BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br />
<br />
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH<br />
<br />
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM<br />
------------------------<br />
<br />
Nguyễn Đức Thắng<br />
<br />
HOẠT ĐỘNG BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT CA TRÙ<br />
CỦA MỘT SỐ CÂU LẠC BỘ, GIÁO PHƯỜNG<br />
TẠI HÀ NỘI<br />
<br />
Chuyên ngành: Văn hóa học<br />
Mã số:<br />
<br />
62 31 06 40<br />
<br />
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC<br />
<br />
Hà Nội - 2016<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại:<br />
ViÖn V¨n hãa NghÖ thuËt quèc gia ViÖt Nam<br />
Bé V¨n hãa, ThÓ thao vµ Du lÞch<br />
Người hướng dẫn khoa học 1: PGS.TS Bùi Hoài Sơn<br />
Người hướng dẫn khoa học 2: TS. Nguyễn Văn Lưu<br />
<br />
Phản biện 1: GS.TS Lê Hồng Lý<br />
Viện Nghiên cứu Văn hóa<br />
Phản biện 2: TS Phạm Xuân Thạch<br />
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn<br />
Phản biện 3: TS Lê Thị Minh Lý<br />
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch<br />
<br />
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại:<br />
Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam<br />
Số 32 phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội.<br />
Vào lúc<br />
giờ<br />
ngày tháng năm<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam<br />
<br />
1<br />
<br />
PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
- Lý do khoa học:<br />
Trong tổng thể nội tại sự phát triển khoa học vấn đề nghiên cứu,<br />
đến thời điểm này, ca trù hầu như chỉ được nghiên cứu ở khía cạnh di<br />
sản, khía cạnh nghệ thuật, trong khi những hệ thống lý thuyết liên quan<br />
đến những biến đổi, những xung đột gắn với bảo tồn, phát huy đối với<br />
các thiết chế văn hóa cơ bản của nghệ thuật này là các giáo phường<br />
(hay các CLB) thì vẫn còn một khoảng trống nhất định.<br />
Bên cạnh đó, do đây là luận án tiến sĩ văn hóa học, nên những<br />
nghiên cứu, kiến giải của luận án sẽ tiếp cận nhiều nhất có thể theo<br />
những nội hàm lý thuyết của văn hóa học, với mong muốn góp phần<br />
hoàn thiện, tổng hợp và bổ sung các luận cứ khoa học, cơ sở lý thuyết,<br />
lý luận khoa học, khái niệm có tính chuyên sâu về di sản văn hóa phi<br />
vật thể ca trù, CLB ca trù, giáo phường ca trù, đặc biệt là mối quan hệ<br />
giữa bảo tồn và phát huy giá trị di sản với hoạt động biểu diễn nghệ<br />
thuật ca trù qua một số CLB, giáo phường tại Hà Nội.<br />
- Lý do thực tiễn<br />
Năm 2009, ca trù được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi<br />
vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp. Ngay sau khi ca trù được UNESCO<br />
ghi danh, năm 2010, Bộ VHTTDL đã công bố Chương trình hành động<br />
Quốc gia bảo vệ ca trù giai đoạn 2010-2015 với các nội dung chính,<br />
trong đó có nội dung “Tạo điều kiện để cộng đồng giao lưu, trình diễn,<br />
học hỏi và chia sẻ kinh nghiệm với các cộng đồng khác trong nước và<br />
quốc tế nhằm tăng cường sự hiểu biết, góp phần bảo vệ và phát huy đa<br />
dạng văn hóa”.<br />
Một trong những yếu tố quan trọng nhất để giải quyết được vấn đề<br />
này chính là hoạt động hiệu quả của các CLB, giáo phường ca trù trong<br />
việc giữ gìn nền nếp ca trù như truyền thống, đồng thời tổ chức giao<br />
<br />
2<br />
<br />
lưu, giới thiệu, trình diễn cho du khách xem, nghe và thưởng thức, thấu<br />
hiểu giá trị nghệ thuật ca trù dù cho đã có sự biến đổi không nhỏ về<br />
hình thức tổ chức hoạt động của các CLB, giáo phường ca trù tại Hà<br />
Nội hiện nay.<br />
Nhìn chung, vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị di sản qua hoạt động<br />
biểu diễn nghệ thuật ca trù và mối quan hệ của nó với sự biến đổi về<br />
văn hóa, nghệ thuật ca trù ở mỗi cộng đồng làng, thôn, CLB, giáo<br />
phường tại Hà Nội hiện nay so với các giai đoạn trước đây, và NCS<br />
phải nghiên cứu để tìm ra lời giải cho câu hỏi sau đây: Sự biến đổi về<br />
hình thức tổ chức hoạt động (trong đó có hoạt động biểu diễn) ở mỗi<br />
cộng đồng làng, thôn, CLB, giáo phường tại Hà Nội nói chung và một<br />
số CLB, giáo phường nội thành nói riêng hiện nay so với các giai đoạn<br />
trước đây là như thế nào, qua đó đưa ra những vấn đề cần bàn luận gì<br />
để phù hợp với sự biến đổi đó?<br />
Ngoài ra, hiện chưa có công trình nghiên cứu trực tiếp về vấn đề<br />
này. Với những lý do trên, tác giả luận án mong muốn nghiên cứu, đưa<br />
ra những bàn luận về hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của một số<br />
CLB, giáo phường tại nội thành Hà Nội, nhằm góp phần bảo tồn, phát<br />
huy và phát triển bền vững giá trị di sản.<br />
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài<br />
2.1. Mục đích<br />
NCS mong muốn luận án đạt được những mục đích sau: 1) Xây<br />
dựng một công trình khoa học có giá trị áp dụng vào thực tiễn, góp<br />
phần cùng các cấp, các ngành, các chuyên gia, các nghệ nhân, các CLB,<br />
giáo phường nhận diện thực tế biểu diễn nghệ thuật ca trù hiện nay để<br />
đưa ra những vấn đề trọng tâm cần bàn luận và hướng phát triển bền<br />
vững giá trị di sản ca trù tại Hà Nội; và 2) Đánh giá hiện trạng, đề xuất,<br />
bàn luận mô hình hoạt động biểu diễn cụ thể cho các CLB, giáo phường<br />
nội thành Hà Nội và một số bàn luận, kiến nghị, giải pháp phù hợp để<br />
<br />
3<br />
<br />
vừa đáp ứng được yêu cầu về bảo tồn, giữ gìn bản sắc di sản văn hóa,<br />
vừa phát huy được giá trị di sản thông qua các hoạt động biểu diễn của<br />
chính các CLB, giáo phường đó.<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
- Bám sát và áp dụng xuyên suốt trong các chương, mục của luận<br />
án lý thuyết bảo tồn trên cơ sở kế thừa và phát triển dựa trên những<br />
biến đổi theo thời gian qua hoạt động của các CLB, giáo phường ca trù<br />
tại Hà Nội. Trả lời câu hỏi nghiên cứu nêu ở trên.<br />
- Tìm ra bản chất của sự biến đổi các hình thức tổ chức hoạt động<br />
CLB, giáo phường xưa và nay, trong đó có hoạt động biểu diễn.<br />
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là<br />
vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo tồn, phát huy giá trị di sản ca trù và<br />
những biến đổi của các CLB, giáo phường tại Hà Nội thông qua hoạt<br />
động biểu diễn. Đối tượng cụ thể luận án đề cập chính là các CLB, giáo<br />
phường ca trù trong phạm vi nội thành Hà Nội (tập trung chủ yếu vào<br />
CLB ca trù Hà Nội, CLB ca trù Thái Hà, Giáo phường ca trù Thăng<br />
Long).<br />
3.2. Phạm vi nghiên cứu<br />
a) Về nội dung<br />
- Nghiên cứu, tổng hợp, hệ thống hoá các khái niệm và vấn đề lý<br />
luận, lý thuyết áp dụng liên quan đến ca trù;<br />
- Nghiên cứu thực trạng bảo tồn, phát huy giá trị di sản ca trù và<br />
những biến đổi qua hoạt động biểu diễn nghệ thuật ca trù của các CLB,<br />
giáo phường tại nội thành Hà Nội; Tìm ra những vấn đề cần bàn luận và<br />
kiến nghị.<br />
<br />