intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài tập học môn kế toán quản trị

Chia sẻ: Dinh Dung | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:10

203
lượt xem
106
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu công ty tiếp tục bán thêm 1000 sản phẩm nữa vào tháng 2 nhưng cơ cấu khối lượng là 50/50 cho mỗi loại sản phẩm tiêu thụ thì lãi thuần dự kiến sẽ tăng lên hay giảm đi? Giải thích?

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài tập học môn kế toán quản trị

  1. KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Công ty cổ phần Thương mại và đầu tư Tân Hoàng Thành chuyên kinh doanh 2 loại rượu chính là rượu X và rượu Y. Tỷ lệ số dư đảm phí của rượu X và rượu Y lần lượt là 40% và 75%. - Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân là 62,5%. - Định phí 312.500 (nghìn đồng). - Ta có bảng số liệu của doanh nghiệp trong tháng 1 năm 2011 như sau: Chỉ tiêu Rượu X Rượu Y Đơn giá bán (nghìn đồng) 30 100 Biến phí đơn vị (ngđ/chai) 18 25 Số dư đảm phí đơn vị 12 75 Tỷ lệ số dư đảm phí 40% 75% Số lượng tiêu thụ trong tháng (chai) 10.000 5.400 1. Xác định doanh thu hòa vốn chung và doanh thu hòa vốn riêng của từng loại rượu. Từ đó xác định sản lượng hòa vốn của từng mặt hàng tương ứng với doanh thu hoàn vốn đã xác định. Trong tháng 2, công ty có những phương án kinh doanh độc lập như sau: 2. Nếu công ty tiếp tục bán thêm 1000 sản phẩm nữa vào tháng 2 nhưng cơ cấu khối lượng là 50/50 cho mỗi loại sản phẩm tiêu thụ thì lãi thuần dự kiến sẽ tăng lên hay giảm đi? Giải thích? 3. Tương tự như điều kiện ở câu 2, khi đó, doanh thu và sản lượng hòa vốn sẽ tăng lên hay giảm đi? Giải thích? 4. Sau thời gian nghiên cứu khả thi, trong tháng 2, doanh nghiệp quyết định sẽ đ ưa ra thị trường một sản phẩm mới là rượu Z. Do có thêm sản phẩm này nên chi phí PG dự kiến sẽ tăng thêm 20.000.000 đồng. Doanh nghiệp sẽ phải định giá bán cho rượu Z ở mức tối thiểu là bao nhiêu để lãi thuần của doanh nghiệp vẫn như cũ.
  2. Biết rằng: kết quả thăm dò thị trường cho biết, mức tiêu thụ của rượu Z khá khiêm tốn so với 2 sản phẩm truyền thống X và Y. Trong tháng 2, doanh nghiệp dự tính chỉ có thể tiêu thụ được 3.125 sản phẩm Z. Mặt khác, rượu Z là loại rượu có tính trung gian giữa 2 sản phẩm X – bình dân và Y – cao cấp nên dự kiến khi tiêu thụ thêm Z sẽ làm cho số dư đảm phí bình quân có thể hạ xuống mức 50%. 5. Giả sử trong tháng 2, doanh nghiệp chưa sản xuất rượu Z mà dự định tăng doanh số lên 15% so với năm trước và xét thấy rượu X có khả năng thích ứng với thị trường hơn nên dự định thay đổi cơ cấu doanh thu tiêu thụ sản phẩm theo hướng tăng 5% r ượu X và giảm 5% rượu Y. Hãy xác định: - Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của tháng tới và lợi nhuận của công ty có thể đạt được trong tháng tới. 6. Giả sử công ty vẫn thực hiện số lượng tiêu thụ như tháng 1 nhưng nhân viên kinh doanh nhận thấy rượu Y có nhiều ưu thế hơn rượu X như uống không xốc, không bị đau đầu và mang lại cảm giác dễ chịu nên công ty quyết định đầu tư đ ể phát triển s ản phẩm này bằng cách thuê PG để giới thiệu sản phẩm này đến khách hàng. Ước tính chi phí này khoảng 20.000.000 đồng/tháng và cơ cấu số lượng tiêu thụ có thể thay đổi theo tỷ lệ 60%, 40% trong khi doanh thu tiêu thụ không thay đổi. Hãy xác định sự thay đ ổi của tỷ lệ số dư đảm phí bình quân và công ty có nên tiến hành việc đầu tư này không? 7.Trưởng phòng kinh doanh dự định tăng giá bán của rượu X lên 50.000 đ ồng/chai và giảm giá rượu Y xuống còn 90.000 đồng/chai. Tăng chi phí PG cho rượu y thêm 15.000.000 đồng/tháng. Dự kiến sản lượng tiêu thụ của rượu X sẽ giảm 10% còn sản lượng tiêu thụ rượu Y tăng 30%. Công ty có nên thực hiện phương án này không? 8. Để sản phẩm rượu Y đến với người tiêu dùng nhiều hơn, công ty dự kiến khuyến mại cho khách hàng bằng cách tặng kèm 1 chiếc bật lửa trị giá 10.000 đồng khi khách hàng mua 2 chai Y, đồng thời tăng lương cho bộ phận PG trong định phí thêm 5.000.000 đồng/tháng. Công ty dự kiến sản lượng tiêu thụ rượu Y sẽ tăng thêm 20%, còn sản lượng rượu X giảm đi 5%. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi. Công ty có nên thực hiện phương án này không?
  3. Đơn vị tính: 1000đ Biết: 1. xX = 10.000 sản phẩm xY = 5.400 sản phẩm gX = 30 gY = 100 bX = 18 bY = 25 • Doanh thu hòa vốn toàn công ty: I0 = = = 500.000 • Doanh thu hòa vốn từng mặt hàng: - Doanh thu từng mặt hàng: IX = 10.000 * 30 = 300.000 IY = 5.400 * 100 = 540.000 Doanh thu toàn công ty: 300.000 + 540.000 = 840.000 Tỷ trọng doanh thu từng mặt hàng: %xX = * 100% = 35,714 (%) %xY * 100% = 64,286 (%) =>doanh thu hoa vốn từng mặt hàng I0X = 35,714% * 500.000 = 178.570 I0Y = 64,286% * 500.000 = 321.430 • Sản lượng hòa vốn từng mặt hàng: x0X = = 5.952 x0Y = = 321.4
  4. Nếu công ty tiếp tục bán thêm 1000sp nữa vào tháng 2 với cơ cấu khối 2. lượng là 50/50 cho mỗi loại sp tiêu thụ thì lãi thuần sẽ tăng lên, vì: áp dụng công thúc: Với tỷ lệ số dư đảm phí không đổi, doanh thu của doanh nghiệp nghiệp tăng lên thì lợi nhuận của doanh nghiệp cũng tăng lên. Ta có: khối lượng mỗi loại sp tiêu thụ sẽ được tăng thêm là: = 500 (SP) Doanh thu mỗi loại sản phẩm tăng thêm: 500 * 30 = 15.000 500 * 100 = 50.000 Lợi nhuận tăng thêm: = 15.000 * 40% + 50.000 * 75% = 43.500 3. Nếu mỗi tháng công ty bán thêm 1.000sp mà cơ cấu khối lượng là 50/50 cho mỗi loại sản phẩm tiêu thụ thì Mỗi sản phẩm thiêu thụ thêm được 500sp Do đó: + Khối lượng tiêu thụ của từng sản phẩm là: = 10.000 + 500 = 10.500 (SP) = 5.400 + 500 = 5.900 (SP) + Tỷ lệ % doanh thu của từng sản phẩm là: % = = 34,81 (%) % = 65,19 (%) + Tổng số dư đảm phí của công ty là: ∑LB = (30-18)*10.500 + (100-25)*5.900 = 568.500 + Tổng doanh thu của công ty là:
  5. ∑DT = 30*10.500 + 100*5.900 = 905.000 + Số dư đảm phí bình quân của công ty là: = 62,82 (%) + Doanh thu hòa vốn chung của công ty là: = = = 497.453 + Doanh thu hòa vốn của từng sản phẩm là: : 34,81%*497.453= 173.163,4 : 65,19%*497.453 = 324.289,6 + Sản lượng hòa vốn của từng sản phẩm là: = = 5.772 (SP) = = 3.243 (SP) Sự thay đổi của doanh thu và sản lượng hòa vốn: Rượu X Rượu Y Chỉ tiêu T1 T2 Tăng T1 T2 Tăng (giảm) (giảm) Sản lượng hòa vốn 5.952 5.772 - 180 3.214 3.243 - 29 Doanh thu hòa vốn 178.570 173.163,4 - 5.406,6 321.430 324.289,6 2.859,6 4. Xác định giá bán tối thiểu cho rượu Z. + Lãi thuần của doanh nghiệp là: P = Tổng số dư đảm phí – Định phí = (30 - 18) * 10.000 + (100 - 25) * 5.400 – 312.500 = 212.500 + Định phí mới của doanh nghiệp là: A = 312.500 + 20.000 = 322.500 + Tổng số dư đảm phí mới là:
  6. ∑LB = P + A = 212.500 + 332.500 = 545.000 + Mặt khác: = 50% hay ∑DT = = = 1.090.000 Hay: + + = 1.090.000 = 1.090.000 – - = 1.090.000 – 30*10.000 – 100*5.400 = 250.000 Mà: = 3.125 (SP) Nên: Giá bán rượu Z ở mức tối thiểu là: = 80 Vậy để lãi thuần vẫn như tháng 1, doanh nghiệp phải bán rượu Z với mức giá tối thiểu là 80.000 đ/SP . 5. Xác định tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của tháng 2 và lợi nhuận của công ty có thể đạt được trong tháng 2. Doanh thu của tháng 2: I = 840.000 * 1,15 = 966.000 Tỷ trọng doanh thu mới của rượu X: 40,714 % Tỷ trọng doanh thu mới của rượu Y: 59,286% Định phí không đổi Doanh thu của 2 sản phẩm trong tháng 2: IX = 966.000 * 40,714 % = 393.297,24 IY = 966.000 * 59,286% = 572.702,76 Số dư đảm phí của 2 sản phẩm trong tháng 2: LBX = IX * 40% = 393.297,24 * 40 % =157.318,896 LBY = IY * 75% = 572.702,76 * 75% = 429.527,07 Tổng số dư đảm phí của 2 sản phẩm: ∑LB = 157.318,896 + 429.527,07 = 586.845,966 Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân trong tháng tới của doanh nghiệp là:
  7. ∑LB % = * 100% = 60,75 (%) Lợi nhuận của công ty có thể đạt được trong tháng tới là: P = ∑LB – A = 586.845,966 – 312.500 = 274.345,966 6. Tổng doanh thu tiêu thụ: I = 840.000 • Định phí mới: A = 312.500 + 20.000 = 332.500 Doanh thu của rượu X: IX = I * 60% = 840.000 * 60% = 504.000 • Số lượng tiêu thụ của rượu X: xX = = 16.800 Tổng biến phí của rượu X: 16.800 * 18 = 302.400 Doanh thu của rượu Y: IY = I * 40% = 840.000 * 40% = 336.000 • Số lượng tiêu thụ của rượu Y: xY = = 3.360 Tổng biến phí của rượu Y: 3.360 * 25 = 84.000 • Tổng số dư đảm phí của doanh nghiệp là: ∑LB = 840.000 - 302.400 - 84.000 = 453.600 Tỷ lệ số dư đảm phí bình quân của công ty là: ∑LB % = * 100% = 54 (%) • Lợi nhuận của công ty là: P’ = ∑LB – A = 453.600 – 332.500 = 121.100 Do P’ < P công ty không nên thực hiện việc đầu tư này. 7. Giá bán mới của 2 loại rượu: gX = 50 gY = 90 Sản lượng tiêu thu mới của 2 loại rượu là: xX = 10.000 * 90% = 9.000
  8. xY = 5.400* 130% = 7.020 Số dư đảm phí hiện tại của mỗi sản phẩm : LBX = (30 – 18) * 10.000 = 120.000 LBY = (100 – 25) * 5.400 = 405.000 Số dư đảm phí mới của mỗi sản phẩm : LBX’ = (50 – 18) * 9.000 = 288.000 LBY’ = (90 – 25) * 7.020 = 456.300 Ta có bảng : Chỉ tiêu Rượu X Rượu Y Sản lượng mới 9.000 7.020 Giá bán mới 50 90 SDĐP mới 288.000 456.300 SDĐP hiện tại 120.000 405.000 Chênh lệch SDĐP 168.000 51.300 Chênh lệch định phí 0 15.000 Chênh lệch lợi nhuận 168.000 36.300 Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên: 168.000 + 36.300 = 204.300 Vậy, doanh nghiệp nên thực hiện phương án kinh doanh này. 8. Sản lượng tiêu thụ mới của mỗi loại rượu: xX = 10.000 * 95% = 9.500 xY = 5.400* 120% = 6.480 Biến phí đơn vị mới của mỗi loại rượu: bY = 25 + 5 = 30 Số dư đảm phí hiện tại của mỗi sản phẩm : LBX = (30 – 18) * 10.000 = 120.000 LBY = (100 – 25) * 5.400 = 405.000 Số dư đảm phí mới của mỗi sản phẩm :
  9. LBX’ = (30 – 18) * 9.500 = 114.000 LBY’ = (100 – 30) * 6.480 = 453.600 Ta có bảng sau : Chỉ tiêu Rượu X Rượu Y Sản lượng mới 9.500 6.480 SDĐP mới 114.000 453.600 SDĐP hiện tại 120.000 405.000 Chênh lệch SDĐP -6.000 48.600 Chênh lệch định phí 0 5.000 Chênh lệch LN -6.000 43.600 Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tăng lên: 43.600 – 6000 = 37.600 Vậy, doanh nghiệp nên thực hiện phương án kinh doanh này. Nhiệm vụ soát bài: Ý 1, 2, 3, 4: Nguyễn Dung, Đinh Dung, Đức, Dịu Ý 5, 6, 7, 7: Lan Anh, Ánh, Biên, Đào Soát xong thì gửi mail lại cho tớ nhé.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2