intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ứng dụng thống kê không gian phân tích vai trò của vốn con người đối với quy mô kinh tế các tỉnh, thành Việt Nam

Chia sẻ: Bình Bình | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:23

7
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu tổng quát của luận án là sử dụng phương pháp thống kê không gian phân tích tương quan không gian và tác động lan tỏa không gian của các yếu tố đo lường vốn con người lên GRDP của các tỉnh, thành Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu ứng dụng thống kê không gian phân tích vai trò của vốn con người đối với quy mô kinh tế các tỉnh, thành Việt Nam

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH ­­­­­­­­­­­­­­­­ LÊ TRUNG KIÊN NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG THỐNG KÊ KHÔNG GIAN  PHÂN TÍCH VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐỐI  VỚI QUY MÔ KINH TẾ CÁC TỈNH, THÀNH VIỆT NAM  Chuyên ngành: Thống kê         Mã số:  9460201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2021
  2. 2 Công trình được hoàn thành tại: Trường đại học Kinh tế Tp Hồ chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Văn Sĩ TS. Nguyễn Thanh Vân Phản biện 1: .................................................................................................................. ....................................................................................................................................... Phản biện 2: .................................................................................................................. ....................................................................................................................................... Phản biện 3: .................................................................................................................. ....................................................................................................................................... Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: ....................................................................................................................................... ....................................................................................................................................... Vào hồi: ........ giờ ........ ngày........ tháng ......... năm ..................................................... Có   thể   tìm   hiểu   luận   án   tại   thư  viện:   .............................................................................. .......................................................................................................................................
  3. 3 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI  Về mặt lý thuyết, lao động (L), công nghệ  (A), vốn (K) là 3 yếu tố cơ bản trong mô hình  tăng trưởng. Trong các nguồn vốn thì vốn con người cũng có vai trò quan trọng thúc đẩy tăng  trưởng. Vốn con người được khái niệm là một nguồn vốn vô hình gắn với con người và thể  hiện  qua kết quả  làm việc trong quá trình sản xuất (Bùi Quang Bình, 2009).  Vốn con người và tăng  trưởng kinh tế từ lâu đã được nhiều nhà kinh tế học chứng minh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Mô  hình Solow – Swan (1956) đã chỉ ra, lao động là yếu tố quan trọng ảnh hưởng làm cho kinh tế tăng  trưởng. Tiến bộ  khoa học và kỹ  thuật cũng được các tác giả  xem là một yếu tố  thúc đẩy tăng   trưởng trong dài hạn  ở  mô hình này. Bởi lẻ, trong điều kiện lao động (L) không thay đổi, yếu tố  công nghệ (A) sẽ càng làm tăng sản lượng đầu ra so với trước đó. Schultz (1961) đã nỗ lực đưa vốn  con người vào mô hình tăng trưởng nhằm khắc phục những hạn chế của mô hình Solow – Swan  (1956), đồng thời cũng chỉ  ra, vốn con người càng cao sẽ làm cho năng suất lao động ở  mỗi quốc  gia càng được tăng lên. Lucas (1988) đưa ra bằng chứng về mối quan hệ thuận chiều giữa vốn con   người và tăng trưởng, nghĩa là cải thiện vốn con người góp phần cải thiện kinh tế  của quốc gia   hay địa phương.  Trong những năm gần đây, nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã chứng minh được vai trò của   vốn con người đến tăng trưởng kinh tế  hay quy mô kinh tế  bao gồm Qadri & Waheed (2011),   Kanayo  (2013),  Afridi   (2016),   Ferda   (2011),   Ada   &   Acaroglu  (2014),   Pelinescu   (2015),   Zhang   &  Zhuang (2011), Su & Liu (2016), Li và Wang (2016), Lima & Silveira Neto (2015), Baudino (2016).  Tại Việt Nam, nghiên cứu về  các yếu tố  vốn con người  ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế  hay   quy mô kinh tế cũng được nhiều tác giả quan tâm. Ở cấp độ quốc gia, Nguyễn Thị Đông và Lê Thị  Kim Huệ (2019), Hạ Thị Thiều Dao và Nguyễn Đăng Khoa (2014), Phạm Đình Long và Lương Thị  Mai Nhân (2018), Đinh Phi Hổ  và Từ  Đức Hoàng (2016), Trần Thọ  Đạt (2011), Phan Thị  Bích  Nguyệt và cộng sự  (2018). Thời gian gần đây, ứng dụng kinh tế  lượng không gian được tìm thấy  trong các nghiên cứu của các tác giả như Nguyễn Khắc Minh và Phạm Minh Tuấn (2015), Đào Thị  Bích Thủy (2016), Trần Thị  Tuấn Anh (2017), Nguyễn Lưu Bảo Đoan và Lê Văn Thắng (2017),  Trần Thị Tuấn Anh và Nguyễn Văn Thắng (2019), Võ Xuân Vinh và cộng sự (2020).  Kinh tế Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực khi tăng trưởng dần phục hồi, kinh tế  vĩ mô cơ bản ổn định, niềm tin của nhà đầu tư được củng cố. Theo Tổng cục Thống kê 2018, GDP  năm 2017 cao hơn nhiều so với các năm từ  2011­2016. Trong đó, 3 năm 2012­2014, GDP đều dưới  6% (5,25%; 5,42% và 5,9%) và 3 năm còn lại, 2011 (6,24%), 2015 (6,68%), 2016 (6,21%) đều dưới  6,7%. Việt Nam là nước có quy mô dân số  lớn, tính đến hết năm 2017, dân số  nước ta đạt 96,02  triệu người, trong đó nữ chiếm khoảng 48,94%.  Chính phủ luôn quan tâm và tăng cường các nguồn  lực để đầu tư vào vốn con người, trong đó lĩnh vực như y tế, giáo dục được quan tâm đầu tư nhằm   nâng cao sức khỏe, trình độ tay nghề cho người lao động. Tỷ trọng chi tiêu công trong hai lĩnh vực  này hằng năm đều tăng (Báo cáo Tổng cục thống kê, 2018). Tuy nhiên, tỷ lệ chi tiêu công cho y tế  trong tổng chi tiêu công giữa các tỉnh, thành phố vẫn còn chênh lệch, đầu tư trong lĩnh vực y tế của  một số tỉnh, thành thiếu đồng bộ, chưa quan tâm đúng mức cho đầu tư tuyến cơ sở, dẫn đến tình  trạng quá tải ở bệnh viện tuyến trên. Chi tiêu công cho giáo dục cũng còn nhiều hạn chế, tỷ lệ chi  tiêu công cho từng cấp học còn bất cập, việc phân bổ đầu tư còn bất hợp lý theo vùng, địa phương.   Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo còn thấp, chưa gắn kết với nhu cầu doanh nghiệp,  tác  phong lao động công nghiệp còn yếu nên khả năng cạnh tranh thấp.  Sự dịch chuyển của lực lượng  lao động từ địa phương này đến địa phương khác cũng ảnh hưởng đến mức tăng GRDP của các địa  phương. Sự liên kết giữa các địa phương trong đầu tư, phát triển hạ  tầng, kinh tế  còn nhiều hạn   chế. Do đó, cần thiết sử dụng công cụ  thống kê không gian để phân tích mối liên hệ kinh tế giữa  các địa phương. Với mong muốn khắc phục những hạn chế nêu trên, tác giả chọn chủ đề “Nghiên cứu ứng   dụng thống kê không gian phân tích vai trò của vốn con người đối với quy mô kinh tế  các tỉnh,   thành Việt Nam” làm nghiên cứu cho đề tài luận án này. Sử dụng phân tích tương quan không gian  và ước lượng hồi quy không gian dữ liệu bảng để xem xét sự tác động không gian của các biến đo   lường vốn con người đến GRDP của các địa phương. Các hàm ý chính sách được đề  xuất trong  
  4. 4 nghiên cứu này sẽ  giúp cho Chính phủ, lãnh đạo các địa phương có những quyết sách đúng đắng  làm cho GRDP các địa phương tăng trưởng bền vững. 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát của luận án là sử  dụng phương pháp thống kê không gian phân tích  tương quan không gian và tác động lan tỏa không gian của các yếu tố đo lường vốn con người lên  GRDP của các tỉnh, thành Việt Nam. Các mục tiêu cụ thể được đề xuất từ mục tiêu tổng quát gồm: ­ Phân tích tương quan không gian Global Moran’s I, Local Moran’s I cho GRDP và các yếu  tố đo lường vốn con người đối với 3 loại ma trận trọng số không gian: ma trận trọng số liền kề  (W1), ma trận khoảng cách ngưỡng 186km (W2) và ma trận khoảng cách nghịch đảo (W3). ­ Xây dựng mô hình và ước lượng hồi quy không gian dữ liệu bảng phân tích mức độ  ảnh  hưởng của các yếu tố đo lường vốn con người đến GRDP của các địa phương theo 3 ma trận trọng   số không gian W1, W2, W3.  ­ Phân tích lan tỏa không gian của các yếu tố đo lường vốn con người lên GRDP của các   địa phương theo 3 ma trận trọng số không gian W1, W2, W3. ­ Đề  xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao vốn con người cho các địa phương, từ  đó   thúc đẩy tăng GRDP của các tỉnh, thành Việt Nam. 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU ­ Sử  dụng kiểm định tương quan không gian nào để  phân tích tích tương quan không gian   toàn phần, tương quan không gian địa phương cho GRDP và các yếu tố đo lường vốn con người? ­ Mô hình hồi quy không gian nào được dùng để phân tích mức độ ảnh hưởng của các yếu   tố đo lường vốn con người đến GRDP của các địa phương? ­ Tác động lan tỏa không gian của các yếu tố đo lường vốn con người lên GRDP của các   địa phương theo 3 ma trận trọng số không gian W1, W2, W3 như thế nào? ­ Các hàm ý chính sách nào nhằm nâng cao vốn con người cho các địa phương góp phần  làm tăng GRDP của các tỉnh, thành Việt Nam? 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là vốn con người, tương quan không gian, hồi quy không  gian và mức độ  lan tỏa không gian của các yếu tố  đo lường vốn con người lên GRDP các tỉnh,   thành Việt Nam.  1.4.2 Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu các biến số vốn con người theo góc độ  chi phí, giáo dục và  sức khỏe gồm chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế, tỷ lệ lao động đang làm việc trong  các thành phần kinh tế  đã qua đào tạo của 63 tỉnh, thành Việt Nam. Nguồn dữ  liệu nghiên cứu  được tổng hợp từ các Niên giám thống kê được Tổng cục Thống kê Việt Nam công bố  hằng năm   trong giai đoạn 2010 – 2017. 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Sử dụng phương pháp tổng hợp để lược khảo các cơ sở lý thuyết về vốn con người và quy  mô kinh tế. Phương pháp này còn được dùng để  lược khảo, tổng hợp các nghiên cứu có liên quan  đến vấn đề  nghiên cứu. Luận án sử  dụng phương pháp phân tích để  tìm ra mối liên hệ  giữa vốn   con người và quy mô kinh tế, đồng thời xem xét lựa chọn yếu tố đo lường vốn con người nào phù   hợp cho vấn đề  nghiên cứu. Phương pháp thống kê mô tả dùng để  phân tích, đánh giá thực trạng   các yếu tố đo lường vốn con người và thực trạng GRDP của các địa phương. Đồng thời, phương   pháp này còn dùng để phân tích mức độ biến động của GRDP, yếu tố đo lường vốn con người và   các biến kiểm soát trong mô hình. Phương pháp định tính được sử  dụng trong luận án để  xác định yếu tố  nào đo lường vốn   con người là phù hợp đối với nghiên cứu này. Phân tích tương quan không gian, hồi quy không gian   dữ  liệu bảng, đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động để  xem xét mức độ  lan tỏa   không gian của các yếu tố đo lường  vốn con người bao gồm chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu   công cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đến GRDP các địa phương.
  5. 5 1.6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN 1.6.1 Ý nghĩa khoa học Kết quả luận án đưa ra bằng chứng tương quan không gian, ảnh hưởng không gian và tác  động lan tỏa không gian của chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế  và tỷ  lệ  lao động  đang làm việc đã qua đào tạo đến GRDP các địa phương. Cụ  thể, kết quả  luận án không những   đánh giá mức độ tác động của chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ  lệ  lao động   đang làm việc đã qua đào tạo lên GRDP tại một địa phương cụ  thể  mà còn đánh giá mức độ  ảnh   hưởng của chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua  đào tạo đến GRDP của các địa phương lân cận. Kết quả  luận án cũng khẳng định thêm tính khoa học các mô hình lý thuyết của Lucas   (1988), Mankiw –Romer ­ Weil (1992), khi cho rằng  vốn con người ảnh hưởng tích cực đối với tăng  trưởng. Kết quả của luận án còn làm giàu thêm cơ  sở  lý thuyết về  mối quan hệ không gian giữa   vốn con người và quy mô kinh tế. 1.6.2 Ý nghĩa thực tiễn Kết quả  nghiên cứu này là một trong những bằng chứng thực tiễn về tương quan không  gian,  ảnh hưởng không gian và tác động lan tỏa không gian của một số yếu tố đo lường vốn con  người đến GRDP các địa phương cho trường hợp Việt Nam. Trên cơ  sở  đó, gợi ý các chính sách   giúp Chính phủ và lãnh đạo địa phương có những phương pháp lựa chọn nguồn lực, thực hiện có   hiệu quả  việc liên kết vùng trong phát triển kinh tế. Mặt khác, kết quả  tương quan không gian,   ảnh hưởng không gian và tác động lan tỏa không gian của các yếu tố đo lường vốn con người đến  GRDP còn giúp các địa phương có những định hướng cân đối nguồn lực, phân phối chi tiêu công   trong lĩnh vực giáo dục và y tế, đảm bảo đầu tư  công có hiệu quả, thúc đẩy tăng trưởng GRDP  theo hướng bền vững. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng góp phần xây dựng hoàn thiện hơn nữa   khung phân tích cho vấn đề nghiên cứu.
  6. 6 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ VỐN CON NGƯỜI 2.1.1 Khái niệm vốn con người  Khái niệm về vốn con người từ lâu đã được nhiều nhà kinh tế đề  cập đến. Những người   tiếp cận đầu tiên khái niệm này có thể  kể  đến là Petty (1690) và Smith (1776), sau đó nhiều nhà   nghiên cứu khác cũng xem xét, thảo luận khái niệm vốn con người. Pigou (1928) cho rằng, có một   sự  tương đồng giữa đầu tư  vào vốn con người cũng như  đầu tư  vào tư  liệu sản xuất. Marshall  (1930) chỉ ra, theo quan điểm trừu tượng và toán học, con người rõ ràng là một nguồn vốn, nhưng  nó không có thị trường giao dịch để có thể được xem như một nguồn vốn trong các phân tích thực   tiễn. Mincer (1958) đã chứng tỏ, thông qua giáo dục và đào tạo, các kiến thức, năng lực của con  người được hình thành, và vốn con người được xem là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.  Schultz (1961) đã chỉ ra năng lực sản xuất của con người lớn hơn rất nhiều so với tất cả các hình  thức của cải khác kết hợp lại, quan điểm này được hầu hết tác giả  sau đó thừa thuận. Tiếp cận   theo góc độ giáo dục, Becker (1964) khái niệm vốn con người bao gồm tập hợp các kiến thức, kỹ  năng của con người và nó quyết định làm cho năng suất lao động tăng lên, góp phần mang lại lợi   ích cho doanh nghiệp và xã hội. Theo Bontis (1998), vốn con người là yếu tố đại diện cho nhân tố  con người trong một tổ chức, nó đại diện cho kiến thức chuyên môn, kỹ năng, sự hiểu biết của con   người để tạo ra sự khác biệt của một tổ chức. Theo Rodriguez và Loomis (2007), vốn con người là  kiến thức, kỹ năng, năng lực và đặc điểm cá nhân tạo điều kiện cho việc tạo ra phúc lợi cá nhân,  xã hội và tổng thể của nền kinh tế. Bong (2009) đưa ra khái niệm, vốn con người là một nhân tố  sản xuất có thể tạo ra giá trị gia tăng thông qua quá trình sử dụng nhân tố này.  Từ  các tiếp cận khái niệm về  vốn con người nêu trên, chung quy lại, khái niệm vốn con  người sử dụng trong luận án này được hiểu là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của con  người hình thành thông qua quá trình học tập, lao động, rèn luyện và được dùng vào quá trình sản   xuất. Chính vì thế, vốn con người là nguồn vốn vô hình, lượng vốn con người không thể xác định,   đo lường một cách trực tiếp giống như vốn vật chất mà phải thông qua đo lường gián tiếp. 2.1.2 Vốn con người trong các mô hình tăng trưởng kinh tế  2.1.2.1 Mô hình Lucas (1988) Sự gia tăng vốn con người dẫn tới mức năng suất cao, từ đó làm cho GDP gia tăng. Mô hình  Lucas (1988) đối với tích lũy vốn con người được minh họa như sau: (2.1) 2.1.2.2 Mô hình Mankiw – Romer – Weil (1992) Mở rộng mô hình Solow (1956), bằng cách đưa vốn con người làm đầu vào trong hàm sản  xuất tổng hợp, khi đó ta được mô hình Mankiw – Romer – Weil (1992) biểu diễn dưới dạng sau: (2.10) 2.2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ THỐNG KÊ KHÔNG GIAN 2.2.1 Ma trận trọng số không gian Ma trận trọng số không gian  đóng vai trò quan trọng trong phân tích hồi quy và tương quan   không gian (Anselin, 1988). Theo Ghemawat (2001), 4 dạng khoảng cách sử dụng thiết lập ma trận  gồm địa lý, văn hóa, kinh tế, quản lý. Trong luận án này,   được xây dựng trên cơ sở khoảng cách   địa lý. Dạng tổng quát:   (2.11)
  7. 7 Trong đó, : là phần tử của ma trận , tương ứng cho sự tương tác của địa phương  với địa phương , . : với mọi i .  : số lượng đối tượng không gian.  2.2.2 Tương quan không gian 2.2.2.1 Giới thiệu về tương quan không gian            Le Sage (2009) đề  cập đến hai tình huống quan trọng dẫn đến vi phạm giả thiết Gauss –   Markov, đó là khi các quan sát có sự phụ thuộc với nhau về mặt không gian làm cho giả thiết “sai  số  của các quan sát không tương quan” bị  vi phạm. Ngoài ra, tính chất mối liên hệ  kinh tế  có sự  khác nhau theo không gian cũng dẫn tới vi phạm giả định về mối quan hệ tuyến tính trong mô hình.   Anselin (1988) đã hệ thống một cách đầy đủ  về các khía cạnh của mối tương quan không gian và   phương pháp ước lượng khi tồn tại tương quan không gian giữa các quan sát. 2.2.2.2 Kiểm định tương quan không gian toàn phần (Global Moran’s I) Elhorst (2003) cho rằng, Global Moran’s I là phương pháp thông dụng và được nhiều tác  giả sử dụng nhất để kiểm tra sự tương quan giữa các biến số.  Giá trị của biến x được xác định bởi công thức (2.24): (2.17) 2.2.2.3 Kiểm định tương quan không gian địa phương (Local Moran’s I) Phân tích Global Moran’s I đưa ra kết quả  tổng thể  mối quan hệ  tương quan không gian   giữa các địa phương lân cận nhau, trong khi Local Moran’s I xem xét một cách chi tiết mối quan hệ   tương quan không gian của địa phương xem xét với địa phương lân cận. Theo Anselin (1995), giá trị  Local Moran’s I tại vị trí i là được tính toán như sau:    (2.18) 2.2.3 Hồi quy không gian với dữ liệu bảng Nhiều nghiên cứu cũng khẳng định hiệu quả khi sử dụng hồi quy không gian bằng dữ liệu  bảng như Baltagi et al (2003), Elhorst (2003), Anselin et al (2004), Kapoor et al (2007), Baltagi & Liu   (2008).  Vega & Elhorst (2016) đã đưa ra mô hình tổng quát (GNS) ở  công thức (2.21) và (2.22), cụ  thể:  (2.21)     (2.22)  Trong đó, : là ma trận biến phụ thuộc cấp ; : là ma trận biến giải thích cấp ; : là hệ số hồi   quy của biến trễ không gian ; : là hệ số hồi quy của biến giải thích ; : là hệ số hồi quy của biến ; :   là hệ số hồi quy của biến sai số ; : là sai số của mô hình hồi quy tổng quát; : là sai số của mô hình   sai số ; : là ma trận trọng số không gian; : là số đối tượng không gian; : là số biến giải thích. 2.3 CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ VAI TRÒ CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐỐI VỚI QUY   MÔ KINH TẾ 2.3.1 Các nghiên cứu ngoài nước Hồi quy bội với dữ liệu chuỗi thời gian đã được nhiều tác giả  dùng phân tích ảnh hưởng   của vốn con người lên quy mô kinh tế đối với từng quốc gia như  Qadri & Waheed (2011), Afridi  (2016), Kanayo (2013). Phân tích vai trò của vốn con người đối với quy mô kinh tế cũng được nhiều  tác   giả   xem   xét   ở   nhiều   quốc   gia   khác   nhau   như  Ferda   (2011),  Pelinescu   (2015),   Benos   &  Karagiannis (2016). Đánh giá tác động của vốn con người lên quy mô kinh tế còn được tiếp cận ở  góc độ  các tỉnh, thành phố  hay khu vực của một quốc gia bởi các tác giả  như  Zhang & Zhuang  (2011), Su và Liu (2016), Li và Wang (2016). Trong những năm gần đây, vốn con người cũng được  nhiều tác giả sử dụng mô hình hồi quy không gian để phân tích ảnh hưởng của nó đến  quy mô kinh  tế gồm Lima & Silveira Neto (2015), Baudino (2016). 2.3.2 Nghiên cứu trong nước Bùi Quang Bình (2009) đã chỉ  ra vai trò của vốn con người đối với tăng trưởng của mỗi   quốc gia. Tác giả cho rằng, giáo dục có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và nâng cao vốn   con người. Trần Thọ Đạt (2011) đã hệ thống các lý thuyết liên quan cho thấy ảnh hưởng của vốn   con người lên GDP của các địa phương. Nghiên cứu trình bày các cơ sở để  xem xét lựa chọn yếu   tố đo lường vốn con người cho trường hợp Việt Nam. Hạ Thị Thiều Dao và cộng sự  (2014) đã đo  lường mức độ   ảnh hưởng của từng yếu tố  vốn con người lên GRDP các địa phương khu vực  
  8. 8 Duyên hải Nam Trung Bộ. Đinh Phi Hổ và Từ Đức Hoàng (2016) tiếp cận vốn con người theo góc   độc giáo dục và sức khỏe khi phân tích vai trò của vốn con người đối với GRDP khu vực Đồng   bằng sông Cửu Long. Phạm Đình Long và Lương Thị Mai Nhân (2018) sử dụng hàm sản xuất Cobb   – Douglas mở rộng, xây dựng mô hình nghiên cứu xem xét ảnh hưởng vốn con người đến GRDP   các địa phương khu vực Miền Trung. Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự  (2018) xem xét mối quan   hệ giữa vốn con người và GRDP bình quân đầu người của các tỉnh/thành phố  Việt Nam. Nguyễn   Thị  Đông và Lê Thị  Kim Huệ  (2019) đo lường mức độ   ảnh hưởng của vốn con người đến GDP  bình quân theo lao động tại Việt Nam. Gần đây, đã có nhiều tác giả tiếp cận mô hình kinh tế lượng   không gian để  xem xét mối liên hệ kinh tế  ở cấp độ  địa phương bao gồm Nguyễn Thị Hồng Đào   và Phạm Thế  Anh (2012), Nguyễn Khắc Minh và Phạm Anh Tuấn (2015), Trần Thị  Tuấn Anh   (2017), Nguyễn Lưu Bảo Đoan và Lê Văn Thắng (2017), Võ Xuân Vinh và cộng sự (2020).  2.4 KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU  Dựa vào cơ sở  lý thuyết, tổng quan tài liệu nghiên cứu liên quan, tác giả  tìm thấy một số  vấn đề mà các tác giả nghiên cứu trước chưa đề cập đến. Cụ thể: ­ Các nghiên cứu được tiến hành theo cấp độ  tỉnh, thành hay cấp độ  quốc gia đều chỉ  ra   được sự tác động của vốn con người lên GDP trong một năm hoặc trong cả một giai đoạn nào đó.   Nhiều tác giả Việt Nam đã sử  dụng phương pháp hồi quy dữ  liệu chéo hay hồi quy dữ liệu bảng   phân tích vai trò của vốn con người đến GRDP các địa phương hay GDP của cả nước. Tuy nhiên,  tương quan không gian hay  ảnh hưởng lan tỏa không gian của vốn con người lên GRDP giữa các   địa phương Việt Nam chưa được xét đến, do đó sẽ  chưa thấy hết mối liên hệ  của các yếu tố  đo   lường vốn con người và GRDP. ­ Nghiên cứu trước đây tại Việt Nam đã tiếp cận vốn con người với nhiều góc độ  khác   nhau bao gồm chi phí, đào tạo chính quy, sức khỏe. Vốn con người được đo lường bởi  chi tiêu công  cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ  lệ  lao động đang làm việc đã qua đào tạo ; số  năm học  bình quân của lao động, tỷ  lệ  học sinh/giáo viên, tỷ  lệ  biết chữ, tỷ lệ  nhập học. Các nghiên cứu   trong nước và ngoài nước đã chứng minh được vai trò của các yếu tố đo lường vốn con người cả  cấp quốc gia lẫn cấp tỉnh/thành phố  đối với GDP. Tuy nhiên, vẫn còn có những khác biệt trong   việc chọn yếu tố nào đo lường vốn con người để  xem xét ảnh hưởng của nó đến GRDP cho các  địa phương Việt Nam. ­ Việc lựa chọn mô hình tăng trưởng nào để  phân tích vai trò của vốn con người đối với   GRDP còn có nhiều điểm khác biệt. Một số  nghiên cứu tiếp cận mô hình tăng trưởng cổ  điển,  trong khi một số tiếp cận theo mô hình tăng trưởng tân cổ điển, mô hình tăng trưởng nội sinh. Do   đó, cần xác định xem khi phân tích vai trò của vốn con người lên GRDP tiếp cận theo mô hình tăng  trưởng nào là phù hợp cho trường hợp Việt Nam. CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
  9. 9 3.1 LỰA CHỌN YẾU TỐ ĐO LƯỜNG VỐN CON NGƯỜI 3.1.1 Tổng hợp các yếu tố đo lường vốn con người từ các nghiên cứu trước Vốn con người được khái niệm là những kiến thức, kỹ  năng và kinh nghiệm của một   người có được thông qua quá trình học tập, đào tạo và rèn luyện. Có 3 cách tiếp cận định lượng để  đưa ra biến đo lường phù hợp cho vốn con người bao gồm tiếp cận giáo dục chính quy, tiếp cận   góc độ chi phí và tiếp cận theo góc độ thu nhập (Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự, 2018). Nhiều   nghiên cứu trong và ngoài nước cũng chỉ  ra, vốn con người còn được đo lường theo cách tiếp cận   sức khỏe hay y tế. Việc lựa chọn biến đại diện vốn con người khác nhau sẽ  cho những kết quả  ước lượng khác nhau (Trần Thọ Đạt, 2011). 3.1.2 Kết quả thảo luận chuyên gia lựa chọn yếu tố đo lường vốn con người Lựa chọn yếu tố đại diện cho vốn con người phụ thuộc vào phương pháp tiếp cận. Việc   đo lường vốn con người  ở các quốc gia hay các địa phương khác nhau cũng có sự  khác nhau. Mặt   khác, nguồn dữ liệu nghiên cứu khác nhau cũng ảnh hưởng đến lựa chọn yếu tố đo lường vốn con  người cũng có sự khác biệt. Trên cơ sở những phân tích ưu điểm và hạn chế từng yếu tố đo lường   vốn con người, dựa vào kết quả khảo sát chuyên gia và nguồn dữ liệu thứ cấp đã được Tổng cục  thống kê Việt Nam công bố trong giai đoạn 2010 ­ 2017, trong luận án này, tác giả xem xét lựa chọn  yếu tố đo lường cho vốn con người các địa phương Việt Nam gồm: chi tiêu công cho giáo dục, chi  tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo.  3.2 KHUNG PHÂN TÍCH  Các nghiên cứu trước đây khẳng định, vốn con người có vai trò quan trọng và ảnh hưởng   tích cực lên quy mô kinh tế. Dựa vào mô hình tăng trưởng Mankiw – Romer – Weil (1992) với hàm   sản xuất Cobb – Douglas mở rộng để xây dựng khung phân tích. Khung phân tích thể hiện rõ 3 yếu   tố ảnh hưởng đến GRDP gồm vốn con người, vốn vật chất và lao động. Vốn con người được đo   lường bởi chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua   đào tạo. Vốn vật chất được đo lường bằng tổng vốn đầu tư  của địa phương trong năm, trong khi   lao động được đo bằng số  lượng lao động của địa phương. Các biến kiểm soát sử  dụng trong  nghiên cứu gồm tỷ lệ  FDI/tổng vốn đầu tư, tỷ  lệ  tăng dân số, tỷ  lệ  lạm phát và tỷ  lệ  hộ  nghèo.   Các phần mềm Stata, R, Mapinfo được sử dụng để phân tích các kết quả trong luận án này. 3.3 KHÁI NIỆM VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU Quy mô kinh tế địa phương: Trên phạm vi cấp tỉnh, GRDP được tính theo phương pháp sản  xuất. Nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của vốn con người đối với GRDP sử dụng biến phụ  thuộc bằng tổng sản phẩm trên địa bàn tính theo giá so sánh của một kỳ gốc. Hạ Thị Thiều Dao và   cộng sự (2014) lựa chọn GRDP theo giá so sánh 1994 để xem xét vai trò của VCN với tăng trưởng  kinh tế vùng Nam Trung Bộ. Phạm Đình Long và Lương Thị Mai Nhân (2018) sử dụng GRDP theo   giá năm 2004 để  nghiên cứu tác động của giáo dục đến GRDP các tỉnh, thành Miền Trung. Trần  Thọ  Đạt (2011) xem xét  ảnh hưởng của vốn con người đến tăng trưởng bằng GRDP theo giá so  sánh 2010. Việc lựa chọn biến phụ thuộc GRDP theo giá năm 2010 nhằm loại bỏ  sự  tác động do   trượt   giá   (Trần  Thị   Tuấn   Anh,   2017).   Trong  nghiên  cứu  này,   biến  phụ   thuộc   được   tính  bằng  lnGRDP, trong đó GRDP được tính theo giá 2010 và sử dụng đơn vị tính là tỷ đồng.  3.4 MÔ HÌNH VÀ DỮ  LIỆU NGHIÊN CỨU  ẢNH HƯỞNG CỦA VỐN CON NGƯỜI ĐẾN   QUY MÔ KINH TẾ TỈNH, THÀNH VIỆT NAM 3.4.1 Mô hình nghiên cứu thực nghiệm Trong nghiên cứu này sử  dụng các dạng mô hình SEM, SAR, SDM dữ  liệu bảng để  phân   tích vai trò của vốn con người đối với GRDP các địa phương, cụ thể như sau: Mô hình hồi quy dạng SEM: (3.9) (3.10) Mô hình hồi quy dạng SAR: (3.11) Mô hình hồi quy dạng SDM: (3.12) Các biến trong mô hình nghiên cứu được giải thích ở bảng 3.2.
  10. 10 Bảng 3.2: Giải thích các biến trong mô hình nghiên cứu thực nghiệm Ký hiệu biến Định nghĩa biến Kỳ vọng LnGRDP Logarit tổng GRDP cấp tỉnh theo giá 2010 (đơn vị tính: tỷ đồng). LnH_EXPEDU Logarit tổng chi tiêu công cho giáo dục của tỉnh/thành + phố trong năm (đơn vị tính: tỷ đồng). lnH_EXPHEA Logarit tổng chi tiêu công cho y tế của tỉnh/thành phố + trong năm (đơn vị tính: tỷ đồng). lnH_LABEDU Logarit tỷ lệ lao động đang làm việc trong các thành phần + kinh tế đã qua đào tạo (đơn vị tính: %). lnINV Logarit tổng vốn đầu tư của địa phương trong năm theo + giá 2010 (đơn vị tính: tỷ đồng). lnLABOR Logarit tổng số lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh thành + (đơn vị tính: nghìn người). FDI Tỷ lệ đầu tư trực tiếp nước ngoài so với tổng vốn đầu tư + trong năm. POP Logarit tỷ lệ tăng trưởng dân số hằng năm (đơn vị tính: + %). CPI Logarit chỉ số giá tiêu dùng trung bình hàng năm (đơn vị +/- tính: %). POOR Logarit tỷ lệ hộ nghèo của địa phương hàng năm (đơn vị - tính: %). Nguồn: Tổng hợp của tác giả, 2020 3.4.2 Dữ liệu nghiên cứu Dữ liệu của nghiên cứu này được tổng hợp từ nguồn dữ liệu của Tổng cục thống kê công  bố  từng năm trong giai đoạn 2010 ­ 2017. Số  liệu các chỉ  tiêu GRDP địa phương, các yếu tố  đo  lường vốn con người và các biến kiểm soát trích xuất từ Niên giám thống kê của 63 địa phương và   Niên giám thống kê cả nước. 3.5 PHƯƠNG PHÁP ƯỚC LƯỢNG VÀ KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH 3.5.1 Phương pháp xác định ma trận trọng số không gian ­ Ma trận trọng số  liền kề  (W1): trong  đó từng phần tử  sẽ  nhận giá trị  1 nếu hai địa   phương tương  ứng có chia sẽ chung đường biên giới và nhận giá trị  0 nếu không có chung đường  biên giới. Việc xác định 2 địa phương có chung đường biên giới hay không được dựa trên bản đồ  63 tỉnh thành Việt Nam. ­ Ma trận khoảng cách ngưỡng 186km (W2):  (3.13) với  ký hiệu khoảng cách trừ trung tâm địa phương  đến trung tâm địa phương . ­ Ma trận khoảng cách nghịch đảo (W3):  (3.14) với  ký hiệu khoảng cách trừ trung tâm địa phương  đến trung tâm địa phương . 3.5.2 Kiểm định hiệu ứng cố định không gian, thời gian Kiểm định này được thực hiện dưới dạng FEM, nghĩa là xem xét các hệ số độ dốc là hằng  số, khi đó tung độ gốc thay đổi theo thời gian hoặc theo cá nhân hay cả hai.  Giả thuyết: cho các hiệu ứng cố định không gian. Giả thuyết: cho các hiệu ứng cố định thời gian. Sử  dụng kiểm định Log likelihood –ratio để  so sánh trong hai mô hình hiệu  ứng cố  định   theo không gian, thời gian có tốt hơn mô hình POOLED OLS hay không. Nếu cả  hai trường hợp   đều bác bỏ giả thuyết , nghĩa là hiệu ứng cố định theo không gian và thời gian ưu tiên lựa chọn để  phân tích. 3.5.3 Ước lượng các mô hình số liệu bảng không gian Mô hình trễ không gian tác động cố định:
  11. 11 Theo Anselin et al (2006), phần mở rộng của mô hình FEM với biến trễ  không gian của   biến phụ thuộc đặt ra hai sự khó khăn. Từ  phương trình (SAR) áp dụng cho tác động cố  định trễ  không gian một cách đơn giản.   Tuy nhiên, Lee và Yu (2010) cho thấy, có những trường hợp phụ  thuộc vào n và k, trong đó hiệu   chỉnh đối với một số tham số cần được thực hiện với sự phụ thuộc của các quan sát tại mỗi thời   điểm. Thay nghiệm  vào hàm hợp lý và sắp xếp lại thu được hàm hợp lý của : (3.17) Mô hình sai số không gian tác động cố định: Anselin và Hudak (1992) cũng đã mở rộng ước lượng ML từ số liệu chéo để ước lượng  và  mô hình SEM với dạng FEM. Hàm hợp lý của mô hình SEM được xác định bởi: (3.21) Mô hình Durbin không gian tác động cố định: Hàm hợp lý của mô hình (SDM) với dạng FEM được xác định bởi: (3.22) (3.23) 3.5.4 Kiểm định Hausman Hausman (1978) đã đưa ra phương pháp kiểm định để  lựa chọn mô hình FEM phù hơn  REM hay không (Baltagi & Liu, 2008). Mutl et al (2011) đã chỉ ra rằng kiểm định này cũng có thể áp  dụng đối với trường hợp cho hồi quy không gian dữ liệu bảng khi thay thế từng công cụ  ước tính   bên trong và GLS bằng tương tự không gian của nó. Giả thuyết H0: REM phù hợp hơn FEM. Nếu bác bỏ giả thuyết H0, nghĩa là chọn lựa ước lượng tác động cố định trong trường hợp  này phù hợp hơn. 3.5.5 Lựa chọn mô hình hồi quy không gian phù hợp 3.5.5.1 Kiểm định sự tồn tại của mô hình sai số không gian (SEM) Theo Anselin et al (2006), kiểm định sự tồn tại của SEM được thực hiện theo phương pháp   sau: Giả thuyết H0:  (Không tồn tại phụ thuộc không gian) Giá trị thống kê kiểm định: (3.24) Thống kê LME tuân theo phân phối . 3.5.5.2 Kiểm định sự tồn tại của mô hình trễ không gian (SAR) Theo Anselin et al (2006), kiểm  định sự  tồn tại của mô hình SAR được thực hiện theo   phương pháp sau: Giả thuyết H0:  (Không tồn tại phụ thuộc không gian) Giá trị thống kê kiểm định: (3.25) trong đó, . Thống kê LML tuân theo phân phối . 3.5.5.3. Kiểm định sự thích hợp của mô hình (SDM) Anselin và cộng sự (2006), để kiểm tra giả thuyết liệu mô hình SDM có thể được đơn giản   hóa thành mô hình SEM, .  Tương tự, giả thuyết rằng mô hình SDM có thể được đơn giản hóa thành mô hình SAR,  có   thể thực hiện kiểm tra Wald hoặc LR cho hai giả thuyết trên.  Nếu cả hai giả thuyết đều bị bác bỏ thì mô hình SDM là phù hợp. 3.5.6 Tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tổng tác động Từ mô hình tổng quát (GNS), biến đổi hai vế của phương trình ta có: (3.26)  (3.27) Elhorst (2010) lấy đạo hàm riêng của biến y theo k của từng biến giải thích, ta được công   thức (3.28): (3.28) (3.29)
  12. 12 Với  ở ma trận trong công thức (3.28) cho biết mức độ tác động trực tiếp, các phần tử nằm   ở  hàng hay cột (trừ) cho biết mức độ  tác động gián tiếp.   là hệ  số  nhân không gian và hệ  số  này  được bao hàm các tác động phản hồi. CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 THỰC TRẠNG QUY MÔ KINH TẾ  VÀ VỐN CON NGƯỜI CÁC TỈNH, THÀNH VIỆT  NAM  4.1.1 Thực trạng quy mô kinh tế các tỉnh, thành            Kết quả thống kê cho thấy, quy mô GDP tính theo giá năm 2010 của Việt Nam tăng lên theo   từng năm trong giai đoạn 2010 – 2017. Nếu như năm 2010, tổng GDP là 2.157.828 (tỷ đồng) thì đến  năm 2017 quy mô GDP tăng lên 3.262.548 (tỷ đồng). Tỷ  lệ  tăng trưởng giai đoạn 2010 – 2017 này   đều cao, trên mức 5%. Tăng trưởng GDP năm 2012 là 5,42%, tuy có giảm so với năm 2011 nhưng  nhờ vào những chính sách mở cửa, hội nhập sâu rộng đã giúp Việt Nam tăng trưởng nhanh chóng   trong giai đoạn tiếp theo và đạt mức 6,81% trong năm 2017. Quy mô GRDP các địa phương được   tính theo giá 2010 cũng nằm trong xu thế  tăng chung của cả  nước. Trong đó, Thành phố  Hồ  Chí  Minh và Hà Nội vẫn là 2 đầu tàu kinh tế, đóng góp cao vào tỷ trọng GDP của cả nước. Tuy nhiên,  vẫn còn nhiều tỉnh thành quy mô GRDP còn rất thấp như  Cao Bằng, Bắc Kạn, Điện Biên, Lai  Châu với trung bình GRDP của giai đoạn này thấp hơn 75.000 (tỷ đồng). Các thành phố trực thuộc  trung ương đều có quy mô GRDP tăng trong giai đoạn 2010 – 2017. Thành phố Hồ Chí Minh có quy   mô GRDP năm 2017 đạt 906.531 (tỷ đồng), cao cấp hơn 1,7 lần so với Hà Nội, gấp gần 16 lần so  với Cần Thơ.  4.1.2 Thực trạng vốn con người  Trong giai đoạn 2010 – 2017, chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho cả 2 lĩnh vực giáo   dục và y tế đều tăng. Trung bình chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo dục và y tế của các  địa phương trong từng năm tăng lên. Nếu năm 2010, chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho giáo   dục trung bình mỗi địa phương là 37.640,6 tỷ  đồng thì đến năm 2017 tăng lên 94.685,1 tỷ  đồng.   Trung bình chi thường xuyên ngân sách nhà nước cho y tế mỗi địa phương năm 2015 là 22.727,0 tỷ  đồng thì đến năm 2017 tăng lên 24.061,6 tỷ đồng. Tính theo cả nước, tỷ lệ lao động đang làm việc   đã qua đào tạo tăng theo từng năm, đạt tỷ  lệ  21,4% năm 2017, tăng 6,8% so với năm 2010. Trung   bình tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo ở mỗi địa phương cũng tăng theo từng năm. Năm   2010, tỷ  lệ  lao động đang làm việc đã qua đào tạo  ở  mỗi địa phương là 12,99%, năm 2014 đạt   16,18%, đến năm 2017 tăng lên 18,79%. Các thành phố, tỉnh có GRDP lớn, người lao động có điều  kiện cận dễ dàng tiếp cận với giáo dục, học nghề thì khoảng cách giữa tỷ lệ giữa hai khu vực này  thấp, tuy nhiên đối với các địa phương có điều kiện kinh tế khó khăn thì khoảng cách tỷ lệ giữa hai   khu vực này rất lớn.  4.2 THỐNG KÊ MÔ TẢ, KIỂM ĐỊNH ĐA CỘNG TUYẾN VÀ KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN   CÁC BIẾN TRONG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU  Qua phân tích thực trạng GRDP và các yếu tố đo lường vốn con người cũng cho thấy, cũng   có sự chênh lệch GRDP và các yếu tố vốn con người giữa các địa phương. Nguyên nhân là do các 
  13. 13 thành phố lớn và những tỉnh lân cận xung quanh có GRDP,  chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công  cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo  cao hơn so với các tỉnh, thành  ở khu vực   khác. Đặc biệt, các tỉnh miền núi, vùng cao, điều kiện kinh tế ­ xã hội còn nhiều khó khăn nên giá   trị của các chỉ tiêu này còn thấp. Kết quả kiểm định đa cộng tuyến cho thấy, tất cả thừa số tăng phương sai (VIF) của các  biến số trong mô hình đều nhỏ hơn 10. Do đó, có thể khẳng định hiện tượng đa cộng tuyến không   xảy ra ở trường hợp này. Kết quả kiểm định tương quan cho thấy, biến  chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho   y tế  và tỷ  lệ  lao động đang làm việc đã qua đào tạo   đều có hệ  số  tương quan cùng chiều với   GRDP.  4.3 KIỂM ĐỊNH HIỆU ỨNG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN  Hồi quy dữ  liệu bảng phi không gian cho thấy, dạng tác động cố  định (FEM) được lựa  chọn phù hợp cho phân tích  ảnh hưởng của vốn con người lên GRDP. Đồng thời, kết quả nghiên  cứu cũng chỉ ra các yếu tố vốn con người tác động cùng chiều đến GRDP địa phương.  Kết quả kiểm định hiệu ứng thời gian và không gian cũng cho thấy, chi tiêu công cho giáo  dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo   ảnh hưởng theo không  gian và thời gian đối với GRDP các tỉnh, thành Việt Nam. 4.4 KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN KHÔNG GIAN 4.4.1 Kiểm định tương quan không gian toàn phần           Kiểm  định  Global  Moran’s  I cho thấy,  tồn  tại  tương  quan  không  gian cùng  chiều của  GRDP, chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào  tạo giữa các địa phương.  Bảng 4.6: Kết quả kiểm định Global Moran’s I với ma trận trọng số liền kề (W1) 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 lnGRDP 0,442*** 0,450*** 0,452*** 0,451*** 0,443*** 0,453*** 0,449*** 0,451*** (5,34) (5,43) (5,46) (5,45) (5,36) (5,47) (5,43) (5,44) lnH_EXPED 0,105* 0,059 0,089 0,081 0,129** 0,110* 0,143** 0,149** U (1,41) (0,88) (1,23) (1,13) (1,70) (1,49) (1,86) (1,92) lnH_EXPHE 0,118* 0,020 0,122* 0,081 0,175** 0,119* 0,125** 0,072 A (1,56) (0,42) (1,61) (1,13) (2,23) (1,58) (1,65) (1,03) lnH_LABEDU 0,383*** 0,394*** 0,360*** 0,321*** 0,355*** 0,368*** 0,358*** 0,374*** (4,59) (4,74) (4,34) (3,87) (4,28) (4,41) (4,31) (4,48) lnINV 0,328*** 0,324*** 0,325*** 0,329*** 0,294*** 0,303*** 0,317*** 0,331*** (4,03) (3,98) (3,99) (4,03) (3,61) (3,70) (3,87) (4,04) lnLABOR 0,249*** 0,246*** 0,243*** 0,237*** 0,225*** 0,227*** 0,228*** 0,227*** (3,08) (3,06) (3,02) (2,96) (2,81) (2,83) (2,85) (2,83) FDI 0,250*** 0,305*** 0,224*** 0,118* 0,037 0,063 0,152** 0,214*** (3,20) (3,78) (2,84) (1,57) (0,63) (0,94) (1,95) (2,71) POP 0,302*** 0,336*** 0,280*** 0,333*** 0,330*** 0,305*** 0,310*** 0,283*** (0,08) (4,17) (3,53) (4,16) (4,08) (3,73) (3,79) (3,51) CPI 0,186*** -0,088*** -0,049 0,102** -0,037 -0,035 0,135** 0,156** (3,34) (-0,85) (-0,99) (2,24) (-0,46) (-0,33) (2,29) (2,12) POOR 0,688*** 0,687*** 0,694*** 0,696*** 0,654*** 0,582*** 0,647*** 0,643*** (8,10) (8,12) (8,20) (8,27) (7,84) (7,01) (7,72) (7,71) Nguồn: Phân tích số liệu của tác giả; ((***), (**), (*)) ký hiệu mức ý nghĩa 1%, 5% và 10%. 4.4.2 Kiểm định tương quan không gian địa phương           Bảng 4.9: Kết quả kiểm định Local Moran’s I cho biến phụ thuộc lnGRDP  Phân cụm
  14. 14 Thấp – Thấp Cao - Cao W1 Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bình Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lai Châu Tp Hồ Chí Minh, Long An W2 Hà Giang, Cao Bằng Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh, Long An W3 Hà Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Lai Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bình Châu, Đắk Nông Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tp Hồ Chí Minh Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng hợp của tác giả, với mức ý nghĩa 5%. Bảng 4.10: Kết quả kiểm định Local Moran’s I cho chi tiêu công cho giáo dục năm 2017 Phân cụm Thấp – Thấp Cao – Cao Thấp – Cao Cao – Thấp W1 Hậu Giang, Bạc Hà Nội, Bắc Giang, Hà Nam Liêu Phú Thọ, Sơn La, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai W2 Bắc Kạn, Hậu Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tp Hồ Chí Minh Giang, Bạc Liêu, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nam, Ninh Cà Mau Nghệ An Bình W3 Hậu Giang, Bạc Hà Nội, Sơn La, Hòa Bắc Kạn Đắk Lắk Liêu Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Nai Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng hợp của tác giả, với mức ý nghĩa 5%. Bảng 4.11: Kết quả kiểm định Local Moran’s I cho chi tiêu công cho y tế năm 2017 Phân cụm Thấp – Thấp Cao – Cao Thấp – Cao Cao – Thấp W1 Quảng Bình, Vĩnh Vĩnh Phúc, Thái Tp Hồ Chí Minh Long, Cần Thơ, Hậu Nguyên, Thanh Giang Hóa W2 Nam Định, Thanh Hà Nội Hải Dương, Tp Hồ Chí Minh Hóa, Kon Tum, Cần Hà Nam Thơ, Hậu Giang W3 Vĩnh Long, Cần Thơ, Hà Nội, Vĩnh Lai Châu, Hà Tp Hồ Chí Minh Hậu Giang Phúc, Thái Tĩnh Nguyên, Thanh Hóa Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng hợp của tác giả, với mức ý nghĩa 5%. Bảng 4.12: Kết quả kiểm định Local Moran’s I của tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào  tạo năm 2017 Phân cụm
  15. 15 Thấp – Thấp Cao – Cao Thấp – Cao Cao – Thấp W1 Đắk Nông, Bến Tre, Hà Nội, Bắc Ninh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Quảng Ninh, Hải Kiên Giang, Hậu Phòng, Thừa Thiên Giang, Sóc Trăng, Bạc Huế, Đà Nẵng, Bà Liêu, Cà Mau Rịa - Vũng Tàu W2 Đắk Lắk, Đắk Nông, Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Bình Tp Hồ Chí Tiền Giang, Bến Tre, Quảng Ninh, Hải Minh, Cần Trà Vinh, Vĩnh Long, Dương, Hải Phòng, Thơ An Giang, Kiên Giang, Hưng Yên, Hà Nam, Hậu Giang, Sóc Trăng, Ninh Bình, Thái Bạc Liêu, Cà Mau Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu W3 Đắk Lắk, Đắk Nông, Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hà Giang Bà Rịa - Vũng Bình Phước, Tây Ninh, Bắc Ninh, Quảng Tàu, Tp Hồ Tiền Giang, Bến Tre, Ninh, Hải Dương, Hải Chí Minh, Trà Vinh, Vĩnh Long, Phòng, Hưng Yên, Cần Thơ An Giang, Kiên Giang, Ninh Bình, Thái Hậu Giang, Sóc Trăng, Nguyên, Thừa Thiên Bạc Liêu, Cà Mau Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Đà Nẵng Nguồn: Tính toán từ số liệu tổng hợp của tác giả, với mức ý nghĩa 5%. Kết quả kiểm định tương quan không gian địa phương đối với biến phụ thuộc lnGRDP cho  ở bảng 4.9 đã phân ra được các nhóm tương quan không gian cao – cao, thấp – thấp. Kết quả kiểm định tương quan không gian địa phương đối với biến chi tiêu công cho giáo  dục cho  ở  bảng 4.10 đã phân ra được các nhóm tương quan không gian đối với chi tiêu công cho   giáo dục: cao – cao, thấp – thấp, cao – thấp, thấp ­ cao. Kết quả kiểm định tương quan không gian địa phương đối với biến chi tiêu công cho y tế  cho  ở bảng 4.11 đã phân ra được các nhóm tương quan không gian đối với chi tiêu công cho y tế:   cao – cao, thấp – thấp, cao – thấp, thấp ­ cao. Kết quả  kiểm định tương quan không gian địa phương đối với biến tỷ  lệ  lao động đang  làm việc đã qua đào tạo cho ở bảng 4.12 đã phân ra được các nhóm tương quan không gian đối với   tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo: cao – cao, thấp – thấp, cao – thấp, thấp ­ cao. 4.5 KẾT QUẢ ƯỚC LƯỢNG HỒI QUY KHÔNG GIAN  4.5.1 Phân tích ảnh hưởng của chi tiêu công cho giáo dục đến quy mô kinh tế các tỉnh, thành  Dựa  vào  kiểm  định Hausman  đối  với  trường  hợp  phi  không  gian,  kiểm   định  Hausman  trường hợp không gian và tiêu chuẩn AIC để lựa chọn hiệu ứng tác động nào phù hợp cho mô hình   nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy, hiệu ứng tác động cố định (FEM) được lựa chọn phân tích   phù hợp cho các dạng mô hình SEM, SAR, SDM đối với tất cả  các trường hợp ma trận trọng số  không gian W1, W2, W3. Kiểm tra giả  thuyết:   và giả  thuyết   cho thấy, mô hình dạng SDM có thể  đơn giản trở  thành dạng SEM và SAR. Kết quả mô hình dạng SDM_FEM cho thấy, giá trị Rho đều dương và có ý nghĩa thống kê,  chứng tỏ các địa phương lân cận nhau thì GRDP có xu hướng tác động tích cực lẫn nhau.  Đối với trường hợp ma trận trọng số  liền kề  (W1), hệ số  hồi quy và   của biến chi tiêu   công cho giáo dục đều có ý nghĩa thống kê, điều này cho thấy, chi tiêu công cho giáo dục không  những tác động tích cực đến GRDP các địa phương xem xét mà còn tác động tích cực đến GRDP   các địa phương tiếp giáp.  Đối với trường hợp ma trận trọng số khoảng cách ngưỡng (W2), ma trận trọng số khoảng   cách nghịch đảo (W3), hệ  số  hồi quy   của biến chi tiêu công cho giáo dục lần lượt là 0,0584; 
  16. 16 0,0536, đều có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ, chi tiêu công cho giáo dục  ảnh hưởng cùng   chiều đến GRDP của địa phương đang xem xét. Chưa có bằng chứng khẳng định sự tác động của   chi tiêu công cho giáo dục ở địa phương đang xem xét đối với GRDP các địa phương trong lân cận   khoảng cách ngưỡng 186km và trong lân cận khoảng cách nghịch đảo.  4.5.2 Phân tích ảnh hưởng của chi tiêu công cho y tế đến quy mô kinh tế các tỉnh, thành Dựa  vào  kiểm  định Hausman  đối  với  trường  hợp  phi  không  gian,  kiểm   định  Hausman  trường hợp không gian và tiêu chuẩn AIC để lựa chọn hiệu ứng tác động nào phù hợp cho mô hình   nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy, hiệu ứng tác động cố định (FEM) được lựa chọn phân tích   phù hợp cho các dạng mô hình SEM, SAR, SDM đối với tất cả  các trường hợp ma trận trọng số  không gian W1, W2, W3. Kiểm tra giả  thuyết:   và giả  thuyết   cho thấy, mô hình dạng SDM có thể  đơn giản trở  thành dạng SEM và SAR. Kết quả mô hình dạng SDM_FEM cho thấy, giá trị Rho đều dương và có ý nghĩa thống kê,  chứng tỏ các địa phương lân cận nhau thì GRDP có xu hướng tác động tích cực lẫn nhau.  Đối với trường hợp ma trận trọng số liền kề (W1), hệ số hồi quy: và  của biến chi tiêu   công cho y tế đều có ý nghĩa thống kê, điều này cho thấy, chi tiêu công cho y tế không những tác   động tích cực đến GRDP các địa phương xem xét mà còn tác động tích cực đến GRDP các địa  phương tiếp giáp. Đối với trường hợp ma trận trọng số khoảng cách ngưỡng (W2), hệ số hồi quy  của biến   chi tiêu công cho y tế, có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ, chi tiêu công cho y tế  ảnh hưởng   cùng chiều đến GRDP của địa phương đang xem xét. Chưa có bằng chứng khẳng định sự tác động   của chi tiêu công cho y tế ở địa phương đang xem xét đối với GRDP các địa phương trong lân cận   khoảng cách ngưỡng 186km. Ngoài ra, chưa tìm thấy ảnh hưởng của chi tiêu công cho y tế đối với  GRDP cho trường hợp ma trận trọng số nghịch đảo (W3). 4.5.3 Phân tích ảnh hưởng của tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đến quy mô kinh  tế các tỉnh, thành Dựa  vào  kiểm  định Hausman  đối  với  trường  hợp  phi  không  gian,  kiểm   định  Hausman  trường hợp không gian và tiêu chuẩn AIC để lựa chọn hiệu ứng tác động nào phù hợp cho mô hình   nghiên cứu. Kết quả phân tích cho thấy, hiệu ứng tác động cố định (FEM) được lựa chọn phân tích   phù hợp cho các dạng mô hình SEM, SAR, SDM đối với tất cả  các trường hợp ma trận trọng số  không gian W1, W2, W3. Kiểm tra giả thuyết  và giả thuyết  cho thấy, mô hình dạng SDM có thể đơn giản trở thành   dạng SEM và SAR. Kết quả mô hình dạng SDM_FEM cho thấy, giá trị Rho đều dương và có ý nghĩa thống kê,  chứng tỏ các địa phương lân cận nhau thì GRDP có xu hướng tác động tích cực lẫn nhau.  Đối với trường hợp ma trận trọng số liền kề (W1), hệ số hồi quy và  của biến tỷ  lệ  lao   động đang làm việc đã qua đào tạo đều có ý nghĩa thống kê, điều này cho thấy, tỷ lệ lao động đang   làm việc đã qua đào tạo không những tác động tích cực đến GRDP các địa phương xem xét mà còn   tác động tích cực đến GRDP các địa phương tiếp giáp.  Đối với trường hợp ma trận trọng số khoảng cách ngưỡng (W2), ma trận trọng số khoảng   cách nghịch đảo (W3), hệ  số  hồi quy  của biến tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo lần   lượt là 0,0682; 0,0442, đều có ý nghĩa thống kê. Điều này chứng tỏ, tỷ lệ lao động đang làm việc   đã qua đào tạo  ảnh hưởng cùng chiều đến GRDP của địa phương đang xem xét. Chưa có bằng  chứng khẳng định sự tác động của tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo ở địa phương đang   xem xét đối với GRDP các địa phương trong lân cận khoảng cách ngưỡng 186km và trong lân cận  khoảng cách nghịch đảo.  4.6 PHÂN TÍCH SỰ  LAN TỎA KHÔNG GIAN CỦA VỐN CON NGƯỜI  ĐẾN QUY MÔ   KINH TẾ ĐỊA PHƯƠNG 4.6.1 Lan tỏa không gian của chi tiêu công cho giáo dục đối với quy mô kinh tế địa phương Tác động trực tiếp: chi tiêu công cho giáo dục cấp tỉnh, thành phố   ảnh hưởng cùng chiều  đến GRDP của địa phương đang xem xét ở cả 3 trường hợp cho ma trận trọng W1, W2 và W3. Cụ  thể, trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, tăng chi tiêu công cho giáo dục cấp tỉnh trung bình   1% thì tác động trực tiếp làm GRDP chính địa phương đó tăng trung bình lên lần lượt 0,0893%  (W1); 0,0674% (W2); 0,0540% (W3). Tuy nhiên, do tác động phản hồi nên tác động trực tiếp của  
  17. 17 chi tiêu công cho giáo dục cấp tỉnh đến GRDP địa phương  đó tăng lên trung bình lần lượt là   0,0695% (W1); 0,0584% (W2); 0,0536% (W3) với mức tác động phản hồi lần lượt là 1,98% (W1);   0,9% (W2); 0,4% (W3). Tác động gián tiếp: xem xét sự tác động của chi tiêu công cho giáo dục của địa phương lân   cận có tác động như  thế  nào đến địa phương đang xem xét. Kết quả  phân tích cho thấy, chi tiêu   công cho giáo dục cấp tỉnh  ở  địa phương lân cận có  ảnh hưởng cùng chiều đến GRDP của địa   phương đang xem xét. Cụ thể, khi các yếu tố khác trong mô hình không đổi, tăng chi tiêu công cho  giáo dục của các địa phương lân cận trung bình 1% thì sẽ tác động gián tiếp làm GRDP một tỉnh cụ  thể  lần lượt tăng trung bình 0,1993% (W1); 0,1037% (W2). Chưa có bằng chứng cho thấy sự  tác   động của chi tiêu công cho giáo dục của các địa phương lân cận đối với GRDP địa phương xem xét   trường hợp ma trận W3. Tổng tác động:  xem xét sự  thay đổi chi tiêu công cho giáo dục  ở  chính địa phương đang   xem xét hay  ở địa phương lân cận đối với GRDP địa phương nghiên cứu. Kết quả  chỉ  ra, chi tiêu   công cho giáo dục tại địa phương không những tác động đến GRDP ở  địa phương đó, mà nó còn   ảnh hưởng đến GRDP các địa phương lân cận. Cụ thể kết quả Bảng 4.22 chứng tỏ, khi các yếu tố  khác không thay đổi, chi tiêu công cho giáo dục cấp tỉnh tăng trung bình 1% thì góp phần thúc đẩy   GRDP địa phương tăng trung bình lần lượt lên 0,2886% (W1); 0,1711% (W2). Trường hợp ma trận  trọng số nghịch đảo (W3), tổng tác động của chi tiêu công cho giáo dục đối với GRDP không có ý   nghĩa thống kê. 4.6.2 Lan tỏa không gian của chi tiêu công cho y tế đối với quy mô kinh tế địa phương Tác động trực tiếp: chi tiêu công cho y tế  cấp tỉnh có  ảnh hưởng cùng chiều đến GRDP   của địa phương đang xem xét  ở  cả  2 trường hợp cho ma trận trọng W1, W2. Cụ thể, trong điều   kiện các yếu tố khác không đổi, nếu tăng chi tiêu công cho y tế cấp tỉnh tăng trung bình 1% thì tác   động trực tiếp làm GRDP chính địa phương đó tăng trung bình lên lần lượt 0,0398% (W1), 0,0267%   (W2). Trường hợp ma trận W3, tác động trực tiếp của chi tiêu công cho y tế  không có ý nghĩa   thống kê. Tác động gián tiếp: xem xét sự   ảnh hưởng của chi tiêu công cho y tế của địa phương lân  cận có tác động như  thế nào đến địa phương đang xem xét. Kết quả cho thấy, chi tiêu công cho y  tế cấp tỉnh ở địa phương tiếp giáp nhau có ảnh hưởng cùng chiều đến GRDP của địa phương đang   xem xét. Cụ  thể, khi các yếu tố  khác không đổi, chi tiêu công cho y tế  của các tỉnh lân cận tăng  trung bình 1% thì sẽ tác động gián tiếp làm GRDP một tỉnh cụ thể tăng trung bình 0,1165% (W1).   Đối với các địa phương trong lân cận 186km hay các địa phương xem xét lân cận với trọng số  khoảng cách nghịch đảo thì ảnh hưởng gián tiếp của chi tiêu công cho y tế đến GRDP không có ý   nghĩa thống kê. Tổng tác động: xem xét sự thay đổi chi tiêu công cho y tế ở chính địa phương đang xem xét   hay  ở  địa phương lân cận đối với GRDP địa phương nghiên cứu. Kết quả  cho thấy, chi tiêu công  cho y tế tại địa phương không những tác động đến GRDP ở  địa phương đó, mà còn tác động đến   GRDP các địa phương lân cận. Cụ  thể, khi các yếu tố khác không thay đổi, chi tiêu công cho y tế  cấp tỉnh tăng trung bình 1% thì góp phần thúc đẩy quy mô GRDP địa phương tăng trung bình lần  lượt lên 0,1563% (W1). Trường hợp ma trận W2 và ma trận W3, tác động của chi tiêu công cho y tế  đối với GRDP địa phương không có ý nghĩa thống kê. 4.6.3 Lan tỏa không gian của lao động đang làm việc đã qua đào tạo đối với quy mô kinh tế  địa phương Tác động trực tiếp: tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo cấp tỉnh có tác động cùng   chiều đến GRDP của địa phương đang xem xét ở  cả  3 trường hợp cho ma trận trọng W1, W2 và   W3. Cụ thể, khi các yếu tố khác không đổi, nếu tăng tỷ  lệ  lao động đang làm việc đã qua đào tạo  cấp tỉnh tăng trung bình 1% thì tác động trực tiếp làm GRDP chính địa phương đó tăng trung bình  lên lần lượt 0,0976% (W1), 0,08057% (W2), 0,0425% (W3).  Tác động gián tiếp: tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo cấp tỉnh ở địa phương tiếp   giáp nhau có  ảnh hưởng cùng chiều đến GRDP của địa phương đang xem xét. Cụ  thể, trong điều   kiện các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ  lao động đang làm việc đã qua đào tạo của các tỉnh lân cận   tăng trung bình 1% thì sẽ  tác động gián tiếp làm GRDP một tỉnh cụ  thể  tăng trung bình 0,2167%   (W1), 1450% (W2). Đối với trường hợp ma trận trọng số nghịch đảo (W3),  ảnh hưởng gián tiếp  của tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đến GRDP không có ý nghĩa thống kê.
  18. 18 Tổng tác động: tỷ  lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo tại địa phương không những  tác động đến GRDP ở  địa phương đó, mà còn tác động cùng chiều đến GRDP các địa phương lân  cận. Cụ thể, khi các yếu tố khác không thay đổi, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo cấp   tỉnh tăng trung bình 1% thì góp phần thúc đẩy quy mô GRDP địa phương tăng trung bình lần lượt   lên 0,3143% (W1); 0,2255% (W2). Trường hợp ma trận tr ọng s ố ngh ịch đảo (W3), tổng tác động  của tỷ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đối với GRDP địa phương không có ý nghĩa thống kê.  4.7 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Phân tích  ảnh hưởng không gian của từng yếu tố  VCN đến GRDP địa phương cho thấy,   dạng mô hình SDM_FEM được lựa chọn phù hợp cho các trường hợp ma trận trọng số W1, W2,   W3. Kết quả cũng chỉ ra, CTCGD, CTCYT và tỷ lệ LĐQĐT không những tác động cùng chiều lên  GRDP của địa phương cụ  thể  mà còn tác động đến GRDP của các địa phương lân cận. Kết quả  này cũng khẳng định các giả  thuyết H1, H3, H5  được chấp nhận. Ngoài ra, tổng vốn đầu tư, lực   lượng lao động, tỷ  lệ  FDI so với tổng vốn đầu tư, tỷ  lệ  hộ  nghèo không những có tác động đến  GRDP địa phương xem xét mà còn tác động đến GRDP các địa phương lân cận. Do đó, các giả  thuyết H7, H8, H9, H12 cũng được chấp nhận. Kiểm tra các giả  thuyết H 10, H11 đối với tất cả  các  trường hợp ma trận trọng số và các trường hợp mô hình đều không có ý nghĩa thống kê đối với tác   động không gian, điều này cho thấy các giả thuyết này bị bác bỏ. Hay nói cách khác, chưa tìm thấy   bằng chứng  ảnh hưởng không gian của tỷ  lệ  lạm phát và tỷ  lệ  tăng dân số  của địa phương đang  xem xét đến GRDP của địa phương lân cận. Xem xét sự  TQKG bằng kiểm định Glocal Moran’s I và Local Moran’s I biến phụ  thuộc   GRDP, kết quả cho thấy GRDP các địa phương tiếp giáp có TQKG cùng chiều với nhau, điều này  tương đồng với các nghiên cứu trước đây của các tác giả  Trần Thị  Tuấn Anh và Nguyễn Văn  Thắng (2019), Võ Xuân Vinh và cộng sự (2020). Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của luận án còn chỉ  ra có sự tương quan thuận chiều của GRDP các địa phương trong lân cận ngưỡng 186km (W2) và   lân cận khoảng cách nghịch đảo (W3).  Kiểm định Glocal Moran’s I và Local Moran’s I cho các biến đo lường VCN được thực   hiện đối với tất cả  các trường hợp ma trận trọng số  trong cả giai đoạn 2010 – 2017. Kiểm định   Glocal Moran’s I cho thấy, CTCGD, CTCYT và tỷ  lệ  LĐQĐT của các địa phương TQKG thuận  chiều với nhau. Đồng thời, kiểm định Local Moran’s I đã xác định được các nhóm địa phương có   TQKG với nhau. Đây là một điểm mới so với nghiên cứu của Lima & Silveira Neto (2015), Baudino  (2016) khi chỉ mới dừng lại kiểm định  Glocal Moran’s I cho biến phụ thuộc mà chưa kiểm định cho   các biến đo lường VCN.  Lima & Silveira Neto (2015), Baudino (2016) tìm thấy bằng chứng có sự  tác động lan tỏa   không gian của yếu tố đo lường VCN lên GRDP đối với địa phương lân cận nhau. Tuy nhiên, các  nghiên cứu này chỉ sử dụng một mô hình SDM, SAR để phân tích cho trường hợp ma trận trọng số  liền kề, trong khi nghiên cứu này sử  dụng cùng lúc 3 dạng mô hình SDM, SAR, SEM tương  ứng  với 3 trường hợp ma trận trọng số không gian. Hơn nữa, nghiên cứu còn xem xét lựa chọn mô hình   nào là phù hợp đối với từng trường hợp ma trận trọng số. Kết quả luận án sử dụng của 3 ma trận trọng số không gian gồm ma trận trọng số liền kề  (W1), ma trận trọng số  khoảng cách ngưỡng 186km (W2), ma trận trọng số khoảng cách nghịch   đảo (W3) để  xem xét  ảnh hưởng lan tỏa không gian của VCN lên GRDP các địa phương. Qua đó  cho thấy, CTCGD, CTCYT và tỷ lệ LĐQĐT của mỗi địa phương đều tác động tích cực đến GRDP  địa phương đang xem xét. Kết quả này đã được chỉ ra ở các nghiên cứu của Ferda (2011),  Benos và  Karagiannis (2016),  Đinh Phi Hổ  và Từ  Đức Hoàng (2016), Phạm Đình Long và Lương Thị  Mai  Nhân (2018), Phan Thị Bích Nguyệt và cộng sự (2018), Nguyễn Thị Đông và Lê Thị Kim Huệ (2019.   Tuy nhiên, điểm khác biệt nằm  ở chỗ nghiên cứu còn chỉ  ra CTCGD, CTCYT và tỷ  lệ  LĐQĐT ở  các địa phương đang xem xét tác động tích cực lên GRDP của địa phương lân cận. Nghiên cứu còn  chỉ  ra sự  tác động lan tỏa không gian của các yếu tố  đo lường VCN  ở  cả  2 trường hợp ma trận   trong số liền kề (W1), ma trận trọng số khoảng cách ngưỡng 186km (W2), trong khi các nghiên cứu  của Lima & Silveira Neto (2015), Baudino (2016) chỉ xem xét trường hợp ma trận trọng số W1.  Từ  những điểm tương đồng và khác biệt nêu trên là cơ sở để tác giả luận án xem xét đề xuất các hàm   ý chính sách nhằm phát huy các yếu tố  đo lường VCN, qua đó góp phần nâng cao QMKT cho các  tỉnh, thành Việt Nam.
  19. 19 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 5.1 KẾT LUẬN            Vai trò của vốn con người đối với quy mô kinh tế các địa phương đã được nhiều nghiên cứu   trong và ngoài nước khẳng định. Luận án đã trình bày các khái niệm, cơ sở lý thuyết liên quan về  vốn con người và vai trò của yếu tố  vốn con người trong các mô hình tăng trưởng. Tổng quan các  tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước cũng cho thấy, các nghiên cứu đã xem xét ảnh hưởng của  
  20. 20 các yếu tố vốn con người đến GRDP các địa phương bằng ước lượng hồi quy dữ liệu bảng. Hơn   nữa, trong những năm gần đây đã có một số công trình nghiên cứu sử dụng thống kê không gian để  xem xét đến ảnh hưởng của yếu tố   vốn con người lên GRDP của các tỉnh, thành. Tuy nhiên, việc  phân tích mối tương quan không gian hay lan tỏa không gian của các yếu tố  đo lường  vốn con  người đối với GRDP tỉnh, thành Việt Nam vẫn chưa được quan tâm xem xét, hay lựa chọn yếu tố  nào để  đo lường vốn con người  ở từng nghiên cứu vẫn còn khác nhau. Từ tổng quan lý thuyết và  nghiên cứu, tác giả luận án đã chỉ ra các khe hổng cho vấn đề nghiên cứu.  Trên cơ sở tổng hợp các yếu tố đo lường vốn con người từ các nghiên cứu trong và ngoài  nước, thông qua tham vấn ý kiến của chuyên gia và từ nguồn dữ liệu của Tổng cục thống kê Việt  Nam, tác giả đề xuất các yếu tố đo lường  vốn con người cho trường hợp các tỉnh, thành Việt Nam.   Dựa vào mô hình Mankiw – Romer – Weil (1992), tác giả  luận án xây dựng khung phân tích và đề  xuất các giả thuyết nghiên cứu. Trong đó, vốn con người được đo lường bởi 3 yếu tố gồm chi tiêu  công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ  lao động đang làm việc đã qua đào tạo ; vốn vật  chất được đo lường bởi tổng vốn đầu tư; sử dụng các biến kiểm soát gồm tỷ lệ đầu tư FDI so với   tổng vốn đầu tư, tỷ lệ tăng dân số, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ hộ nghèo. Dữ  liệu nghiên cứu được chọn  lọc từ Niên giám thống kê cấp quốc gia và địa phương gian đoạn 2010 – 2017.  Sử dụng kiểm định F cho trường hợp phi không gian, kết quả cho thấy mô hình dạng FEM   phù hợp hơn so với dạng POOLED OLS. Kiểm định Hausman và tiêu chuẩn AIC chỉ ra dạng FEM   được  ưu tiên lựa chọn hơn so với dạng REM. Kiểm định hiệu  ứng tác động cố  định không gian,   thời gian đối với trường hợp dữ liệu bảng phi không gian từ kiểm định LR (Loglikehood Ratio) cho   thấy tác, động cố định thời gian và không gian phù hợp. Sử dụng kiểm định LM (Larange Multiper)  cho cả  trường hợp trễ  không gian và sai số  không gian cũng chứng minh rằng mô hình hồi quy   không gian phù hợp hơn POOLED OLS. Nghiên cứu sử dụng kiểm định Global Maran’s I và Local Moran’s I để kiểm định sự tương   quan không gian toàn phần và tương quan không gian địa phương đối với biến phụ  thuộc và các   biến độc lập trong mô hình. Ma trận trọng số không gian sử  dụng trong nghiên cứu gồm ma trận  trọng số  liền kề  (W1), ma trận trọng số  khoảng cách ngưỡng 186km (W2) và ma trận trọng số  khoảng cách nghịch đảo (W3). Kết quả phân tích Global Moran’s I chứng tỏ, GRDP,  chi tiêu công  cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế  và tỷ  lệ  lao động đang làm việc đã qua đào tạo  giữa các địa  phương có tương quan không gian thuận chiều với nhau. Đồng thời, kiểm định Local Moran’s I cho   các biến GRDP, chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc   đã qua đào tạo cũng đã phân ra các nhóm địa phương có tương quan không gian theo cụm: cao – cao,   thấp – thấp, cao – thấp, thấp – cao. Nghiên cứu thực hiện  ước lượng hồi quy không gian dữ  liệu bảng cho các mô hình SEM,   SAR, SDM đối với cả 2 dạng tác động FEM và REM ở 3 dạng ma trận trọng số W1, W2, W3. Sử  dụng kiểm định Hausman và tiêu chuẩn AIC cho thấy, mô hình dạng tác động cố định (FEM) phù   hợp đối với tất cả các trường hợp. Hơn nữa, kiểm định LM chứng tỏ, SDM có thể  đơn giản trở  thành SEM, SAR. Phân tích lan tỏa không gian của các yếu tố  vốn con người đối với GRDP các  tỉnh, thành thông qua việc đánh giá tác động trực tiếp, gián tiếp và tổng tác động trên mô hình  SDM_FEM. Kết quả cho thấy, chi tiêu công cho giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động  đang làm việc đã qua đào tạo không những tác động tích cực đến GRDP của địa phương xem xét  mà còn tác động tích cực đến GRDP của địa phương tiếp giáp. Tuy nhiên, đối với chi tiêu công cho  giáo dục, tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo còn được tìm thấy tác động tích cực đối với  GRDP của các địa phương trong lân cận ngưỡng 186km, trong khi chi tiêu công cho y tế chưa tìm  thấy sự tác động này. Tóm lại, kết quả nghiên cứu đã thực hiện được các mục tiêu đề  ra của nghiên cứu đó là:  xây dựng khung phân tích và mô hình nghiên cứu phân tích vai trò của  vốn con người đối với GRDP  các địa phương. Lựa chọn được các yếu tố đo lường vốn con người bao gồm chi tiêu công cho giáo  dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo . Khẳng định sự tồn tại  tương quan không gian toàn phần, tương quan không gian địa phương của GRDP và các biến đo   lường vốn con người. Đánh giá được mức độ  tác động lan tỏa không gian của   chi tiêu công cho  giáo dục, chi tiêu công cho y tế và tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo  đối với GRDP các  địa phương. Các kết quả này sẽ là cơ sở để xây dựng các hàm ý chính sách về vai trò của  vốn con  người đến GRDP các tỉnh, thành tại Việt Nam và hoàn thành các mục tiêu nghiên cứu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1