intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Trẻ thiếu vitamin D dễ bị còi xương

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

100
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bệnh còi xương do thiếu vitamin D còn gọi là bệnh còi xương dinh dưỡng, là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, là lứa tuổi mà hệ xương đang phát triển mạnh. Bệnh còi xương tuy không gây tử vong nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và vận động của trẻ em. Những trẻ bị còi xương thường dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy cấp và suy dinh dưỡng. Còi xương thường làm cho các bệnh này nặng và kéo dài hơn. ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Trẻ thiếu vitamin D dễ bị còi xương

  1. Trẻ thiếu vitamin D dễ bị còi xương Bệnh còi xương do thiếu vitamin D còn gọi là bệnh còi xương dinh dưỡng, là một bệnh thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, là lứa tuổi mà hệ xương đang phát triển mạnh. Bệnh còi xương tuy không gây tử vong nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất và vận động của trẻ em. Những trẻ bị còi xương thường dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm phổi, tiêu chảy cấp và suy dinh dưỡng. Còi xương thường làm cho các bệnh này nặng và kéo dài hơn.
  2. Bệnh còi xương còn để lại những hậu quả lâu dài như biến dạng lồng ngực, gù vẹo cột sống, chân vòng kiềng, hẹp khung chậu, v.v... ảnh hưởng tới thẩm mỹ và đến sinh đẻ sau này đối với trẻ em gái. Mặc dầu hiện nay đã tổng hợp được vitamin D và các sản phẩm chuyển hóa của chúng, nhưng còi xương vẫn còn là một vấn đề sức khỏe cộng đồng của trẻ em, đặc biệt của các nước đang phát triển. Các cuộc điều tra gần đây ở nước ta cho thấy tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị còi xương còn khoảng 5-9% ở khu vực đồng bằng và 14% ở khu vực miền núi phía Bắc. Nguyên nhân khiến cho tỷ lệ mắc còi xương của trẻ em còn cao ở mỗi quốc gia có khác nhau, nhưng nhìn chung có sự phối hợp của nhiều yếu tố như tình trạng kinh tế xã hội, phong tục tập quán, thói quen ăn uống, tình trạng dinh dưỡng, sức khỏe bệnh tật của người mẹ và của đứa trẻ, cũng như việc áp dụng các biện pháp phòng bệnh. Cơ thể trẻ em nhận được vitamin D từ 2 nguồn: Từ thức ăn động vật và thực vật: sữa mẹ, gan, trứng và một số loại rau quả. Tuy nhiên hàm lượng vitamin D có trong sữa mẹ hoặc
  3. thức ăn không nhiều. Do cơ thể tổng hợp vitamin D từ các tiền vitamin D ở dưới da, dưới tác động quang hóa của tia cực tím trong ánh sáng mặt trời. Đây là nguồn cung cấp chủ yếu vitamin D cho cơ thể. Như vậy khi trẻ bị nuôi dưỡng không đầy đủ hoặc không đúng, cũng như thiếu ánh sáng mặt trời do nhà ở chật chội, tối tăm, do mặc quần áo quá nhiều hoặc trẻ bị nhốt trong nhà suốt ngày,... sẽ dễ bị bệnh còi xương. Những trẻ không được bú sữa mẹ, ăn bột quá sớm, trẻ đẻ non, trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng hoặc tiêu chảy kéo dài hoặc người mẹ khi mang thai không được ăn uống đầy đủ trẻ sinh ra cũng dễ mắc bệnh còi xương. Bệnh còi xương thường gặp nhiều ở trẻ em từ 6-18 tháng tuổi; các trẻ đẻ non hoặc thấp cân có thể bị bệnh sớm hơn. Biểu hiện sớm của bệnh còi xương là những rối loạn về thần kinh thực vật: hay ra mồ hôi, dễ bị kích thích, ngủ không say, hay giật mình, có khi khóc về đêm hoặc co giật. Vì vậy khi thấy trẻ nhỏ có các biểu hiện trên cần đưa trẻ đến khám bệnh để được điều trị kịp thời. Nếu trẻ không được điều trị, bệnh sẽ gây ra các biến đổi ở hệ xương (thóp
  4. rộng và lâu kín, có các bướu trán, chậm mọc răng, lồng ngực biến dạng, các đầu xương cổ tay, cổ chân bè ra, v.v...); các cơ nhẽo, trẻ chậm biết đi... Bệnh còi xương có thể phòng được và không tốn kém. Cần phòng bệnh còi xương cho trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Các bà mẹ khi mang thai và cho con bú cần được ăn uống đầy đủ, làm việc nghỉ ngơi thoải mái và nhất là nên có thời gian đi dạo ngoài trời. Đối với trẻ cần được bú mẹ và ăn bổ sung đầy đủ, không nên cho ăn bột quá sớm. Phải cho trẻ tắm nắng hằng ngày, mỗi ngày ít nhất 15-20 phút. Những trẻ không được bú sữa mẹ, đẻ non, đẻ thấp cân cần quan tâm bảo đảm dinh dưỡng cho trẻ, đồng thời cho uống thêm vitamin D, mỗi ngày 400 đơn vị (1 giọt/ngày, nếu dùng sterogyl) trong suốt năm đầu. Khi trẻ bị bệnh còi xương phải được điều trị bằng vitamin D với liều 2.000- 4.000 đơn vị/ngày, trong 6-8 tuần liền. Ngoài ra nên cho trẻ uống thêm canxi (calcinol, ossidos) từ 0,5-1g/ngày.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2