intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Truyền thông xã hội trở thành ngành kinh doanh nghiêm túc

Chia sẻ: Hoang Ngoc Ha | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

133
lượt xem
20
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Những công nghệ ngày nay cho phép con người tương tác mà không cần bận tâm đến phương thức tương tác, nhờ sự tồn tại sẵn sàng của các kiểu mẫu và cấu trúc, cho phép các hành động diễn ra không đồng nhất và mang tính ảo. Quan trọng hơn, các phép toán tìm kiếm phức tạp cho phép chúng ta tìm ra thứ chúng ta cần trong một biển thông tin. nó đồng thời cải thiện cái cách mà chúng ta tạo ra, lưu giữ, và chia sẻ thông tin, giúp người sử dụng tìm được các nguồn hữu dụng, khơi nguồn cho đổi mới và chuyên môn, và tận dụng được "trí tuệ đám đông".

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Truyền thông xã hội trở thành ngành kinh doanh nghiêm túc

  1. Truyền thông xã hội trở thành ngành kinh doanh nghiêm túc Cả mùa xuân năm ngoái, hầu hết các lãnh đạo cấp cao tôi gặp đều nhún vai làm ngơ khi tôi nhắc khả năng ứng dụng của Web 2.0. Họ sẽ chỉ cân nhắc việc cho phép tiếp cận mạng xã hội trong giờ làm việc nếu nó thật sự cần thiết để những nhân viên trẻ khỏi kêu ca. Twitter ư? Nó là cái gì chứ? Nhưng cho đến mùa hè, những cuộc đối thoại tôi có với các lãnh đạo cấp cao này thật sự thay đổi rất nhiều. Họ thừa nhận rằng
  2. công nghệ 2.0 có thể được sử dụng để thay đổi cách hoàn thành công việc một cách cơ bản nhất. Những thú vị khi khám phá một phương cách làm việc mới, chia sẻ thông tin, cộng tác nhằm nâng cao năng suất và đạt được mục tiêu của doanh nghiệp đều có thể được tìm thấy ở đây. Những tiến bộ trong khả năng giao tiếp luôn thay đổi cái cách mà chúng ta sống và làm việc - hai hoạt động không thể tách rời. Sự xuất hiện của chữ viết đã phát triển một xã hội Ai Cập phân tầng phức tạp khi các nhà cầm quyền có khả năng chứng minh quyền cai trị và đưa ra mệnh lệnh; ngành công nghiệp in ấn giúp đề cao dân chủ bằng cách truyền bá thông tin rộng rãi trong quần chúng, điện tín cho phép các thành phố chính phát triển với sự cách biệt về địa lý giữa trụ sở chính và các nhà mày. Và cho đến nay, cũng như sự chấp nhận đầy do dự thế hệ Web 2.0, những tiến bộ trong khả năng giao tiếp luôn gặp những phản đối đáng kể. Những đánh giá ban đầu về điện thoại cho rằng nó sẽ chủ yếu được dùng cho các ứng dụng xã hội, phi kinh doanh.
  3. Các doanh nghiệp cần đến một công nghệ không có khả năng lưu trữ đối thoại làm gì khi đã có điện tín như một phương tiện thay thế? Các đánh giá ban đầu về công nghệ cơ bản trong ngành công nghệ sao chụp cũng tương tự - không ai có thể tưởng tượng lý do gì khiến các được doanh nghiệp cần tài liệu sao chép. Thật khó để hình dung những lợi ích mà phương thức giao tiếp mới có thể mang lại, và cũng thật dễ dàng để loại bỏ những công nghệ mới như những điều phù phiếm. Nhưng rõ ràng bất cứ khi nào khả năng giao tiếp được mở rộng, có những thứ tiên đoán trước sẽ xảy ra: Phạm vi giao tiếp (khoảng cách và tốc độ tạo giao tiếp) tăng đáng kể và khả năng tương tác lớn giúp chúng ta tổ chức, chuyển dịch quyền lực, và phương thức hoàn thành công việc. Ronald Coase, một giáo sư tại trường đại học Chicago, người đã đoạt giải Nobel kinh tế cho nghiên cứu chỉ ra mối liên quan giữa chi phí giao dịch và cấu trúc doanh nghiệp. Trong cuốn "Bản chất doanh nghiệp" xuất bản năm 1937, Coase đã nghiên cứu về sự
  4. ảnh hưởng của chi phí liên lạc lên quy mô của doanh nghiệp. Ông nhận ra rằng chi phí liên lạc hay giao dịch kích thích sự gia tăng chức năng trong doanh nghiệp - có thể giải thích như sau, ví dụ như, sử dụng chiến lược hội nhập theo chiều dọc giữa những năm của thế kỷ 20 - một chiến lược sau đó đã bị đa số từ bỏ khi chi phí liên lạc giảm. Harold Adams Innis, một giáo sư tại trường đại học Toronto, đã chỉ ra các kết quả có thể tiên đoán trước bất cứ khi nào chi phí liên lạc giảm trong tác phẩm năm 1951 của ông có tên "Xu hướng của liên lạc". Dù bắt đầu viết trước sự ra đời của thế hệ Web 2.0, rất nhiều tiên đoán của ông đã phản ánh chính xác những xu hướng ngày nay:  Tái phân bố kiến thức, vì vậy, chuyển dịch quyền lực  Giúp những người không chuyên có thể cạnh tranh với những người chuyên nghiệp, do có thể tiếp cận kiến thức bất cứ lúc nào thay cho quá trình nghiên cứu thu thập phức tạp
  5.  Cho phép các cá nhân và nhóm thiểu số đưa ra ý kiến  Giảm lợi thế tốc độ khi một số người biết thông tin trước những người khác  Giảm lợi thế quy mô hay khả năng chịu được chi phí cao của các tổ chức lớn Tôi tin rằng tác động của công nghệ kết hợp trong thập kỷ vừa qua, ví dụ như Web 2.0, sở hữu quyền năng to lớn tác động đến phương thức sống và làm việc như những công nghệ đột phá khác trong quá khứ - công nghệ in ấn, điện tín, mạng Internet - đã từng mang lại. Những công nghệ ngày nay cho phép con người tương tác mà không cần bận tâm đến phương thức tương tác, nhờ sự tồn tại sẵn sàng của các kiểu mẫu và cấu trúc, cho phép các hành động diễn ra không đồng nhất và mang tính ảo. Quan trọng hơn, các phép toán tìm kiếm phức tạp cho phép chúng ta tìm ra thứ chúng ta cần trong một biển thông tin. Nó đồng thời cải thiện cái cách mà chúng ta tạo ra, lưu giữ, và chia sẻ thông tin, giúp người sử dụng tìm được các nguồn hữu dụng, khơi nguồn
  6. cho đổi mới và chuyên môn, và tận dụng được "trí tuệ đám đông". Ngày nay, biên giới của năng lực sản xuẩt của con người nằm ở sức mạnh hợp tác mở rộng - khả năng làm việc liên kết không bị giới hạn trong nhóm nhỏ nhờ sử dụng các công cụ hợp tác mới. Đoàn tàu đã rời sân ga. Truyền thông xã hội đang trên con đường trở thành một phần không thể thiếu trong các phương thức làm việc như là một công cụ chính trong doanh nghiệp. Các bạn có thể thấy rằng câu truyện về cách vận dụng công nghệ của các doanh nghiệp đang ngày càng thú vị.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2