TRƯỜNG ĐẠI HỌC PHẠM VĂN ĐỒNG<br />
KHOA KINH TẾ<br />
<br />
BÀI GIẢNG<br />
MÔN: QUẢN TRỊ CHUỖI<br />
CUNG ỨNG<br />
(Dùng cho đào tạo tín chỉ)<br />
<br />
Người biên soạn: Th.S Nguyễn Thị Huyền<br />
<br />
Lưu hành nội bộ - Năm<br />
2017<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ............................ 1<br />
1.1. Chuỗi cung ứng .....................................................................................................1<br />
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng ..............................................................................1<br />
1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng ...................................................................................2<br />
1.2. Quản trị chuỗi cung ứng ........................................................................................ 4<br />
1.2.1. Khái niệm quản trị chuỗi cung ứng ...................................................................4<br />
1.2.2. Ý nghĩa của quản trị chuỗi cung ứng ................................................................ 6<br />
1.3. Tích hợp chuỗi cung ứng ...................................................................................... 6<br />
1.3.1Tích hợp chuỗi cung ứng bên trong doanh nghiệp ..............................................7<br />
1.3.2. Tích hợp chuỗi cung ứng bên ngoài doanh nghiệp ............................................9<br />
1.4. Lịch sử phát triển của chuỗi cung ứng ................................................................ 14<br />
Chương 2: DỰ BÁO NHU CẦU......................................................................................... 18<br />
2.1.Khái niệm .............................................................................................................18<br />
2.2. Các phương pháp dự báo .................................................................................... 19<br />
2.2.1. Các phương pháp dự báo định tính .................................................................19<br />
2.2.2. Các phương pháp dự báo định lượng .............................................................. 21<br />
Chương 3: QUẢN TRỊ TỒN KHO ....................................................................................26<br />
3.1. Tổng quan về quản trị tồn kho ............................................................................26<br />
3.2. Phân tích chi phí tồn kho..................................................................................... 27<br />
3.2.1.Các chi phí tăng lên khi tăng tồn kho ............................................................... 27<br />
3.2.2.Các chi phí giảm khi tồn kho tăng ...................................................................28<br />
3.3.Phân tích ABC trong phân loại tồn kho ............................................................... 28<br />
3.4. Các mô hình tồn kho ........................................................................................... 29<br />
3.4.1.Mô hình quy mô lô đặt hàng theo hiệu quả(EOQ- Economic order quantity) ...29<br />
3.4.2Mô hình quy mô lô đặt hàng theo sản xuất (POQProdution Order Quantity) ..32<br />
3.4.3.Mô hình tồn kho với chi phí cạn dự trữ xác định (Mô hình đặt hàng sau – BOQ<br />
– Back Order Quantity) .......................................................................................... 33<br />
3.4.4.Mô hình khấu trừ theo số lượng(QDM – Quantity Discount)........................... 35<br />
3.4.5.Mô hình phân tích biên .................................................................................... 36<br />
Chương 4: ĐỊNH VỊ CƠ SỞ VẬT CHẤT ........................................................................36<br />
4.1Nguyên nhân và quy trình định vị cơ sở vật chất .................................................37<br />
4.1.1Nguyên nhân ....................................................................................................37<br />
4.1.2Quy trình định vị cơ sở vật chất ........................................................................37<br />
4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến định vị cơ sở vật chất ...............................................37<br />
4.3. Các phương pháp đánh giá phương án định vị cơ sở vật chất ............................ 38<br />
i<br />
<br />
4.3.1 Phương pháp phân tích chi phí (phân tích điểm nút) ........................................38<br />
4.3.2 Phương pháp tọa độ trung tâm .........................................................................39<br />
4.3.3 Phương pháp dùng trọng số đơn giản .............................................................. 40<br />
Chương 5: THU MUA..........................................................................................................40<br />
5.1Tổng quan về thu mua ........................................................................................... 41<br />
5.1.1Khái niệm ........................................................................................................41<br />
5.1.2.Mục tiêu của thu mua ...................................................................................... 41<br />
5.1.3.Tổ chức thu mua.............................................................................................. 42<br />
5.2.Lựa chọn nhà cung cấp ........................................................................................ 43<br />
5.2.1 Lựa chọn nhà cung cấp chất lượng ..................................................................43<br />
5.2.2 Số lượng nhà cung cấp .................................................................................... 45<br />
5.2.3 Đánh giá năng lực của nhà cung cấp ................................................................ 46<br />
5.3.Quy trình thu mua ................................................................................................ 46<br />
Chương 6: VẬN TẢI ............................................................................................................49<br />
6.1.Vận tải và vai trò của vận tải................................................................................49<br />
6.2.Lựa chọn điều kiện giao hàng ..............................................................................49<br />
6.2.1 Điều kiện giao hàng nội địa .............................................................................49<br />
6.2.2 Điều kiện thương mại quốc tế ..........................................................................50<br />
6.3.Lựa chọn phương tiện vận tải ..............................................................................51<br />
6.3.1 Đường sắt ........................................................................................................51<br />
6.3.2 Đường bộ ........................................................................................................51<br />
6.3.3 Đường thủy .....................................................................................................52<br />
6.3.4 Hàng không .....................................................................................................52<br />
6.3.5 Đường ống ......................................................................................................53<br />
6.3.6 Lựa chọn phương tiện vận tải ..........................................................................53<br />
6.3.7 Vận tải đa phương tiện .................................................................................... 54<br />
6.4.Lựa chọn người vận tải ........................................................................................ 54<br />
6.4.1 Tự vận tải ........................................................................................................54<br />
6.4.2 Thuê ngoài vận tải ........................................................................................... 55<br />
6.4.3 Lựa chọn người vận tải .................................................................................... 55<br />
<br />
ii<br />
<br />
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG<br />
1.1. Chuỗi cung ứng<br />
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng<br />
Có nhiều khái niệm về chuỗi cung ứng. Chuỗi cung ứng được định nghĩa là sự<br />
hợp tác giữa các doanh nghiệp để đưa sản phẩm và dịch vụ ra thị trường1. Chuỗi cung<br />
ứng cũng được cho là tập hợp các doanh nghiệp trong một chuỗi từ nhà cứng ứng<br />
nguyên vật liệu đến nhà sản xuất sản phẩm và phân phối sản phẩm đến người cuối<br />
cùng2. Nói chung, các doanh nghiệp có liên quan đến việc sản xuất và cung ứng sản<br />
phẩm/dịch vụ đến tay người tiêu dùng như nhà cung cấp nguyên vật liệu, nhà lắp ráp,<br />
nhà bán buôn, nhà bán lẻ, công ty vận chuyển đều là những thành phần của chuỗi cung<br />
ứng3. Đồng thời, những định nghĩa này xem người tiêu dùng cuối cùng cũng là một bộ<br />
phận của chuỗi cung ứng4.<br />
Theo một định nghĩa khác, chuỗi cung ứng được hiểu là mạng lưới liên kết các<br />
tổ chức, gồm liên kết ngược (upstream linkages) và liên kết xuôi (downstream<br />
linkages), thông qua quá trình và hoạt động nhằm tạo ra giá trị cho các sản phẩm dịch<br />
vụ cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng5.<br />
Như vậy, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những thành phần liên quan trực<br />
tiếphay gián tiếp nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ<br />
bao gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho,<br />
nhà bán lẻ, và khách hàng.Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các thành phần và sự lựa<br />
chọn phân phối nhằm thực hiện chức năng thu mua nguyên vật liệu, biến đổi nguyên<br />
vật liệu thành bán thành phẩm và thành phẩm, phân phối sản phẩm đến nơi tiêu dùng.<br />
Một số điểm cần chú ý đối với chuỗi cung ứng:<br />
- Chuỗi cung ứng thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu, sản phẩm xuyên suốt<br />
quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng.<br />
- Chuỗi cung ứng bao gồm các thành viên trực tiếp (nhà cung cấp, nhà sản xuất,<br />
nhà phân phối, khách hàng) và các thành viên gián tiếp (các doanh nghiệp vận tải, các<br />
1<br />
<br />
Lambert Douglas M, James R Stock và Lisa M Ellram (1998), Fundamentals of logistics management, Nhà xuất<br />
bản McGraw-Hill/Irwin<br />
2<br />
LaLonde Bernard J (1998), Supply chain evolution by the numbers, Supply Chain Management Review, Số<br />
2(1),Trang: 7-8.<br />
3<br />
LaLonde Bernard J (1998), Supply chain evolution by the numbers, Supply Chain Management Review, Số<br />
2(1),Trang: 7-8.<br />
4 Mentzer John T, William DeWitt, James S Keebler, Soonhong Min, Nancy W Nix, Carlo D Smith và Zach G<br />
Zacharia (2001), Defining supply chain management, Journal of Business logistics, Số 22(2),Trang: 3.<br />
5<br />
<br />
Nguyễn Thành Hiếu (2015a), Quản trị hợp tác trong chuỗi cung ứng, Xuất bản lần thứ 1, Nhà xuất bản Đại học<br />
Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, Việt Nam, trang 4.<br />
<br />
1<br />
<br />
doanh nghiệp cung cấp thông tin, các doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, các nhà môi<br />
giới, các nhà tư vấn,…)<br />
- Khách hàng là thành tố tiên quyết của chuỗi cung ứng. Mục đích then chốt của<br />
bất kỳ chuỗi cung ứng nào là nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong tiến trình tạo<br />
ra lợi nhuận cho chính doanh nghiệp. Các hoạt động chuỗi cung ứng bắt đầu với đơn<br />
đặt hàng và kết thúc khi khách hàng thanh toán đơn đặt hàng của họ.<br />
- Trong nội bộ mỗi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các chức năng<br />
liên quan đến việc hoàn thành đòi hỏi của khách hàng (phát triển sản phẩm, marketing,<br />
sản xuất, phân phối, tài chính, dịch vụ khách hàng,…).<br />
- Dòng thông tin, nguyên vật liệu và tài chính sẽ luân chuyển trong toàn chuỗi<br />
cung ứng.<br />
Hình 1.1: Chuỗi cung ứng điển hình<br />
<br />
1.1.2. Cấu trúc chuỗi cung ứng<br />
Cấu trúc chuỗi cung ứng có thể được thể hiện ở các hình thức sau:<br />
- Hoạt động xuôi dòng và hoạt động ngược dòng<br />
Lấy doanh nghiệp nào đó trong chuỗi làm quy chiếu, nếu xét các hoạt động<br />
trước nó - dịch chuyển nguyên vật liệu đến - được gọi là các hoạt động ngược dòng;<br />
nếu xét các hoạt động phía sau nó - dịch chuyển sản phẩm ra ngoài - được gọi là các<br />
hoạt động xuôi dòng.<br />
Các hoạt động ngược dòng được dành cho các nhà cung cấp: Nhà cung cấp<br />
chuyển nguyên vật liệu trực tiếp đến doanh nghiệp là nhà cung cấp cấp một. Nhà cung<br />
cấp đảm nhiệm việc dịch chuyển nguyên vật liệu cho nhà cung cấp cấp một là nhà<br />
cung cấp cấp hai. Cứ ngược dòng như vậy sẽ đến nhà cung cấp cấp ba,… rồi đến tận<br />
cùng sẽ là nhà cung cấp gốc.<br />
Các hoạt động xuôi dòng được dành cho khách hàng: Khách hàng nhận sản<br />
2<br />
<br />