intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chương 3: Phân tích tài chính

Chia sẻ: Trần Ngọc Thành | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:59

117
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các thông số cơ bản của dự án, các công cụ tài chính dùng để phân tích dòng ngân lưu của dự án là những nội dung chính trong bài giảng chương 3 "Phân tích tài chính". Mời các bạn cùng tham khảo nội dung bài giảng để có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chương 3: Phân tích tài chính

  1. CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
  2. Nội dung • 3.1.  CÁC  THÔNG  SỐ  CƠ  BẢN  CỦA  DỰ  ÁN • 3.2. CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH DÙNG ĐỂ    PHÂN TÍCH DÒNG NGÂN LƯU CỦA DỰ  ÁN
  3. 3.1. CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN CỦA DỰ ÁN • Xây dựng các kế hoạch thu – chi tài chính của dự  án,  đặc  biệt  là  xác  định  giá  trị  ngân  lưu  ròng  hàng năm để làm cơ sở cho việc tính toán các chỉ  tiêu và đánh giá hiệu quả tài chính của dự án.  • Việc phân tích tài chính dự án được bắt đầu bằng  việc xem xét các thông số tài chính cơ bản
  4. 3.1.  CÁC  THÔNG  SỐ  CƠ  BẢN  CỦA  DỰ  ÁN • 3.1.1. Dự tính tổng vốn đầu tư • 3.1.2. Dự trù nguồn ngân quỹ • 3.1.3. Dự kiến doanh thu hàng năm • 3.1.4. Dự tính các loại chi phí hàng năm • 3.1.5. Các thông số khác
  5. 3.1.1. Dự tính tổng vốn đầu tư • Xác  định  vốn  đầu  tư  cần  thực  hiện  từng  năm  và toàn bộ dự án trên cơ sở kế hoạch tiến  độ  thực hiện  đầu tư dự  kiến.  Trong tổng số vốn  đầu tư trên cần tách riêng các nhóm: Ø Theo nguồn vốn: vốn góp, vốn vay (ngắn hạn,  trung  hạn,  dài  hạn  với  lãi  xuất  theo  từng  nguồn). Ø Theo  hình  thức  vốn:  bằng  tiền  (Việt  Nam,  ngoại tệ), bằng hiện vật, bằng tài sản khác…
  6. 3.1.2. Dự tính tổng vốn đầu tư • Tổng mức vốn đầu tư của dự án bao gồm toàn  bộ số vốn cần thiết để thiết lập và đưa dự án  vào  hoạt  động.  Tổng  mức  vốn  này  được  chia  ra thành hai loại: Ø Vốn cố định Ø Vốn lưu động
  7. Vốn cố định • Là những khoản  chi phí đầu tư ban đầu và chi phí đầu tư  vào  tài  sản  cố  định.  Các  khoản  chi  phí  này  được  phân  bổ  vào giá thành sản phẩm hàng năm thông qua hình thức khấu  hao. • Chi  phí  đầu  tư  ban  đầu:  là  những  khoản  chi  phí  phát  sinh  trước khi dự án thực hiện đầu tư như chi phí về việc lập dự  án khả thi, chi phí tuyển dụng đào tạo, chi phí khảo sát thiết  kế. • Chi phí đầu tư vào tài sản cố định: bao gồm việc đầu tư mua  máy móc thiết bị, chi phí chuyển giao công nghệ, chi phí xây  dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo cho hoạt động của dự án.
  8. Vốn lưu động • Là  số  vốn  cần  thiết  được  chi  cho  những  khoản  đầu  tư nhất định  và môt số khoản mục để tạo sự thuận lợi  cho công việc kinh doanh của dự án.  • Vốn lưu động của dự án thường được xác dịnh theo công  thức sau: Ø Vốn lưu động = CB + AR – AP + AI (1) Ø Trong đó:  § CB là khoản tiền mặt tồn quỹ  § AR là khoản phải thu  § AP là khoản phải trả 
  9. 3.1.2. Dự trù nguồn ngân quỹ • Nguồn  ngân  quỹ  đầu  tư  cho  dự  án  bao  gồm  vốn  cổ  phần  hoặc vốn chủ sở và vốn vay: Ø Vốn chủ sở hữu (E)  được gọi là vốn tự có và coi như tự có  của nhà đầu tư hay có thể huy động vốn bằng cách bán trực  tiếp cổ phần thường cho các nhà đầu tư. Ø Vốn vay (D)  có thể vay qua ngân hàng hoặc các công ty tài  chính. • Đối  với  khoản  vay  trực  tiếp  (bằng  tiền)  phải  xác  định  lãi  suất vay và thỏa thuận định kỳ hoàn trả nợ vay (bao gồm nợ  gốc và lãi). Toàn bộ phương án trả nợ được thể hiện trong  bảng kế hoạch trả nợ của dự  án khi tiến hành phân tích tài  chính dự án.
  10. 3.1.3. Dự kiến doanh thu hàng năm  • Là cơ sở quan trọng để dự đoán lợi ích và quy mô dòng tiền  vào của dự án. • Doanh thu = sản lượng tiêu thụ  x giá bán đơn vị sản phẩm • Trong đó: Sản  Sản  Tồn  kho  Tồn  kho  lượng  tiêu  lượng  sản  thành  phẩm  thành  phẩm  = ­ + thụ  trong  xuất  trong  cuối kỳ  đầu kỳ kỳ  kỳ  • ản lượng        S = Sản lượng          ­ Chênh lệch tồn kho  Hay: tiêu thụ trong  sản xuất trong  thành phẩm kỳ kỳ •  
  11. 3.1.4. Dự tính các loại chi phí hàng năm  • Để đáp  ứng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh cần phải  tiêu  hao  những  chi  phí  để  tạo  ra  doanh  thu  tương  ứng.  Những chi phí đó bao gồm: Ø Chi phí sản xuất trực tiếp: bao gồm chi phí nguyên vật  liệu  trực  tiếp,  chi  phí  nhân  công  trực  tiếp,  chi  phí  sản  xuất chung. Ø Chi  phí  quản  lý:  bao  gồm  chi  phí  quản  lý  kinh  doanh,  quản lý hành chính của bộ máy quản lý có liên quan đến  toàn bộ hoạt động của dự án. Ø Chi phí bán hàng: bao gồm các chi phí dự kiến phát sinh 
  12. 3.1.5. Các thông số khác • Các thông số này không thuộc bốn nhóm thông  số trên nhưng có  ảnh hưởng đến việc tính toán  hiệu  quả  tài  chính  của  dự  án  như  thuế,  lạm  phát, tỷ giá hối đoái… • Dựa  vào  các  thông  số  tài  chính  cơ  bản  đã  đề  cập  ở trên kết hợp với kế hoạch đầu tư và kế  hoạch hoạt động của dự án chúng ta tiến hành  xây dựng bảng kế hoạch tài chính để xác định  giá trị dòng ngân lưu của dự án.
  13. 3.2. CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH DÙNG ĐỂ    PHÂN TÍCH DÒNG NGÂN LƯU CỦA DỰ ÁN • Việc  nghiên  cứu  các  thông  số  cơ  bản  được  dùng  để  nghiên cứu nhận dạng dự án, tức là trong lúc hình thành  hay soạn thảo dự án. Bước kế tiếp là chúng ta phải phân  tích tài chính chi tiết.  • Việc phân tích tài chính chi tiết được thực hiện vào cuối  giai  đoạn  nghiên  cứu  khả  thi  hay  nghiên  cứu  đánh  giá  hiệu  quả  của  dự  án.  Để  chuyển  từ  phân  tích  tài  chính  tổng  quát  sang  phân  tích  tài  chính  chi  tiết  chúng  ta  cần  sử dụng các công cụ tài chính. Đó là các bảng kế hoạch  tài chính cho dự án.
  14. 3.2. CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH DÙNG ĐỂ   PHÂN  TÍCH DÒNG NGÂN LƯU CỦA DỰ ÁN • 3.2.1. Bảng kế hoạch đầu tư. • 3.2.2. Kế hoạch khấu hao. • 3.2.3. Kế hoạch trả nợ. • 3.2.4. Bảng dự tính doanh thu. • 3.2.5. Bảng dự tính chí phí • 3.2.5.  Bảng  kế  hoạch  lãi  lỗ  của  dự  án. • 3.2.6. Bảng kế hoạch ngân lưu 
  15. 3.2.1. Bảng kế hoạch đầu tư • Được  dựa  vào  nhu  cầu  đầu  tư  cố  định  của  dự án và giá mua dự kiến của các tài sản. • Thấy  được  danh  mục  các  loại  tài  sản  được  đầu tư và giá trị của từng loại làm cơ sở để  tính khấu hao hàng năm cho dự án.
  16. Bảng 1: Kế hoạch đầu tư Khoản mục đầu tư Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm … Năm n Đất đai Nhà xưởng Máy móc thiết bị Chi phí cố định khác… Tổng chi phí đầu tư
  17. 3.2.2. Kế hoạch khấu hao • Khấu hao tài sản cố định: Ø Nguyên tắc xác định § Tính  toán  và  xác  định  chính  xác  số  hao  mòn  tài  sản cố định trong mỗi kỳ kinh doanh. § Cơ sở trích khấu hao phải dựa trên nguyên giá tài  sản  cố  định:  bao  gồm  toàn  bộ  các  chi  phí  mua  sắm,  hình  thành  và  đưa  tài  sản  cố  định  vào  hoạt  động
  18. ØCác phương pháp khấu hao tài sản cố định: §Phương pháp khấu hao theo đường thẳng  §Phương  pháp  khấu  hao  theo  số  lượng,  khối  lượng sản phẩm §Phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh
  19. Bảng 2: Kế hoạch khấu hao • Kiểu  1 Khoản mục đầu tư Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm … Năm n Nguyên giá Khấu hao trong kỳ Khấu hao lũy kế Đầu tư mới (Nếu có) Giá trị còn lại cuối kỳ
  20. Bảng 2: Kế hoạch khấu hao Kiểu 2 Khoản mục đầu tư Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm … Năm n Giá trị đầu kỳ Khấu hao trong kỳ Khấu hao lũy kế Đầu tư mới (Nếu có) Giá trị còn lại cuối kỳ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0