở đầu B. Nội dung   1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo bồi dưỡng thế hệ trẻ a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và giáo dục cho thế hệ trẻ c. Phương pháp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ theo Hồ Chí Minh   2.  Đạo đức và lối sống của giới trẻ hiện nay a. Thực trạng b. Nguyên nhân c. Giải pháp 3. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của giới trẻ  hiện nay C.Kết luận                                  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  3.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU                                                                                                                                                                                                                MỞ  ĐẦU “Bác Hồ, Người là tình yêu thiết tha nhất trong lòng dân và trong trái tim nhân loại. Cả cuộc  đời Bác chăm lo cho hạnh phúc nhân dân. Cả cuộc đời Bác hi sinh cho dân tộc Việt Nam”. Đó  là một đoạn trong bài hát rất hay và tràn đầy xúc cảm mà nhạc sĩ Thuận Yến đã viết và kính  dâng lên Người_vị cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc ta.Trong lòng dân tộc Việt Nam,  trong trái tim nhân loại, hình ảnh của người là biểu tượng của tình yêu bao la, thiết tha nhất.  Cả cuộc đời Người đã chiến đấu cho dân tộc, cho con người trước hết là những người bị áp  bức đau khổ. Người đã đi xa rồi nhưng hình ảnh của Người vẫn còn mãi mãi với đất nước,  với non sông, với cuộc sống không ngừng tiếp nối, tên Người – Hồ Chí Minh là cả một niềm  tin bất tử. Chủ tịch Hồ Chí Minh – lãnh tụ vĩ đại của Đảng và nhân dân ta, là linh hồn của  cách mạng Việt Nam. Người đã để lại cho chúng ta một di sản tinh thần vô giá. Đó là tư  tưởng, tấm gương đạo đức cách mạng trong sáng để lớp lớp các thế hệ trẻ Việt Nam học tập  và noi theo từng ngày. Trong bản di chúc trước lúc đi xa, Người đã  căn dặn: “Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là  tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải  chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng  xã hội chủ nghĩa vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một  việc rất quan trọng và rất cần thiết”.                                  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  4.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU                                                                                                                            NỘI DUNG Tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên và công tác thanh niên  Đó là hệ thống nhận thức tư duy, quan điểm lý luận của người về những vấn đề quan trọng:  Nhìn nhận, đánh giá vai trò, vị trí của thanh niên trong tiến trình lịch sử qua các thời kỳ cách  mạng; đường lối nội dung bồi dưỡng, giáo dục ­ đào tạo thanh niên thành lớp người kế tục sự  nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; nhiệm vụ công tác thanh niên của Đảng, Nhà nước,  đặc biệt là của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, đội dự bị tin cậy của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng định tiềm năng, vai trò, vị trí to lớn của thanh niên trong sự  nghiệp cách mạng, luôn tin tưởng và nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển. Ngay từ  khi đất nước còn trong đêm đen nô lệ, Người đã nêu tư tưởng: Thức tỉnh thanh niên để đi đến  thức tỉnh dân tộc. Vào những năm đầu khi nước ta giành được độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh  dạy: “Thanh niên là người chủ tương lai của nước nhà”, “nước nhà thịnh hay suy, yếu hay  mạnh, một phần lớn là do các thanh niên”.Người cho rằng sự phát triển trong tương lai của  đất nước và tiền đồ vẻ vang của dân tộc nằm trong tay của lớp lớp thế hệ trẻ. Vì thế, Chủ  tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Thanh niên “phải tham gia ý kiến vào công việc của chính phủ,  chiến đấu giữ lấy nền độc lập và tự rèn luyện từ bây giờ để sau này lên thay những thủ lĩnh  mà gánh vác những việc trọng đại của nước nhà Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn quan tâm, chăm lo sự  nghiệp "trồng người", chăm lo xây dựng thế hệ cách mạng cho đời sau.  Lý tưởng cách mạng mà Bác Hồ quan tâm giáo dục cho thế hệ trẻ chính là mục tiêu, con  đường cách mạng Việt Nam: Ðộc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội. Ðây cũng là lý tưởng  của Người khi tiếp thu chân lý khoa học và cách mạng của chủ nghĩa Mác ­ Lê­nin, trở thành  người cộng sản Việt Nam đầu tiên, sau hơn 10 năm trải nghiệm cuộc sống trên khắp các châu                                   ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  5.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU lục, lao động, hoạt động trong phong trào công nhân quốc tế và các dân tộc bị áp bức để tìm ra  con đường cứu nước, cứu dân là giải phóng dân tộc và tiến lên chủ nghĩa xã hội.  Ðiểm nổi bật trong giáo dục lý tưởng cho thế hệ trẻ là cùng với việc nêu cao lý tưởng, quyết  tâm phấn đấu cho giải phóng dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu gương  bằng chính cuộc đời hoạt động cách mạng, chịu mọi gian khó, hy sinh, đồng cam cộng khổ  với đồng bào, đồng chí. Bác Hồ cho rằng, thực tiễn đấu tranh cách mạng là trường học giáo  dục lý tưởng tốt nhất cho thế hệ trẻ. Giác ngộ lý tưởng không chỉ dừng ở nhận thức mà điều  có ý nghĩa trong việc thấm nhuần lý tưởng cách mạng là tinh thần và quyết tâm hành động  thực hiện lý tưởng. Và khi đã thấm nhuần lý tưởng, quyết tâm phấn đấu cho lý tưởng thì như  Người dạy thanh niên:                                                  Không có việc gì khó                                                 Chỉ sợ lòng không bền                                                 Ðào núi và lấp biển                                                 Quyết chí ắt làm nên! Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở, là cần phải quan tâm giáo dục thế hệ trẻ  hiểu biết sâu sắc rằng, vì lý tưởng cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và chủ  nghĩa xã hội mà những chiến sĩ cộng sản tiền bối và biết bao đảng viên cộng sản, lớp lớp  đoàn viên, thanh niên đã cống hiến trọn đời, hy sinh bao máu xương.  Lý tưởng cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục cho thế hệ trẻ, các thế hệ cách  mạng đời sau là chủ nghĩa nhân đạo cộng sản theo quan điểm của chủ nghĩa Mác ­ Lê­nin. Ðó  là lý tưởng cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động: Giải phóng dân tộc, giải  phóng giai cấp, giải phóng con người; lấy hạnh phúc của nhân dân, của con người là mục tiêu  cao nhất, nhằm đưa lại cho con người cuộc sống ấm no, hạnh phúc, được sống trong xã hội  công bằng, dân chủ, văn minh, trong đó "tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự  do của tất cả mọi người".  Ðối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ không phải là cái  gì quá cao xa mà là gần gũi, giản dị, dễ thấy. Chẳng hạn, Người quan niệm chủ nghĩa xã hội                                   ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  6.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU là dân giàu, nước mạnh. Trong chủ nghĩa xã hội ai cũng phải làm việc có năng suất, chất  lượng và hiệu quả. Ðối với người già, ốm đau thì được xã hội chăm lo nhưng không chấp  nhận lười biếng, lười lao động, lười học tập. Phải giáo dục cho mọi người ý thức cần kiệm  liêm chính, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, ai không làm thì không hưởng.  Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm bồi dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thế hệ  trẻ, giúp họ phấn đấu vươn lên trong học tập, công tác, chiến đấu, trong xây dựng và bảo vệ  Tổ quốc, trở thành con người phát triển toàn diện, người chủ xứng đáng của đất nước.  Trong di chúc Người đã khẳng định: Ðạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do  đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài  càng sáng, vàng càng luyện càng trong.  Bồi dưỡng tinh thần làm chủ và giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, Chủ tịch Hồ Chí  Minh không nói những điều chung chung mà Người thường xuyên nêu những việc cụ thể,  thiết thực. Bác Hồ luôn nhắc nhở thanh niên trung với nước, hiếu với dân là như thế nào,  đồng thời phải luôn luôn hiếu thảo, kính trọng ông bà, cha mẹ, thương yêu mọi người trong  gia đình. Giáo dục cho thanh niên biết thương dân, yêu nước, thương nhân loại bị áp bức, bóc  lột thì phải chăm lo bảo vệ lợi ích của nhân dân, dám đấu tranh chống những sách nhiễu dân,  chống chủ nghĩa cá nhân.  Nổi bật trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là chăm lo  xây dựng các thế hệ người Việt Nam phát triển toàn diện. Do đó, cùng với việc giáo dục lý  tưởng, đạo đức cách mạng là chăm lo đào tạo, dạy nghề, nâng cao trình độ văn hóa, khoa học,  kỹ thuật cho thanh niên. Ngay sau khi cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Chủ tịch  Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp đầu tiên của Chính phủ đã đề nghị một trong những công việc  khẩn cấp lúc bấy giờ là diệt giặc dốt, xóa nạn mù chữ. Trong ngày khai giảng năm học đầu  tiên của nước Việt Nam độc lập, Bác Hồ viết thư cho học sinh khẳng định: Non sông Việt  Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai  với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của  các em.                                   ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  7.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU Xuất phát từ nhiệm vụ mới của cách mạng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, Chủ tịch Hồ Chí  Minh hết sức quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ văn hóa,  khoa học ­ kỹ thuật và nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Theo quan điểm của Người, chiến thắng  nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đời sống mới, thực hiện mục tiêu "dân giàu, nước mạnh" còn  khó khăn, lâu dài hơn nhiều so với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Chính  vì thế, Bác Hồ thường căn dặn, dạy bảo thanh niên phải "ra sức học tập nâng cao trình độ  chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc,  cho nhân dân". Và, làm nghề gì cũng phải học, mục đích của việc học không gì khác hơn là để  nâng cao năng lực, làm cho kinh tế phát triển, chiến đấu thắng lợi, đời sống nhân dân ngày  càng được ấm no, tươi vui.  Tư tưởng quan trọng của Hồ Chí Minh về việc học tập của thế hệ trẻ là giáo dục cho họ học  để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho nước nhà giàu mạnh và để làm tròn trách  nhiệm của người chủ tương lai của đất nước. Vì thế, thanh niên phải học nữa, học mãi, bởi  vì, "nếu không chịu khó học tập thì không tiến bộ. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi  tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu học thì lạc hậu, mà  lạc hậu là bị đào thải, tự mình đào thải mình"   Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, việc bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau phải chăm lo bồi  dưỡng, đào tạo đội ngũ cốt cán, bởi "đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng  lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Chủ tịch Hồ Chí Minh di chúc, nhấn mạnh rằng, những chiến  sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang nhân dân và thanh niên xung phong đều đã được rèn  luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Ðảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú  nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và  công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc.  Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau vô cùng sâu sắc. Ðó là  kết tinh trí tuệ và kinh nghiệm cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.  Qua đó ta thấy rằng việc  xây dựng lý tưởng, tu dưỡng đạo đức cách mạng,chăm lo,bồi  dưỡng đào tạo thế hệ trẻ được Người chú trọng chăm lo và đặt nền móng từ rất sớm để trở                                   ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  8.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU thành lực lượng tích cực nhất, đóng góp công sức, trí tuệ để xây dựng  nước ta ngày càng  “giàu mạnh, văn minh” đó cũng chính là mong muốn mà Người ấp ủ bấy lâu nay.  Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu rõ vai trò của thanh niên trên cả hai bình diện xã hội và mối quan  hệ kết nối quá khứ với tương lai không thể tách rời nhau: “Thanh niên trẻ là người tiếp sức  cách mạng cho thế hệ thanh niên già, đồng thời là người phụ trách, dìu dắt thế hệ thanh niên  tương lai”.Vai trò này vô cùng quan trọng quyết định vận mệnh của dân tộc và của giai cấp  công nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn đặt niềm tin và mong đợi ở thanh niên. Người đưa ra dự báo hết  sức đúng đắn mà nay đã trở thành hiện thực: “Với một thế hệ thanh niên hăng hái kiên cường,  chúng ta nhất định thành công trong sự nghiệp bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống  nhất đất nước”  Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhìn nhận thanh niên theo quan điểm phát triển và toàn diện.  Người căn dặn cán bộ, đảng viên phải tránh thái độ thành kiến, hẹp hòi, bảo thủ, cô độc đối  với thanh niên. Bởi theo người, thanh niên sống trong điều kiện mới tất yếu có những nhu  cầu, lợi ích khác với cha, anh họ, không nên xem xét thanh niên một cách cứng nhắc, trước sao  nay vậy. Người nói: cần phải đi sâu vào đời sống, hiểu rõ tâm lý của thanh niên và giúp đỡ họ  giải quyết vấn đề một cách thiết thực. Trên cơ sở nhìn nhận vai trò quyết định của thanh niên đối với sự nghiệp cách mạng và tương  lai của dân tộc, đất nước, Người đã dành sự quan tâm đặc biệt đến công tác thanh niên. Chính  người đã sáng lập, rèn luyện Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Sau khi giành được  chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo Nhà nước đề ra các chính sách thanh niên phù  hợp với từng thời kỳ cách mạng, đặc biệt là về mặt giáo dục, đào tạo. Công tác thanh niên mà  cơ bản là đào tạo, giáo dục, phát huy thanh niên theo Người là quá trình tác động đồng bộ của  các chủ thể từ gia đình, đoàn thể, xã hội cho đến các cấp ủy đảng và chính quyèn. Người đưa  ra luận điểm nổi tiếng: “Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải                                   ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  9.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU trồng người”. Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho Đảng và dân tộc, Bác còn căn dặn: Bồi  dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là việc rất quan trọng và rất cần thiết. Nội dung bao quát của công tác thanh niên của Chủ tịch Hồ Chí Minh là hình thành “lớp người  kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. “Hồng” theo tư tưởng của  Người là “quyết tâm suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng. Đó là điều chủ chốt  nhất”còn “chuyên” là trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự. Để thực hiện nội dung và mục đích của công tác thanh niên không có cách nào khác là giáo  dục và tổ chức thanh niên. Vấn đề quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu là phải tổ chức  thanh niên thành lực lượng chính trị hùng hậu chung quanh Đảng. Tổ chức tập hợp thanh niên  là điều kiện để giáo dục và ngược lại phải tiến hành đào tạo, giáo dục thanh niên qua tổ  chức. Phải kiên trì xây dựng một tổ chức thanh niên cộng sản làm cánh tay và đội hậu bị của  Đảng.Vì Hồ Chí Minh đã từng nói “Thanh niên phải có đức,có tài.Có tài mà không có đức ví  như một anh làm kinh tế tài chính rất giỏi nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không  làm được gì ích lợi cho xã hội,mà còn có hại cho xã hội nữa.Nếu có đức mà không có tài ví  như ông Bụt không làm hại gì,nhưng cũng không lợi gì cho loài người.” Người cho rằng ,đối  với các dân tộc phương Đông giàu tình cảm,trọng đạo lý thì việc tu dưỡng đạo đức của mỗi  cá nhân,mỗi con người có vai trò vô cùng quan trọng.Riêng thế hệ trẻ,việc tu dưỡng này còn  quan trọng hơn,vì họ là “người chủ trương tương lai của nước nhà”,là cái cầu nối giữa các  thế hệ_”người tiếp sức cách mạng cho thế hệ thanh niên già,đồng thời là người phụ trách dìu  dắt thế hệ thanh niên tương lai của nước nhà", là người kế tục sự nghiệp cách mạng của  Đảng; là lực lượng to lớn, đội quân xung kích của cách mạng;" nước nhà thịnh hay suy, yếu  hay mạnh, một phần lớn là do các thanh niên". Người căn dặn" Đảng cần phải chăm lo giáo  dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa" và" các cấp ủy cần  phải lãnh đạo chặt chẽ và ra sức giúp đỡ đoàn phát triển cho tốt".Người đã chỉ rõ,việc thực  hành tốt đạo đức  cách mạng trong đời sống cá nhân không chỉ có tác dụng tôn vinh,nâng cao                                   ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  10.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU giá trị chính họ mà còn tạo ra sức mạnh nội sinh,giúp họ vượt qua khó khăn,thử thách.Một khi  thế hệ trẻ có được đạo đức cách mạng thì “khi gặp khó khăn,gian khổ,thất bại cũng không sợ  sệt,rụt rè,lùi bước…khi gặp thuận lợi và thành công cũng vẫn giữ vững tinh thần gian  khổ,chất phác,khiêm tốn”Đạo đức và tài năng là cả hai nội dung không thể thiếu được đối với  nhiệm vụ bồi dưỡng, giáo dục, trong đó đạo đức là gốc. Năm 1964, Người nói: "Dạy cũng  như học phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất là  quan trọng" b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bồi dưỡng và giáo dục cho thế hệ trẻ  Người luôn luôn đặt ra yêu cầu về đào tạo và bồi dưỡng phải dựa trên tất cả các mặt "đức,  trí, thể, mỹ", thể hiện ở năm nội dung: ­Thứ nhất, giáo dục, bồi dưỡng lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ. Thanh niên bao giờ cũng có rất nhiều ước mơ, hoài bão, bao giờ cũng mang tâm lý hướng tới  cái cao đẹp trong cuộc sống và họ luôn luôn cần đến một điểm tựa tinh thần vững chãi để có  thể vượt qua được những khó khăn, thực hiện được ước mơ hoài bão của mình. Hồ Chí Minh  rất quan tâm đến giáo dục lý tưởng cho thanh niên. Ở mỗi một giai đoạn khác nhau của cách  mạng Việt Nam, Người luôn có những yêu cầu cụ thể và cơ bản về việc giáo dục bồi dưỡng  lý tưởng cách mạng cho tuổi trẻ. Hồ Chí Minh đã ân cần khuyên nhủ thanh niên rằng: Chúng  ta không một phút nào được quên lý tưởng cao cả của mình là suốt đời phấn đấu cho Tổ quốc  ta được hoàn toàn độc lập, chủ nghĩa xã hội hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta. Khi nói về  nhiệm vụ học tập của thanh niên, Người viết: mục tiêu lý tưởng phấn đấu của thanh niên đó  là học tập và học để làm gì ? Người trả lời: "Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân,  học để làm cho dân giàu, nước mạnh". ­Thứ hai, quan tâm đến việc bồi dưỡng nâng cao chí khí cách mạng cho tuổi trẻ. Chỉ có lý tưởng cách mạng cũng chưa đủ, mà phải có chí khí thì mới biến lý tưởng đó thành  hiện thực được. Chí khí mà Hồ Chí Minh yêu cầu giáo dục cho thế hệ trẻ không chỉ là chí khí  chung chung như "chí làm trai" trước đây cha ông ta vẫn nói, mà là chí khí cách mạng. Đó là                                   ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  11.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU trung với nước, hiếu với dân, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ  thù nào cũng đánh thắng. ­Thứ ba, giáo dục, bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ. Theo Hồ Chí Minh, đạo đức cách mạng là yếu tố vô cùng cần thiết, là cái gốc, cái nền tảng  của cách mạng. Giáo dục đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ là nhằm làm cho thế hệ trẻ trở  thành những người công dân có ích, những người chiến sĩ tốt, những người cách mạng chân  chính, với những phẩm chất: trung với nước, hiếu với dân, yêu thương con người, cần, kiệm,  liêm, chính, chí công vô tư. Đối với thế hệ trẻ, Người căn dặn: phải thật thà, phải ngay thẳng,  chí công vô tư, phải coi tham ô, lãng phí tài sản của Nhà nước, của tập thể, của nhân dân là  hành động trộm cắp mà ai cũng thù ghét. ­Thứ tư, giáo dục nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật và quân sự. Hồ Chí Minh cho rằng, việc nâng cao trình độ chính trị, học vấn, khoa học, kỹ thuật và quân  sự là điều kiện cơ bản để tuổi trẻ cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân và  đây cũng là điều kiện để bảo đảm khả năng hoạt động thực tiễn của họ. Trong khi thực hiện  nội dung giáo dục này, Hồ Chí Minh rất chú trọng đến mối quan hệ hữu cơ giữa các thành tố  chính trị, học vấn, khoa học ­ kỹ thuật, lao động sản xuất và quân sự. Chính Người đã giải  thích, nếu không học tập, không có trình độ học vấn không thể nào tiếp thu được chuyên môn  nghiệp vụ. Nhưng nếu chỉ học tập văn hóa, khoa học ­ kỹ thuật mà không học tập chính trị thì  như người nhắm mắt mà đi. ­Thứ năm, giáo dục, bồi dưỡng nếp sống văn hóa, thể chất cho tuổi trẻ. Hồ Chí Minh luôn coi con người là nhân tố quyết định trong sự thành công của sự nghiệp cách  mạng, sự tiến bộ của xã hội. Người khẳng định, văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội,  phải giáo dục nếp sống, lối sống văn hóa cho thanh niên. Về giáo dục thể chất, Người cho  rằng, làm việc gì cũng phải có sức khỏe mới thành công. Người viết: "Luyện tập thể dục bồi  bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi một người yêu nước... Mỗi một người dân yếu ớt tức là cả  nước yếu ớt, mỗi một người dân khỏe mạnh tức là cả nước mạnh khỏe"                                  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  12.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU c. Phương pháp giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ theo Hồ Chí Minh Dựa trên những nhận thức về vai trò và tầm quan trọng của thanh niên Người đã đưa ra nhưng  giải pháp cụ thể  để giáo dục thế hệ trẻ một cách hiệu quả,Người cho rằng giáo dục phải  phù hợp với mỗi đối tượng, giáo dục là một khoa học. Trong thư gửi giáo viên, học sinh cán  bộ thanh niên và nhi đồng (ngày 31­10­1955), Người chỉ ra: "Mỗi một cấp giáo dục cần nhận  rõ nhiệm vụ của mình trong lúc này: Đại học thì cần kết hợp lý luận khoa học với thực hành, ra sức học tập lý luận và khoa học  tiên tiến của các nước bạn, kết hợp với thực tiễn của nước ta, để thiết thực giúp ích cho công  cuộc xây dựng nước nhà. Trung học thì cần đảm bảo cho học trò những tri thức phổ thông chắc chắn, thiết thực, thích  hợp với nhu cầu và tiền đồ xây dựng nước nhà, bỏ những phần nào không cần thiết cho đời  sống thực tế. Tiểu học thì cần giáo dục cho các cháu thiếu nhi: yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, yêu lao động,  yêu khoa học, trọng của công. Cách dạy phải nhẹ nhàng và vui vẻ, chớ gò ép thiếu nhi vào  khuôn khổ của người lớn, phải đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe của các cháu" Theo Người: Giáo dục nhi đồng là một khoa học, do vậy, cách dạy trẻ phải giữ toàn vẹn cái  tính vui vẻ, hoạt bát, tự nhiên, tự động, trẻ trung của chúng, chớ nên làm cho chúng hóa ra  những người già sớm. Nhiều thư do các cháu gửi cho Bác Hồ viết như người lớn viết; đó là  một triệu chứng già sớm nên tránh. Ở bậc tiểu học, cách dạy phải nhẹ nhàng vui vẻ, chớ gò  ép thiếu nhi vào khuôn khổ của người lớn. Vì vậy, phải biết kết hợp học tập với việc chơi, dạy từ dễ đến khó. Với trẻ nhỏ, Người cho  rằng: "Trong lúc học, cũng cần cho chúng vui, trong lúc vui cũng cần làm cho chúng học. Ở  trong nhà, ở trường học, ở xã hội, chúng đều vui đều học. Muốn vậy thì các ban phụ trách nhi  đồng cần phải liên lạc mật thiết với cha mẹ và thầy giáo của nhi đồng"                                  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  13.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU Với thanh niên thì phải chuyên tâm học hành và công tác, nhưng cũng cần có vui chơi. Vui  chơi lành mạnh là một bộ phận trong sự sinh hoạt của thanh niên... Trong vui chơi cũng cần  có giáo dục. Cần có những thứ vui chơi văn hóa, thể dục có tính chất tập thể và quần chúng. Theo Hồ Chí Minh, thực hiện giáo dục không thể tùy tiện... Giáo dục cũng phải theo hoàn  cảnh, điều kiện. Phải ra sức làm nhưng không được vội vàng. Làm phải có kế hoạch, có từng  bước. Việc gì cũng phải từ nhỏ dần dần đến to, từ dễ dần dần đến khó, từ thấp dần dần đến  cao. Một chương trình nhỏ mà thực hành được hẳn hoi, hơn là một trăm chương trình to tát mà  làm không được.Vì thế:  ­Giáo dục phải gắn liền với xã hội, học đi đôi với hành. Giáo dục phải xuất phát và bám chắc vào mục tiêu giáo dục. Người nói: "Chúng ta phải sửa  đổi cách dạy cho hợp với sự đào tạo nhân tài kháng chiến và kiến quốc" Tháng 9­1945, trong Thư gửi các học sinh, Hồ Chí Minh viết: "Đối riêng với các em lớn... phải  sẵn sàng mà chống quân giặc cướp nước, đấy là bổn phận của mỗi công dân. Các em lớn  chưa hẳn đến tuổi phải gánh công việc nặng nhọc ấy, nhưng các em cũng nên, ngoài giờ học  ở trường, tham gia vào các Hội cứu quốc để tập luyện thêm cho quen với đời sống chiến sĩ và  để giúp đỡ một vài việc nhẹ nhàng trong cuộc phòng thủ đất nước" Với các em nhỏ, Người khuyên cứ từ 5 đến 10 cháu tổ chức thành một đội, giúp nhau học  hành. Khi học rảnh, mỗi tuần cả đội thay nhau đi giúp đồng bào. Trong kháng chiến, Hồ Chí  Minh chủ trương cần có một nền giáo dục kháng chiến và kiến quốc. Người yêu cầu:Phải  sửa đổi triệt để chương trình giáo dục cho phù hợp với sự nghiệp kháng chiến và kiến quốc.  Muốn như thế chúng ta phải có sách kháng chiến và kiến quốc cho các trường.Ngày 31­8­ 1960, trong thư gửi các cán bộ giáo dục, học sinh, sinh viên các trường và các lớp bổ túc văn  hóa, Người nhắc nhở: "Giáo dục phải phục vụ đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ,  gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân" ­Giáo dục phải phối hợp nhà trường ­ xã hội ­ gia đình.                                  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  14.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU Hồ Chí Minh khẳng định: Giáo dục trong nhà trường chỉ là một phần, còn cần có sự giáo dục  ngoài xã hội, trong gia đình để giúp cho việc giáo dục trong nhà trường được tốt hơn. Ngày  31­10­1955, khi miền Bắc đã giải phóng, Hồ Chí Minh viết: "Tôi cũng mong các gia đình liên  lạc chặt chẽ với nhà trường, giúp nhà trường giáo dục và khuyến khích con em chăm chỉ học  tập, sinh hoạt lành mạnh và hăng hái giúp ích nhân dân.Các đoàn thể là một yếu tố quan trọng  trong việc đào tạo thế hệ trẻ, nhất là Đoàn thanh niên. Vì vậy, Hồ Chí Minh yêu cầu: Trường  học, gia đình và đoàn thể thanh niên cần phải chú ý đến giáo dục tư tưởng, thái độ, hoạt động  và sinh hoạt hàng ngày của thanh niên để kịp thời khuyến khích, uốn nắn, sửa chữa. Trường  học, gia đình và đoàn thể thanh niên phải liên hệ chặt chẽ trong việc giáo dục thanh niên. ­Thực hiện dân chủ, bình đẳng trong giáo dục. Hồ Chí Minh dạy: Trong trường, cần có dân chủ. Đối với mọi vấn đề, thầy và trò cùng nhau  thảo luận, ai có ý kiến gì đều thật thà phát biểu. Điều gì chưa thông suốt, thì hỏi, bàn cho  thông suốt. Dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải là "cá đối  bằng đầu". Đồng thời thầy và trò cần giúp đỡ những anh chị em phục vụ cho nhà trường. Các  anh chị em nhân viên thì nên thi đua sao cho cơm lành canh ngọt để cho học sinh ăn no, học tốt.  "Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng. Cần phải phát huy đầy đủ dân chủ xã hội chủ nghĩa,  xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy và thầy, giữa thầy và trò, giữa  học trò với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường và nhân dân để hoàn thành thắng lợi  nhiệm vụ đó" ­Giáo dục phải gắn liền với thi đua. Hồ Chí Minh khuyên: "Đồng bào ta đang có phong trào thi đua sôi nổi: "Đại phong", "Duyên  Hải", "Ba nhất", "Thành công". Vậy, các nhà trường cũng nên phát động một phong trào thi  đua “hai tốt" ­ tức là dạy thật tốt, học thật tốt". Với học sinh, Người nói: "các cháu nên thi  đua, thi đua học tập, thi đua trong mọi việc để trở nên những nhi đồng có tổ chức, có kỷ luật,  có sáng kiến, có lực lượng" 2. Đạo đức và lối sống của giới trẻ hiện nay a. Thực trạng                                  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  15.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU Mặc dù bức tranh muôn màu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vẽ nên là rất rõ ràng nhưng giới trẻ  hiện nay vẫn chưa ý thức được hoàn toàn những giá trị tư tưởng và đạo đức cao đẹp đó của  Người. Bỏi lẽ,họ đang sống trong thời đại mới ­ thời đại văn minh, khoa học, nhất là sự phát  triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin; nó đã làm cho cuộc sống con người ngày được  nâng cao. Đáng tiếc thay giá trị đạo đức đang bị xói mòn bởi chủ nghĩa thực dụng, duy vật  chất, kéo theo đó là cả một hệ lụy. Hơn nữa, giới trẻ ngày nay chạy theo lối sống hưởng thụ,  mà họ cho là hợp thời, sành điệu; họ bỏ qua những giá trị đạo đức là nền tảng cốt yếu của  con người. Vấn đề này đang là thách đố cho các nhà giáo dục cũng như những người có trách  nhiệm. “Đạo đức là cái cốt của con người” ,“Giới trẻ là tương lai của Giáo hội và nhân loại”. Đó là  câu khẳng định nhiều người đã biết. Nhưng đối diện với thực tế thì ai cũng thấy lo lắng cho  tương lai ấy. Liệu nó có tốt đẹp như người ta tưởng không? Cứ như thực tế hiện nay thì nhân  loại sẽ đi tới đâu, khi giới trẻ sống thực dụng chỉ chạy theo những giá trị vật chất mà bỏ quên  những giá trị tinh thần. Tình trạng giới trẻ sống buông thả, không coi trọng những giá trị đạo đức đã và đang diễn ra ở  nhiều nơi. Bằng chứng là các phương tiện truyền thông đã liên tiếp đăng tải các bài viết phản  ánh về thực trạng này. Chúng lôi kéo bè cánh để đánh nhau (cả trai lẫn gái), thậm trí hành  hung cả thầy cô giáo, rồi con giết cha, anh giết em; trẻ vị thành niên cũng gây ra nhiều vụ án  mạng. Những hành vi tàn bạo này được đăng trên mặt báo chỉ là tảng băng nổi, thực tế còn  nhiều hơn nữa. Với sự phát triển của công nghệ thông tin và những ảnh hưởng của mạng xã  hôi nên việc học sinh đánh nhau rồi tung video lên facebook đã trở nên  phổ biến.Trong khi đó,  thế hệ giới trẻ  đã có những dòng bình luận thiếu suy nghĩ ,một thái độ vô cảm không thể ngờ  được! Sau đó, dư luận lại đau lòng và kinh hãi trước tình trạng gia tăng bạo lực học đường  của nữ sinh Việt Nam được phản ánh liên tục trên các phương tiện truyền thông . Đáng báo  động hơn nữa, hiện tượng sinh viên, học sinh đánh giáo viên cũng gia tăng. Có những giáo viên  đang giảng bài, bất ngờ bị học trò lấy mã tấu trong cặp xông lên bục giảng chém trọng  thương.                                  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  16.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU Bên cạnh đó, tình trạng sống thử và quan hệ tình dục trước hôn nhân ngày càng tăng cao. Theo  Tiến sĩ Tâm lý Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm Tp. HCM, việc các bạn trẻ quan hệ trước  hôn nhân không chỉ ảnh hưởng của văn hóa Phương Tây mà còn do lối sống quá dễ dãi, đánh  mất truyền thống tốt đẹp của người Á Đông, đó là: tôn trọng lễ nghĩa gia phong, nam nữ thọ  thọ bất tương thân, nét đẹp của người con gái là thùy mị nết na…. Đồng thời, tình trạng nạo  pha thai cũng đang ở mức báo động. Hơn nữa, một số đông bạn trẻ đang chạy theo vòng xoáy của “văn hóa tốc độ”. Từ những  sách báo không lành mạnh, đến những băng đĩa phim sex được trao cho nhau cách dễ dàng, từ  những quán Karaoke buổi tối đến những vũ trường, quán bar thâu đêm, rồi vào những ngôi nhà  nghỉ. Mặt khác, tình trạng đua xe diễn ra ở nhiều nơi.  Chính những tình trạng trên là con đường dễ dàng đưa giới trẻ vào những sai phạm, nhúng sâu  vào vũng lầy tội lỗi b. Nguyên nhân Đất nước đang đứng trước những khó khăn thử thách lớn với thưc trạng về đạo đức và lối  sống của giới trẻ hiện nay đang suy thoái nghiêm trọng ,đó quả là một hồi chuông báo động  cho vận mệnh và tương lai của đất nước. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng “tuộc dốc không phanh” về đạo đức của giới trẻ  hiện nay? ­Nguyên nhân bản thân Do lối sống thiếu ý thức, sống buông thả, đua đòi; đặc biệt là các bạn lạm dụng tự do để làm  những chuyện phi đạo đức. Và các bạn đã hiểu sai cái tự do đó, tự do không phải là làm  những gì mình thích, tự do phải là một giá trị để đảm bảo hạnh phúc của mình và người khác.  Nói như Jean Cocteau: “Cái thảm kịch của giới trẻ, chính là giới trẻ bị đặt vào tình trạng  không thể không vâng lời vì sự tự do quá đáng.” ­Nguyên nhân gia đình                                  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  17.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU “Gia đình chính là một phần tử của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”.  Thế nhưng cuộc sống của các gia đình hiện nay đang tồn tại rất nhiều lỗ hông, họ lo chạy  theo những cái gọi là tiền tài và tham vọng kia mà bỏ quên những giá trị của tinh thần,giá trị  cao cả mà hạnh phúc gia đình mang lại. ­Nguyên nhân xã hội Nếu chúng ta nhìn vào những gì đã và đang diễn ra hằng ngày sẽ thấy những hiện tượng tha  hóa đạo đức không phải là hành động bộc phát, mà hầu như chúng tuân theo “quy luật nhân  quả”; những hành vi đáng tiếc đó được “lập trình” từ trước do những ảnh hưởng không mong  muốn của xã hội. Lối sống tha hóa đạo đức đó là do ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại. Có  người đã nói: cuộc sống càng hiện đại bao nhiêu thì giới trẻ ngày càng hư hỏng bấy nhiêu. Và  cuộc sống càng văn minh hiện đại bao nhiêu thì hình như con người càng làm nô lệ cho nhiều  thứ chán nản, thất vọng. Hơn nữa, do sống trong cơn lốc của nền kinh tế thị trường, giới trẻ khó đứng vững được  trước những thay đổi chóng mặt của nó. Họ phải chạy theo những giá trị vật chất, những thứ  đảm bảo cho một cuộc sống thoải mái hơn về tiện nghi. Với xu thế đó, họ không có thời gian  để thưởng thức những giá trị tinh thần cao đẹp như những liều thuốc an thần. Thay vào đó, họ  cứ lao đầu vào dòng đời ngược xuôi của tốc độvà sự cạnh tranh. Trong thời đại này, ai bình  chân người đó sẽ chết đói, có người cho rằng “thật thà ăn cháo, láo nháo ăn cơm”; nếu cứ  sống một cách lương thiện thì áo chẳng có mà mặc, cơm chẳng có mà ăn, nói chi là “ăn no  mặc ấm, ăn sung mặc sướng”. “Dường như xã hội chưa quan tâm đến việc giáo dục nhân cách cho giới trẻ”, khoa học kỹ  thuật, kinh tế phát triển rất nhanh nhưng xã hội khó lòng đi lên nếu thế hệ trẻ không coi trọng  việc học tập và rèn luyện đạo đức gốc c. Giải pháp.  Đứng trước những mối lo thường trực đó thì Đảng, nhà nước nên quan tâm đến thế hệ trẻ  nhiều hơn nhằm có những biện pháp triệt để kịp thời vì một Việt Nam thịnh vương và phát                                   ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  18.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU triển. Đặc biệt là trong mỗi người trẻ hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, có định  hướng tốt,biết ước mơ và có khát vọng. Vậy ngay từ bây giờ chúng ta cần phải làm gì để củng cố đạo đức của giới trẻ? ­Về phía bản thân Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con người, trau dồi, học hỏi  những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung quanh và phải  có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình. Ngoài ra, cần phải học hỏi những tấm  gương của những người đạo đức trong xã hội hiện tại. Chẳng hạn như cô Hùynh Tiểu  Hương là một tấm gương sáng ngời về lòng Nhân ái. Cô đã lấy hạnh phúc của những người  bất hạnh làm hạnh phúc của mình. Lòng thương người của cô đã làm rung động bao trái tim  con người Việt Nam. Vươn lên từ cuộc đời bất hạnh, cô Huỳnh Tiểu Hương, ngay từ tuổi  thơ ấu đã bị ức hiếp, tủi nhục, cay đắng trăm chiều. 22 năm phải sống trên đường phố, Tiểu  Hương đã bị ép chích ma tuý, bị cắt chân tay để buộc phải đi ăn xin, bị đốt lửa trên cơ thể,  thậm chí bị hãm hiếp trong tủi nhục. 3 lần bị ném xuống chân cầu Sài Gòn cho chết đi, nhưng  may mắn là cô vẫn sống. Để rồi, giờ đây, Huỳnh Tiểu Hương không còn là một cô bé lang  thang vỉa hè, không cửa không nhà, mà là một nữ doanh nhân thành đạt, một người mẹ của  hơn 200 đứa trẻ mồ côi, bất hạnh. Đó quả là một nghị lực phi thường trên một con người tầm  thường. vậy tại sao các bạn trẻ lại không lấy đó làm tấm gương về sự vượt khó để noi theo  ngay từ bây giờ? ­Về phía gia đình Gia đình đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người. Gia đình  là ngôi trường đầu tiên của con người, từ đó những đứa trẻ học được nhân cách làm người. Vì  thế, muốn cho con cái trở nên tốt, gia đình phải là nơi mọi người sống yêu thương, nâng đỡ và  đùm bọc lẫn nhau. Các thế hệ cùng chung sống phải biết quan tâm tới nhau, thì người trẻ sẽ  có nền tảng đạo đức tốt. Hay nói cách khác, giới trẻ sống trong gia đình đó sẽ tập theo nếp  sống của cha ông họ. Đồng thời, gia đình phải sống hạnh phúc, nơi đó cha mẹ và con cái sống                                   ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  19.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU hài hoà với nhau, người trẻ sẽ cảm nhận được những giá trị cao đẹp như: hạnh phúc, lắng  nghe, yêu thương, tha thứ, nâng đỡ và chấp nhận những khác biệt của nhau…  Bên cạnh đó, trong một thế giới đang đề cao sự thỏa mãn tức thời, những ham muốn bản  năng, thì gia đình có vai trò rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt và cái xấu, về  cái đáng làm và không nên làm. Gia đình luôn chỗ dựa vững chắc nhất để những cá nhân có  thể tận hưởng những cảm xúc yêu thương­được yêu thương,chăm sóc­được chăm sóc,che  chở­được che chở vì thế 2 tiếng gia đình có sức hút không thể cưỡng lại mối khi nhắc đến. ­Về phía nhà trường Môi trường giáo dục nhà trường không chỉ là nơi trang bị kiến thức mà còn phải quan tâm đến  việc giáo dục nhân cách, đạo đức cho các bạn trẻ. Một khi nhà trường biết quan tâm đúng  mức về giáo dục đạo đức cho giới trẻ thì kết quả sẽ khả quan hơn. Vấn đề này thấy rõ trong  các trường Công giáo và các cơ sở nội trú của các nhà Dòng. Các học sinh, sinh viên khi được  giáo dục ở đó, họ không chỉ biết sống lễ phép với mọi người mà còn sống gương mẫu, ngoan  ngoãn, biết quan tâm yêu thương mọi người. Theo Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn, Trưởng khoa Tâm  lý Đại học Sư phạm TPHCM cho rằng: “Nhà trường không nên chú tâm vào việc dạy kiến  thức mà quên đi việc dạy các em nên người. Hơn nữa, mỗi thầy cô giáo phải là tấm gương  đạo đức cho các em noi theo”. ­Về phía xã hội Xã hội nên quan tâm đến giới trẻ, tạo những cơ hội cho họ, giúp họ sống theo chuẩn mực đạo  đức của xã hội, nhất là những người lầm lỡ, giúp họ trở thành những con người có ích cho xã  hội. Tiến sĩ Tâm lý Đinh Phương Duy cho biết: “Giới trẻ ngày nay, không phải là họ không  muốn sống cho ra người mà còn muốn sống tốt hơn nữa”. Có người đã nói: “Cơn khát làm  một người sống lương thiện, sống đạo đức cháy âm ỉ trong tâm khảm của họ. Chính vì thế,  họ đang cần được xã hội quan tâm giúp đỡ, nhất là mở những lớp học về cách ứng xử trong  cuộc sống. Đồng thời họ mong muốn những người có trách nhiệm nên làm gương cho họ” 3. Cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh của thế hệ trẻ                                  ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
  20.        GVHD: NGUYỄN THỊ DUYÊN                                   SVTH: NGUYỄN NGỌC HIẾU Đó là quá trình dài kêu gọi tuổi trẻ cả nước phát huy những kết quả đạt được, không ngừng  học tập và làm theo những lời dạy của Bác, nỗ lực trong học tập, lao động, rèn luyện, quyết  tâm hành động góp phần thực hiện thắng lợi những đường lối chủ trương của Đảng và nhà  nước           Học tập và làm theo lời Bác là một lòng, một dạ với Đảng, với đất nước, với lý tưởng  độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Không ngừng sang tạo và tự hoàn thiện bản thân cho  xứng đáng là lực lượng “nòng cốt’ của đất nước           Học tập và làm theo lời Bác là nỗ lực vươn lên, tự lực tự cường, lao động, cống hiến  không ngừng cho vận mệnh của nước nhà           Học tập và làm theo lời Bác là luôn nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng  chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc và chủ nghĩa xã hội . Luôn giữ trong  mình lòng nhiệt huyết với ngọn lửa “đỏ” và trái tim “hồng” của người Việt Nam, lòng tự hào  và tự tôn dân tộc luôn rực cháy trong nguồn sức mạnh từ ý chí của những người thanh niên.            Học tập và làm theo lời Bác là luôn xung kích trong các phong trào thanh niên; gương  mẫu, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.  Tấm gương đạo đức cao cả, cuộc đời bình dị trong sáng, tư tưởng vĩ đại, những lời dạt sâu  sắc và tình thương yêu của Bác sẽ mãi là ngọn lửa thiêng soi đường cho tuổi trẻ Việt Nam  tiến bước.Vì thế học tập và làm theo lời Bác là lẽ sống đẹp của tuổi trẻ Việt Nam.                                                            C. KẾT LUẬN Thế hệ trẻ của chúng ta ngày hôm nay,được sinh ra và lớn lên trong hòa bình, không phải chịu  đựng sự đau thương của cảnh “nước mất nhà tan” của kiếp “nô lệ” khổ nhục, chịu sự đô hộ  cướp bóc của bọn thực dân phong kiến và chứng kiến những hy sinh, mất mát mà lớp cha anh  đã phải trải qua vì độc lập tự do của dân tộc…Chính vì thế tuổi trẻ chúng ta cần phải hiểu  rằng hạnh phúc ngày hôm nay được tiếp nối bằng truyền thống anh hùng, bất khuất của dân  tộc, bằng những bước đi trên con đường cứu nước của người thanh niên yêu nước Nguyễn  Tất Thành (1911), bằng bao xương máu của các chiến sĩ đã hy sinh quên thân mình để bảo vệ,  giữ chặc từng tấc đất biên cương của Tổ quốc, các anh đã làm lên những chiến công lừng                                   ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1