
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Để xuất khẩu sản phẩm gỗ và gỗ rừng trồng, Việt Nam phải đáp ứng được tiêu
chuẩn của các nước đối tác như Luật Lacey (9/2010) của Hoa Kỳ, Qui chế 995/2010 của
EU,…về việc chứng minh nguồn gốc xuất xứ. Cuối 2015, Cộng đồng kinh tế Asian
chính thức được thành lập, một trong bốn mục tiêu mà họ hướng tới là “một thị trường
đơn nhất và cơ sở sản xuất chung”, trong đó có nông lâm nghiệp (Lê Triệu Dũng, 2015).
Điều này đòi hỏi các ngành nông lâm nghiệp nói chung và sản xuất cây giống trồng rừng
sản xuất nói riêng phải nhanh chóng tiếp cận để hội nhập với kinh tế thế giới.
Đông Nam Bộ có diện tích đất lâm nghiệp chiếm 21,7% tổng diện tích đất tự
nhiên (Tổng cục thống kê, 2014). Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển nghề sản xuất
cây giống lâm nghiệp nói chung, cây giống trồng rừng nói riêng. Các giống cây lâm
nghiệp được công nhận khá nhiều như keo lai nhân tạo, keo lai tự nhiên, keo tai tượng,
keo lá tràm,…là nguồn cung cấp vật liệu giống phong phú cho sản xuất cây giống trồng
rừng trong vùng và các địa phương khác. Theo Chiến lược phát triển giống cây lâm
nghiệp Bộ NN & PTNT (2006) và nghiên cứu của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam (2010), cây giống lâm nghiệp vùng Đông Nam Bộ nằm trong quy hoạch phục vụ
trồng rừng. Tuy nhiên, việc cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất ở đây đang đứng
trước những khó khăn và thử thách rất lớn: sản xuất và cung ứng cây giống mang nặng
tính tự phát, mới chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, chưa hướng tới lợi ích lâu dài để
sẵn sàng hội nhập; tình trạng giống trôi nổi, giống không rõ nguồn gốc, không đảm bảo
chất lượng còn tràn lan; liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi chưa chặt chẽ, liên kết với
các tác nhân khác mang tính hình thức, thậm chí chưa được hình thành; thị trường cung
ứng cây giống không ổn định, giá cả thất thường; lượng cây giống sản xuất bằng công
nghệ cao còn hạn chế; kiểm soát nguồn gốc cây giống còn buông lỏng.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp đã có một số nghiên cứu liên quan đến đề tài. i) Viện
Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (2002) đánh giá tiềm năng của các vườn ươm và nhu
cầu cây con cần sử dụng để làm cơ sở cho việc quy hoạch mạng lưới vườn ươm phục vụ
dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. ii) Phan Văn Hòa và cs. (2010), đánh giá hiệu quả kinh
tế của rừng trồng thương mại là rừng keo lai và keo tai tượng. iii) Trần Thanh Cao và
Hoàng Liên Sơn (2011a, 2011b), đánh giá hiệu quả rừng trồng một số loài cây gỗ lớn
chủ yếu phục vụ sản xuất đồ mộc. iv) Hoàng Đức Việt (2012), đề cập đến chuỗi sản
phẩm gỗ mỏ và gỗ dăm xuất khẩu. v) Trần Duy Rương (2013), đánh giá hiệu quả kinh tế
rừng trồng sản xuất bằng giống keo lai. Các nghiên cứu trên mới chỉ tập trung chủ yếu
vào đánh giá hiệu quả rừng trồng hoặc phân tích sản phẩm ngành hàng gỗ rừng trồng.
Hiện nay, nghiên cứu chuỗi cung ứng cây giống trồng rừng sản xuất trên thế giới, ở Việt
Nam và cụ thể cho vùng Đông Nam Bộ vẫn còn đang bỏ ngỏ, chưa có lời giải đáp.
Chủ trương của Bộ NN & PTNT (2013b) là “phải thay đổi cách tiếp cận tổng
hợp theo chuỗi hành trình của sản phẩm”. Do đó, nghiên cứu này là việc cần thiết, đáp
ứng chủ trương trên và là tiền đề cho các nghiên cứu tiếp theo. Vấn đề đặt ra cho
nghiên cứu là trả lời được các câu hỏi: i) Thực trạng chuỗi cung ứng cây giống trồng