
127
NHỮNG YÊU CẦU VÀ KỸ NĂNG CƠ BẢN TRONG QUÁ TRÌNH
GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ ĐỂ THÍCH ỨNG
VỚI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0
PGS.TS. Trần Mai Ước
Chánh Văn phòng, trường Đại học Ngân hàng TP.HCM
Tóm tắt:
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư - còn được gọi là công nghiệp thế hệ 4.0 (CMCN
4.0) - đã, đang và sẽ tiếp tục tạo ra những biến động mạnh mẽ, gây ảnh hưởng đến mọi
mặt của cuộc sống con người trong thế kỷ 21 nói chung, trong đó có giáo dục đại học nói
riêng. Lý luận và thực tiễn đã chứng minh rằng, giảng dạy các môn Lý luận chính trị tại
các trường đại học giữ và đóng một vị trí quan trọng trong việc cung cấp kiến thức, thế
giới quan, phương pháp luận nền tảng cho sinh viên trong quá trình ngồi trên ghế giảng
đường. Bài viết đi vào phân tích và làm rõ những yêu cầu và kỹ năng cơ bản trong quá
trình giảng dạy các môn lý luận chính trị để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp
4.0.
Từ khóa: giảng dạy; lý luận; lý luận chính trị; e-learning; cách mạng; cách mạng công
nghiệp 4.0.
1. Dẫn nhập
Cách mạng Công nghiệp 4.0 là khái niệm lần đầu tiên được đưa ra tại Hội chợ
Công nghệ Hannover ở Cộng hòa Liên bang Đức năm 2011. hái niệm cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư (FIR) lần đầu tiên được đề cập đến trong bản “Kế hoạch hành
động chiến lược công nghệ cao” được Chính phủ Đức thông qua vào năm 2012. Đây là
một chương trình hỗ trợ của Chính phủ Liên bang Đức hợp tác với giới nghiên cứu và các
hiệp hội công nghiệp hàng đầu của Đức nhằm cải thiện quy trình quản lý và sản xuất
trong các ngành chế tạo thông qua “điện toán hóa”. Từ đó đến nay, thuật ngữ “Công
nghiệp 4.0” được sử dụng rộng rãi trên thế giới để mô tả cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư. Lịch sử đã ghi nhận 3 cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) chính thức, làm thay
đổi toàn bộ nền sản xuất và các điều kiện kinh tế - xã hội của thế giới. Cách mạng công
nghiệp lần thứ nhất được đánh dấu bằng sự ra đời của máy hơi nước. Cuộc cách mạng
thứ hai là sự xuất hiện của điện năng, và cách mạng thứ ba là sự bùng nổ của tin học và
tự động hóa. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là xu hướng tự động hóa và trao đổi dữ
liệu trong công nghệ sản xuất. Bản chất của CMCN lần thứ 4 là dựa trên nền tảng công
nghệ số và tích hợp tất cả các công nghệ thông minh để tối ưu hóa quy trình, phương thức
sản xuất; nhấn mạnh những công nghệ đang và sẽ có tác động lớn nhất là công nghệ in
3D, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, người máy,...
CMCN lần thứ 4 bao gồm các hệ thống không gian mạng, Internet vạn vật và điện toán
đám mây. Qua đó, người ta tạo ra những nhà máy thông minh với hệ thống máy móc tự
kết nối với nhau, tự tổ chức và quản lí. Đây còn được gọi là cuộc cách mạng số, vì chúng
ta sẽ được chứng kiến công cuộc "số hóa" thế giới thực thành thế giới ảo.
CMCN 4.0 vẫn đang diễn ra từng ngày, từng giờ và chắc chắn sẽ tác động tới giáo
dục đại học cũng như các nhà tuyển dụng. Chính vì thế, các đại học càng không thể thỏa
mãn với kết quả kiểm định đạt tiêu chuẩn của các tổ chức đã được Bộ Giáo dục & Đào