intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 3 - Nguyễn Thị Thiều Quang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:69

16
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Thanh toán quốc tế - Chương 3: Chứng từ trong thanh toán quốc tế, cung cấp cho người học những kiến thức như Chứng từ vận tải; Chứng từ bảo hiểm hàng hóa; Các chứng từ hàng hóa. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Thanh toán quốc tế: Chương 3 - Nguyễn Thị Thiều Quang

  1. CHƯƠNG 3: CHỨNG TỪ TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ GV: NGUYỄN THỊ THIỀU QUANG Email: quangntt@due.udn.vn By PresenterMedia.com
  2. NỘI DUNG 1. Chứng từ vận tải • Vận đơn đường biển • Biên lai gửi hàng đường biển • Vận đơn hàng không • Chứng từ vận tải đường bộ, đường sắt và đường song (SV) • Chứng từ vận tải đa phương thức 2. Chứng từ bảo hiểm hàng hóa 3. Các chứng từ hàng hóa • Hóa đơn thương mại • Giấy chứng nhận xuất xứ • Các chứng từ hàng hóa khác
  3. 1. CHỨNG TỪ VẬN TẢI Hàng không Phương thức Đường bộ Biển/Sông 4
  4. 1.1. VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN (OCEAN/MARINE BILL OF LADING) 1.1.1. CÁC VĂN BẢN PHÁP LÝ ĐIỀU CHỈNH VẬN ĐƠN ĐƯỜNG BIỂN • Phạm vi quốc tế: ✓Thông lệ Hàng hải quốc tế (Công ước Brussels 1924 hay quy tắc Hague)) ✓Nghị định thư năm 1968 (Quy tắc Hague Visby 1968) ✓Nghị định thư năm 1978 ✓Công ước của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đường biển (Công ước Hamburg 1978) ✓Điều lệ thực hành và thống nhất tín dụng chứng từ (điều 20 UCP 600) ✓Bộ tập quán ngân hàng tiêu chuẩn quốc tế về kiểm tra chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ (đoạn E, ISBP 745) • Phạm vi quốc gia: ✓Bộ luật hàng hải Việt Nam 2015 (chương VII, điều 145 – 195) 5
  5. 1.1.2. KHÁI NIỆM Vận đơn đường biển là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển do người có chức năng ký phát cho người gửi hàng sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu hoặc sau khi hàng hóa đã được nhận để chở. 6
  6. 1.1.3. ĐẶC ĐIỂM • Hình thức vận chuyển: bằng đường biển • Người có chức năng ký phát vận đơn (điều 20 UCP 600) • Người chuyên chở hoặc đại lý đích danh của người chuyên chở hoặc thay mặt người chuyên chở, hoặc • Thuyền trưởng hoặc đại lý đích danh của thuyền trưởng hoặc thay mặt thuyền trưởng • Thời điểm phát hành vận đơn: • Sau khi hàng hóa đã được bốc lên tàu => vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L), hoặc • Sau khi hàng hóa đã được nhận để chở => vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L)
  7. 1.1.4. CHỨC NĂNG • Vận đơn là cơ sở pháp lý điều chỉnh quan hệ giữa người nhận hàng và người chuyên chở 1. Là bằng chứng về việc người vận chuyển đã nhận lên tàu số hàng hóa với số lượng, chủng loại, tình trạng được ghi rõ trong vận đơn để vận chuyển đến nơi giao hàng 2. Vận đơn gốc là chứng từ có giá trị và dùng để nhận hàng (vận đơn là chứng từ xác thực quyền sở hữu hàng hóa ghi trong vận đơn) 3. Là bằng chứng xác nhận hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển đã được ký kết 8
  8. 1.1.5. PHÂN LOẠI • Căn cứ vào phê chú trên vận đơn • Căn cứ vào hành trình chuyên chở • Căn cứ vào tình trạng giao nhận hàng hóa giữa người gửi hàng và người vận chuyển • Căn cứ theo người nhận hàng • Căn cứ theo cách gửi hàng • Căn cứ vào tính chất pháp lý về sở hữu hàng hóa
  9. 1.1.5.1. CĂN CỨ VÀO PHÊ CHÚ TRÊN VẬN ĐƠN • Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): Là vận đơn không có phê chú xấu về hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa • Vận đơn không hoàn hảo (Unclean B/L): là vận đơn có những phê chú xấu về hàng hóa như khiếm khuyết về hàng hóa, bao bì không đảm bảo, thùng chứa hàng bị hỏng, vỡ… • Ví dụ: • Bao bì không thích hợp cho vận tải biển • Hai thùng hàng bị hỏng • Bao bì có thể không thích hợp cho vận tải biển? • Hai thùng hàng có lẽ bị hỏng? • Lưu ý: Nếu từ “hoàn hảo” được ghi trên vận đơn, sau đó bị xóa đi thì vận đơn này không được coi là vận đơn không hoàn hảo 10
  10. 1.1.5.2. CĂN CỨ VÀO HÀNH TRÌNH CHUYÊN CHỞ • Vận đơn đi thẳng (Direct B/L): Là vận đơn được cấp trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển thẳng từ cảng bốc hàng tới cảng dỡ hàng mà không phải qua bất cứ một lần chuyển tải nào. • Chuyển tải là việc dỡ hàng xuống từ một tàu biển này và lại bốc hàng lên sang tàu biển khác trong một hành trình vận tải đường biển. • Nếu hàng được dỡ xuống và bốc lên lại trên cùng 1 con tàu thì không được coi là chuyển tải. • Vận đơn chở suốt (Through B/L): Được sử dụng trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải qua một con tàu trung gian 11
  11. 1.1.5.2. CĂN CỨ VÀO HÀNH TRÌNH CHUYÊN CHỞ • Vận đơn liên hợp (Combined Transport B/L): Là loại B/L dùng trong vận đa phương thức. • Vận tải đa phương thức là việc vận chuyển hàng hóa bằng ít nhất hai phương thức vận tải khác nhau trên cơ sở một hợp đồng vận tải đa phương thức từ cảng đi đến cảng đích. • Loại B/L này đã được Phòng Thương mại Quốc tế thừa nhận trong khuôn khổ Hiệp hội những người vận tải FIATA nên còn được gọi là vận đơn liên hợp FIATA. • Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter party/ Stale B/L): Là loại B/L được cấp khi hàng hóa được chuyên chở bằng tàu chuyến. • Chỉ có giá trị như một biên lai nhận hàng => không dùng để thanh toán • Trên B/L có ghi “được dùng với hợp đồng thuê tàu” (to be used with charter party) 12
  12. 1.1.5.3. CĂN CỨ VÀO TÌNH TRẠNG GIAO NHẬN HÀNG HÓA GIỮA NGƯỜI GỬI HÀNG VÀ NGƯỜI VẬN CHUYỂN • Vận đơn đã xếp hàng (Shipped on board B/L): Là vận đơn được cấp sau khi hàng hóa đã thực sự xếp lên tàu. • Cụm từ “đã xếp hàng lên tàu” (on board) có thể được in sẵn hoặc không được in sẵn trên vận đơn. Nếu chưa được in sẵn, để trở thành vận đơn “đã xếp hàng lên tàu”, người phát hành sẽ ghi thêm hay đóng dấu một trong các chữ sau đây lên mặt trước của vận đơn: “Shipped on Board”/“On Board”/“Shipped”/“Laden on Board”. • Vận đơn nhận hàng để xếp (Received for shipment B/L): Là vận đơn được cấp trước khi hàng hóa được xếp lên tàu. • Trên vận đơn không ghi rõ ngày, tháng hàng được xếp lên tàu • Sau khi xếp hàng lên tàu, người gửi hàng có thể đổi vận đơn này lấy vận đơn đã xếp hàng 13
  13. 1.1.5.4. CĂN CỨ THEO NGƯỜI NHẬN HÀNG • Vận đơn đích danh (Straight B/L): Là vận đơn có ghi rõ tên và địa chỉ người nhận hàng. • Chỉ người có tên trên vận đơn mới được nhận hàng. • B/L này không chuyển nhượng được bằng hình thức ký hậu • VD: ở ô người nhận hàng trên vận đơn ghi “ABC company” • Vận đơn theo lệnh (Order B/L): Là vận đơn không ghi rõ người nhận hàng. • Người chuyên chở sẽ giao hàng theo lệnh của người được chỉ định (người gửi hàng, ngân hàng, bên thông báo…) • Có thể chuyển nhượng B/L bằng cách ký hậu • VD: ở ô người nhận hàng trên vận đơn ghi “To order ABC company” • Vận đơn vô danh (Bearer B/L): Là vận đơn không ghi rõ tên người nhận hàng và không ghi rõ theo lệnh của ai. • Người chuyên chở sẽ giao hàng cho người xuất trình B/L này • B/L có thể được chuyển nhượng bằng cách trao tay • VD: Ở ô “người nhận hàng” ghi “to the Holder/to the Bearer” hoặc để trống 14
  14. 1.1.5.5. CĂN CỨ THEO CÁCH GỬI HÀNG • Vận đơn nguyên container (FCL – Full Container Load): Là vận đơn người chuyên chở cấp cho người gửi hàng khi hàng hóa là những container nguyên đã được niêm phong kẹp chì • Thông thường, vận đơn này được ký phát trước khi container chứa hàng được xếp lên tàu, còn ở bãi của cảng gửi hàng (Container Yard) nên còn gọi là “Vận đơn nhận hàng để xếp” • Sau khi container chứa hàng đã được xếp lên tàu, người vận tải sẽ ghi chú thêm trên vận đơn “Shipped on board on…” và ký xác nhận. Lúc này, vận đơn FCL trở thành “vận đơn đã xếp hàng” • Vận đơn container hàng lẻ (LCL - Less than Container Load): Là vận đơn được phát hành bởi người giao nhận có chức năng vận tải 15
  15. 1.1.5.6. CĂN CỨ VÀO TÍNH CHẤT PHÁP LÝ VỀ SỞ HỮU HÀNG HÓA • Vận đơn gốc (Original B/L): Là vận đơn thể hiện ra bên ngoài có chữ ký, ký hiệu, dấu hoặc nhãn gốc chân thực của người phát hành chứng từ, trừ khi bản thân chứng từ chỉ ra nó không phải là chứng từ gốc • Vận đơn thể hiện là được viết, đánh máy, đục lỗ hoặc đóng dấu bằng tay của người phát hành, hoặc • Vận đơn thể hiện là giấy văn thư chính thức của người phát hành chứng từ, hoặc • Trên vận đơn được in hoặc đóng dấu các chữ “Original/First Original/ Second Original/Duplicate/Triplicate…” hoặc các từ tương tự. • Vận đơn thường được lập thành nhiều bản gốc, thông thường là 3 bản • Chỉ có bản gốc của vận đơn đường biển mới có chức năng nhận hàng tại cảng đến • Nếu một bản chính đã được người nhập khẩu dùng để nhận hàng thì các bản chính khác tự động hết giá trị • Bản sao vận đơn (Copy B/L): Là vận đơn thể hiện ra bên ngoài không có chữ ký, ký hiệu, dấu hoặc nhãn gốc chân thực của người phát hành chứng từ, hoặc trên bề mặt chứng từ chỉ ra nó không phải là chứng từ gốc • Trên vận đơn có ghi chữ “Copy/Non-negotiable” 16
  16. 1.1.6. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA VẬN ĐƠN • Chứng từ giấy: gồm 2 mặt • Mặt trước chứa đựng những nội dung theo qui định • Mặt sau chứa đựng các điều kiện và điều khoản chuyên chở • Chứng từ điện tử: gồm 2 bộ phận • Bộ phận thứ nhất là chứng từ vận đơn điện tử (Electronic B/L text) • Bộ phận thứ hai là trang đăng ký chuyển đổi • E-Bills systems: BOLERO, ESS, E-Title 17
  17. 18
  18. 1.1.6. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA VẬN ĐƠN • Ngành vận tải biển quốc tế không qui định một mẫu B/L thống nhất để sử dụng • Mỗi hãng tàu phát hành B/L theo mẫu riêng, nhưng về nội dung đều bao gồm các nội dung chính sau • Tiêu đề vận đơn: • Thường được in sẵn và không quyết định tính chất, nội dung và loại vận đơn • Vận đơn có thể không cần có tiêu đề hoặc có tiêu đề là bất cứ như thế nào • VD: Bill of Lading, Ocean Bill of lading, Port-to-port Bill of lading • Số vận đơn (B/L No): Mỗi vận đơn đều phải có số riêng để phân biệt với các vận đơn khác, đồng thời dùng làm số tham chiếu khi ghi trên các chứng từ khác 19
  19. 1.1.6. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG CỦA VẬN ĐƠN • Tên người chuyên chở (Shipping company/Carrier): thể hiện tên của công ty vận tải biển hay người chuyên chở • Tên và địa chỉ của người giao hàng (Shipper) • Người nhận hàng (Consignee): • Tùy theo loại vận đơn là đích danh, theo lệnh hay vô danh mà ghi cho thích hợp • Nếu trên vận đơn theo lệnh không ghi rõ tên người nhận hàng, thì người giao hàng được xem là người nhận hàng • Bên được thông báo (Notify party): Ghi đầy đủ tên, địa chỉ của người sẽ nhận được thông báo từ thuyển trưởng hoặc người chuyên chở về chuyến tàu và ngày giờ tàu cập cảng đích 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2