TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
HỆ THỐNG SCADA<br />
Bậc học: CAO ĐẲNG<br />
<br />
GV: Nguyễn Đình Hoàng<br />
Bộ môn: Điện - Điện tử<br />
Khoa: Kỹ thuật Công nghệ<br />
<br />
Quảng Ngãi, năm 2015<br />
<br />
TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
HỆ THỐNG SCADA<br />
Bậc học: CAO ĐẲNG<br />
SỐ TÍN CHỈ: 2 ( 30T)<br />
<br />
GV: Nguyễn Đình Hoàng<br />
Bộ môn: Điện - Điện tử<br />
Khoa: Kỹ thuật Công nghệ<br />
<br />
Quảng Ngãi, năm 2015<br />
<br />
Lời nói đầu<br />
Hiện nay, Việt Nam đang bước vào giai đoạn phát triển công nghiệp hóa – hiện đại<br />
hóa. Trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là ngành tự động hóa có nhiều bước phát triển vượt<br />
bậc, góp phần thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá nước nhà.<br />
Nhằm đáp ứng cho việc giảng dạy môn Hệ thống SCADA bậc Cao Đẳng, tác giả đã<br />
biên soạn bài giảng này nhằm làm tài liệu học tập cho các lớp chuyên ngành Kỹ thuật<br />
Điện- Điện tử tại Đại học Phạm Văn Đồng. Tài liệu này được sử dụng cho sinh viên các<br />
lớp Cao đẳng với thời lượng 30 tiết. Tác giả hy vọng rằng đây sẽ là tài liệu thiết thực cho<br />
các bạn sinh viên.<br />
Trong quá trình biên soạn, chắc chắn tài liệu không tránh khỏi có những sai sót.<br />
Mọi góp ý xin gửi về địa chỉ Nguyễn Đình Hoàng - Khoa Kỹ Thuật Công Nghệ Trường Đai học Phạm Văn Đồng. Xin chân thành cảm ơn.<br />
Tác giả<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SCADA<br />
<br />
1<br />
<br />
1.1 Giới thiệu cấu trúc môn học<br />
1.2 Cấu trúc phần cứng<br />
1.3 Phần mềm SCADA<br />
CHƯƠNG 2: PHẦN MỀM SCADA<br />
<br />
4<br />
<br />
2.1 Cài đặt<br />
2.2 Tạo mới, mở một Project<br />
2.3 Kết nối phần mềm SCADA và PLC<br />
2.4 Tạo các TAG<br />
CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ ĐỒ HỌA<br />
<br />
21<br />
<br />
3.1 Tạo hình ảnh đồ họa<br />
3.2 Nhập và hiển thị dữ liệu trên màn hình<br />
3.3 Thay đổi trạng thái của đối tượng<br />
3.4 Phương pháp điều khiển đối tượng trên giao diện<br />
3.5 Chạy Runtime và Simulator<br />
CHƯƠNG 4: HIỂN THỊ CÁC GIÁ TRỊ CỦA QUÁ TRÌNH<br />
<br />
35<br />
<br />
4.1 Tạo Tag Logging<br />
4.2 Tạo Trend<br />
4.3 Tạo Table<br />
CHƯƠNG 5: TẠO CÁC CẢNH BÁO (ALARM)<br />
<br />
45<br />
<br />
5.1 Mở Alarm Logging<br />
5.2 Tạo các Alarm<br />
5.3 Thiết lập màu sắc cho Alarm<br />
CHƯƠNG 6: THIẾT KẾ BÁO CÁO (REPORT), IN ẤN (PRINT)<br />
6.1 Thiết kế một báo cáo (Report)<br />
6.2 Thiết lập thông số in ấn (Print)<br />
<br />
63<br />
<br />
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG SCADA<br />
1.1 Giới thiệu cấu trúc môn học<br />
SCADA (Supervisory Control and Data Acquisition) là phần mềm giám sát cài đặt<br />
trên máy tính dùng để giám sát điều khiển các quá trình trong các nhà máy phát điện,<br />
công nghiệp dầu khí, hoá chất, nước, xử lý nước thải, thép…Các quá trình được điều<br />
khiển phân bố sử dụng PLC và thiết bị đo lường điều khiển ghép theo mạng. Hiểu theo<br />
nghĩa rộng, hệ thóng SCADA bao gồm phần mềm giám sát, điều khiển và toàn bộ thiết bị<br />
phần cứng, phần mềm bảo đảm hoạt động của quá trình. Các thiết bị có thể đặt gần nhau<br />
kết nối qua mạng công nghiệp, hoặc đặt rải rác, kết nối qua đường truyền vô tuyến vi ba,<br />
đường tải điện PLC. Phòng điều khiển trung tâm gồm hệ thống máy tính nối mạng LAN<br />
có màn hình lớn trình bày hoạt động của quá trình sản xuất, kết nối với các bộ điều khiển<br />
ở dưới qua đường truyền vô tuyến, cáp quang, cáp đồng trục hay cáp đôi theo mạng<br />
Ethernet.<br />
SCADA cung cấp giao diện đồ hoạ giữa người và quá trình sản xuất. Các giá trị của<br />
quá trình được trình bày dưới dạng đèn báo, chữ số, đồ thị và được lưu trữ. Chức năng<br />
cảnh báo giúp thông báo cho người điều hành các sự cố. Chức năng tường trình tạo các<br />
báo cáo cho cấp trên. Hệ thống được phân cấp quản lý theo người dùng với mật mã truy<br />
cập. Phần mềm SCADA là phần mềm đa nhiệm, thường cài đặt trên hệ điều hành NT hay<br />
Windows XP, liên kết với các bộ điều khiển quá trình thông qua các driver truyền thông.<br />
Các phần mềm SCADA đều phải có bản quyền, nếu không chỉ chạy ở chế độ demo. Hệ<br />
thống SCADA có thể thực hiện theo chế độ một người dùng hay nhiều người dùng. Chế<br />
độ nhiều người dùng (multi- user) gồm nhiều máy tính client nối mạng với máy server.<br />
Phần mềm SCADA được thiết kế để có thể liên kết với các ứng dụng khác thông qua<br />
OCX, Active X, OLE (Object Linking and Embedding), OPC (OLE for Process Control),<br />
DDE (Dynamic Data Exchange),DCOM (Distrubuted Component Object Module), liên<br />
kết với cơ sở dữ liệu thông qua SQL (Structured querry Language), ODBC (Open<br />
Database Connectivity).<br />
Nhìn chung phần mềm SCADA gồm các phần tử và tính chất sau:<br />
Thiết kế đồ hoạ (Graphic Designer): tạo các hình vẽ của quá trình, tĩnh hay động.<br />
Đây là phần mềm đồ hoạ hướng đối tượng, có thể nhập xuất các đối tượng đồ hoạ liên kết<br />
với chương trình khác.<br />
Alarm Logging: Cung cấp các thông tin về sự cố dưới dạng chữ số về loại sự cố và<br />
thời gian, lưu trữ các sự cố trong cơ sở dữ liệu.<br />
Tag Logging: nhận dữ liệu từ quá trình hay các biến trong để hiển thị dạng bảng hay<br />
đồ thị (trend) và lưu trữ. Có hai loại tag là tag trong các biến nhớ của chương trình, tag<br />
quá trình liên kết với các địa chỉ vùng nhớ của PLC.<br />
User Administrator: phân cấp mức truy cập vào hệ thống bằng password, báo cáo<br />
lịch sử truy cập hệ thống.<br />
Global Script: giúp biên tập các hàm C liên kết với sự kiện nào đó.<br />
Report Designer: tạo các báo cáo và in ấn.<br />
Text Library: soạn văn bản thông báo.<br />
1<br />
<br />