intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung

Chia sẻ: Nguyễn Hoàng Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:51

59
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn cùng tham khảo "Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung" để nắm chi tiết nội dung phân tích và xây dựng đường IS; xây dựng đường LM; đánh giá cơ chế tác động của sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kinh tế vĩ mô - Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung

  1. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung Bài 5 MÔ HÌNH TỔNG CẦU VÀ TỔNG CUNG Nội dung Mục tiêu Trong bài này, người học sẽ được tiếp cận  Phân tích được hệ thống kinh tế vĩ mô được các nội dung: đặc trưng bởi tổng cầu, tổng cung và hộp đen  Phân tích và xây dựng đường IS. kinh tế vĩ mô.  Phân tích và xây dựng đường LM.  Trình bày được mô hình IS-LM, mô hình AD- AS và vận dụng các mô hình đó vào phân tích  Đánh giá cơ chế tác động của sự phối kinh tế vĩ mô. hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ.  Phân tích và đánh giá được các cú sốc của tổng cung và tổng cẩu trong ngắn hạn và dài hạn; xem xét tác động của nó như thế nào đến sản lượng, giá cả, và việc làm của nền kinh tế. Hướng dẫn học Để học tốt bài này sinh viên cần:  Sinh viên nên đọc kỹ nguồn tài liệu tham khảo để chọn ra những tài liệu tham khảo hữu ích nhất cho mình.  Xem các nguồn tài liệu và thứ tự tài liệu được cung cấp cho môn học này để biết được trình tự học tập.  Trong bài này, chúng ta giả định rằng mô hình IS-LM được phân tích trong điều kiện tỷ giá hối đoái không tác động đến các biến số kinh tế vĩ mô khác và luồng tư bản vận động hoàn toàn tự do. 145 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  2. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung rong giai đoạn 2007-2008 lạm phát xảy ra với tỷ lệ cao, lạm phát 2 con số, Chính phủ Việt T Nam đã sử dụng chính sách tài khóa thắt chặt và chính sách tiền tệ thắt chặt đề kiềm chế lạm phát bằng việc cắt giảm chi tiêu của Chính phủ, tăng lãi suất cơ bản,… Các chính sách này đã đem lại hiệu quả tích cực cho nền kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng CPI giảm, giá cả của nhiều loại mặt hàng ổn định, đời sống của các hộ gia đình bớt khó khăn hơn. Như vậy, vai trò của Chính phủ trong việc sử dụng các công cụ thuế và chi tiêu của Chính phủ trong chính sách kinh tế vĩ mô là gì? Chính sách tài khóa có thể sẽ làm giảm sự giao động của chu kỳ kinh doanh không? Chính sách tài khóa có ảnh hưởng như thế nào đến tổng cung? Tại sao nhiều người lại thích giữ tiền? Lượng cung tiền trong nền kinh tế ánh hưởng như thế nào đến cơ hội tìm kiếm việc làm, khả năng chi trả một chiếc ô tô mới, lãi suất của các khoản vay? Chính phủ sẽ sử dụng chính sách tiền tệ để điều tiết giá cả, công ăn việc làm, và sản lượng của nền kinh tế như thế nào? Tất cả các câu hỏi nêu trên đều được giải đáp cụ thể trong bài này. Mô hình IS-LM mà chúng ta phân tích trong bài này giả định mức giá không đổi và chỉ ra nguyên nhân làm cho thu nhập thay đổi. Mô hình IS-LM cho biết nguyên nhân làm cho đường tổng cầu dịch chuyển. Hai bộ phận của mô hình chính là đường IS và đường LM. Ký hiệu IS để chỉ “đầu tư” và “tiết kiệm”. Đường IS biểu thị thị trường hàng hóa và dịch vụ mà chúng ta đã phân tích ở bài 3. Ký hiệu LM để chỉ “tính thanh khoản” và “tiền”. Đường LM biểu thị cung cầu về tiền mà chúng ta đã phân tích ở bài 4. Vì lãi suất tác động đến cả đầu tư và nhu cầu về tiền, nên chính nó liên kết các bộ phận của mô hình IS-LM lại với nhau. Mô hình này chỉ rõ phương thức xác định tổng cầu thông qua tác động qua lại giữa các thị trường. Để hiểu hết vai trò của mô hình IS – LM trước hết chúng ta hãy xem xét thị trường hàng hóa, hay bộ phận IS của mô hình, sau đó sẽ xem xét thị trường tiền tệ hay bộ phận LM và cuối cùng ghép hai bộ phận lại với nhau để hoàn chỉnh mô hình. Mô hình IS – LM nắm bắt được nhiều tư tưởng của Keynes hơn mô hình số nhân chi tiêu vì nó đưa thêm thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa vào và coi đầu tư là biến nội sinh. Khủng hoảng kinh tế thế giới đã, đang và sẽ ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trên thế giới. Có nhiều quốc gia sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề, có thể mất thời gian rất dài mới khôi phục lại nền kinh tế được. Hầu như, các nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế là do các “cú sốc cung” hoặc “cú sốc cầu”. Vậy, cú sốc cung và cú sốc cầu là gì? Nguyên nhân xảy ra? Làm thế nào để hạn chế đến mức thấp nhất các cú sốc cung và cầu? Sau khi nghiên cứu bài học này, chúng ta sẽ có thể trả lời và giải thích được những câu hỏi này. Hiện nay, phần lớn các nhà kinh tế đều dựa vào mô hình tổng cầu và tổng cung để phân tích các tác động của các chính sách vĩ mô đến sản lượng, giá cả, công ăn việc làm,... của nền kinh tế. Hiểu mô hình và biết cách vận dụng mô hình này để phân tích ảnh hưởng của các cú sốc và chính sách của Chính phủ là rất quan trọng đối với các nhà kinh tế. 5.1. Mô hình IS-LM trong nền kinh tế đóng Mô hình IS-LM nắm bắt được nhiều tư tưởng của Keynes hơn mô hình số nhân chi tiêu vì nó đưa thêm thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa hay thị trường sản phẩm vào và coi đầu tư là biến nội sinh. Thuật ngữ IS-LM được phổ thông hóa bởi Hansen (1949), nhưng kỹ thuật mà chúng ta sử dụng hiện nay xuất phát từ một bài báo do Hicks (1937) xuất bản vài tháng sau khi xuất bản cuốn Lý thuyết tổng quát và ngày nay đã trở thành một bản tóm tắt chuẩn của nó. Dĩ nhiên, chính Keynes đã viết cho Hicks rằng ông “cảm thấy nó rất thú vị và thực sự không có gì đáng phê phán cả”. 146 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  3. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung Để hiểu hết vai trò của mô hình IS-LM trong nền kinh tế đòng, trước hết chúng ta hãy xem xét thị trường hàng hóa, hay bộ phận IS của mô hình, sau đó sẽ xem xét thị trường tiền tệ hay bộ phận LM và cuối cùng ghép hai bộ phận lại với nhau để hoàn chỉnh mô hình. 5.1.1. Đường IS và các yếu tố tác động đến đường IS a. Thiết lập đường IS và độ dốc của đường IS  Xây dựng đường IS Thị trường hàng hóa cân bằng khi tổng cầu bằng thu nhập tương ứng với một mức lãi suất cho trước. Khi lãi suất thay đổi đường tổng cầu sẽ dịch chuyển và cho một mức thu nhập cân bằng mới. Như vậy, nếu tập hợp những tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập phù hợp với sự cân bằng của thị trường hàng hóa sẽ được một đường gọi là đường IS. Trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa có nghĩa là, nếu một mức sản lượng nhất định, ví dụ Y1, được sản xuất ra, thì khi đó lãi suất cũng cần phải được duy trì ở một mức nhất định, ví dụ mức lãi suất là r1. Như vậy, khái niệm cân bằng của thị trường hàng hóa không hoàn toàn giống khái niệm thông thường của kinh tế vi mô về giao điểm của đường cung và cầu. AE =Y AE E2 AE2 =C +I (r2 )+G AE1 =C +I (r1 )+G E1 I Y1 Y2 Y r r1 E1’ E2’ r2 IS Y1 Y2 Y Hình 5.1. Xây dựng đường IS Trong điều kiện có giả định đơn giản hóa là chi tiêu của Chính phủ và các khoản thu về thuế độc lập với mức thu nhập, chúng ta dễ dàng chỉ ra rằng, vị trí của đường IS tùy thuộc vào mức chi tiêu của Chính phủ và thuế. Sự tăng lên (hay giảm xuống) của G đẩy đường IS về phía phải so với đường gốc (hay phía trái, hướng tới điểm gốc), vì nó làm tăng (hay giảm) các khoản chi tiêu dự kiến chuyển thành nhu cầu tại bất kỳ mức lãi suất nào và do đó, đòi hỏi mức thu nhập cao hơn (hay thấp hơn) để duy trì sự cân bằng giữa các khoản rút ra dự kiến chuyển thành nhu cầu. Ở mức lãi suất r1 tổng chi tiêu là AE1 sản lượng cân bằng là Y1, điểm cân bằng trên thị trường hàng hóa là E1. Từ đó ta xác định được điểm E1’ có tọa độ (r1,Y1). Giả sử lãi suất giảm xuống mức r2 khi đó đầu tư tăng thêm một lượng là I, tổng chi tiêu của nền 147 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  4. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung kinh tế tăng lên từ AE1 đến AE2, sản lượng cân bằng của nền kinh tế tăng từ Y1 đến Y2. Từ đó ta xác định được E2’ có tọa độ (r2,Y2). Đường đi qua 2 điểm E0’ và E0’ chính là đường IS.  Đường IS dốc xuống, có độ dốc âm Đối với sự cân bằng của thị trường hàng hóa, lãi suất cao hơn sẽ kéo theo mức thu nhập thấp hơn do đường cầu phải thấp hơn. Độ dốc của đường IS sẽ phụ thuộc vào độ nhạy cảm của nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng tự định đối với lãi suất. Nhu cầu đầu tư và nhu cầu tiêu dùng tự định càng bị giảm xuống do lãi suất tăng, khi lãi suất tăng sẽ càng làm giảm mức thu nhập cân bằng và độ dốc của đường IS càng thoải. Ngược lại, nếu những thay đổi trong lãi suất chỉ đưa đến những dịch chuyển nhỏ của đường tổng cầu, mức thu nhập cân bằng sẽ hầu như không bị ảnh hưởng gì, và đường IS sẽ rất dốc. A 1 Hàm số của đường IS: r   Y d d m' 1 Trong đó: A  C  I  G; m '  ; hệ số d là hệ số phản ánh mức độ 1  MPC(1  t) nhạy cảm của đầu tư so với lãi suất thực tế r. Nếu d tăng thì đường IS thoải hơn. Nhìn vào phương trình của đường IS chúng ta thấy rằng,  1 chính là độ dốc dm' của đường IS. Nếu giá trị của d hoặc m’ càng lớn thì đường IS càng thoải và nếu chúng càng nhỏ thì đường IS càng dốc. Như vậy, nếu tỷ suất thuế tăng lên hoặc MPC giảm xuống đều làm cho giá trị của m’ giảm xuống và đường IS trở nên dốc hơn và ngược lại. Phân tích độ dốc của đường IS cho chúng ta biết được mức độ tác động của chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến thu nhập, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát trong nền kinh tế như thế nào. Như vậy, đường IS là quỹ tích của các kết hợp giữa mức sản lượng Y và mức lãi suất r, và bất kỳ điểm nào trên đó cũng làm cho thị trường hàng hóa cân bằng, nhưng nó không chỉ ra điểm nào trong những kết hợp trên tạo ra trạng thái cân bằng chung của nền kinh tế. Để tìm được mức sản lượng và lãi suất cho trạng thái cân bằng chung, chúng ta còn phải xem xét thị trường tiền tệ. Khác với mô hình cổ điển thuần túy, ở đây không có sự phân đôi giữa thị trường hàng hóa và thị trường tt. Trong mô hình IS-LM của Keynes, giá trị của các biến số thực tế, ví dụ thu nhập, phụ thuộc vào cung ứng tiền tệ. b. Các điểm nằm ngoài đường IS Chúng ta sẽ dễ dàng hiểu được tại sao biện pháp cắt giảm (hay tăng) thuế đẩy đường IS sang phải (hay sang trái) và rằng các điểm nằm ngoài đường IS về bên phải là điểm biểu thị tình trạng dư cung về hàng hóa (các khoản rút ra dự kiến vượt quá các khoản dự kiến chuyển thành nhu cầu), còn các điểm nằm ngoài đường IS về phía trái biểu thị tình trạng dư cầu về hàng hóa (các khoản dự kiến chuyển thành nhu cầu vượt quá các khoản rút ra dự kiến). Khi hiểu được điều này, chúng ta cũng dễ dàng hiểu được những ảnh hưởng của thuế tới sự thay đổi của đường IS. 146 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  5. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung AE AE2 AE1 r r1 r2 Hình 5.2. Các điểm nằm ngoài đường IS Dựa vào đồ thị chúng ta nhận thấy, điểm E3 trên thị trường hàng hóa biểu thị chi tiêu vượt quá thu nhập. Đối với thị trường hàng hóa, đây là hiện tượng thiếu hàng. Như vậy, các điểm nằm dưới đường IS biểu thị tình trạng thiếu hàng (dư cầu), các điểm nằm phía trên (bên ngoài) đường IS biểu thị tình trạng thừa hàng (dư cung). c. Sự trượt dọc và dịch chuyển đường IS Đường IS là quỹ tích của tất cả các kết hợp giá trị thu nhập và lãi suất mà tại đó, tiết kiệm dự kiến bằng đầu tư dự kiến. Chúng ta xuất phát từ trạng thái cân bằng ban đâu của nền kinh tế, thị trường các khoản vay cân bằng (đầu tư bằng tiết kiệm), xác định mức lãi suất cân bằng là r1 và mức thu nhập của nền kinh tế là Y1. Nếu tiết kiệm dự kiến giảm xuống cùng với thu nhập, chắc chắn lãi suất sẽ tăng lên và làm mức đầu tư dự kiến nhỏ hơn, nhằm duy trì trạng thái cân bằng, tại đó tiết kiệm dự kiến bằng đầu tư dự kiến. Mức lãi suất cân bằng mới là r2 và mức thu nhập cân bằng mới là Y2, xảy ra hiện tượng di chuyển từ điểm E1 đến điểm E2 trên đường IS. Ngược lại, nếu lãi suất là r2 và mức thu nhập là Y2, thì khi đó đầu tư dự kiến sẽ bằng tiết kiệm dự kiến; lãi suất giảm xuống r1 thì mức thu nhập sẽ tăng lên Y1, xảy ra hiện tượng di chuyển (hay còn gọi là trượt dọc theo đường IS) các điểm trên đường IS từ E2 xuống E1. 149 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  6. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung r S2 S1 r E2 r2 r2 E1 r1 r1 I (r ) IS 0 S, I 0 Y2 Y1 Y Hình 5.3. Sự di chuyển các điểm trên đường IS Sự dịch chuyển của đường IS: Với một mức lãi suất nhất định, sự gia tăng niềm lạc quan của các hãng về những khoản lợi nhuận trong tương lai sẽ dịch chuyển đường nhu cầu đầu tư đi lên, làm tăng nhu cầu đầu tư tự định; sự gia tăng trong ước tính của các hộ gia đình về thu nhập trong tương lai sẽ dịch chuyển hàm tiêu dùng lên trên, làm tăng nhu cầu tự định; hay sự gia tăng trong chi tiêu của Chính phủ có thể trực tiếp làm tăng cấu phần của Chính phủ trong nhu cầu tự định. Bất kỳ sự gia tăng nào như thế này cũng sẽ dịch chuyển đường tổng cầu lên trên tại một mức lãi suất nhất định. Do đó khoản thu nhập cân bằng sẽ tăng thêm ở bất kỳ lãi suất nào. AE AE =Y AE2 =C +I (r1 )+G2 AE2=C +I (r1 )+G1 0 Y1 Y2 Y r r1 Y IS1 IS2 0 Y1 Y2 Y Hình 5.3. Chi tiêu của Chính phủ tăng lên đường IS dịch chuyển sang phải Hình 5.4 chỉ rõ sự gia tăng chi tiêu của Chính phủ G1 đến G2 trong điều kiện lãi suất không đổi r1. Tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng lên từ AE1 đến AE2, thu nhập của nền kinh tế tăng lên từ Y1 đến Y2, dẫn tới đường IS dịch chuyển từ IS1 đến IS2. Chúng ta có thể phân tích sự dịch chuyển của đường IS qua phương trình đường IS: A 1 r  Y d d m' 146 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  7. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung A Khi giá trị các khoản chi tiêu tự định (không phụ thuộc vào thu nhập) thay đổi sẽ làm d cho đường IS dịch chuyển sang vị trí mới. 5.1.2. Đường LM và các yếu tố tác động đến đường LM a. Thiết lập đường LM và độ dốc của đường LM Khái niệm: Đường LM là đường bao gồm tập hợp tất cả các điểm phản ánh mối quan hệ giữa lãi suất và thu nhập khi thị trường tiền tệ cân bằng. Cách xây dựng đường LM: M1 Giả sử rằng mức cung tiền cố định tại MS1  , với mức thu nhập ở Y1, đường cầu P tiền là MD(r,Y1) và điểm cân bằng của thị trường tiền tệ là E1 với lãi suất cân bằng là r1, từ đó có thể xác định điểm E1’ của tổ hợp (r1, Y1). (a) Thị trường tiền tệ cân bằng (b) Đường LM r r MS LM E2 r2 r2 E2’ MD (r ,Y2) r1 r1 E1 E1’ MD (r ,Y1) 0 M1 M/P 0 Y1 Y2 Y P Hình 5.4. Xây dựng đường LM Khi thu nhập tăng đến Y2, đường cầu tiền dịch chuyển lên MD(r, Y2) với điểm cân bằng E2 có lãi suất cân bằng r2. Từ đó có thể xác định điểm E2’ của tổ hợp (r2, Y2). Đường đi qua hai điểm E1’, E2’ trên đồ thị là đường LM. Đường LM có độ dốc dương, điều đó chứng tỏ khi thu nhập Y tăng thì lãi suất r tăng và ngược lại. Đường LM phản ánh mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa thu nhập và lãi suất. Hàm số của đường LM: 1 M r  (k  Y  ) h P M1 Trong đó: tại là cung tiền thực tế; h là độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất; k là độ P nhạy cảm của cầu tiền và thu nhập. 151 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  8. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung k k Giá trị độ dốc của đường LM là . Do đó, khi tăng lên đường LM sẽ trở nên dốc h h hơn và ngược lại. Điều này có nghĩa là, nếu độ nhạy cảm của cầu tiền với lãi suất (h) càng lớn thì đường LM càng thoải và ngược lại; nếu độ nhạy cảm của cầu tiền và thu nhập (k) càng lớn thì đường LM càng dốc và ngược lại. Phân tích độ dốc của đường LM cho chúng ta biết được mức độ tác động của chính sách tài khóa hoặc chính sách tiền tệ đến thu nhập, lãi suất, thất nghiệp, lạm phát trong nền kinh tế như thế nào. b. Các điểm nằm ngoài đường LM Thị trường tiền tệ ban đầu cân bằng tại điểm E1, khi thu nhập tăng, cầu tiền tăng, lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ tăng từ r1 đến r2, chúng ta xây dựng được đường LM. Đường LM là một tập hợp các điểm biểu thị mối quan hệ giữa thu nhập và lãi suất khi thị trường tiền tệ cân bằng. Các điểm nằm phía trên đường LM, ví dụ như điểm E3, biểu thị trạng thái dư cung tiền. Các điểm nằm phía dưới đường LM, ví dụ như điểm E4, biểu thị trạng thái dư cầu tiền tệ. r MS r r2 r1 MD MD 0 M/P 0 Hình 5.5. Các điểm nằm ngoài đường LM c. Sự trượt dọc và dịch chuyển đường LM Khi thu nhập tăng lên đòi hỏi một lượng cầu tiền tăng thêm dẫn đến tăng lãi suất do cung tiền không đổi. Như vậy, khi thu nhập thay đổi, xảy ra hiện tượng di chuyển (trượt dọc) các điểm trên đường LM. Khi thu nhập tăng lên từ Y1 đến Y2, cầu tiền tăng, lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ tăng từ r1 đến r2, đường LM không thay đổi vị trí, xảy ra hiện tượng di chuyển từ điểm E1 đến E2 trên đường LM. 146 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  9. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung r LM r2 E2 r1 E1 0 Y1 Y2 Y Hình 5.6. Sự di chuyển các điểm trên đường LM Đường LM có độ dốc nghiêng đi lên bởi khi thu nhập tăng, lãi suất phải tăng theo để giảm bớt cầu tiền nhằm duy trì sự cân bằng của thị trường tiền tệ khi cung tiền không đổi. Khi cầu tiền nhạy cảm với thu nhập và kém nhạy cảm với lãi suất thì đường LM sẽ rất dốc. Nếu mức cung tiền giảm xuống, đường LM sẽ dịch chuyển sang trái. Hình 5.7. Sự dịch chuyển đường LM khi cung tiền thay đổi Hình 5.8 minh họa trường hợp cung tiền giảm (Ví dụ: giả sử ngân hàng trung ương tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc), đường cung tiền dịch chuyển từ MS1 đến MS2, ứng với mức thu nhập không đổi Y1. Lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ tăng lên từ r1 đến r2, đường LM dịch chuyển sang trái từ LM1 đến LM2. 5.1.3. Phân tích chính sách dựa trên mô hình IS-LM a. Cân bằng đồng thời hai thị trường hàng hoá và tiền tệ Đường IS phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường hàng hóa với các tổ hợp khác nhau giữa lãi suất và thu nhập. Đường LM phản ánh các trạng thái cân bằng của thị trường tiền tệ cũng của những tổ hợp này. Tác động qua lại giữa hai thị trường ấn định mức lãi suất và thu nhập cân bằng đồng thời cho cả hai thị trường tại (r0, Y0). 153 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  10. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung r LM E0 r0 IS 0 Y0 Y Hình 5.8. Trạng thái cân bằng đồng thời trên cả thị trường hàng hóa và tiền tệ Nhìn vào hình 5.10, giả sử mức lãi suất tại r1, ta có mức thu nhập Y1 trên đường IS. Tổ hợp (r1, Y1) đưa đến sự cân bằng của thị trường hàng hóa. Song, với mức lãi suất r1 thì cần phải có mức thu nhập Y1’ cho sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Với mức lãi suất r1, mức thu nhập Y1 là quá thấp đối với sự cân bằng của thị trường tiền tệ. Nhu cầu về tiền trở nên thấp hơn lượng cung ứng tiền sẵn có. Khi lượng cung ứng tiến quá cao, lãi suất sẽ giảm. Quá trình này cứ tiếp diễn cho tới lúc lãi suất giảm xuống tới r0. Tại mức này, tổng cầu và tổng thu nhập đã tăng lên đủ mức làm cho nhu cầu về tiền tăng đủ để dẫn tới sự cân bằng trên cả hai thị trường. r LM r1 A B E0 r0 B D r2 IS 0 Y1 Y2 Y0 Y’1 Y’2 Y Hình 5.9. Cân bằng đồng thời trên cả thị trường hàng hóa và tiền tệ Ngược lại, với mức lãi suất r2, mức thu nhập Y2’ cần thiết cho thị trường hàng hóa cân bằng là lớn hơn mức thu nhập Y2 cần thiết để thị trường tiền tệ cân bằng. Khi thu nhập quá cao đối với sự cân bằng của thị trường tiền tệ, nhu cầu về tiền sẽ quá cao và đẩy lãi suất lên. Tiến trình này tiếp diễn đến khi đạt mức lãi suất r0, thu nhập Y0 thì cả hai thị trường đều cân bằng. 146 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  11. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung b. Tác động của chính sách tài khóa Trong nền kinh tế đóng, giả sử chính phủ sử dụng chính sách tài khóa mở rộng, bằng việc tăng chi tiêu của Chính phủ thêm một lượng là G, khi đó tổng chi tiêu của nền kinh tế tăng, tổng cầu tăng, đường IS dịch chuyển sang phải từ IS1 đến IS2 (xem hình 5.11). Nếu lãi suất không đổi là r1, sản lượng cân bằng sẽ tăng lên là Y3. Tuy nhiên, lãi suất trong trường hợp này sẽ tăng lên từ r1 đến r2, lượng cầu đầu tư sẽ giảm, tổng cầu tăng thêm một lượng là 1  G 1  MPC(1  t) Do lãi suất tăng sẽ làm giảm đầu tư (hiện tượng này gọi là hiện tượng thoái lui đầu tư). Trạng thái cân bằng ban đầu của nền kinh tế là E1, bây giờ sẽ là E2. Đầu tư giảm kéo theo sản lượng của nền kinh tế chỉ tăng từ Y1 đến Y2. Mức sản lượng tăng Y = Y2 - Y1 1 này nhỏ hơn mức tăng thêm của tổng cầu là:  G . 1  MPC(1  t) Hình 5.10. Tác động của chính sách tài khóa mở rộng trong mô hình IS-LM c. Tác động của chính sách tiền tệ Trong nền kinh tế đóng, giả sử chính phủ sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng, bằng việc hoặc giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, hoặc giảm lãi suất chiết khấu, hoặc mua trái phiếu trên thị trường mở, khi đó cung tiền trong nền kinh tế sẽ tăng lên. Cung tiền tăng, đường LM dịch chuyển sang phải (xuống dưới), trạng thái cân bằng của nền kinh tế thay đổi từ E1 đến E2, lãi suất cân bằng giảm từ r1 xuống r2, đầu tư tăng lên làm cho thu nhập cân bằng trong nền kinh tế tăng lên từ Y1 đến Y2 (xem hình 5.12). 155 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  12. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung Hình 5.11. Chính sách tiền tệ mở rộng, đường LM dịch chuyển sang phải Như vậy, chính sách tiền tệ mở rộng trong nền kinh tế đóng làm tăng đầu tư, tăng thu nhập của nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. d. Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ Trong nền kinh tế đóng, sự phối hợp giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ tùy thuộc vào các công cụ mà Chính phủ đưa ra, phụ thuộc vào độ dốc của đường IS và đường LM, đồng thời phụ thuộc vào mức độ phản ứng, mức độ tác động của hai chính sách này. Chúng ta có thể xem xét một số trường hợp sau:  Sự phối hợp chính sách tài khóa mở rộng và chính sách tiền tệ mở rộng Khi Chính phủ sử dụng chính sách tài khóa lỏng (tăng chi tiêu, giảm thuế) thì tổng cầu sẽ tăng lên, đường IS sẽ dịch chuyển sang phải từ IS1 đến IS2 (xem hình 5.13), nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng tại E1. Kết quả là lãi suất tăng từ r0 đến r1, sản lượng cân bằng tăng từ Y0 đến Y1. Do lãi suất tăng, đầu tư giảm, xảy ra hiện tượng tháo lui đầu tư. r LM1 LM2 E1 r1 r0 E0 E2 IS2 IS1 0 Y0 Y1 Y2 Y Hình 5.12. Chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ mở rộng Để tránh được hiện tượng tháo lui đầu tư phải kết hợp chính sách tiền tệ lỏng. Chính sách tiền tệ lỏng: đó là việc Chính phủ tăng mức cung tiền và duy trì mức lãi suất r0, 146 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  13. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung đường LM dịch chuyển sang phải từ LM1 đến LM2 nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới tại E2, lúc này lãi suất giảm từ r1 về mức lãi suất ban đầu r0, sản lượng cân bằng tăng từ Y1 đến Y2. Kết quả của việc phối hợp hai chính sách là: thu nhập tăng nhanh từ Y0 đến Y2 và ổn định được lãi suất.  Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa chặt và chính sách tiền tệ chặt Chính sách tài khóa chặt (chính sách tài khóa thắt chặt) là chính sách sử dụng nhằm tăng thuế T, giảm chi tiêu G để giảm tổng cầu AD và thu hẹp phạm vi phát triển của nền kinh tế. r LM2 LM1 r0 E2 E0 r1 E1 IS1 IS2 0 Y2 Y1 Y0 Y Hình 5.13. Chính sách tài khóa và tiền tệ thắt chặt Chính sách tiền tệ chặt (chính sách tiền tệ thắt chặt) sử dụng nhằm giảm mức cung tiền MS, tăng lãi suất r để giảm tổng cầu, giảm sản lượng cân bằng Y. Khi Nhà nước sử dụng chính sách tài khóa chặt đường IS sẽ dịch chuyển sang trái, IS giảm từ IS1 đến IS2 nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới, sản lượng cân bằng giảm từ Y0 đến Y1, lãi suất giảm từ r0 đến r1 (xem hình 5.14). Để kìm hãm bớt tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế tránh nền kinh tế rơi vào tình trạng quá nóng, Nhà nước có thể phối hợp với chính sách tiền tệ thắt chặt. Nhà nước giảm mức cung tiền, tăng lãi suất thực tế r, đường LM sẽ dịch chuyển sang trái LM giảm từ LM1 đến LM2. Nền kinh tế đạt trạng thái cân bằng mới là E2, lãi suất tăng từ r1 đến r0, sản lượng giảm từ Y1 đến Y2. Kết quả của việc phối hợp hai chính sách đã làm cho sản lượng giảm nhanh, lãi suất r không thay đổi, tránh được nền kinh tế rơi vào trạng thái tăng trưởng quá nóng.  Sự phối hợp giữa chính sách tài khóa lỏng và chính sách tiền tệ chặt Để tăng tốc độ phát triển kinh tế, tăng sản lượng cân bằng Y của nền kinh tế, Chính phủ phải sử dụng chính sách tài khóa lỏng (tăng G, giảm T), đường IS dịch chuyển từ IS0 đến IS1, điểm cân bằng mới là E1, lãi suất tăng, sản lượng cân bằng tăng nhanh từ Y0 đến Y1 (xem hình 5.15). 157 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  14. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung r IS1 IS0 LM1 E2 r2 LM0 r1 E1 r0 E0 0 Y0 Y2 Y1 Y Hình 5.14. Chính sách tài khóa lỏng và chính sách tiền tệ chặt Nền kinh tế tăng trưởng quá nhanh, lạm phát cao. Nhà nước cần sử dụng chính sách tiền tệ chặt, để hỗ trợ cho chính sách tài khóa lỏng. Nền kinh tế đang đạt trạng thái cân bằng tại điểm E1. Khi sử dụng chính sách tiền tệ chặt, mức cung tiền giảm, lãi suất tăng, đầu tư có xu hướng giảm, nền kinh tế chuyển sang trạng thái cân bằng mới tại E2, lãi suất tăng từ r1  r2, sản lượng cân bằng giảm từ Y1  Y2. Kết quả của việc phối hợp hai chính sách là làm cho sản lượng tăng lên ở mức độ hợp lý, đạt được tốc độ tăng trưởng dài hạn, không gây lạm phát cao: sản lượng cân bằng tăng từ Y0  Y2, lãi suất tăng từ r0  r2. 5.2. Xây dựng đường tổng cầu 5.2.1. Xây dựng đường tổng cầu dựa trên mô hình IS-LM Tổng cầu là tổng chi tiêu hàng hóa và dịch vụ của một nước. Trong một nền kinh tế đóng, tổng cầu bao gồm ba bộ phận cấu thành: Tiêu dùng của các hộ gia đình (C), đầu tư của các doanh nghiệp (I) và chi mua hàng của Chính phủ (G). Khi thu nhập thực tế bằng chi tiêu dự kiến thì tổng cầu của nền kinh tế được xác định bằng: AD  AE  C  I  G  Đường tổng cầu trong mô hình Cổ điển được thiết lập trên cơ sở lý thuyết số lượng tiền tệ. Nó biểu thị mối quan hệ giữa mức cầu về sản lượng thực tế Y và mức giá P, được xác định bởi phương trình: MV Y P Trong đó: M là khối lượng tiền tệ danh nghĩa; V là tốc độ lưu thông của tiền.  So với lý thuyết số lượng, mô hình IS – LM là một mô hình phức tạp hơn về tổng cầu. Nhìn chung, mô hình IS – LM cho phép cả chính sách tài chính và tiền tệ đều có một vai trò trong việc xác định tổng cầu, mặc dù những trường hợp đặc biệt của mô hình IS – LM cũng tạo ra những trường hợp đặc biệt của đường tổng cầu, trong đó, tùy từng trường hợp đặc biệt, mà chính sách tài chính hoặc chính sách tiền tệ không có tác dụng làm thay đổi mức tổng cầu. Đường tổng cầu được rút ra từ mô hình IS – LM cho thấy mối quan hệ giữa mức tổng cầu thực tế và mức giá. 146 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  15. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung Chúng ta có thể thiết lập đường tổng cầu như sau: Hình 5.15. Đường tổng cầu. (I) IS – LM. (II) AD  Khi mức giá thấp hơn, ví dụ bằng P1, khối lượng tiền tệ thực tế lớn hơn, làm cho lãi suất giảm xuống (r1) và mức thu nhập cao hơn (Y1). Đồ thị 5.16 (II) ghi các điểm phản ánh mức giá tương ứng với các mức thu nhập được tạo ra trong phần (I), nhờ việc xác định các giao điểm của đường LM và IS.  Chúng ta đã chỉ ra rằng, đường LM dịch chuyển khi có những thay đổi trong cung ứng tiền tệ thực tế. Cho đến nay, những thay đổi này là do sự thay đổi trong cung ứng tiền tệ danh nghĩa gây ra, vì giá cả được cố định ở một mức giá nhất định. Tuy nhiên, những thay đổi trong mức giá cũng làm thay đổi cung ứng tiền tệ thực tế và làm dịch chuyển đường LM, cho dù khối lượng tiền tệ danh nghĩa vẫn như cũ. Khi mức giá tăng lên, khối lượng tiền tệ thực tế giảm và đường LM dịch chuyển sang trái. Hình 5.16 minh họa cho lập luận này. Ba đường LM trong phần (I) đều được vẽ cho cùng một khối lượng tiền tệ danh nghĩa, nhưng với mức giá khác nhau là P0, P1 và P2. Vị trí của đường IS không phụ thuộc vào mức giá, bởi vì như chúng ta đã thấy, các yếu tố quy định mối liên hệ IS đều là những biến số thực tế, không bị ảnh hưởng bởi những thay đổi của giá cả.  Vị trí của đường LM trong phần (I) rõ ràng phụ thuộc vào mức giá. Mức giá càng cao, đường LM càng dịch chuyển về phía trái, bởi vậy lãi suất càng cao và mức thu nhập thực tế càng thấp. Chúng ta có thể khẳng định điều này khi quan sát giao điểm của các đường LM với đường IS là r0 và Y0. Khi mức giá thấp hơn, ví dụ bằng P1, khối lượng tiền tệ thực tế lớn hơn, làm cho lãi suất giảm xuống tới mức r1 và mức thu nhập tăng lên mức Y1. Hình 5.16 (II) ghi các điểm phản ánh mức giá tương ứng với các mức thu nhập được tạo ra trong phần (I), nhờ việc xác định các giao điểm của 159 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  16. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung đường LM và IS. Đường tổng cầu AD cho thấy rằng, đối với một đường IS và khối lượng tiền tệ danh nghĩa cho trước, khi có một mức giá nhất định, ví dụ P0, mức tổng cầu do mô hình IS – LM tạo ra cũng là một giá trị nhất định, ví dụ như Y0.  Mô hình IS – LM còn được dùng để xác định lãi suất, ví dụ như lãi suất r0 trong trường hợp P0 và Y0. Chú ý rằng, trong khi chúng ta diễn giải đường tổng cầu Cổ điển bằng cách nói “nếu giá cả là P0 tổng cầu sẽ bằng Y0”, mà không cần nhắc đến đường tổng cung, thì đường tổng cầu của Keynes hay đường tổng cầu được thiết lập trên cơ sở mô hình IS – LM phải được diễn giải một cách chặt chẽ bằng cách nói rằng, “nếu giá cả là P0 và tổng cung là Y0, tổng cầu sẽ bằng Y0”. Việc nhắc tới đường tổng cung là rất cần thiết, bởi vì đường AD của Keynes phụ thuộc vào giao điểm của IS và LM, trong đó, đường IS biểu thị trạng thái cân bằng của thị trường hàng hóa. Đương nhiên, chúng ta không thể nói nếu giá cả là P0, tổng cung sẽ chỉ bằng Y0 mà không cần biết tới đường tổng cung. Phần sau đây sẽ chỉ ra cách thức phát huy ảnh hưởng đối với đường tổng cầu của chính sách tài chính và tiền tệ, trước khi hoàn chỉnh mô hình theo cách này. 5.2.2. Chính sách tài khóa và đường tổng cầu Hình dạng và vị trí của đường AD phụ thuộc vào những yếu tố làm cơ sở cho đường IS và LM. Bởi vậy, bất cứ sự thay đổi nào trong các yếu tố tác động tới đường IS và LM cũng ảnh hưởng tới đường AD. Ví dụ, bất kỳ sự gia tăng nào trong mức chi tiêu thực tế của Chính phủ được tài trợ bằng trái phiếu mà làm dịch chuyển đường IS về phía phải, thì cũng làm cho đường AD dịch chuyển về phía phải (hình 5.17). Hình 5.16. Chính sách tài khóa và đường AD: (I) IS – LM. (II) AD 146 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  17. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung  Tác động của chính sách tài khóa mở rộng là làm tăng tổng cầu, khi đó đường IS dịch chuyển từ IS  IS’, đường tổng cầu dịch chuyển từ AD  AD’.  Hình 5.17 miêu tả hai đường IS là IS và IS’, trong đó mức chi tiêu thực tế của Chính phủ được tài trợ bằng trái phiếu cao hơn trong trường hợp của đường IS. Cách vẽ đường AD cho thấy, đường AD’ tương ứng với IS nằm đâu đó ở phía phải của một đường IS nào đó. Chúng ta có thể hiểu được điều này bằng trực giác: Mức chi tiêu thực tế của Chính phủ được tài trợ bằng trái phiếu càng cao, mức tổng cầu thực tế cũng càng cao tại mọi mức giá. 5.2.3. Chính sách tiền tệ và đường tổng cầu Tương tự như vậy, sự gia tăng trong khối lượng tiền tệ danh nghĩa – điều làm cho đường LM dịch chuyển về phía phải đối với mọi mức giá – cũng làm cho đường AD dịch chuyển về phía phải. Hình 5.17. Chính sách tài khóa và đường AD: (I) IS – LM. (II) AD Chính sách tiền tệ mở rộng (lỏng) làm tăng cung tiền thêm một lượng là M (hình 5.18). Với mức giá không đổi là P0, đường tổng cầu sẽ dịch chuyển từ AD → AD’; làm sản lượng cân bằng tăng từ Y0 →Y1. Hình 6.4 vẽ hai đường LM cho mức giá P0, nhưng ở đây, khối lượng tiền tệ danh nghĩa tăng thêm một lượng bằng ΔM trong trường hợp đường LM’. Chúng ta có thể thấy rằng, khi mức giá bằng P0, tổng cầu sẽ bằng Y0 với điều kiện đường IS cho trước và khối lượng tiền tệ danh nghĩa bằng M0, nhưng cao hơn (bằng Y1) khi khối lượng tiền tệ danh nghĩa cao hơn (bằng M 0  M ). Hình 5.18 (II) chỉ ra rằng, nếu khối lượng tiền tệ danh nghĩa cao hơn, điểm nằm ngang trên đường AD’ tại mức giá P0 sẽ ở bên phải điểm nằm trên đường AD tại mức giá đó. Tương tự như vậy, đối với tất cả các mức giá khác, các điểm trên đường AD’ đều nằm bên phải của các điểm tương ứng trên đường AD, như được chỉ ra trong hình vẽ. 161 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  18. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung Bây giờ, chúng ta đã thấy rõ rằng mô hình IS – LM thực sự là mô hình về tổng cầu trong điều kiện có giả định giá cả cố định và đường AD mở rộng phân tích của chúng ta để chỉ ra cách thức biến đổi của tổng cầu thực tế, khi mức giá thay đổi. Để hoàn chỉnh mô hình, chúng ta cần phải đưa thêm đường tổng cung vào mô hình. Đường tổng cung cổ điển thuần túy được thiết lập trên cơ sở giả định về sự cân bằng thị trường và quá trình điều chỉnh tiền lương thực tế. Đường AS được thiết lập trên cơ sở giả định về tính cứng nhắc của tiền lương danh nghĩa. Vì phần lớn phân tích trong cuốn Lý thuyết tổng quát đều giả định tiền lương danh nghĩa cứng nhắc và Keynes cho rằng, để mức tổng cung thực tế tăng lên, nhất thiết giá cả phải tăng lên, cho nên, đường AS còn được gọi là đường tổng cung của Keynes, vì nó kết hợp tiền lương cứng nhắc với giá cả linh họat. 5.3. Xây dựng đường tổng cung 5.3.1. Đường tổng cung trong ngắn hạn và dài hạn Tổng cung cho biết mối quan hệ giữa mức giá chung và khối lượng hàng hóa được cung ứng. Chúng ta cần xem xét hai trường hợp sau: Trong dài hạn – khi giá cả của tất cả hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn linh hoạt; và trong ngắn hạn – khi giá cả của một số hàng hóa lại cứng nhắc. a. Dài hạn: Đường tổng cung thẳng đứng Chúng ta biết rằng cung về hàng hóa trong dài hạn phụ thuộc vào công nghệ, khối lượng tư bản và lực lượng lao động sẵn có. Nói cách khác, cung hàng hóa trong dài hạn không phụ thuộc vào mức giá trong nền kinh tế. Điều này có nghĩa là đường tổng cung về hàng hóa trong dài hạn (LRAS) thẳng đứng tại mức sản lượng tự nhiên. Hình 5.18. Đường tổng cung dài hạn Đường tổng cung dài hạn LRAS là đường thẳng đứng, cắt trục hoành tại mức sản lượng tiềm năng Y* (hình 5.19). Trong mô hình này, tăng trưởng kinh tế được biểu thị bằng sự dịch chuyển của đường tổng cung dài hạn sang phải theo thời gian. Khi công nghệ được cải thiện và nền kinh tế có nhiều lao động và tư bản hơn, nhiều hàng hóa và dịch vụ được sản xuất hơn. b. Ngắn hạn: Đường tổng cung dốc lên Các nghiên cứu kinh tế vĩ mô hiện đại đặc biệt quan tâm giải thích hành vi của tổng cung trong ngắn hạn. Mặc dù có nhiều mô hình tổng cung khác nhau, nhưng rất may giữa chúng cũng có nhiều điểm chung và do vậy chúng ta có thể khái quát hóa và giới thiệu 146 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  19. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung các kết luận chung rút ra từ các mô hình đó. Đường tổng cung trong ngắn hạn SRAS có xu hướng dốc lên, biểu thị mối quan hệ ngược chiều giữa mức giá P và sản lượng thực tế Y (hình 5.20). Khi mức giá là P1 thì sản lượng thực tế là Y1, mức giá tăng lên từ P1 đến P2 thì sản lượng thực tế sẽ tăng lên từ Y1 đến Y2. Hình 5.19. Đường tổng cung ngắn hạn 5.3.2. Phương trình của đường tổng cung a. Phương trình đường tổng cung Đường tổng cung trong ngắn hạn SRAS là đường dốc lên về phía phải biểu thị mối quan hệ cùng chiều giữa mức giá chung và sản lượng cân bằng. Nhìn chung, các phân tích hiện đại về tổng cung đều có chung kết luận là đường tổng cung ngắn hạn có độ dốc dương. Phương trình cơ bản về đường tổng cung ngắn hạn của chúng ta là: Y  Y*  (P  Pe ) . trong đó,  là một số dương và Pe biểu diễn kỳ vọng về giá. Phương trình này chỉ ra rằng sản lượng (Y) có thể khác mức tự nhiên dài hạn (Y*) nếu như mức giá trên thực tế khác với mức giá mà mọi người dự kiến. Có ba kết luận có thể rút ra từ phương trình đường tổng cung ở trên.  Thứ nhất, đường tổng cung có độ dốc dương. e  Thứ hai, vị trí của đường tổng cung phụ thuộc vào P . Đường tổng cung ngắn hạn cắt đường tổng cung dài hạn tại mức giá Pe, do đó khi Pe tăng thì đường tổng cung sẽ dịch chuyển lên phía trên và sang bên trái.  Thứ ba, tham số  đo lường phản ứng của sản lượng với chênh lệch giữa giá cả thực tế và giá cả dự kiến. Nếu   0 thì đường tổng cung có dạng thẳng đứng; nếu  trở nên rất lớn, thì đường tổng cung ngắn hạn gần như nằm ngang. b. Cơ sở xây dựng phương trình đường tổng cung ngắn hạn Có bốn mô hình khác nhau giải thích về đường tổng cung ngắn hạn: Mô hình tiền lương cứng nhắc; Mô hình nhận thức sai lầm của công nhân; Mô hình thông tin không hoàn hảo; 163 ECO102_Bai5_v2.0018102208
  20. Bài 5: Mô hình tổng cầu và tổng cung Mô hình giá cả cứng nhắc. Các mô hình này có một số đặc điểm chung, và mỗi mô hình chỉ giải thích được một số khía cạnh nhất định của thực tế. Mô hình tiền lương cứng nhắc  Mô hình tiền lương cứng nhắc nhấn mạnh đến quá trình thỏa thuận tiền lương giữa doanh nghiệp và công nhân. Các quan sát thực tế cho thấy trong các ngành công nghiệp có sự hoạt động của công đoàn, tiền lương thường được quy định trước trong các hợp đồng. Hơn nữa, ngay cả trong các ngành không có công đoàn cũng có các thỏa thuận ngầm hoàn toàn tương tự. Nhiều công nhân hiểu ngầm với các thân chủ của họ về mức tiền lương được xem xét lại một lần nữa trong mỗi năm, ngay cả khi họ không ký các hợp đồng chính thức. Tiền lương của công nhân không thay đổi cùng với sự kiện tác động đến lợi nhuận của các doanh nghiệp nơi họ làm việc.  Mô hình tiền lương cứng nhắc giả thiết rằng khi mặc cả tiền lương, cả doanh nghiệp và công nhân đều có trong đầu một mục tiêu nhất định về tiền lương thực tế mà họ sẽ thỏa thuận. Mức tiền lương này phụ thuộc vào sức mạnh mặc cả tương đối giữa doanh nghiệp với các công nhân trên cơ sở cân nhắc về tiền lương hiệu quả… Như vậy, mức việc làm tại mức tiền lương thực tế này tương ứng với trạng thái đầy đủ việc làm. Tuy nhiên, trong hợp đồng được ký kết các điều khoản được viết theo tiền lương danh nghĩa chứ không theo tiền lương thực tế. Để xác định tiền lương danh nghĩa, các doanh nghiệp và công nhân dựa trên kỳ vọng về mức giá chung. Cuối cùng, họ quyết định tiền lương danh nghĩa trên cơ sở sử dụng công thức sau: W  w  Pe Trong đó, w là mục tiêu về tiền lương thực tế.  Giả thiết cuối cùng của mô hình là cầu về lao động quyết định số việc làm. Nói cách khác, quá trình thương lượng giữa công nhân và doanh nghiệp không quyết định trước số lao động được thuê, mà trái lại công nhân đồng ý cung ứng số lao động mà các doanh nghiệp muốn thuê tại mức lương đã quyết định từ trước. Theo lý thuyết tân cổ điển, họ sẽ lựa chọn bằng cách cân bằng sản phẩm cận biên của lao động với tiền lương thực tế thực hiện: W Pe MPL   w( ) P P Chúng ta có thể viết hàm cầu về lao động như sau: W Ld  Ld ( ) P e Trước hết, cần lưu ý rằng nếu P  P , thì W / P  w , do đó Ld (W/P) = L và Y  Y * . Bây giờ, giả thiết mức giá hiện hành cao hơn mức dự kiến. Khi đó, tiền lương thực tế thực hiện thấp hơn mức dự kiến. Lao động trở nên rẻ hơn, do đó các doanh nghiệp sẽ thuê nhiều công nhân hơn và sản lượng sẽ tăng. Hoàn toàn ngược lại nếu mức giá hiện hành thấp hơn mức dự kiến. Các doanh nghiệp nhận ít thu nhập hơn từ sản lượng của họ so với dự kiến, do đó họ sẽ cắt giảm mức sản xuất. Chúng ta 146 ECO102_Bai5_v2.0018102208
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2