Bài giảng Chương 3: Pháp luật về hợp đồng
lượt xem 31
download
Bài giảng Chương 3: Pháp luật về hợp đồng được biên soạn nhằm trang bị cho các bạn những kiến thức về khái niệm hợp đồng; ký kết hợp đồng; thực hiện hợp đồng. Mời các bạn tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết, với các bạn chuyên ngành Luật thì đây là tài liệu hữu ích.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chương 3: Pháp luật về hợp đồng
- CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG Văn bản pháp luật: 1. Bộ luật dân sự 2005; 2. Luật thương mại 2005
- I. KHÁI NIỆM VỀ HỢP ĐỒNG. 1. Khái niệm hợp đồng. Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. (Điều 388 BLDS) Như vậy, định nghĩa trên, muốn có một hợp đồng người ta phải xem xét ba yếu tố sau: Có tồn tại một sự thỏa thuận hay không. Giữa các bên là những ai. Nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt những quyền và nghĩa vụ cụ thể nào.
- Thỏa thuận: được hiểu là sự thống nhất của các bên về việc thực hiện hay không thực hiện một việc cụ thể. Muốn thống nhất, các bên phải có cơ hội bày tỏ ý chí. Các ý chí phải trùng khớp, thống nhất về một nội dung nhất định, được hiểu rõ đó là nội dung của hợp đồng. Các bên : được hiểu là hai hay nhiều bên. Một bên có thể là cá nhân hoặc một tổ chức có tư cách pháp nhân. Nếu là cá nhân phải có năng lực hành vi. Nghĩa vụ: được hiểu là một hoặc nhiều bên phải thực hiện hoặc không được thực hiện một hoặc một số hành vi vì lợi ích của một hoặc nhiều bên có quyền.
- 2. Chức năng của hợp đồng. Nói đến chức năng của hợp đồng là nói đến vai trò xã hội của hợp đồng. Chức năng quan trọng nhất của hợp đồng là điều tiết, điều chỉnh quan hệ xã hội. Chức năng như một công cụ pháp lý thể hiện sự sáng tạo và quyền tự định đoạt của các bên chủ thể. Chức năng thông tin, thể hiện ý chí thống nhất của các bên về những điều kiện của quan hệ hợp đồng.
- Chức năng bảo đảm, vì hợp đồng đặt ra các biện pháp bảo đảm nhằm nâng cao trách nhiệm của các bên, đồng thời khắc phục hậu quả do không thực hiện đúng hợp đồng. Chức năng bảo vệ, vì hợp đồng có thể tự qui định về các hình thức trách nhiệm cụ thể trong trường hợp các bên không tuân thủ cam kết: VD: như phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại.
- 3. Khung pháp lý điều chỉnh quan hệ HĐ trong kinh doanh.(nguồn của pháp luật hợp đồng) a. Văn bản pháp luật về hợp đồng. Gồm: Bộ luật dân sự 2005; Luật thương mại 2005 là hai văn bản cơ bản liên quan đến hợp đồng kinh doanh. Ngoài ra còn có các văn bản pháp luật khác liên quan đến hợp đồng chuyên ngành như: Luật xây dựng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Pháp luật về ngân hàng, Hàng hải…
- Lưu ý: Về mối quan hệ giữa luật chung và luật chuyên ngành. Khi áp dụng thì luật chuyên ngành luôn luôn được ưu tiên áp dụng trước luật chung. Nếu các qui định trong luật chuyên ngành không qui định thì lúc đó mới tìm hiểu các qui định của luật chung để giải quyết. Trong trường hợp luật chung và luật chuyên ngành cùng qui định về một vấn đề thì ưu tiên áp dụng các qui định của luật chuyên ngành. Trong các văn bản luật về hợp đồng thì Luật thương mại là luật chuyên ngành, còn BLDS là luật chung.
- b. Thói quen, tập quán thương mại cũng được coi là nguồn của hợp đồng trong trường hợp pháp luật không qui định cụ thể. Nếu hợp đồng được ký kết với thương nhân nước ngoài thì các bên có thể thỏa thuận chọn luật áp dụng cho hợp đồng là luật nước ngoài hoặc các nguyên tắc của pháp luật về hợp đồng. Khi áp dụng các văn bản này đòi hỏi được đặt ra là không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
- 4. Phân loại hợp đồng. a. Căn cứ vào đặc điểm, nội dung của quan hệ pháp luật về quyền và nghĩa vụ chủ thể, có thể chia thành: (Đ 406 BLDS) Hợp đồng song vụ: là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau, hay nói cách khác, mỗi bên vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ. Trong hợp đồng song vụ, quyền của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Hợp đồng đơn vụ: “Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ.” Ví dụ: hợp đồng tặng cho tài sản…
- b.Căn cứ vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể, có thể chia thành: Hợp đồng có đền bù: là loại hợp đồng mà trong đó mỗi bên chủ thể sau khi thực hiện cho bên kia một lợi ích sẽ nhận lại được một lợi ích tương ứng. Thông thường là những hợp đồng song vụ. Ví dụ: hợp đồng thuê nhà, hợp đồng mua bán hàng hóa… Hợp đồng không có đền bù: là hợp đồng mà trong đó một bên nhận được từ bên kia một lợi ích nhưng không phải giao lại một lợi ích nào. Ví dụ: hợp đồng tặng cho chỉ có hiệu lực khi các bên đã trao cho nhau đối tượng được tặng cho hoặc đã hoàn thành thủ tục chuyển quyền sở hữu.
- c. Căn cứ vào sự phụ thuộc lẫn nhau về hiệu lực giữa các hợp đồng, có thể chia thành: Hợp đồng chính: thì: “Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ.” (Đ 406 BLDS 2005) Hợp đồng phụ: “Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính.” VD: A mua của B 100 máy vi tính và thuê B bảo trì số máy đó trong thời gian sử dụng. Cần phân biệt với Phụ lục hợp đồng: là văn bản hướng dẫn một số nội dung của hợp đồng.
- Hợp đồng có điều kiện: Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định. Hợp đồng có điều kiện là những hợp đồng mà khi giao kết, bên cạnh biệc thỏa thuận về nội dung, các bên còn thỏa thuận để xác định một sự kiện mà khi sự kiện này xảy ra thì hợp đồng này mới có hiệu lực hoặc mới chấm dứt.
- Sự kiện mà các bên thỏa thuận phải đáp ứng các yêu cầu sau: + Sự kiện đó phải mang tính khách quan; + Nếu là điều kiện đó là công việc phải làm thì phải là những công việc có thể thực hiện được; + Sự kiện mà các bên thỏa thuận phải là sự kiện phù hợp với pháp luật và không trái đạo đức xã hội. VD: Hợp đồng làm đại lý bán xăng dầu, vé máy bay, bán thuốc tân dược… thì phải đáp ứng được các điều kiên do PL qui định hoặc nhà cung cấp qui định.
- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba: Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó. Ví dụ: Cha, mẹ mua bảo hiểm cho con.
- HĐ mua bán tài sản Hợp đồng dịch vụ; HĐ mua bán nhà; Hợp đồng vận HĐ trao đổi tài sản; chuyển; HĐ tặng cho tài sản; Hợp đồng gia công; Hợp đồng vay tài sản; Hợp đồng gửi giữ; HĐ mượn tài sản. Hợp đồng bảo hiểm; HĐ thuê tài sản; Hợp đồng ủy quyền; Hứa thưởng và thi có giải.
- e. Căn cứ vào hình thức của hợp đồng, có thể chia thành: Hợp đồng bằng lời nói; Hợp đồng bằng văn bản; Hợp đồng có công chứng, chứng thực; Hợp đồng mẫu.
- II. KÝ KẾT HỢP ĐỒNG 1. Nguyên tắc ký kết hợp đồng. Việc giao kết hợp đồng dân sự phải tuân theo các nguyên tắc sau đây: Điều 389 BLDS 1. Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội; 2. Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng.
- */ Tự do giao kết hợp đồng gồm những nội dung cơ bản sau: Thứ nhất: đó là tự do giao kết hợp đồng. Các chủ thể đều có quyền tự định đoạt việc tham gia hay không tham gia vào quan hệ hợp đồng. Giao kết hợp đồng là quyền của chủ thể. Không ai được quyền áp đặt ý chí hay ngăn cản chủ thể khác giao kết hợp đồng. Thứ hai: đó là tự do lựa chọn đối tác để giao kết hợp đồng. Khác với nền kinh tế bao cấp, trong nền KTTT vài trò của hợp đồng hoàn toàn khác. Chủ thể có quyền quyết định giao kết hợp đồng đối với ai, người nào mà không chịu bất cứ sự áp đặt
- Thứ ba: đó là tự do quyết định tính chất của hợp đồng. Nghĩa là các chủ thể có quyền lựa chọn hình thức hợp đồng phù hợp với quan hệ giao dịch. Bên cạnh đó, các chủ thể cũng có quyền chọn loại hợp đồng mà họ muốn giao kết. Thứ tư: đó là tự do tự do thỏa thuận nội dung của hợp đồng. Nội dung này không chỉ thể hiện trong giai đoạn giao kết hợp đồng mà còn được thể hiện trong việc sửa đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết.
- */ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng. Tự nguyện: là các bên tham gia giao dịch dân sự không chịu sự tác động của bất kỳ bên thứ ba nào và tự nguyện tham gia giao dịch. Yếu tố tự nguyện được xem xét dưới hai bình diện: + Ý chí: là mong muốn chủ quan bên trong mỗi chủ thể. + Sự bày tỏ ý chí: là sự thể hiện ra bên ngoài mong muốn chủ quan đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn luật môi trường_Chương 3
0 p | 403 | 189
-
Bài giảng Luật cạnh tranh - Chương 3: Pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh
22 p | 397 | 89
-
Bài giảng Chương 3: Nguồn của Luật Hành chính, quy phạm pháp luật hành chính và quan hệ pháp luật HC
44 p | 586 | 74
-
Bài giảng Luật các tổ chức tín dụng - ThS Nguyễn Hoài Hận
205 p | 385 | 65
-
Bài giảng Luật kinh tế - Chương 3: Pháp luật về công ty
124 p | 375 | 65
-
Bài giảng Xây dựng văn bản pháp luật: Chương 3 - TS.Thái Thị Tuyết Dung
17 p | 229 | 50
-
Bài giảng Pháp luật đại cương (TS. Lê Minh Toàn) - Chương 3: Vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý pháp chế xã hội chủ nghĩa
13 p | 280 | 40
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 3 - Ths. Nguyễn Ngọc Duy Mỹ
84 p | 164 | 33
-
Bài giảng - Chương 3: Pháp luật về công ty
84 p | 146 | 33
-
Bài giảng Luật môi trường: Chương 3 - ThS Phan Thỵ Tường Vi
46 p | 182 | 30
-
Bài giảng Luật kinh tế - Chương 3: Tổng quan về pháp luật kinh tế
51 p | 216 | 17
-
Bài giảng Luật sở hữu trí tuệ - Chương 3: Pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp
36 p | 22 | 9
-
Bài giảng Pháp luật đất đai – môi trường: Chương 3 - Pháp luật về chế độ sở hữu và sử dụng đất
15 p | 95 | 7
-
Bài giảng Pháp luật trong kinh doanh du lịch - Chương 3: Pháp luật về doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh cá thể
39 p | 71 | 7
-
Bài giảng Pháp luật môi trường - đất đai – Chương 3: Pháp luật về chế độ sở hữu và sử dụng đất đai
12 p | 22 | 4
-
Bài giảng Luật đầu tư: Chương 3 - TS. Nguyễn Thu Ba
48 p | 7 | 4
-
Bài giảng Luật kinh tế: Chương 3 - Pháp luật về hợp tác xã
15 p | 7 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn