intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Viêm xương tủy xương cấp

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài học này sẽ tập trung vào bệnh viêm xương tuỷ xương cấp, bao gồm các triệu chứng lâm sàng đặc trưng giúp chẩn đoán sớm. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân gây bệnh và cách phân biệt với các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự. Cuối cùng, bài học sẽ hướng dẫn cách xử trí ban đầu và chuyển bệnh nhân đến tuyến chuyên khoa kịp thời để điều trị hiệu quả.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Viêm xương tủy xương cấp

  1. Bài 50 VIÊM XƯƠNG TỦY XƯƠNG CẤP MỤC TIÊU 1. Trình bày được triệu chứng lâm sàng của viêm xương tuỷ xương cấp 2. Trình bày được phương pháp xử trí viêm xương tuỷ xương cấp ở tuyến y tế cơ sở NỘI DUNG Viêm xương tuỷ xương cấp là một bệnh nhiễm trùng cấp tính. Bệnh bắt đầu ở vùng nối giữa đầu xương với thân xường dài như: Đầu dưới của xương đùi, đầu trên xương cánh tay, xương chày, xương dẹt. Nếu điều trị không đúng bệnh chuyển sang giai đoạn viêm xương mãn tính, việc điều trị khó khăn . 1. Nguyên nhân 1.1. Vi khuẩn gây bệnh - Tụ cầu vàng chiếm 70 - 90%. - Liên cầu chiếm 3 – 5 %. - Đường xâm nhập: Khi da bị xây sát, qua đường máu. 1.2. Tuổi và điều kiện thuận lợi - Tuổi hay gặp: 2 – 14 tuổi. - Chấn thương làm dập phần mềm và xương. 2. Giải phẫu bệnh Hình 50.1. Xương bị phá huỷ ở đoạn nối Hình 50.2. Ổ viêm phá vỡ màng - Giai đoạn đầu: Tuỷ xương cương tụ và phù nề. Từ viêm chuyển sang nhanh sang làm mủ. Mủ chảy ra màng xương, làm cho màng xương viêm dày và tách ra khỏi thân xương. - Thân xương bị tiêu huỷ dần. - Mủ và xương chết thoát ra ngoài gây nên lỗ rò. 178
  2. Hình 50.3. Hình xương tù với các lỗ dò Hình 50.4. Các dạng xương tù a, b. Tù một phần của bề dày thân c. Tù một nửa thân xương. d. Tù toàn bộ thân xương 3. Triệu chứng lâm sàng 3.1. Triệu chứng toàn thân Bệnh khởi phát rất đột ngột và nặng: Sốt cao (39 – 40oC), rét run, mạch nhanh nhỏ 120 - 140 lần/phút, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn. Cũng có khi buồn nôn hoặc khó tiêu. Vài ngày sau xuất hiện dấu hiệu tại chỗ. 3.2. Triệu chứng tại chỗ - Đau: Đau tự nhiên, đau ngày một tăng và dữ dội, có cảm giác như một vật gì đó xuyên vào khớp. - Cử động của chi bị hạn chế. - Biểu hiện rõ: Sưng nóng, đỏ, đau. - Khớp gần đó sưng to và có dấu hiệu tràn dịch. 3.3. Xét nghiệm - Máu: Bạch cầu tăng chủ yếu bạch cầu đa nhân trung tính. - Nước tiểu: Trong nước tiểu có Anbumin. - Xquang: Chụp phim có thể thấy màng xương bị viêm dầy hoặc thấy mảnh xương chết. 4. Chẩn đoán 4.1. Chẩn đoán xác định - Triệu chứng toàn thân: Có hội chứng nhiễm trùng. - Triệu chứng cơ năng: Có cảm giác đau sâu ở đầu xương, cử động hạn chế do đau. - Triệu chứng thực thể: Bệnh nhân đau khi ấn tay vào: Có hiện tượng sưng, nóng, đỏ, đau. Sau 7–10 ngày có thể có mủ và những mẩu xương chết chảy Hình 50.5. Viêm xương mãn có mủ chảy ra 179
  3. 4.2. Chẩn đoán phân biệt 4.2.1. Thấp tim Đau nhiều khớp cùng một lúc. Hoặc đau từ khớp này chuyển sang khớp kia. Triệu chứng toàn thân không nặng nề. 4.2.2. Viêm khớp cấp: Đau không lan xa, viêm khu trú ở khớp. - Khớp bị sưng, nóng, đỏ, đau. - Cử động hạn chế. - Có hạch ở gốc chi. 4.2.3. Viêm cơ: Có dấu hiệu lâm sàng khu trú và nhẹ hơn. 5. Xử trí 5.1. Nguyên tắc: - Chẩn đoán bệnh và xử trí sớm - Dùng kháng sinh đường tĩnh mạch - Dẫn lưu mủ và tổ chức hoại tử. - Bất động. 5.2. Điều trị tại tuyến YTCS: Cần chẩn đoán sớm trong 3 ngày đầu. - Dùng kháng sinh: + Kháng sinh thuộc nhóm diệt khuẩn, liều cao, khởi đầu dùng đường tĩnh mạch. Trong đa số trường hợp nên dùng kháng sinh chống tụ cầu vàng liều cao (oxacillin, nafcillin, cefazolin, hoặc vancomycin), nếu nghi ngờ nhiễm khuẩn thêm VK gram âm cần kết hợp với một thuốc thuộc nhóm cephalosporin thế hệ 3, hoặc aminoglycosid, hoặc fluoroquinolon. + Khi có kết quả kháng sinh đồ, điều trị dựa vào kết quả đáp ứng và kháng sinh đồ - Tiêm thuốc trợ lực, trợ tim. - Ăn đủ chất. - Giải thích cho người bệnh chuyển lên tuyến trên nếu điều trị nội khoa không chuyển biến hoặc có mủ lẫn xương chết chảy ra. LƯỢNG GIÁ Anh (chị) hãy chọn câu trả lời tốt nhất cho các câu sau: Câu 1: Điều kiện thuận lợi gây viêm xương: A- Tuổi hay gặp: 15-30 tuổi. Chấn thương làm dập phần sụn của xương. B- Tuổi hay gặp: 10-24 tuổi. Chấn thương làm dập vỡ xương. C- Tuổi hay gặp: 5-18 tuổi. Chấn thương làm dập phần mềm. D- Tuổi hay gặp: 2-14 tuổi. Chấn thương làm dập phần mềm và xương. Câu 2: Triệu chứng toàn thân của viêm xương: A- Bệnh khởi phát từ từ: Sốt nhẹ 38- 390, mạch nhanh nhỏ 70- 80 lần/ phút, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn. Cũng có khi buồn nôn hoặc nôn. B- Bệnh khởi phát từ từ: Sốt cao 39- 400, mạch nhanh nhỏ 90- 100 lần/ phút, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn. Cũng có khi buồn nôn hoặc khó tiêu. C- Bệnh khởi phát đột ngột: Sốt nhẹ 38- 390, mạch nhanh nhỏ 100- 120 lần/ phút, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn. Cũng có khi buồn nôn hoặc nôn. D- Bệnh khởi phát đột ngột: Sốt cao 39- 400, mạch nhanh nhỏ 120- 140 lần/ phút, mệt mỏi, chán ăn, môi khô, lưỡi bẩn. Cũng có khi buồn nôn hoặc khó tiêu. Câu 3: Triệu chứng tại chỗ của khớp gần nơi viêm xương: 180
  4. A- Biểu hiện rõ sưng, nóng, đỏ, đau. B- Bệnh nhân đau nhiều, cảm giác như có một vật gì đó xuyên qua khớp. C- Khớp gần đó sưng to và có dấu hiệu bị tràn dịch. D- Khớp gần đó bị sưng to và hạn chế vận động. Câu 4: Chẩn đoán phân biệt viêm xương với các bệnh: A- Gãy xương; Viêm cơ; Nhiễm trùng máu. B- Gãy xương; Viêm cơ; Viêm khớp cấp. C- Viêm cơ; Viêm khớp cấp; Nhiễm trùng máu. D- Viêm cơ; Viêm khớp cấp; Thấp tim. Câu 5: Xử trí khi điều trị nội khoa viêm xương 3 ngày không chuyển biến hoặc có xương chết chảy ra ở y tế cơ sở: A- Giải thích cho người bệnh chuyển lên tuyến trên điều trị. B- Rạch mổ, nạo sạch xương chết, dẫn lưu. Thay rửa hàng ngày. C- Dùng kháng sinh liều cao và kết hợp. Tiêm thuốc trợ tim trợ lực. D- Làm kháng sinh đồ. Chọn loại khác sinh khác phù hợp hơn. 181
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2