Tiểu luận:Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ
lượt xem 15
download
Sau khi một cuộc chiến đã đi qua, mỗi bên sẽ đều có những bước đi nhằm tiếp tục một cuộc chiến mới với các sách lược thu hút tìm kiếm thêm đồng minh hoặc dần dần thiết lập lại nền hòa bình giữa các bên tham chiến cũng như những nước có liên quan khác.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tiểu luận:Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ
- Tiểu luận Tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ. 1
- LỜI MỞ ĐẦU Sau khi một cuộc chiến đã đi qua, mỗi bên sẽ đều có những bước đi nhằm tiếp tục một cuộc chiến mới với các sách lược thu hút tìm kiếm thêm đồng minh hoặc dần dần thiết lập lại nền hòa bình giữa các bên tham chiến cũng như những nước có liên quan khác. Suy cho cùng, những động thái khác nhau của một quốc gia cũng đều xuất phát từ những người lãnh đạo và đề ra chính sách của nước đó. Trong đối nhân, mỗi cá thể hành xử mỗi khác, hiếu chiến – ôn hòa, nóng vội – cẩn trọng, lãnh đạm và nhiệt tâm... Chính những con người ấy với những cách hành xử khác nhau đã viết nên những trang lịch sử của cả một dân tộc mà khi nhìn lại ta thấy có những thách thức đã vượt qua, nhưng không ít cơ hội đã bị bỏ lỡ... mà nếu không, lịch sử của cả một dận tộc có thể đã rẽ sang một trang khác. Hơn 20 năm sau khi cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam đã qua đi, ngày 11/7/1995, quan hệ Việt – Mỹ mới chính thức thiết lập mặc dù những nỗ lực bình thường hóa đã được bắt đầu ngay sau chiến tranh. Vậy liệu trong 20 năm ấy, liệu có cơ hội nào đã bị bỏ lỡ hay không? Bài tiểu luận sau đây cố gắng tìm kiếm câu trả lời cũng như những nguyên nhân đã cản trở tiến trình bình thường hóa quan hệ Việt – Mỹ. 2
- 1. Sau cuộc kháng chiến chống Pháp Điểm qua giai đoạn ngay sau cuộc kháng chiến chống pháp, ta thấy Việt Nam đã từng nhìn thấy lợi ích to lớn trong việc thiết lập quan hệ với Hoa Kì những năm 45 – 48. Nhưng khi đó, chính sách của Mỹ lại đang là một chính sách “tránh khỏi Đông Dương” ngoại trừ các hoạt động tình báo chống đối lại đối tượng người Nhật 1, nên TT Truman đã làm ngơ bức thư của Bảo Đại yêu cầu Mỹ giúp đỡ VN bảo vệ nền độc lập giành được từ nay Nhật cũng như những kêu gọi của Hồ Chí Minh hồi tháng 8 và 9/1945 yêu cầu Hoa Kì “một quán quân về dân chủ” hãy can thiệp để Việt Nam trở thành một nước được Mỹ bảo hộ trong một thời gian trước khi độc lập như trường hợp Phi luật Tân.2 Phải chăng “tính lầm và hờ hững” trong quan hệ Mỹ - Việt đã trở nên một xu hướng cho cả những giai đoạn hậu chiến về sau, mà điển hình là trong thời gian 1977 – 1978 sau cuộc kháng chiến chống Mỹ. 2. Sau cuộc kháng chiến chống Mỹ a. Giai đoạn 1975 – 1976. Ngay sau khi kết thúc chiến tranh được một tháng, qua Liên Xô, Việt Nam đã gửi thông điệp miệng đến Mỹ về một cuộc thương lượng nhằm cải thiện quan hệ cũng như giải quyết các vấn đề sau chiến tranh với Mỹ và cũng được Mỹ đáp lại 1 http://www.hobuivietnam.com/index.php?nv=News&at=article&sid=317, truy cập ngày 7/4/2009 2 Neil Sheehan, A Bright Shinning Lie, Picador, London, 1990, P.14. http://www.vnmoi.net/vn/index2.php?option=com_content&task=view&id=105&Itemid=66&po p=1&page=, truy cập ngày 7/4/2009 3
- trong thông điệp gửi sứ quán Việt Nam tại Paris: ““Về nguyên tắc, Mỹ không thù hận gì VNDCCH. Đề nghị trên cơ sở đó tiến hành bất cứ quan hệ nào giữa hai bên. Mỹ sẵn sàng nghe bất cứ gợi ý nào mà phía VNDCCH có thể muốn đưa ra”.3 Nhưng đó chỉ là “trên nguyên tắc” Cộng thêm việc dường như Việt Nam đã đồng hóa phong trào chống chiến tranh ở Mỹ với những thành phần ủng hộ chính quyền cộng sản Việt Nam và đặt nhầm niềm tin vào một văn thư của Nixon, một vị tổng thống đã rời Nhà Trắng trong tai tiếng, gửi cho Phạm Văn Ðồng ngày 1 tháng 2 năm 1973 nói đến "nguyên tắc" Mỹ sẽ đóng góp vào việc tái thiết Bắc Việt sau khi hòa bình được lặp lại, và ước tính số tiến cần để tái thiết Việt Nam là 3.25 tỷ USD mà không kèm theo bất cứ điều kiện chính trị nào, cộng với các hình thức viện trợ khác sẽ được thoả thuận sau giữa hai bên. Vì thế, ngày 11 tháng 7 năm 1975, ta gửi thông điệp cho Mỹ nhắc lại việc Chính phủ Hoa kỳ phải làm nghĩa vụ đóng góp vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh và công cuộc xây dựng lại sau chiến tranh ở cả hai miền Việt Nam. Vài tháng trước đó, ở Paris, các quan chức Việt Nam tiếp xúc với các công ty dầu Mỹ về việc nối lại sự khoan dầu ngoài biển Đông, một việc làm có thể vượt qua cuộc phong toả về buôn bán và kinh doanh sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ. Mục đích của Việt Nam rõ ràng là dùng những tập đoàn kinh doanh hùng mạnh với hy vọng giành một sức đòn bẩy nào đó trong các giới chính trị Mỹ. Nhưng trên thực tế, năm 1976 là năm bầu cử tổng thống ở Mỹ. Trong Đảng Cộng hoà, cánh hữu tỏ ra rất mạnh và Gerald Ford, tổng thống đương kim, làm hết sức mình để giữ địa vị trước thách thức của Ronald Reagan bằng việc đẩy mạnh thái độ chống cộng của ông ta. Tháng 3 năm 1976, ông ta nói xấu các nhà lãnh đạo Hà Nội là một “bọn kẻ cướp quốc tế" trước những đám đông cộng hoà hăng hái. Điều đó không phải là một không khí hứa hẹn cho việc bình thường hóa quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Cuối tháng 4, sau khi bị Reagan khích bác, 3 http://www.diendan.org/tai-lieu/ho-so/hoi-ky-tran-quang-co/hoiky-tqc-ch-1/, truy cập ngày 8/4/2009 4
- Ford tuyên bố: "Tôi không hề nói chúng ta sẽ tìm kiếm việc bình thường hoá quan hệ hoặc thừa nhận Bắc Việt Nam".4 Và Ford không những bác kiến nghị của Quốc hội Mỹ yêu cầu tạm ngưng trong 6 tháng lệnh cấm vận buôn bán với Việt Nam, mà còn lên án chính quyền miền Bắc Việt Nam vi phạm hiệp định Paris cho nên không có quyền đòi Mỹ thi hành lời hứa viện trợ một khi hòa bình được tái lập. Mỹ đòi ngược lại, là Việt Nam phải cung cấp trọn vẹn tin tức (full accounting) về số phận những người Mỹ bị mất tích trong chiến tranh và phải chứng tỏ không có tham vọng bành trướng ở Ðông Nam Á. Thêm vào đó, chính quyền Mỹ còn phong tỏa các tích sản của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa cũ không trả lại cho chính phủ mới, và nới rộng chính sách phong tỏa kinh tế đối với miền Bắc Việt Nam để áp dụng trên toàn lãnh thổ. Từ 1975 đến 1976, Mỹ đã ba lần phủ quyết đơn xin gia nhập Liên Hiệp Quốc của Việt Nam. Trong năm bầu cử, vấn đề người mất tích là một vấn đề có trọng lượng trong tay phái hữu ở quốc hội, nhất là trong một năm bầu cử, và nhiều nghị sĩ dường như tin rằng Việt Nam còn giữ một số những người mất tích đó. . Nhưng lời rêu rao đó đã bị bác bỏ trong một phiên họp báo cáo tháng 12 năm 1976 của Uỷ ban đặc biệt Hạ nghị viện Mỹ nói rằng không có bằng chứng còn bất kỳ người Mỹ mất tích nào còn sống hoặc bị cầm tù. Sau khi điều tranh chấp đó đã được làm rõ, không còn trở ngại nào lớn nữa ngăn cản việc bình thướng hoá các quan hệ của Mỹ với Việt Nam. Nhưng ý nghĩa thực sự của vấn đề người mất tích sớm được trở nên rõ ràng. Cánh hữu định dùng nó làm phương tiện trì hoãn việc bình thường hoá với Việt Nam một cách vô thời hạn. Mỹ đã dùng vấn đề người mất tích để phủ quyết việc Việt Nam trở thành thành viên Liên hợp quốc tháng 11 năm 1976, lấy lý do là Hà Nội có thái độ cho là “tàn bạo và vô nhân đạo” đối với vấn đề người mất tích. Cũng tương tự như vậy, Mỹ là thành viên duy nhất bỏ phiếu chống lại việc Việt Nam tiếp quản ghế thừa kế của 4 http://www.quansuvn.net/index.php?topic=98.10, truy cập ngày 25/3/2009 5
- chế độ miền Nam cũ tại ngân hàng thế giới; ở đây Mỹ không có quyền phủ quyết, mặc dù nó có đủ sức mạnh để ngăn cản các vụ cho vay. b. Giai đoạn 1977 – 1978. Tuy nhiên đầu năm 1977, Mỹ có chính quyền mới, Thống đốc bang Georgia Jimmy Carter lên làm tổng thống. Có hai đặc điểm nổi bật: một là xã hội Mỹ chia rẽ sâu sắc, hai là hội chứng chiến tranh Việt Nam nặng nề. Thêm vào đó, tuy trước đây không tham gia vào chính sách đối ngoại, nhưng bản thân Jimmy Carter đã có tiếng là một người theo chủ nghĩa ôn hòa - tự do. Với một tư duy muốn khép lại cuộc chiến Việt Nam và hàn gắn vết thương chiến tranh, chính quyền Carter khi vào Nhà Trắng tháng giêng năm 1977 lúc đầu đã có một đường lối rõ ràng hòa dịu hơn, xúc tiến quan hệ với Việt Nam. Ngày 6.1.77, thông qua Liên Xô, Mỹ đưa ra một kế hoạch 3 bước về bình thường hoá quan hệ với Việt Nam: Việt Nam cho biết tin về những “người Mỹ mất tích trong chiến tranh” (MIA). Mỹ chấp nhận Việt Nam vào Liên Hợp Quốc và sẵn sàng lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, cũng như bắt đầu buôn bán với Việt Nam. Mỹ có thể đóng góp khôi phục tại Việt Nam bằng cách phát triển buôn bán, cung cấp thiết bị và các hình thức hợp tác kinh tế khai thác. Song song với bản lộ trình đưa ra, Mỹ nới bớt cuộc phong toả về buôn bán khi cho phép các tàu hoặc máy bay nước ngoài đi Việt Nam có thể được tiếp dầu ở Mỹ. Một uỷ ban tổng thống, do Leonard Woodcook dẫn đầu đã đến Hà Nội giữa tháng 3 để hội đàm về triển vọng bình thường hoá quan hệ giữa hai nước. Rồi, ngày 24 tháng 3, tổng thống Carter nói ông ta “sẽ đáp ứng tốt” các đề nghị viện trợ có thể có của Mỹ cho Việt Nam, nhưng viện trợ đó sẽ phải được xem như viện trợ “bình thường” chứ không phải bồi thường. 6
- Một nguyên nhân quan trọng khiến chính quyền Carter quan tâm ngay từ đầu đến việc thiết lập mối quan hệ mới với Việt Nam là lợi ích chiến lược của Mỹ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Bình thường hóa quan hệ với Việt Nam lúc này đang nằm trong ưu tiên của Carter. Bộ trưởng Ngoại giao Cyrus Vance và trợ lý ngoại trưởng về Đông Á và Thái Bình Dương Richard Holbrooke cho rằng việc bình thường hóa với Việt Nam sẽ giúp giảm sự lệ thuộc của Việt Nam vào Liên Xô và Trung Quốc cũng như giúp Việt Nam hội nhập vào ASEAN. Đại sứ Mỹ tại LHQ, Andrew Young, đã nói rõ điều đó: “Chúng tôi coi Việt Nam như một Nam Tư ở châu Á. Không phải là bộ phận của Trung Quốc hay của Liên Xô, mà là một nước độc lập. Một nước Việt Nam mạnh và độc lập là phù hợp với lợi ích quốc gia của Mỹ” (tháng 1.77).5 Triển vọng bình thường hoá đến lúc này có vẻ sáng sủa. Những hành động hòa hoãn này dọn đường cho cuộc thảo luận giữa đại diện hai nước ở Paris vào tháng 5/1977 nhằm đi đến bình thường hóa quan hệ ngoại giao. Cuộc đàm phán diễn ra khá lâu, phải qua 3 vòng đàm phán trong tháng 5, tháng 6 và tháng 12 năm 1977. Ngay từ vòng đàm phán đầu tiên, (ngày 3-4.5.77), lập trường của Mỹ là hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ ngay và vô điều kiện, còn những vấn đề khác giữa hai bên để lại giải quyết sau; Mỹ sẽ không cản Việt Nam vào LHQ. Còn về điều 21 (của Hiệp định Paris về VN), Mỹ có khó khăn về pháp luật nên không thực hiện được, hứa sẽ thực hiện khi đã có quan hệ, bỏ cấm vận buôn bán và xét viện trợ nhân đạo. Tuy nhiên, vẫn giữ một thái độ cứng nhắc trong quan điểm giải quyết cả gói 3 vấn đề: bình thường hóa, POW/MIA, và viện trợ, trong khi quốc hội Mỹ rất cương quyết trong vấn đề viện trợ này. Đến vòng đàm phán thứ 2, (ngày 2 – 3.6), Mỹ tiếp tục đưa ra các đề nghị như hồi tháng 5, thậm chí còn bày tỏ thái độ thiện chí hơn nữa khi rút bỏ việc phủ quyết Việt Nam vào Liên Hợp Quốc ngày 19.7.77 tại Hội đồng bảo An Liên Hợp Quốc. Sau vòng 2 này, thứ trưởng Ngoại giao Phan Hiền 5 http://www.diendan.org/tai-lieu/ho-so/hoi-ky-tran-quang-co/hoiky-tqc-ch-1/, truy cập ngày 8/4/2009 7
- đã bay về Hà Nội, đề nghị trên nên có thái độ thực tế và đối sách mềm dẻo hơn nhưng lập trường cuối cùng vẫn không thay đổi. Trước đòi hỏi kiên quyết của ta, tại vòng 3 (19-20.12.78), Mỹ đề nghị nếu chưa thoả thuận được về việc thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ thì có thể lập Phòng Quyền lợi ở thủ đô hai nước, nhưng như vậy thì chưa bỏ cấm vận được. Sau khi có Phòng quyền lợi thì sẽ tuỳ tình hình mà xét bỏ cấm vận. Nhưng dường như Việt Nam vẫn đang say men chiến thắng nên đã cương quyết từ bỏ cơ hội này để tiếp tục đứng trên vị thế đặc biệt của mình. c. Giai đoạn 1978 – 1980. Giữa năm 77, theo sự xúi giục của Trung Quốc, Polpot bắt đầu chiến tranh biên giới chống ta và đơn phương cắt đứt quan hệ ngoại giao vào cuối năm này. Cùng lúc, sợ chính quyền Carter nhân nhượng quá đáng, một số chính khách Mỹ lên án chính sách "đổi hài cốt lấy đô-la" (bones for dollars) của Việt Nam; cả Thượng Viện lẫn Hạ Viện Mỹ đều biểu quyết cấm chính quyền viện trợ cho Việt Nam. Một sửa đổi đạo luật về viện trợ nước ngoài do các nghị sĩ Cộng hòa bảo trợ đã được Quốc hội Mỹ thông qua nhanh chóng với số phiếu áp đảo (266/131)6. Sửa đổi này ngăn cấm chính quyền Mỹ không được “đàm phán đền bù chiến tranh, viện trợ, hoặc bất cứ hình thức chi trả nào với Việt Nam”. Trong giai đoạn đầu của những cuộc đàm phán, những khác biệt giữa các người cánh hữu và những người ôn hoà trong chính quyền Carter không nổi bật hẳn lên. Cánh hữu do cố vấn an ninh quốc gia Brezinsky đại diện, chủ trương sử dụng con bài Trung Quốc để ngăn chặn Liên Xô; cánh ôn hoà là Cyrus Vance, bộ trưởng ngoại giao cùng trợ lý Richard Holbrooke với chủ trương thúc đẩy song song việc cải thiện quan hệ với Việt Nam và Trung Quốc. Tuy nhiên ngay từ đầu, Carter đã không thể kiểm soát được phái hữu và càng ngày họ càng khống chế quá trình vạch chính sách đối ngoại của Mỹ. Trong năm 1977-1978, chính sách đối ngoại của Mỹ về vũ khí hạt nhân, các quan hệ với Liên Xô và sự dính líu quân sự trong thế giới thứ ba diễn biến nhanh chóng trong một hướng hiếu chiến hơn; và trong 6 Nayan Chanda, Brother Enemy, the war after the war, Collier Books 1988, tr.153 8
- năm 1979-1980, phần đông các chính khách tự do rời khỏi nhiệm vụ (Yang bị gạt vào tháng 7 năm 1979, Vance từ chức tháng 4 năm 1980). Do vậy, chính dưới chính quyền Carter, sân khấu đã được dựng lên cho nhiệm kỳ tổng thống của Ronald Regan và cho cuộc chiến tranh lạnh mới. Thêm vào đó, từ năm 1978, chính quyền Mỹ bắt đầu thúc đẩy quan hệ với Trung Quốc. Từ tháng 2.73, khi Kissinger đi thăm Bắc Kinh, Trung Quốc và Mỹ đã ký thoả thuận lập Cơ quan liên lạc ở thủ đô 2 nước với quy chế như một sứ quán. Ngày 23.8.78, trong lúc Mỹ đàm phán về bình thường hoá quan hệ với Việt Nam ở Paris, ngoại trưởng Mỹ Vance đã đi thăm Bắc Kinh. Cho đến khi Đặng Tiểu Bình tuyên bố “Trung Quốc là NATO phương Đông” và “Việt Nam là Cuba phương Đông” (19.5.78) và Brezinski đi thăm Trung Quốc (20.5.78) thì chính quyền Carter trên thực tế đã chọn con đường bình thường hoá quan hệ với Trung Quốc và gác sang bên việc bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Trên lý thuyết, ngày 21.8.78, Quốc hội Mỹ vẫn cử một đoàn 7 hạ nghị sĩ thuộc cả hai đảng Dân chủ và Cộng hoà do hạ nghị sĩ Dân chủ G.V.Montgomery, chủ tịch Uỷ ban POW/MIA, dẫn đầu sang Việt Nam chủ yếu để trao đổi với thứ trưởng Phan Hiền về vấn đề tìm kiếm “người Mỹ mất tích trong chiến tranh”. Lúc này, phía Việt Nam đã trao trả cho Mỹ một số bộ hài cốt để tỏ thiện chí hợp tác trong vấn đề MIA. Sau đó, cuộc đàm phán vòng 4 về bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Mỹ đã diễn ra ở Paris. Lần này trưởng đoàn đàm phán của ta là thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch. Còn phía Mỹ vẫn là R.Holbrooke. Đến lúc này khi ta quyết định rút bỏ đòi hỏi “Mỹ phải bồi thường chiến tranh – viện trợ 3,2 tỷ đô la mới bình thường hoá quan hệ” và nhận công thức “bình thường hoá quan hệ không điều kiện” của Mỹ thì đã muộn. Sở dĩ Mỹ tiếp tục đàm phán vấn đề bình thường hoá lúc đó là chỉ nhằm làm Việt Nam chập chững trong quan hệ với Liên Xô và trong vấn đề Campuchia. Lúc đầu, lý do Mỹ đưa ra là vấn đề người mất tích. Rồi tiếp lại đến tình hình ngày càng xấu đi ở Đông Dương với 3 vấn đề: Campuchia, Hiệp ước Việt-Xô và vấn đề người di tản Việt Nam. Lý do thực sự, ngoài sự thù 9
- địch chống cộng đối với chính phủ Hà Nội, một nhân tố có tầm quan trọng ngày càng tăng là họ sợ việc bình thường hoá có thể làm tổn thương đến mối quan hệ đang phát triển của Mỹ với Trung Quốc. Lúc ấy mâu thuẫn Hoa-Việt đã trở nên căng thẳng và Mỹ đã chọn thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Trung Quốc. Cả những người tự do và cánh hữu đều đồng ý với nhau về lý do đó. Bản thân Carter trong hồi ký của mình có viết: "Bước đi với Trung Quốc có tầm quan trọng tối cao cho nên sau vài tuần đánh giá, tôi quyết định hoãn cố gắng về Việt Nam cho đến khi ký hiệp định của chúng ta ở Bắc Kinh".7 Ngày 15.12.78, Mỹ và Trung Quốc đã ra thông cáo chung chính thức công nhận nhau và thiết lập quan hệ ngoại giao từ ngày 1.1.79. Đến cuối tháng 1.79, sau khi Việt Nam đưa quân vào Campuchia giúp bạn đánh đuổi Polpot giải phóng Phnompenh. Ngày 9.1.79, ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance nói: “Các cuộc nói chuyện Mỹ - Việt Nam về bình thường hoá đã tan vỡ do cuộc xâm lược Campuchia của Việt Nam”. Việc Đặng Tiểu Bình đi thăm Mỹ (29.1 - 4.2.79) đánh dấu việc bình thường hoá quan hệ Mỹ - Trung Quốc, cũng là chính thức xếp lại việc bình thường hoá quan hệ Việt Nam – Mỹ tới 17 năm sau. 7 http://www.quansuvn.net/index.php?topic=98.10, truy cập ngày 25/3/2009 10
- 3. Kết luận Thời kỳ đầu những năm Carter làm tổng thống, chính sách lược ôn hòa và mong muốn hàn gắn vết thương đã tạo ra những điều kiện thuận lợi để tháng 7 năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên Liên Hợp Quốc... Thiết nghĩ, nếu như ta bình thường hóa quan hệ được với Mỹ, rồi từ đó thiết lập các mối quan hệ ngoại giao và kinh tế từ cánh cửa Carter đã sẵn mở... thì có lẽ lịch sử Việt Nam đã không còn đổ máu nhiều như vậy nữa... Phải chăng, chính men say chiến thắng, sự “ngây thơ” khi đặt niềm tin vào những “lời hứa” của thế giới, sự thiếu thông tin và hiểu biết về chính trị nội bộ Mỹ dẫn đến việc ta không đánh giá được hết ảnh hưởng của Quốc hội Mỹ đối với chính sách đối ngoại nước này trong một thời điểm nhạy cảm đã khiến cảnh cửa vừa được mở toang bỗng chốc đóng sầm với cả hàng triệu ánh mắt đang trông chờ một “thời bình” để phát triển, và để được sống. Để rồi gây ra những hậu quả to lớn kéo theo mà người gánh chịu không ai khác là một thế hệ người Việt đã phải hi sinh ngoài mặt trận hay sống trong cảnh khốn cùng của thời bao cấp. Trong tập hồi ký của mình, Lý Quang Diệu đã nhận xét: “Năm 1975 Hòn ngọc Viễn Đông có thể sánh ngang với Bangkok. Nhưng nay (năm 1992) nó tụt lại đằng sau tới hơn 20 năm”8 Dù sao, “lịch sử là một nấm mồ” tuy đã lỗi hẹn.. 17 8 From Third world to First – Từ thế giới thứ Ba đến thế giới thứ Nhất, http://www.diendan.org/tai-lieu/ho-so/hoi-ky-tran-quang-co/hoiky-tqc-ch- 1#sdfootnote13sym, truy cập ngày 25/3/2009 11
- năm với thế giới nhưng người Việt Nam vẫn có quyền hi vọng giờ đây, đổi thay đã hiện diện, một đất nước phát triển sẽ là một tương lai không còn xa với Việt Nam. Tài liệu tham khảo 1. Trần Quang Cơ, Trần Quang Cơ hồi ức và suy nghĩ 2. Grant Evans & Kelvin Rowley, Red brotherhood at war 3. Ths. Vũ Đoàn Kết, Chính sách đối ngoại Việt Nam 4. http://www.diendan.org 5. http://www.quansuvn.net 6. http://www.hobuivietnam.com 7. http://vnmoi.net 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án “Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với vấn đề tạo việc làm cho người lao Việt Nam trong tiến trình toàn cầu hóa"
29 p | 1095 | 432
-
Tiểu luận: Những sai lầm và trở ngại của quá trình bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ
11 p | 139 | 26
-
Tiểu luận: Môi trường kinh tế Nhật Bản và đặt ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy quá trình xuất khẩu hàng hóa Việt nam vào thị trường Nhật Bản
23 p | 148 | 24
-
ASEAN_MỐI QUAN HỆ GIỮA ASEAN VÀ VIỆT NAM
37 p | 140 | 19
-
Hoàn thiện marketing xúc tiến thương mại tại Cty Hóa dầu Petrolimex - 2
31 p | 75 | 14
-
Khóa luận tốt nghiệp: Tìm hiểu việc sử dụng hàng mã của người Việt hiện nay qua khảo sát việc sản xuất và buôn bán hàng mã tại làng Văn Hội- Văn Bình - Thường Tín - Hà Nội
81 p | 23 | 6
-
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Sinh học: Nghiên cứu phân lập và chuyển gen liên quan đến tính chịu hạn vào giống lúa ở Việt Nam
27 p | 61 | 5
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ Thông tin: Phát triển ứng dụng sử dụng kiến trúc công nghệ MVC cho bài toán dự báo dòng tiền doanh nghiệp
84 p | 38 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn