intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

Chia sẻ: Đinh Văn Mậu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

394
lượt xem
84
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong nền SX hàng hóa việc mua sắm quản lý TLLĐ phải dùng tiền tệ. Vì vậy mỗi DN muốn tiến hành SXKD. DN phải ứng trước một số tiền vốn nhất định để mua sắm, xây dựng các TLLĐ Số vốn này được luân chuyển theo mức hao mòn dần của TLLĐ. Trong quá trình SXKD TLLĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nó tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP

  1. VỐN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP I- KHÁI NIỆM VỀ VỐN CỐ ĐỊNH Muốn tiến hành SXKD trước hết mọi DN phải có tư liệu lao động (TLLĐ) Trong nền SX hàng hóa việc mua sắm quản lý TLLĐ phải dùng tiền tệ. Vì vậy mỗi DN muốn tiến hành SXKD. DN phải ứng trước một số tiền vốn nhất định để mua sắm, xây dựng các TLLĐ Số vốn này được luân chuyển theo mức hao mòn dần của TLLĐ. Trong quá trình SXKD TLLĐ vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nó tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD. Trong quá trình sử dụng TLLĐ bị hao mòn dần cho đến khi bị hư hỏng hoặc xét thấy không mang lại hiệu quả kinh tế thì mới cần đổi mới. Giá trị hao mòn của TLLĐ hợp thành một yếu tố chi phí SX của DN và được bù đắp khi SP được thực hiện. TLLĐ có giá trị cao thấp khác nhau, thời gian dài ngắn không giống nhau. Do vậy để tiện cho việc quản lý và sử dụng TLLĐ theo chế độ quy định của nước ta. Những TLLĐ phải thỏa mãn 2 tiêu chuẩn sau đây mới được coi là tài sản cố định (TSCĐ) : Một là : Phải có giá trị tối thiểu ở một mức nhất định. Giá trị này có thể thay đổi cho phù hợp với tình hình kinh tế của nước ta. Trong điều kiện hiện nay quy định có giá trị từ 5.000.000 đ trở lên. Hai là : Có thời gian sử dụng tối thiểu từ 01 năm trở lên. Những TLLĐ không thỏa mãn một trong hai điều kiện trên được coi là công cụ lao động nhỏ. Trong điều kiện của nền kinh tế hàng hóa TSCĐ không chỉ bao gồm những tài sản có hình thái vật chất mà còn có những tài sản không có hình thái vật chất như chi phí nghiên cứu phát triển, chi phí thành lập DN …. Loại tài sản không có hình thái vật chất giá trị của nó cũng được chuyển dịch dần vào giá trị SP mới hoàn thành. Do vậy : vốn cố định của DN là số vốn ứng trước về TSCĐ hiện có của DN. TSCĐ và vốn cố định của DN có sự khác nhau ở chỗ : Lúc mới đưa vào hoạt động DN có vốn cố định đúng bằng giá trị nguyên thủy của TSCĐ. Về sau vốn cố định của DN thường thấp hơn giá trị nguyên thủy của TSCĐ do khoản khấu hao đã trích. Khoản khấu hao đã trích được chuyển dịch dần giá trị SP mới hoàn thành và được bù đắp khi SP được thực hiện, hình thành nên quỹ khấu hao. DN dùng quỹ khấu hao này để tái đầu tư TSCĐ mới phục vụ cho quá trình phát triển SXKD của DN. II- PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TSCĐ 1. Phân loại và kết cấu TSCĐ a. Phân loại TSCĐ Để quản lý và sử dụng tốt TSCĐ cần phải dựa theo những tiêu chuẩn sau đây để phân loại TSCĐ a.1/ Phân loại tài sản theo hình thái biểu hiện : Được phân thành hai loại sau đây : + TSCĐ hữu hình : Là những TSCĐ được biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể. ( hình thái vật chất cụ thể ) như : nhà xưởng, MMTB, phương tiện vận chuyển, các công trình kiến trúc, đất canh tác, đất xây dựng ….. + TSCĐ vô hình : Là những tài sản không biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể như : chi phí thành lập DN, bản + TSCĐ vô hình : Là những tài sản không biểu hiện bằng hình thái hiện vật cụ thể như : chi phí thành lập DN, bản thế thương mại, chi phí đầu tư cải tạo đất, chi phí nạo vét sông, bến cảng …. Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của DN để có những quyết định đúng đắn về đầu tư hoặc điều chỉnh phương án đầu tư phù hợp với điều kiện SXKD của DN. a.2/ Phân loại theo công dụng kinh tế : Phân thành 2 loại
  2. + TSCĐ dùng trong hoạt động SXKD là những TSCĐ hữu hình và vô hình trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia vào qúa trình SXKD của DN. + TSCĐ dùng ngoài SXKD là những TSCĐ dùng cho các hoạt động SX phụ, hoạt động phúc lợi công cộng của DN như : Hoạt động văn hóa thể thao, nhà trẻ, y tế, nhà nghỉ công đoàn …. Phương pháp phân loại này giúp cho người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ và trình độ cơ giới hóa của DN từ đó kiểm tra mức độ đảm bảo đối với nhiệm vụ SXKD và từ đó có phương pháp cải tiến tình hình trang thiết bị kỹ thuật và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ. a.3/ Phân loại TSCĐ theo tình hình sử dụng : Phân thành các dạng sau + TSCĐ đang sử dụng + TSCĐ chưa sử dụng + TSCĐ không cần sử dụng Phương pháp phân loại này giúp người qquản lý thấy rõ tình hình thực tế sử dụng TSCĐ về số lượng và chất lượng để có phương pháp sử dụng TSCĐ hợp lý hơn. a.4/ Phân loại TSCĐ theo quyền sở hữu : Phân thành các loại sau + TSCĐ thuộc quyền sở hữu của DN ( TSCĐ tự có ). + TSCĐ không thuộc quyền sở hữu của DN ( TSCĐ đi thuê ). Phân loại theo cách này giúp người quản lý thấy được năng lực thực tế của DN mà khai thác sử dụng hợp lý TSCĐ của DN và nâng cao hiệu quả đồng vốn. a.5/ Phân loại TSCĐ theo nguồn hình thành : Phân thành các loại sau + TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn NSNN ( đối với các DNNN ). + TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn tự có của DN. + TSCĐ hình thành bằng nguồn vốn đi vay. Phân loại theo cách này giúp người quản lý thấy được tình hình cấp phát vốn và năng lực thực tế của DN để sử dụng vốn đầu tư hợp lý hơn. Mỗi cách phân loại đều có ý nghĩa khác nhau nhưng chúng đều có ý nghĩa chung là giúp người quản lý tính toán chính xác số khấu hao. b. kết cấu TSCĐ Kết cấu TSCĐ là tỷ trọng giữa nguyên giá của một loại TSCĐ nào đó chiếm trong tổng nguyên giá TSCĐ hiện có của DN. Do tính chất SX và đặc điểm quy trình công nghệ, do trình độ trang bị kỹ thuật, hiệu quả vốn đầu tư XDCB và phương tiện tổ chức SX của từng ngành từng XN khác nhau sẽ có kết cấu TSCĐ khác nhau để phù hợp với hoạt động SXKD của DN mình. Ví dụ :Các DN cơ khí thì MMTB SX chiếm tỷ trọng, các XN điện – điện tử thì thiết bị động lực và thiết bị truyền dẫn chiếm tỷ trọng lớn, các XN thuộc công nghiệp nhẹ thì nhà cửa chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác những DN có trình độ SX cao thì MMTB SX chiếm tỷ trọng lớn, nhà cửa chiếm tỷ trọng nhỏ và ngược lại. Còn những DNSX theo phương thức dây chuyền thì phương tiện vận chuyển trong nội bộ chiếm tỷ trọng thấp và ngược lại. 2. Hiệu suất sử dụng TSCĐ DT H cñ = NG bq Để đánh giá tình hình sử dụng TSCĐ của các DN, nước ta dùng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng TSCĐ. Được tính theo công thức : Trong đó : Hcđ : Là hiệu suất sử dụng TSCĐ trong thời kỳ nào đó DT : Là doanh thu SP hàng hóa tiêu thụ trong kỳ mà TSCĐ phục vụ NGbq : Là giá trị nguyên thủy TSCĐ bq trong kỳ Trong công thức trên DT tiêu thụ SP hoặc DT do cung ứng dịch vụ trong kỳ
  3. Chỉ tiêu này nói lên cứ một đồng TSCĐ thì trong kỳ làm ra được bao nhiêu đồng doanh thu NGñk + NG ck NG bq = 2 Giá trị nguyên thủy TSCĐ bq trong kỳ được tính theo công thức : NGck = NGđk + NGtg - NGg Trong đó : NGđk : Là giá trị nguyên thủy TSCĐ hiện có đầu kỳ NGck : Là giá trị nguyên thủy TSCĐ hiện có cuối kỳ NGtg : Là giá trị nguyên thủy TSCĐ tăng thêm trong kỳ NGg : Là giá trị nguyên thủy TSCĐ giảm bớt trong kỳ Cách xác định giá trị nguyên thủy (nguyên giá) của TSCĐ : a. TSCĐ hữu hình : + Đối với TSCĐ mua mới và mua lại TSCĐ đã qua sử dụng Giá mua các khoản các khoản chiết khấu Nguyên giá = ghi trên hóa đơn + chi phí khác - mua hàng, giảm giá ( Trên chứng từ ) ( nếu có ) Các khoản chi phí khác bao gồm : Chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử, sửa chữa tân trang trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng, thuế và lệ phí trước bạ …… + Loại TSCĐ được cho, được biếu tặng, từ nơi khác chuyển đến Khi xác định nguyên giá có thể căn cứ vào biên bản bàn giao, giá trị thực tế của TSCĐ trên thị trường tại thời điểm đó hoặc giá trị còn lại ghi trên sổ sách kế toán của các đơn vị trên và cộng các khoản chi phí lắp đắp, bốc dỡ, vận chuyển, chi phí tân trang ……….Trước khi đưa vào sử dụng + Loại TSCĐ nhận liên doanh, nhận lại góp vốn. Nguyên giá là do hội đồng liên doanh đánh giá giá trị thực tế của TSCĐ và cộng các khoản chi phí khác. + Loại TSCĐ đầu tư XDCB ( cả phần tự làm và thuê ngoài ). Nguyên giá là giá quyết toán bàn giao công trình. b. TSCĐ vô hình : Nguyên giá là toàn bộ chi phí đầu tư đã bỏ ra cho mục đích đầu tư. Ví dụ : Có tình hình sử dụng TSCĐ của 1 XNCN năm 2001 như sau : + Tổng giá trị TSCĐ đến ngày 31/12/2000 là 500 triệu đồng trong đó 20 triệu giá trị TSCĐ không phải tính khấu hao + Tình hình tăng giảm TSCĐ trong năm 2001 như sau : - Ngày 2/2 mua mới 1 số TSCĐ. Tổng giá mua ghi trên hóa đơn là 100 triệu, chi phí vận chuyển, lắp đặt là 1,2 triệu, chiết khấu mua hàng được hưởng là 1% trên giá hóa đơn. - Tháng tư xây dựng xong một phân xưởng SX, tổng giá quyết toán công trình là 25 triệu đồng - Ngày 15/5 được lệnh của cấp trên đưa 1 TSCĐ dự trữ ở kho ra SX nguyên giá 20 triệu đồng - Tháng 7 được lệnh thanh lý 1 TSCĐ nguyên giá 35 triệu đồng, chi phí thanh lý 0,4 triệu đồng - Ngày 12/8 nhượng bán 1 TSCĐ có nguyên giá 15 triệu đồng đã khấu hao 8 triệu đồng. Biết rằng tổng DT tiêu thụ SP trong năm là 1.236,48 triệu đồng. Vận dụng các công thức đã học tính Hcđ của XN trên trong năm 2001. NGđk = 500 triệu đồng NGtg = 100 + 1,2 - (1% x 100) + 25 = 125,2 triệu đồng NGg = 35 + 15 = 50 triệu đồng
  4. NGck = 500 + 125,2 - 50 = 575,2 triệu đồng 500 + 575,2 NG bq = = 537,6trieäu ñoàng 2 1.236,48 H cñ = = 2,3 5376, Vậy cứ 1 đồng giá trị TSCĐ trong năm tạo ra được 2,3 đồng doanh thu. 3. Phương hướng cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ : Cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ có ý nghĩa rất quan trọng. Việc cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ có thể khiến cho cùng một số MMTB như nhau nhưng phục vụ được khối lượng công việc lớn hơn, từ đó có thể tiết kiệm vốn đầu tư XDCB, giảm chi phí khấu hao trên một đơn vị SP từ đó có thể hạ thấp giá thành SP. Phương hướng cải tiến tình hình sử dụng TSCĐ gồm các mặt sau : - Cần giảm bớt tỷ trọng TSCĐ không dùng trong SXKD, thanh toán những TSCĐ không cần dùng, giảm bớt TSCĐ chưa sử dụng và dự trữ làm cho số TSCĐ hiện có phát huy hết tác dụng của nó. - Triệt để sử dụng diện tích hiện có của nhà cửa, vật kiến trúc, giảm bớt diện tích dùng vào quản lý hành chính, mở rộng diện tích SXKD, bố trí MMTB hợp lý để giảm bớt diện tích chiếm dùng, tăng thêm thiết bị vận chuyển trên không ... - Tăng thêm thời gian sử dụng thiết bị SX tức là tăng thêm thời gian làm việc thực tế của nó bằng cách : nâng cao hiệu suất và chất lượng công tác sửa chữa, thực hiện chế độ làm việc 2 hoặc 3 ca trong ngày, khắc phục tính chất thời vụ trong SX, bảo đảm thiết bị làm việc đều đặn trong năm. - Nâng cao năng lực sử dụng thiết bị SX tức là tăng thêm cường độ sử dụng trong mỗi đơn vị thời gian và hiệu suất SX của thiết bị SX bằng cách : áp dụng những biện pháp kỹ thuật mới, cải tiến quy trình công nghệ, tổ chức SX theo lối dây chuyền, chuyên môn hóa cao, cải tiến chất lượng nguyên nhiên vật liệu, nâng cao trình độ kỹ thuật của công nhân ……. III – KHẤU HAO TSCĐ 1. Khái niệm về hao mòn và khấu hao TSCĐ : Trong quá trình sản xuất, TSCĐ bị hao mòn hữu hình và vô hình. - Hao mòn hữu hình xẩy ra do sử dụng TSCĐ và do tác đông của điều kiện tự nhiên như khí hậu, thời tiết ẩm ướt, do quá trình ô xy hóa xảy rav.v... Làm cho TSCĐ giảm dần về mặt giá trị và giá trị sử dụng. - Hao mòn vô hình xẩy ra do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật làm cho công suất và giá cả của MMTB cao hơn và rẻ hơn so với máy móc cũ có cùng tính năng làm cho MMTB bị mất giá. Trong quá trình hoạt động của TSCĐ, giá trị của bộ phận TSCĐ tương ứng với mức hao mòn chuyển dịch dần vào SP gọi là khấu hao TSCĐ. Bộ phận giá trị này là một yếu tố chi phí SX hợp thành nên giá thành SP biểu hiện được hình thức tiền tệ gọi là tiền khấu hao TSCĐ. sau khi SP được tiêu thụ số tiền khấu hao được trích để bù đắp dần dần và tích lũy thành quỹ khấu hao TSCĐ. quỹ khấu hao TSCĐ - DN dùng tái đầu tư TSCĐ để phục vụ nhu cầu SXKD của DN mình Việc tính toán chính xác số khấu hao có một ý nghĩa vô cùng quan trọng vì : + Khấu hao TSCĐ là việc tính toán và phân bổ đều đặn nguyên giá của TSCĐ vào chí phí SXKD qua các thời kỳ cấu thành nên giá thành SP. Do vậy việc tính toán chính xác số khấu hao sẽ giúp cho việc tính giá thành SP và xác định lời lỗ của DN được chính xác. + Quỹ khấu hao là nguồn vốn để tiến hành tái SX và tái SX mở rộng TSCĐ. Trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật, lao động hao phí để SX các loại TSCĐ có thể
  5. giảm bớt, DN dùng quỹ khấu hao đầu tư, đổi mới TSCĐ với quy mô lớn hơn hoặc trang bị thêm máy móc tinh vi hơn, hiện đại hơn. 2. Các phương pháp tính khấu hao : Việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao thích hợp với từng DN là biện pháp quan trọng khắc phục hao mòn vô hình, còn là căn cứ quan trọng để xác định thời gian hoàn vốn đầu tư TSCĐ từ các nguồn vốn vay dài hạn, đồng thời cũng là căn cứ để lựa chọn phương án đầu tư thích hợp cho mỗi DN. Thông thường có những phương pháp tính khấu hao sau : NG KH = N sd a. Phương pháp tuyến tính cố định (phương pháp khấu hao đường thẳng, phương pháp khấu hao theo thời gian) Áp dụng công thức : Trong đó : KH : Là mức trích khấu hao trung bình hàng năm của TSCĐ NG : Là nguyên giá của TSCĐ Nsd : Là thời gian sử dụng của TSCĐ (năm) Giaù coøn treân saùch toaùn trò laïi soå keá KH = Thôøi söû gian duïng ñònh hoaëc giansöû xaùc laïi thôøi duïng laïicuûa coøn TSCÑ Trường hợp NG hoặc thời gian sử dụng thay đổi, DN phải xác định lại khấu hao bằng cách : Ví dụ : + Một DN mua mới 1 TSCĐ, giá mua trên hóa đơn là 235.000.000 đ, chi phí vận chuyển, lắp đặt và chạy thử 7.000.000 đ, chiết khấu mua hàng được hưởng 5.000.000 đ, thời gian sử dụng là 8 năm. TSCĐ này dược đưa vào sử dụng ngày 01/01/1998. 240.000.00 0 KH = = 30.000.000 ñ 8 NG = 235.000.000 + 7.000.000 - 5.000.000 = 240.000.000 đ 30.000.000 = 2.500.000 ñ 12 Mức trích khấu hao tháng là : + Trong năm sử dụng thứ tư DN nâng cấp TSCĐ với tổng chi phí là 24.000.000 đ thời gian sử dụng đánh giá lại là 6 năm (tăng 2 năm so với thời gian ban đầu) ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là ngày 01/01/2002. . Vậy nguyên giá TSCĐ sau khi nâng cấp là : 240.000.000 + 24.000.000 = 264.000.000 đ . Số khấu hao luỹ kế đã trích là : 30.000.000 x 4 năm = 120.000.000 đ . Giá trị còn lại trên sổ kế toán là : 264.000.000 - 120.000.000 = 144.000.000 đ . Mức trích khấu hao mới là : 144.000.000 : 6 năm = 24.000.000 đ . Mức trích khấu hao tháng là : 24.000.000 : 12 tháng = 2.000.000 đ Như vậy từ năm 2002 trở đi DN trích khấu hao vào chi phí SXKD mỗi tháng là 2.000.000 đ đối với TSCĐ vừa nâng cấp. NG KH NG N 1 KH% = x 100% Maø KH = Do ñoùKH% = sd x 100%= x 100% NG Nsd NG Nsd Trong thực tế, người ta thường tính khấu hao bằng cách trước hết xác định tỷ lệ khấu hao theo công thức :
  6. Trong thực tế thường sử dụng 3 loại tỷ lệ khấu hao. Tỷ lệ khấu hao từng cái, tỷ lệ khấu hao từng loại TSCĐ và tỷ lệ khấu hao bình quân (tỷ lệ khấu hao tổng hợp). Tỷ lệ khấu hao bình quân (KHbq%). Được tính theo các công thức sau : Công thức 1 : KHbq% = ( Ti Ni ∑ Mk KH bq% = x 100% ∑ NG Công thức 2 : Trong đó : Ti : Là tỷ trọng từng loại TSCĐ chiếm trong tổng số TSCĐ Ni : Là tỷ lệ khấu hao từng loại TSCĐ ( Mk : Là tổng số tiền khấu hao TSCĐ ( NG : Là tổng giá trị TSCĐ phải tính khấu hao Tỷ lệ khấu hao từng cái và từng loại TSCĐ thường được dùng để tính số tiền khấu hao thực tế, còn tỷ lệ khấu hao bq được dùng trong công tác lập kế hoạch khấu hao TSCĐ. Ở nước ta, nhà nước quy định thống nhất thời gian sử dụng và tỷ lệ khấu hao của TSCĐ đối với DNNN, còn các DN thuộc mọi thành phần kinh tế khác nhà nước chỉ bắt buộc áp dụng trong việc xác định chi phí để tính thuế còn các quy định khác chỉ khuyến khích áp dụng, giúp cho các DN có điều kiện thu hồi vốn nhanh để hiện đại hóa và nhanh chóng đổi mới công nghệ. Tính khấu hao theo phương pháp tyuến tính cố định có ưu nhược điểm sau : * Ưu điểm : - Mức trích khấu hao được phân bổ vào giá thành một cách đều đặn làm cho giá thành SP được ổn định. - Đơn giản, dễ làm, chính xác đối với từng loại TSCĐ. * Nhược điểm : Mức trích khấu hao và tỷ lệ khấu hao được trích một cách đồng đều nên khả năng thu hồi vốn chậm, không phản ánh đúng lượng hao mòn thực tế của đơn vị và hao mòn vô hình của TSCĐ là không thể tránh khỏi. b. Phương pháp khấu hao nhanh : Phương pháp này bao gồm : phương pháp khấu hao theo "số dư giảm dần" và phương pháp khấu hao theo "tổng số" b1. Phương pháp khấu hao theo "Số dư giảm dần" : Số tiền khấu hao hàng năm được tính theo công thức : KH = KHcđ% x Giá trị còn lại của TSCĐ Trong đó KHcđ : là tỷ lệ khấu hao cố định. Tỷ lệ khấu hao cố định của phương pháp này được xác định bằng cách : - Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng dưới 4 năm thì KHcđ% bằng với tỷ lệ khấu hao của phương pháp tuyến tính cố định nhân với hệ số 1 - Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng từ 5 đến 6 năm thì bằng tỷ lệ khấu hao nói trên nhân với hệ số 2. - Đối với TSCĐ có thời gian sử dụng trên 6 năm thì tỷ lệ khấu hao cố định bằng tỷ lệ khấu hao nói trên nhân với hệ số 2,5. 1 1 KH% = x 100%= x 100%= 20% ⇔ KH cñ% = 20% x 2 = 40%/naêm N sd 5 Ví dụ : Một TSCĐ có nguyên giá 200.000.000 đồng, thời gian sử dụng là 5 năm. Tính số tiền khấu hao hàng năm theo phương pháp "số dư giảm dần" BẢNG TÍNH SỐ TIỀN KHẤU HAO HÀNG NĂM Đơn vị : 1.000.000 đ
  7. Số tiền khấu hao Luỹ kế số tiền Giá trị còn lại Năm hàng năm (KH) khấu hao của TSCĐ 1 40% x 200 = 80 40 200 - 80 = 120 2 40% x 120 = 48 128 120 - 48 = 72 3 40% x 72 = 28,8 156,8 72 - 28,8 = 43,2 4 40% x 43,2 = 17,28 174,08 43,2 - 17,28 = 25,92 5 40% x 25,92 = 184,448 25,92 - 10,368 = 10,368 5,552 Qua bảng tính khấu hao trên cho thấy số tiền trích khấu hao hàng năm theo phương pháp này được giảm dần theo bậc thang. Số tiền trích khấu hao nhiều ở những năm đầu và giảm dần ở những năm cuối. Phương pháp này có khả năng thu hồi vốn nhanh, khắc phục được hao mòn vô hình nhưng có nhược điểm là số tiền khấu hao luỹ kế đến năm cuối cùng không đủ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ. Vì vậy thường đến 2 năm cuối của TSCĐ người ta chia đôi giá trị còn lại của để phân đều số tiền khấu hao cho 2 năm còn lại của TSCĐ. Mặt khác việc đẩy nhanh tốc độ khấu hao sẽ giảm tương ứng lợi nhuận của doanh nghiệp ít nhiều ảnh hưởng tới khoản thu của (thuế) nhưng xét về lâu dài đây là con đường đúng đắn để bảo tồn và phát triển vốn cố định của doanh nghiệp. b2. Phương pháp khấu hao theo “tổng số” : Thôøi gianphuïc coøn cuûa vuï laïi TSCÑ Tyû khaáu moãi = leä hao naêm x 100% Σ daõy thöù töø soá töï naêm 1ñeán cuoái thöù naêm cuøng TSCÑ cuûa Số tiền khấu hao hàng nămđược tính theo công thức : KH = NG x Tỉ lệ khấu hao mỗi năm Lấy lại ví dụ trên : Tổng dãy số thứ tự từ nămthứ nhất đến năm cuối của TSCĐ = 1 + 2 + 3 + 4 + 5 = 15 BẢNG TÍNH SỐ TIỀN KHẤU HAO HÀNG NĂM Thời gian phục vụ Tỷ lệ khấu hao Số tiền khấu hao còn Năm lại của TSCĐ mỗi năm (%) hàng năm (triệu đồng) 1 5 (5/15) x 100 = 33,3 200 x 33,3% = 66,6 2 4 (4/15) x 100 = 26,7 200 x 26,7% = 53,4 3 3 (3/15) x 100 = 20 200 x 20% = 40 4 2 (2/15) x 100 = 13,3 200 x 13,3% = 26,6 5 1 (1/15) x 100 = 6,7 200 x 6,7% = 13,4 Cộng 15 100 200 Phương pháp khấu hao “tổng số” ưu điểm hơn phương pháp “số dư giảm dần” là số tiền khấu hao được trích luỹ kế đến năm cuối cùng đủ bù đắp giá trị ban đầu của TSCĐ. Nhưng việc đẩy nhanh tốc độ khấu hao sẽ làm giảm tương ứng lợi nhuận của doanh nghiệp. 3- Kế hoạch khấu hao TSCĐ : Trước khi bắt đầu năm kế hoạch mỗi DN đều phải lập kế hoạch khấu hao TSCĐ. Kế hoạch khấu hao TSCĐ lập chính xác hay không trực tiếp ảnh hưởng đến mức chính xác của kế hoạch giá thành, kế hoạch chi phí lưu thông và kế hoạch thu chi tài chính của DN. Khi lập kế hoạch khấu hao phải xác định rõ phạm vi TSCĐ phải tính khấu hao. Về nguyên tắc là mọi TSCĐ (TSCĐ hữu hình và TSCĐ vô hình) của các DN đều phải tính khấu hao trừ đất canh tác, đất xây dựng là không phải tính khấu hao. Theo quy định của nước ta đối với các DNNN –TSCĐ được phép không phải tính khấu hao bao gồm : TSCĐ đình chỉ hoạt động để đưa vào dự trữ nhà nước, để giám định kĩ
  8. thuật, để đưa vào sửa chữa do thiên tai, hỏa hoạn, chiến tranh gây ra hoặc chờ chuyển hẳn đi nơi khác theo quyết định của cấp trên. Còn lại tất cả những TSCĐ đang sử dụng, chưa sử dụng, không cần sử dụng đều phải trích khấu hao. Nếu TSCĐ chưa hết thời gian sử dụng mà bị hư hỏng do DN gây ra thì phải làm thủ tục thanh lý và phải lấy từ quỹ phát triển SX để bù đắp cho phần giá trị bị thiệt hại. Đối với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác có thể tham khảo những quy định về khấu hao do nhà nước ban hành để vận dụng một cách thích hợp vào điều kiện SXKD cụ thể của DN mình. Thông thường trong năm kế hoạch TSCĐ của DN có thể tăng giảm và thời gian tăng, giảm không xảy ra cùng một lúc do vậy khi lập kế hoạch khấu hao TSCĐ phải xác định số tăng, giảm và giá trị bình quân TSCĐ tăng, giảm năm kế hoạch. TSCĐ phải tính khấu hao tăng thêm năm kế hoạch bao gồm : TSCĐ mua sắm, xây dựng hoàn thành đưa vào sản xuất, TSCĐ được phép dự trữ nay đưa vào sử dụng, TSCĐ từ nơi khác mới chuyển đến. TSCĐ phải tính khấu hao giảm bớt năm kế hoạch gồm :TSCĐ sa thải, TSCĐ chuyển từ SX vào dự trữ hoăïc đình chỉ sử dụng theo lệnh của nhà nước, của cấp trên, TSCĐ chuyển đi nơi khác. Trong thực tế việc tăng, giảm TSCĐ trong năm không cùng thời gian. Vì vậy theo quy định việc xác định thời gian tăng thêm hoặc giảm bớt được tính chẵn cả tháng. Tức là : nếu trong tháng phát sinh tăng hoặc giảm TSCĐ thì thời gian để tính giá trị bình quân TSCĐ tăng thêm hoặc giảm bớt được tiến hành từ tháng tiếp theo. NG tg x t NG g x (12 - t) NG bqtg = vaø NG bqg = 12 12 Công thức tính giá trị bình quân TSCĐ phải tính khấu hao tăng, giảm trong năm kế hoạch như sau : Trong đó : NGbqtg : là giá trị bq TSCĐ phải tính khấu hao tăng thêm năm kế hoạch. NGbqg : là giá trị bq TSCĐ phải tính khấu hao giảm bớt năm kế hoạch. NGtg, NGg : là giá trị TSCĐ phải tính khấu hao tăng thêm, giảm bớt năm kế hoạch. t : là số tháng sử dụng TSCĐ Coângthöùc NG = NG ñk + NG bqtg - NG bqg : TrongñoùNG : laø : toång trò TSCÑ phaûi khaáu naêm hoaïch. giaù bq tính hao keá NG ñk : laø toång trò giaù TSCÑ phaûi khaáu ñaàu keá tính hao naêm hoaïch. Soá tieàn khaáu phaûi naêm hoaïch hao trích keá ñöôïc theo tính coâng : KH = NG x KH bq% thöùc 12 : là 12 tháng Trong đó : KH : là số tiền khấu hao phải trích năm kế hoạch. KHbq% : là tỷ lệ khấu hao tổng hợp hoặc tỷ lệ khấu hao bq năm kế hoạch. Ví dụ : Có số liệu về tình hình sử dụng TSCĐ của 1 DN năm kế hoạch như sau : Tổng giá trị TSCĐ đến ngày 31/12 năm báo là 4.218 triệu đồng trong đó 118 triệu đồng là giá trị TSCĐ không phải tính khấu hao. Toàn bộ giá trị TSCĐ năm báo cáo được đầu tư bằng nguồn vốn NSNN cấp. Trong năm kế hoạch TSCĐ của DN có biến động sau : - Ngày 18/3 xây dựng xong và đưa vào sử dụng một phân xưởng SX giá quyết toán 400 triệu đồng bằng nguồn vốn tự có, trong đó có 40 triệu đồng là giá trị TSCĐ không phải tính khấu hao.
  9. - Ngày 30/4 được lệnh thanh lý 1 số TSCĐ giá nguyên thủy là 144 triệu đồng, dự kiến giá sa thải là 6 triệu đồng, chi phí thanh lý 1 triệu đồng. - Ngày 15/9 theo lệnh của cấp trên điều đi nơi khác 1 TSCĐ nguyên giá 72 triệu và từ đó đến hết năm không biến động nữa, tỷ lệ khấu hao bq năm kế hoạch là 10%. Căn cứ vào số liệu trên lập kế hoạch khấu hao TSCĐ của DN. Khi lập kế hoạch khấu hao TSCĐ phải tính các chỉ tiêu sau : + Tổng giá trị TSCĐ phải tính khấu hao đầu kỳ kế hoạch là : NGđk = 4.218 - 118 = 4.100 triệu + Tổng giá trị TSCĐ tăng trong kỳ : NGtg = 400 + 54 = 454 triệu + Tổng giá trị TSCĐ giảm trong kỳ : NGg = 144 - 72 = 216 triệu NG bqtg = ( 400- 40) x 9 + (54 x 6) = 297 trieäu ñoàng 12 Trongñoù - Baèng : nguoàn töï coù voán : ( 400 - 40) x 9 = 270 trieäu ñoàng 12 54 x 6 - Baèng nguoàn coå voán phaàn : = 27 trieäuñoàng 12 + Toång trò TSCÑ phaûi khaáu naêm hoaïch giaù bq tính hao keá : NG = 4.100+ 297 - 114 = 4.283trieäu ñoàng + Tổng giá trị bq TSCĐ phải tính khấu hao tăng thêm năm kế hoạch : Trong đó : - TSCĐ thuộc vốn NSNN : 4.100 + 0 - 114 = 3.986 triệu đồng - TSCĐ thộc nguồn vốn tự có : 0 + 270 - 0 = 270 triệu đồng - TSCĐ thuộc nguồn vốn cổ phần : 0 + 27 - 0 = 27 triệu đồng + Số tiền khấu hao phải trích năm kế hoạch : KH = 4.283 x 10% = 428,3 triệu đồng Sau khi tính toán các chỉ tiêu đưa số liệu lên bảng kế hoạch khấu hao TSCĐ theo mẫu sau : BẢNG KẾ HOẠCH KHẤU HAO TSCĐ Đơn vị : 1.000.000 đ STT CHỈ ƯỚC THỰC KẾ HOẠCH TIÊU HIỆN NĂM... NĂM... 1 Tổng giá trị TSCĐ đầu kỳ 4.218 Trong đó : a. Cần tính khấu hao 4.100 2 Tổng giá trị TSCĐ tăng trong kỳ 454 Trong đó : a. Cần tính khấu hao 414 b. bq cần tính khấu hao 297 tăng 3 Tổng giá trị TSCĐ giảm trong kỳ 216 Trong đó : a. Cần tính khấu hao 216 b. cq cần tính khấu hao 114 giảm 4 Tổng giá trị TSCĐ cuối kỳ (1+2+3) 4.456 Trong đó : a. Cần tính khấu hao (1a+2a-3a) 4.298 b. bq cần tính khấu hao (1a+2b-3b) 4.283 Trong đó : - TSCĐ thuộc vốn NSNN 3.986
  10. - TSCĐ thuộc vốn tự có 270 - TSCĐ thuộc vốn cổ phần 27 5 Tỷ lệ khấu hao bình quân 10% 6 Tổng số tiền khấu hao 428,3 7 Giá trị TSCĐ thanh lý và nhượng bán 144 8 Thu về bán TSCĐ sa thải và nhượng 6 bán 9 Chi phí thanh lý 1 10 Thu biến giá TSCĐ 5 4. Phân phối sử dụng quỹ khấu hao và nguồn vốn tự bổ sung về đầu tư XDCB Kế hoạch khấu hao TSCĐ mỗi năm lập 1 lần, nhưng số tiền khấu hao phải trích lập và sử dụng hàng tháng. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư TSCĐ trong các DN rất đa dạng bao gồm : Nguồn vốn đầu tư của NSNN, vốn vay dài hạn ngân hàng, vốn vay qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu, vốn liên doanh, liên kết v.v.. Cho nên việc phân phối và sử dụng quỹ khấu hao trong năm kế hoạch phải phụ thuộc vào cơ cấu nguồn vốn đầu tư TSCĐ hiện có của DN. Đối với DNNN cùng với việc mở rộng quyền tự chủ trong SXKD và thực hiện chế độ giao vốn, bảo toàn vốn, đối với TSCĐ được đầu tư mua sắm và xây dựng bằng nguồn vốn NSNN cấp thì nhà nước cho phép để lại toàn bộ số tiền khấu hao để khuyến khích đầu tư, đổi mới trang thiết bị của DN. Đối với TSCĐ được đầu tư bằng nguồn vốn tự có, tự bổ sung hoặc vốn vay ngân hàng, vốn qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu v.v... DN được toàn quyền quyết định để phân phối trả nợ vay hoặc tái đầu tư TSCĐ của DN Đối với các DN thuộc các thành phần kinh tế khác việc sử dụng quỹ khấu hao do giám đốc hoặc hội đồng quản trị quyết định.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2