intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:68

3
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh - Chương 2: Xác định giá kỳ hạn và giá tương lai, cung cấp cho người học những kiến thức như một số vấn đề cơ bản; giá kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập; định giá hợp đồng kỳ hạn. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Công cụ tài chính phái sinh: Chương 2

  1. LOGO CHƯƠNG 2: XÁC ĐỊNH GIÁ KỲ HẠN VÀ GIÁ TƯƠNG LAI 1
  2. Tài liệu học tập TL1. Đọc Bài giảng học phần CCTCPS Chương 2 TL2 Đọc chương 2.3; 3, Giáo trình chứng khoán phái sinh & Thị trường chứng khoán phái sinh; TS. Đào Lê Minh; Trung tâm Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo chứng khoán, Ủy Ban Chứng khoán Nhà nước (2016). TK1. Đọc chương 2 và chương 5, giáo trình Options, Futures, and Other Derivatives; 10th Edition; John C. Hull; Prentice-Hall (2018) 2
  3. 2.1. Một số vấn đề cơ bản: * Lãi suất kép liên tục: Một khoản tiền P được đầu tư trong n năm với lãi suất i/năm. Giá trị nhận được khi đến hạn của khoản đầu tư P nếu - Lãi được tính kép 1 lần/năm: FV = P(1 + i)n - Lãi được tính kép 2 lần/năm: FV = P(1 + i/2)2*n 3
  4. * Lãi suất kép liên tục: - Lãi được tính kép m lần/năm: FV = P(1 + i/m)m*n (2.1) - Số lần gộp lãi vào vốn gia tăng đến vô hạn (m→∞): FV = Pei*n (2.2) Với e = 2,71828  i ở biểu thức (2.2) được gọi là lãi suất kép liên tục. 4
  5. * Lãi suất kép liên tục: Ví dụ 1: Giả sử P = 100$, i = 10%/năm, n = 1  Khi tính kép 1 lần/năm (m = 1): FV = 100(1 + 0,1) = 110$  Khi tính kép 2 lần/năm (m = 2): FV = 100(1 + 0,1/2)2 = 110,25$  Khi tính kép 4 lần/năm (m = 4): FV = 100(1+0,1/4)4 = 110,38$  Khi tính kép liên tục (m = ∞): FV = 100e0,1 = 110,52$ 5
  6. * Lãi suất kép liên tục: Ảnh hưởng của số lần tính kép đến giá trị cuối cùng của khoản đầu tư P = 100$: Mức độ tính kép Giá trị 100$ vào cuối năm Hàng năm (m = 1) 110,00 Nửa năm (m = 2) 110,25 Hàng quý (m = 4) 110,38 Hàng tháng (m = 12) 110,47 Hàng tuần (m = 52) 110,51 Hàng ngày (m = 365) 110,52 6
  7. * Lãi suất kép liên tục:  Tính kép liên tục có thể được xem như tuơng đương với tính kép hàng ngày. + Chuyển đổi lãi suất kép thông thường thành lãi suất kép liên tục: ic = m ln(1+ im/m) (2.3) 7
  8. * Lãi suất kép liên tục: Ví dụ 2: Lãi suất được niêm yết là 10%/năm, lãi được tính kép 2 lần mỗi năm (m=2). Lãi suất kép liên tục tương đương sẽ là: ic = m ln(1+ im/m) = 2ln(1+0,1/2) = 0,09758 hay 9,758%/năm 8
  9. *Tài sản đầu tư vs tài sản tiêu dùng - Tài sản đầu tư: Là những tài sản được nắm giữ cho mục đích đầu tư bởi một số lượng đáng kể các nhà đầu tư (ví dụ như cổ phiếu, trái phiếu, vàng, bạc, ngoại tệ…). - Tài sản tiêu dùng: Là những tài sản được nắm giữ cho mục đích tiêu dùng (ví dụ như bắp, cao su, cà phê, đồng…). Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá đối với những tài sản này không phải luôn có thể được khai thác. 9
  10. * Các giả thiết được sử dụng khi xác định giá kỳ hạn:  Các giả thiết đối với những người tham gia thị trường kỳ hạn và tương lai: - Không phải chịu chi phí giao dịch. - Chịu một mức thuế như nhau đối với lợi nhuận ròng có được từ các hoạt động mua, bán trên thị trường. - Có thể đi vay theo cùng mức lãi suất phi rủi ro như khi cho vay. - Tận dụng các cơ hội kinh doanh chênh lệch giá khi nó xuất hiện. 10
  11. Các ký hiệu được sử dụng • T: Thời gian đến ngày chuyển giao tài sản của hợp đồng kỳ hạn (tính bằng năm). • S0: Giá giao ngay ở thời điểm hiện tại của tài sản cơ sở trong hợp đồng kỳ hạn. • F0: Giá kỳ hạn hoặc giá tương lai được xác định ở thời điểm hiện tại. • r: Lãi suất phi rủi ro tính theo năm, được tính kép liên tục, cho một khoản đầu tư đến hạn vào ngày chuyển giao tài sản cơ sở của hợp đồng. 11
  12. 2.2. Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập: Ví dụ 1: Một hợp đồng kỳ hạn trên cổ phiếu không trả cổ tức với thời gian đến hạn là 3 tháng. Giả sử giá cổ phiếu hiện tại là 40$ và lãi suất phi rủi ro 3 tháng là 5%/năm.  Giá kỳ hạn của cổ phiếu bằng bao nhiêu thì sẽ không tạo ra cơ hội kinh doanh chênh lệch giá? 12
  13. 2.2.1 Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập (tt): + Giả sử rằng giá kỳ hạn 3 tháng của cổ phiếu được xác định ở mức 43$. Để khai thác cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, nhà đầu tư tiến hành như sau: - Vay 40$ trong 3 tháng theo lãi suất phi rủi ro 5%/năm để mua 1 cổ phiếu vào ngày hôm nay. - Ký hợp đồng kỳ hạn để bán cổ phiếu đó với ngày chuyển giao sau 3 tháng. 13
  14. 2.2.1 Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập (tt): * Khi đến hạn (3 tháng sau): - Nhà đầu tư chuyển giao cổ phiếu và nhận 43$. - Số tiền phải trả cho khoản vay trong 3 tháng: 40e0,05*3/12 = 40,50$  Lợi nhuận thu được: 43 – 40,50 = 2,50$. 14
  15. 2.2.1 Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập (tt): + Bây giờ giả sử giá kỳ hạn của cổ phiếu được xác định ở mức 39$. Để khai thác cơ hội kinh doanh chênh lệch giá, tiến hành như sau: - Bán khống 1 cổ phiếu và đầu tư số tiền thu được ở mức lãi suất 5% /năm trong 3 tháng. - Ký hợp đồng kỳ hạn để mua 1 cổ phiếu với ngày chuyển giao sau 3 tháng. 15
  16. 2.2.1 Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập (tt): Bán khống (short selling) - Bán khống liên quan đến việc bán các tài sản (Ví dụ: cổ phiếu) mà nhà đầu tư không sở hữu. - Nhà đầu tư vay mượn cổ phiếu từ các nhà đầu tư khác (có thể phải chịu phí) và bán các cổ phiếu này ra thị trường - Nhà đầu tư sẽ phải mua lại các cổ phiếu đã vay mượn và hoàn trả chúng cho các nhà đầu tư ban đầu. - Nhà đầu tư vay mượn cổ phiếu có nghĩa vụ phải trả cổ tức và các phúc lợi khác cho chủ sở hữu của các cổ phiếu này 16
  17. 2.2.1 Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập (tt): Bán khống (short selling) : Ví dụ – Nhà đầu tư bán khống 500 cổ phiếu IBM vào tháng 4 với mức giá S0 = $120 – Nhà đầu tư mua lại cổ phiếu (để đóng vị thế bán khống) vào tháng 7 với mức giá ST = $100 –Trong tháng 5 có một đợt trả cổ tức $1/cổ phiếu 17
  18. 2.2.1 Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập (tt): Bán khống (short selling) : Ví dụ • Kết quả: Nhà đầu tư nhận được 500 * $120 vào tháng 4 Nhà đầu tư phải trả 500 * $1 tiền cổ tức cho chủ sở hữu của các cổ phiếu này vào tháng 5 Chi phí để đóng vị thế bán khống vào tháng 7 là 500 * $100 Tổng lợi nhuận (không tính giá trị thời gian của đồng tiền) là 500 * (120 − 1 − 100) = $9,500 – 18
  19. 2.2.1 Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập (tt): * Khi đến hạn: - Nhận được khoản tiền từ việc đầu tư số tiền bán khống cổ phiếu: 40e0,05*3/12 = 40,50$ - Thanh toán tiền mua cổ phiếu ($39) và nhận cổ phiếu theo hợp đồng kỳ hạn, cổ phiếu này được sử dụng để đóng vị thế bán khống.  Lợi nhuận thu được sau 3 tháng: 40,50 – 39 = 1,50$. 19
  20. 2.2.1 Giá kỳ hạn của tài sản đầu tư không có thu nhập (tt):  Cơ hội kinh doanh chênh lệch giá tồn tại khi giá kỳ hạn cao hơn hoặc thấp hơn 40,50$.  Chỉ khi giá kỳ hạn của cổ phiếu bằng chính xác 40,50$, cơ hội kinh doanh chênh lệch giá mới không tồn tại. 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1