intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Tổng quan viêm xương chấn thương và cách điều trị

Chia sẻ: Ong Ngọc Nữ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

85
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lấy bỏ xương tù và xương chết. Cố định xương đề phòng gãy xương. X quang theo dõi trong nhiều năm. Phải dùng kháng sinh đủ liều liên tục đúng thời gian. Trong khi mở bơm xanh méthylèn vào lỗ dò để tìm các đường dò để phát hiện đường đi để mổ lấy hết các đường dò. .

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Tổng quan viêm xương chấn thương và cách điều trị

  1. Tổng quan viêm xương chấn thương và cách điều trị Bệnh viêm xương chấn thương là các nhiễm trùng xương do các vi trùng thường, không đặc hiệu, ngoại sinh từ ngoài vào sau gãy xương hở, sau các phẫu thuật, sau kết hợp xương trong gãy xương kín cũng như trong gãy xương hở. Ở bài viết này chúng tôi xin giới thiêu đến bạn đọc hiểu kĩ hơn về căn bệnh và cách điều trị cơ bản Viêm xương chấn thương (Ảnh minh họa) I. Bệnh viêm xương chấn thương cấp tính • Trong vòng 3 – 4 tuần lễ đầu: tính từ thời điểm có dấu hiệu nhiễm trùng vết mổ của gãy xương hở hoặc sau kết hợp xương. • Sau một gãy xương hở hoặc sau mổ kết hợp xương có thể có sốt cao rét rung, vết mổ sưng tấy đỏ, đau, làm mủ (cấp tính). • Hoặc sau khi dùng kháng sinh kéo dài còn thấy sốt dao động kéo dài chỉ thấy sốt nhẹ từ 37,5 – 38 o C. • Triệu chứng: sưng nóng, đỏ tại chỗ không rõ, chỉ có đau nhức dai dẵng, kém ăn mất ngủ, đó là triệu chứng đang nung mủ cần được phẫu thuật cắt lọc dẫn lưu tháo mủ.
  2. II. Bệnh viêm xương chấn thương mãn tính • Sau tuần thứ 4 (từ tháng thứ 2) theo diễn biến chia thành 4 hình thái • Đau tại chỗ kéo dài. • Sốt kéo dài: 37 – 38oC. • Dò mủ tái phát nhiều lần. • Lỗ dò miệng hình phễu. • Xương to xù xì biến dạng. III. Cách điều trị bệnh Nguyên tắc điều trị viêm xương chấn thương tuỳ thuộc vào hình thái viêm xương (Kháng sinh, Phẫu thuật và bất động) 1. Điều trị viêm xương chấn thương cấp • Nếu có dấu hiệu nhiễm trùng sau mổ phải cắt bỏ tất cả các nốt chỉ khâu, banh rộng vết mổ để dẫn lưu dịch và máu tụ, dùng kháng sinh và bất động. • Nếu xử trí như vậy mà triệu chứng lâm sàng không giảm thì phải tiến hành phẫu thuật cắt lọc triệt để. • Cố định chỉ định cho gãy hở xương đùi độ IIIb bị nhiễm trùng cấp. • Nếu vết thương đã nhiễm trùng có mủ thì phẫu thuật lấy bỏ các mảnh xương vụn và các kết hợp xương bên trong thay bằng cố định ngoài. • Tất cả các trường hợp phải để hở da chỉ khâu che xương. Kháng sinh: dùng kháng sinh có phổ kháng khuẩn rộng; dùng kháng sinh theo kháng sinh đồ (có hiệu quả tốt nhất), dùng kháng sinh đường toàn thân. 2. Điều trị viêm màng xương loét da • Cắt bỏ xẹo xơ chai. • Đục bạt bỏ bề mặt xương viêm. • Vá da nuôi dưỡng tốt. 3. Điều trị viêm xương có lỗ dò • Cắt bỏ đường dò. • Cắt bỏ mô bị xơ hoá. • Để hở vết thương. • Kháng sinh. • Bất động xương (đề phòng gãy xương). 4. Điều trị viêm xương có xương chết, xương tù: • Phẫu thuật cắt bỏ đường dò.
  3. • Lấy bỏ xương tù và xương chết. • Cố định xương đề phòng gãy xương. • X quang theo dõi trong nhiều năm. • Phải dùng kháng sinh đủ liều liên tục đúng thời gian. • Trong khi mở bơm xanh méthylèn vào lỗ dò để tìm các đường dò để phát hiện đường đi để mổ lấy hết các đường dò.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2