intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan chung về du lịch Việt Nam

Chia sẻ: Đinh Như Nguyệt | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:18

5.448
lượt xem
1.146
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn. Vai trò quan trọng của du lịch là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, giúp con người nhanh chóng hồi phục sức khỏe và chữa bệnh. Du lịch giúp nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng học hỏi của mỗi người.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan chung về du lịch Việt Nam

  1. Tổng quan chung về du lịch Việt Nam CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU CHUNG VỀ DU LỊCH 1.1 Du lịch là gì ? Theo định nghĩa của Tổ chức Du lịch thế giới (World Tourist Organization) thì: Du lịch là đi đến một nơi khác xa nơi thường trú, để giải trí, nghỉ dưỡng... trong thời gian rỗi. Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là làm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. 1.2 Vai trò của du lịch Vai trò quan trọng của du lịch là giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của con người, giúp con người nhanh chóng hồi phục sức khỏe và chữa bệnh. Du lịch giúp nâng cao trình độ hiểu biết, khả năng học hỏi của mỗi người. Khi đi du lịch, các nhu cầu thường ngày: ăn, mặc, ở, đi lại, giao tiếp, học tập, chữa bệnh, làm đẹp,… đều gia tăng và có sự biến đổi cấu trúc chung của các nhu cầu. Đó là cơ hội làm giàu cho một lãnh thổ và một quốc gia. Ví dụ, bóng đá thế giới ở Mỹ (1994) tạo ra các dòng người du lịch tới Mỹ, đem về cho quốc gia này tới 4 tỉ USD lợi nhuận. Du lịch
  2. không những làm thay đổi cấu trúc chung của các nhu cầu, nó còn làm thay đổi cấu trúc thời gian của các nhu cầu. Nó tạo ra các mùa, vụ, sự tăng giảm khác nhau của nhu cầu theo thời gian trong năm. Nắm bắt được cấu trúc thời gian mà nhu cầu du lịch tạo ra cũng sẽ là cơ hội cho các nhà kinh doanh du lịch làm giàu. Sự mua hàng hóa trực tiếp của du khách đã tạo ra khả năng xuất hàng tại chỗ của du lịch. Điều này kích thích sự phát triển của nhiều ngành sản xuất trong nước, nhất là đối với hàng hóa thủ công mỹ nghệ: đan lát, thêu, mộc, gốm sứ, tranh, ảnh, khảm, xà cừ,… Du lịch giúp tạo ra các lãnh thổ nghỉ ngơi, các vườn quốc gia, công viên du lịch,… đẩy mạnh việc bảo vệ môi sinh, môi trường; là cơ sở giúp người ta bảo tồn các nền văn hóa, tôn tạo lại các di tích lịch sử, các công trình văn hóa, phục hồi các khu phố cổ, phục chế các di phẩm văn hóa,… đồng thời giúp giải quyết việc làm cho đa số lao động phụ ở các thành phố, thị trấn. Du lịch là “con gà đẻ trứng vàng”, nó là chất xúc tác cho sự phát triển và đa dạng hóa các ngành nghề kinh tế. 1.3 Các loại hình du lịch chủ yếu - Du lịch làm ăn - Du lịch giải trí, năng động và đặc biệt - Du lịch nội quốc, quá biên
  3. - Du lịch tham quan trong thành phố - Du lịch sinh thái - Du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm - Du lịch hội thảo, triển lãm MICE - Du lịch giảm stress, du lịch balo, tự túc khám phá. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VIỆT NAM 2.1 Lịch sử phát triển ngành Từ 1960 đến 1975, Hội đồng Chính phủ ban hành nghị định số 20/CP ngày 9/7/1960 thành lập công ty du lịch Việt Nam trực thuộc Bộ Ngoại thương; năm 1969, chức năng này chuyển về Phủ thủ tướng; sau đó chuyển sang Bộ Công an. Ngành du lịch đã từng bước mở rộng nhiều cơ sở du lịch ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An,… Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, hoạt động du lịch dần trải rộng ra các miền trên toàn quốc. Ngành du lịch chuyển dần sang cơ chế thị trường định hướng XHCN. Từ 1975 đến 1990, ngành du lịch đã làm tốt nhiệm vụ tiếp quản, bảo toàn và phát triển các cơ sở du lịch ở các tỉnh, thành phố vừa giải phóng; lần lượt mở rộng, xây dựng thêm nhiều cơ sở mới từ Huế, Đà Nẵng, Bình Định, đến Nha Trang, Lâm Đồng, TP.HCM, Vũng Tàu, Cần Thơ,… từng bước thành lập các doanh nghiệp du lịch nhà nước trực thuộc Tổng cục
  4. du lịch và UBND tỉnh, thành phố và đặc khu. Tháng 6/1978, Tổng cục du lịch Việt Nam được thành lập trực thuộc Hội đồng Chính phủ. Trong giai đoạn này, du lịch đã góp phần tích cực tuyên truyền, giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam với bạn bè thế giới và tổ chức cho nhân dân đi du lịch giao lưu 2 miền Nam – Bắc, góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc. Giai đoạn 1990 đến 2005, ngành du lịch vươn lên đổi mới quản lí và phát triển, đạt được những thành quả quan trọng, ngày càng tăng quy mô và chất lượng. Chỉ thị 46/CP – TƯ của Ban Bí thư trung ương Đảng khóa VII tháng 10/1994 khẳng định “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước”. Cơ chế chính sách phát triển du lịch từng bước được hình thành, nâng cao hiệu lực quản lí. Sau 2 năm sáp nhập vào Bộ Văn hóa – Thông tin rồi vào Bộ Thương mại, tháng 11/1992, Tổng cục du lịch đã nhanh chóng củng cố, ổn định tổ chức bộ máy để thực hiện tốt chức năng quản lí nhà nước về du lịch từ Trung ương đến các tỉnh, thành phố. Ngày 27/6/2005, Luật du lịch được Quốc hội thông qua. Từ 2006 đến nay, ngành du lịch Việt Nam dần dần hoàn thiện, sẵn sàng bước vào sân chơi quốc tế. 2.2 Tiềm năng và thách thức 2.2.1 Tiềm năng
  5. Việt Nam không phải là một quốc gia nằm sâu trong nội lục mà nước ta tựa lưng vào một khối lục địa lớn nhất thế giới, ngoảnh ra một đại dương rộng lớn nhất hoàn cầu, khách du lịch từ nước ngoài có thể tới Việt Nam từ nhiều phía với nhiều phương tiện khác nhau. Lịch sử kiến tạo địa chất qua nhiều niên đại đã chạm khắc nên bộ mặt lãnh thổ nước ta nhiều đường nét hình khối độc đáo và không đơn điệu: núi trẻ và núi già, núi đất và núi đá, cao nguyên cổ, đồng bằng phù sa mới, các vết đứt gãy và hang động, thềm lục địa và hải đảo. Đặc biệt địa hình Việt Nam là những tài nguyên có giá trị. Địa hình đá vôi phân bố rộng khắp từ vĩ tuyến 160 trở lên với nhiều hệ thống hang động như: Phong Nha, Hương Tích, Bích Động,... Đặc biệt hơn cả là địa hình núi và hang động ngập nước nhiệt đới điển hình ở Vịnh Hạ Long mà giá trị của nó đã góp phần làm cho địa danh này được ghi tên vào danh sách các di sản thiên nhiên thế giới. với 3/4 là đồi núi và địa hình bờ nước Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có khí hậu ổn định, chênh lệch nhiệt độ trong ngày và giữa các mùa không cao, dồi dào tiềm năng về du lịch chữa bệnh nên được du khách rất ưa thích. Đặc biệt những du khách đến từ xứ lạnh hay đến Việt Nam để tránh rét, những du khách đến từ xứ nóng tìm đến các “phòng lạnh thiên nhiên” như: Đà Lạt, SaPa, Tam Đảo,… Việt Nam là quốc gia đứng thứ 27 trong số 106 quốc gia có biển trên thế giới với 125 bãi tắm biển, trong đó hầu hết là các bãi tắm đẹp và thuận lợi cho khai thác du lịch. Ngoài ra, theo các nhà địa chất thủy văn Việt Nam, ở nước ta có trên 400 điểm nước khoáng có giá trị du lịch như Kim Bôi (Hòa Bình), Quang Hanh (Quảng Ninh), suối nước nóng Bình Châu (Bà Rịa – Vũng Tàu), Tháp Bà (Nha Trang),...
  6. Việt Nam có hơn 40000 di sản văn hóa vật thể và bất động sản (đình chùa, miếu đền, thành quách, lăng mộ,…). Tính đến tháng 4/2004, VN có 2741 di tích, thắng cảnh được xếp hạng quốc gia (trong đó có 1322 di tích lịch sử, 1263 di tích kiến trúc nghệ thuật, 54 di tích khảo cổ và 102 di tích thắng cảnh). Đặc biệt, Việt Nam có 6 di sản được UNESCO công nhận di sản thế giới, đó là: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh, 2 lần công nhận), vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng (Quảng Bình), cố đô Huế, phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). Tính đến năm 2007, Việt Nam được UNESCO công nhận 6 “khu dự trữ sinh quyển thế giới” đó là: Cát Bà (Hải Phòng), khu dự trữ sinh quyển Châu thổ sông Hồng trên địa bàn 2 huyện Tiền Hải (Thái Bình) và Giao Thủy (Nam Định), Cần Giờ (TPHCM), vườn quốc gia Cát Tiên thuộc địa bàn tỉnh Đồng Nai, biển Kiên Giang và khu vực Tây Nghệ An. Việt Nam là 1 trong hơn 20 quốc gia có vịnh “đẹp nhất thế giới”, đó là: Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh) và vịnh Nha Trang (Khánh Hòa). Ngoài các tiềm năng có sẵn, du lịch Việt Nam có những điều kiện thuận lợi để thu hút khách quốc tế: Việt Nam được xem là một trong những nước có điều kiện an ninh chính trị và an toàn xã hội được đảm bảo. Hơn nữa, đồng USD cũng như các ngoại tệ khác đang tăng giá so với tiền đồng Việt Nam. Chính phủ dành nhiều ngân sách và ưu tiên cho việc phát triển du lịch. Tính riêng năm 2007, nhà nước đã hỗ trợ đầu tư 750 tỷ đồng cho 59 tỉnh, thành phố phát triển hạ tầng du lịch. Nhìn chung, du lịch Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển. Những năm gần đây, ngành du lịch đã và đang thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước, góp phần quan trọng trong cơ cấu thu nhập quốc dân. Mặt khác, bên cạnh những nỗ lực trong việc xây
  7. dựng thêm nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn, ngành du lịch đang cố gắng nhằm tạo ra thuận lợi để ngày càng nhiều du khách có dịp khám phá các điểm đến của non nước Việt Nam. 2.2.2 Thách thức Do nằm ở vị trí địa lý đặc biệt nên nước ta thường xuyên xảy ra thiên tai, dịch bệnh làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển chung của toàn ngành. Du lịch Việt Nam vẫn còn một khoảng cách khá xa với các nước du lịch phát triển trong khu vực, bộc lộ rõ nét các hạn chế về chất lượng phục vụ, sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu nhưng giá cả du lịch lại cao; cơ sở hạ tầng không theo kịp tốc độ phát triển. Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, trong năm 2007 lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt trên 4 triệu lượt. Chỉ tính riêng 5 tháng đầu năm 2008, lượng khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 2.078.954 lượt. Tuy nhiên, số lượng khách sạn, nhà nghỉ tại Việt Nam không đủ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, thậm chí là quá kém so với thế giới và khu vực. Thiếu nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch một cách trầm trọng, ấy là chưa kể đến trình độ, kĩ năng chuyên môn của nguồn nhân lực này. Đặc biệt là đội ngũ hướng dẫn viên vừa thiếu vừa yếu trong kĩ năng giao tiếp, ngoại ngữ, hiểu biết kiến thức về văn hóa – xã hội, tâm lí khách hàng. Trong đó trình độ ngoại ngữ là yếu nhất, năm 2006, 32% lao động dịch vụ trực tiếp biết tiếng Anh ở mức độ khác nhau, tiếng Pháp 3,2%; Trung Quốc 3,6%; hướng dẫn viên ở 2 thị trường khá lớn là Nhật Bản và Hàn Quốc chưa tương xứng. Ngành du lịch Việt Nam mới bắt đầu hội nhập, vừa hợp tác vừa tìm hiểu cơ chế và luật chơi quốc tế nên khả năng chủ động đưa ra các dự án hợp tác còn nhiều hạn chế. Chính vì vậy, các doanh nghiệp du lịch Việt Nam, nhất là các đơn vị lữ hành dễ rơi vào tình
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2