Bài tập Quản lý tiếp thị - Hoàng Chí Thành
lượt xem 5
download
Bài tập Quản lý tiếp thị - Hoàng Chí Thành nội dung gồm các câu hỏi và đáp án xoay quanh các vấn đề như phát triển tiếp thị chiến lược và kế hoạch, thông tin tiếp thị và dự báo nhu cầu, phân tích thị trường, kết nội với khách hàng và định vị sự cạnh tranh, phân khúc - mục tiêu - định vị xây dựng thương hiệu, chiến lược sản phẩm và dịch vụ,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài tập Quản lý tiếp thị - Hoàng Chí Thành
- ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC ---------------o0o--------------- QUẢN LÝ TIẾP THỊ GVHD: TS Phạm Đức Kỳ Học viên: Hoàng Chí Thành MSHV: 1770271 Tháng 8 - 2021 Page | 1
- BT Quản LÝ Tiếp Thị HK200 MỤC LỤC BÀI TẬP QUẢN LÝ TIẾP THỊ CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................. 3 Câu 1: Does Marketing Create or Satisfy Needs? .............................................................. 3 Câu 2: Shifts in Marketing ? ............................................................................................ 6 Câu 3: Nike ................................................................................................................... 17 Câu 4: Google................................................................................................................ 35 CHƯƠNG 2: PHÁT TRIỂN TIẾP THỊ CHIẾN LƯỢC & KẾ HOẠCH ............................. 46 Câu 1: Mission Statement .............................................................................................. 46 Câu 2: Value chain ........................................................................................................ 51 Câu 3: Electrolux........................................................................................................... 58 Câu 4: Emirates............................................................................................................. 66 CHƯƠNG 3: THÔNG TIN TIẾP THỊ VÀ DỰ BÁO NHU CẦU ......................................... 74 Câu 1: Thảo luận tình huống 1 ....................................................................................... 74 Câu 2: Thảo luận tình huóng 2 ....................................................................................... 82 Câu 3: Thảo luận tình huóng 3 ....................................................................................... 85 Câu 4: Microsoft............................................................................................................ 86 CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG ...................................................................... 107 Câu 1: Tiếp thị theo mục tiêu có phải là xấu?................................................................ 107 Câu 2: Mental Accounts ............................................................................................... 111 Câu 3: B2B and B2C .................................................................................................... 117 Câu 4: Marketing Discussion ....................................................................................... 118 CHƯƠNG 5: KẾT NỐI VỚI KHÁCH HÀNG VÀ ĐỊNH VỊ SỰ CẠNH TRANH .............. 121 Câu 1: Privacy ............................................................................................................. 121 Câu 2: Brand ............................................................................................................... 126 Câu 3: Marketing Discussion: ...................................................................................... 129 Câu 4: Samsung........................................................................................................... 130 CHƯƠNG 6: PHÂN KHÚC - MỤC TIÊU - ĐỊNH VỊ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ........ 133 Câu 1: Mass markting and Niche Marketing ................................................................ 133 Câu 2: Brand extension ................................................................................................ 141 Câu 3: Brand positioning ............................................................................................. 147 Câu 4: McDonald's ...................................................................................................... 152 CHƯƠNG 7: CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM VÀ DỊCH VỤ ................................................. 161 Câu 1: Product performance or product aesthetics ....................................................... 161 Câu 2: Products or services .......................................................................................... 162 GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ
- BT Quản LÝ Tiếp Thị HK200 Câu 3: Market Research .............................................................................................. 166 CHƯƠNG 8: CHIẾN LƯỢC ĐỊNH GIÁ ......................................................................... 168 Câu 1: Pricing Strategy ................................................................................................ 168 Câu 2: Marketing Discussion: ...................................................................................... 169 Câu 3: Ebay ................................................................................................................ 170 Câu 4: Air Arabia ........................................................................................................ 171 CHƯƠNG 9: CHIẾN LƯỢC PHÂN PHỐI ...................................................................... 173 Câu 1: Marketing Debate - Does It Matter Where You Sell? ......................................... 173 Câu 2: Marketing Discussion ....................................................................................... 173 Câu 3: Amazon ............................................................................................................ 174 Câu 4: Best buy ........................................................................................................... 175 CHƯƠNG 10: CHIẾN LƯỢC TRUYỀN THÔNG............................................................ 176 Câu 1: Quảng cáo truyền hình...................................................................................... 176 Câu 2: Bán hàng hiệu quả là lựa chọn hay đào tạo ........................................................ 178 Câu 3: Nhân viên bán hàng có quan trọng không ? ....................................................... 180 Câu 4: Nội dung Buzzz hay tin tức tốt lành ................................................................... 183 CHƯƠNG 11: THỰC HIỆN VÀ KIỂM SOÁT CÁC HOẠT ĐỘNG MARKETING .......... 188 Câu 1: Rèn luyện khoa học hay nghệ thuật ................................................................... 188 Câu 2: Tiếp thị có ý nghĩa xã hội .................................................................................. 194 Câu 3: Starbucks ......................................................................................................... 196 Câu 4: Virgin Group.................................................................................................... 202 GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ
- QLTT –1770271 – Chương 1 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU Câu 1: Does Marketing Create or Satisfy Needs? Hãy bình luận quan điểm “ tiếp thị định hình nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng” và quan điểm “tiếp thị chỉ phản ánh/thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng”? Theo tháp nhu cầu Maslow, các nhu cầu của con người được trình bày theo một hệ thống thứ tự cấp bậc từ thấp lên cao, có 5 cấp bậc tương ứng với 5 tầng như hình bên dưới. Các nhu cầu thấp hơn trong hệ thống phân cấp phải được thỏa mãn trước khi các cá nhân có thể tham dự vào những nhu cầu cao hơn. Hình 1.1a Tháp nhu cầu Maslow Mô hình tháp nhu cầu của Maslow này có thể được chia thành 2 nhóm: Nhóm nhu cầu thiếu hụt (tầng 1, tầng 2, tầng 3) và nhóm nhu cầu phát triển (tầng 4, tầng 5). GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 3
- QLTT –1770271 – Chương 1 Những nhu cầu cơ bản đầu tiên là nhu cầu sinh lý và nhu cầu về sự an toàn của con người phải đáp ứng trong mọi trường hợp (tầng 1, tầng 2) là thức ăn , quần áo và chỗ ở. Thứ ba, nhu cầu xã hội (tầng 3) như sự thuộc về, thiện chí và tình cảm, v.v. ….và cuối cùng, nhu cầu được quý trọng và nhu cầu được thể hiện mình . Như vậy các nhu cầu không phải do nhà tiếp thị tạo ra mà nó có sẵn tự nhiên, và là một phần của cuộc sống con người. Mọi người có mong muốn không giới hạn nhưng nguồn lực có hạn. Ví dụ : “Uống” là một số nhu cầu (Needs) , không phải do nhà tiếp thị tạo ra, chúng là tự nhiên và là một phần của cuộc sống con người. Nhưng marketing có khả năng tạo ra những nhu cầu cụ thể ví dụ: “uống bia không độ cồn khi tham gia lái xe”. Mọi người có mong muốn không giới hạn giống như việc “mong muốn uống bia và không phải chịu bị xử phạt khi tham gia giao thông. Đây là nhu cầu khá thiết thực, nhưng vì không biết sản phẩm nào hoặc biết được cách nào thỏa mãn mong muốn đó nên vẫn chỉ dừng lại ở nhu cầu (Needs). Và rồi nhờ sản phẩm “bia không có cồn “ (ví dụ Heineken 0 độ và sản phẩm tương tự) được sản xuất ra, và dựa vào tiếp thị / quảng cáo sản phẩm mà họ biết được cách để thỏa mãn nhu cầu đó (Wants). Đến khi việc chọn đúng sản phẩm mình cần được quyết định thông qua tiếp thị, minh chứng bằng việc khách hàng sẵn sàng bỏ tiền ra để mua sản phẩm đó mà không phải là sản phẩm khác, tức là nhu cầu lúc này đã trở thành nhu cầu có khả năng thanh toán (Demands). Tóm lại, tiếp thị tạo ra mong muốn (Wants) hoặc khả năng thanh toán (Demands) chứ không tạo ra nhu cầu (Needs). GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 4
- QLTT –1770271 – Chương 1 Hình 1.1b Các loại nhu cầu của khách hàng Hơn nữa theo Hội đồng Quản trị Hiệp hội Tiếp thị Hoa Kỳ (AMA), tiếp thị là hoạt động của con người nhằm để tạo ra, giao tiếp, phân phối và trao đổi các dịch vụ có giá trị cho khách hàng doanh nghiệp, hoặc các đối tác và xã hội nói chung . Tức là định nghĩa này nói đến tiếp thị chỉ tạo ra dịch vụ dựa trên các nhu cầu của con người đã tồn tại trước đó. Tiến sĩ Philip Kotler cho rằng “ tiếp thị là khoa học và nghệ thuật khám phá, sáng tạo và cung cấp giá trị để thỏa mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu với lợi nhuận. Tiếp thị xác định điều chưa hoàn thành nhu cầu và mong muốn. Nó xác định, đo lường và định lượng quy mô của thị trường đã xác định và tiềm năng lợi nhuận. Nó xác định phân khúc nào công ty có khả năng phục vụ tốt nhất và nó thiết kế và quảng bá các sản phẩm và dịch vụ thích hợp. ” Do đó, tóm lại tiếp thị đề cập đến tất cả các hoạt động liên quan đến việc tạo ra địa điểm, thời gian, tiện ích sở hữu và nhận thức và hơn thế nữa. GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 5
- QLTT –1770271 – Chương 1 Câu 2: Shifts in Marketing ? Hãy xem xét ba lực lượng chính thúc đẩy thực tế tiếp thị mới. Chúng có khả năng thay đổi trong tương lai như thế nào? Những xu hướng hoặc lực lượng chính khác có thể ảnh hưởng đến tiếp thị không? Hình 1.2a Mô hình thực tế thiếp thị mới Theo mô hình trên, 3 lực lượng chính thúc đẩy thực tế tiếp thị mới (công nghệ, toàn cầu hóa, trách nhiệm xã hội) sẽ tác động đến 2 thị trường quan trọng (khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp) và 4 cột cơ bản của tiếp thị toàn diện (tiếp thị các mối quan hệ, tiếp thị nội bộ, tiếp thị tích hợp, tiếp thị dựa trên hiệu suất) .Với những khái niệm này, chúng ta có thể xác định một tập hợp các nhiệm vụ cụ thể tạo nên sự thành công trong xu hướng quản lý tiếp thị toàn diện (Holistic Marketing). GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 6
- QLTT –1770271 – Chương 1 3 lực lượng chính sẽ thay đổi thế nào trong tương lai, chúng ta cùng đánh giá : Công nghệ : với sự phát triển của internet, con người đang bước vào một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên số, cùng với đó, sự thay đổi của người tiêu dùng cũng đang từng bước chi phối và làm thay đổi cách thức tiếp thị của các doanh nghiệp trên toàn thế giới. ' Đặc biệt trong 3 năm 2019-2021, với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội ( facebook, tiktok, youtube…), chúng ta dang hướng tới marketing trong kỷ nguyên số "con người đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối nội dung" như một network. Hiện tại, chi phí để phân phối thông tin kỹ thuật số gần như bằng 0. Bạn hoàn toàn có thể post video hay bài báo hoặc một bức ảnh thông qua các nền tảng hoàn toàn miễn phí. Và hơn hết trong giai đoạn dịch bệnh covid-19 từ cuối năm 2019 đến nay, việc sử dụng công nghệ cho các hình thức tiếp thị của cá nhân kinh doanh đã phát triển vượt bậc. Các tài khoản các mạng xã hội cá nhân trở thành kênh bán hàng trực tuyến có hiệu quả phân phối tốt trên chi phí bỏ ra rất nhỏ. Hình 1.2b Công nghệ là một trong những phần quan trọng nhất của tiếp thị toàn diện GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 7
- QLTT –1770271 – Chương 1 Chắc chắn trong tương lai gần, các doanh nghiệp kinh doanh lớn cũng hòa mình vào xu thế tiếp thị qua các kênh công nghệ trực tuyến. Chi phí bỏ ra của doanh nghiệp cho việc sử dụng internet để tiếp thị chỉ bắt đầu tăng nhanh khi họ bắt đầu xây dựng cho mình một bộ phận chăm sóc fan hay khách hàng trực tuyến mà thôi. Toàn cầu hóa: là khái niệm dùng để miêu tả các thay đổi trong xã hội và trong nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh tế,... trên quy mô toàn cầu. Xu hướng toàn cầu hóa sản phẩm và thị trường ngày càng trở nên rõ nét. Chính xu hướng toàn cầu hóa thị trường, sản phẩm dẫn đến nhiều thay đổi trong thương mại quốc tế và nâng cao vai trò của marketing quốc tế. Chính nhờ sự phát triển mạnh mẽ của các mạng xã hội đã thúc đẩy các doanh nghiệp không chỉ cố gắng tiêu thụ sản phẩm nhiều hơn trên thị trường nội địa, mà còn vươn ra các thị trường, các vùng khác nhau trên toàn thế giới. Hình 1.2c Tiếp thị toàn diện chắc chắn phải chú trọng tòa cầu hóa GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 8
- QLTT –1770271 – Chương 1 Khách hàng có thể dễ dàng phát hiện ra nhiều sản phẩm có tính năng giống nhau từ nhiều nhà cung cấp trên khắp thế giới. Đồng thời xu hướng toàn cầu cũng đem lại nhiều rủi ro vì mỗi doanh nghiệp đều chịu sức ép cạnh tranh ngày càng lớn do các sản phẩm hữu hình và dịch vụ từ các nhà sản xuất đối thủ trên toàn cầu. Trong thời gian sắp đến, tiếp thị toàn cầu chắc chắn là mục tiêu lớn mà mọi doanh nghiệp mong muốn hướng đến trên con đường phát triển toàn cầu. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là vấn đề tất yếu đi liền với kinh doanh, bởi nó mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích đáng kể: khẳng định thương hiệu doanh nghiệp trong lòng khách hàng và tăng lợi nhuận doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đóng vai trò người kiến tạo lòng trung thành nơi khách hàng bằng những giá trị đạo đức rất "phong cách". Và nó sẽ đánh bóng tên tuổi của doanh nghiệp, khẳng định thương hiệu và gây được thiện cảm trong lòng dân chúng, họ sẽ bán hàng nhiều hơn gấp nhiều lần. Hình 1.2d Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm rất nhiều mặt GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 9
- QLTT –1770271 – Chương 1 Theo công trình nghiên cứu do hãng tiếp thị Environics tiến hành tại 20 quốc gia trên thế giới năm 2019, uy tín xã hội của công ty có vai trò vô cùng to lớn đối với các nhà đầu tư. Ví dụ như ở Mỹ, hiện đang có khoảng 60% dân số đang sở hữu cổ phiếu của các hãng tư nhân. 28% trong số này khi quyết định làm như vậy đã dựa vào những thông tin thu thập đuợc về hình ảnh của công ty trong con mắt xã hội. Tôn trọng luân lý xã hội, thực hiện đạo đức trong kinh doanh chính là những hành vi đầu tu vào việc gia tăng lợi nhuận và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Giữ đuợc chữ tín với khách hàng, bạn hàng, nhân viên, cộng đồng và nhà nuớc tạo nhiều cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp, giũ đuợc mối làm ăn bạn hàng, nhân viên và điều này lại tạo cho doanh nghiệp cơ hội có thể tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Công trình nghiên cứu của hai giáo su John Kotter và James Heskett ở truờng đào tạo quản lý kinh doanh thuộc Harvard cho thấy, trong vòng 11 năm, những công ty "đạo đức cao" đã nâng đuợc thu nhập của mình lên tới 682% (trong khi những công ty đối thủ thuờng thuờng bậc trung về chuẩn mực đạo đức chỉ đạt đuợc 36%). Giá trị cổ phiếu của những công ty "đạo đức cao" trên thị truờng chứng khoán tăng tới 901 % (còn ở các đối thủ "kém tầm" hơn, chỉ số này chỉ là 74%). Điều này cho thấy, các công ty có đạo đức sẽ dễ làm ăn phát đạt hơn. GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 10
- QLTT –1770271 – Chương 1 Các xu hướng tiếp thị trong tương lai: Cá nhân hóa trong tiếp thị Hình 1.3 Xu hướng cá nhân hóa trong tiếp thị Đây là một xu hướng tiếp thị rất lớn khi mà trong bối cảnh kỹ thuật số, nếu bạn thực sự muốn kết nối với tất cả khách hàng của mình với một cách tiếp cận duy nhất thì chiến lược sẽ không hiệu quả và mất rất nhiều chi phí. Đó là lý do tại sao cá nhân hóa đối tượng mục tiêu với sự hỗ trợ từ công nghệ tiếp thị đang được xem là xu hướng. Email, quảng cáo trên mạng xã hội và nội dung sẽ ngày càng mang tính cá nhân. Khai thác các hành vi và tương tác của khách truy cập trên các trang web giờ đây dễ dàng hơn, do đó việc phục vụ họ nội dung dựa trên sở thích thích hợp của họ sẽ đơn giản hơn. GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 11
- QLTT –1770271 – Chương 1 Chatbots Hình 1.4 Chatbots phát triển cùng với AI là xu hướng mới Chatbots đã xuất hiện từ năm 2018 và sẽ là xu hướng của 2020. Chatbots là phần mềm trí tuệ nhân tạo có thể hoạt động như một đại diện dịch vụ khách hàng hoặc trợ lý hướng dẫn. Những lợi ích rất rõ ràng: chúng hoạt động 24/7, đưa ra câu trả lời ngay lập tức cho các truy vấn và không ngừng nghỉ. Theo thời gian có thể học cách dự đoán nhu cầu của khách hàng Kết hợp với AI, Chatbot đang không ngừng cải thiện đến mức bạn còn tưởng mình đang nói chuyện với con người. GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 12
- QLTT –1770271 – Chương 1 Martech Hình 1.5 Martech còn khá mới mẻ trong phân tích thị trường Đây một thuật ngữ tiếp thị mới, MarTech giúp nhà quản trị và người làm truyền thông lắng nghe, tiếp cận và khai thác nhu cầu sâu thẩm nhất, ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng (key insight). Một số nền tảng có thể kể đến như: HootSuite, Sociable, SocialHeat…sẽ giúp marketer nắm bắt tốt hơn, rút ngắn quá trình phân tích nhu cầu thị trường, nhờ đó đưa ra các quyết định chính xác, cải thiện đáng kể hiệu quả tiếp cận và kết nối với khách hàng mục tiêu. GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 13
- QLTT –1770271 – Chương 1 Video trực tiếp Hình 1.6 Video tiếp thị trực tuyến đã phát triển mạnh mẽ từ 2018 Với sự phát triển mạnh mẽ của mạng xã hội Twitter, Instagram Story, và Facebook Live, mọi người có thể dùng tính năng live stream video để phát nội dung trực tiếp trên các kênh social media. Bắt đầu “dậy sóng” từ năm 2017, cho đến nay live stream video đang trở nên phổ biến hơn với nhiều dạng thức, là một trong những xu hướng làm marketing mới nhất cho năm 2018. Nhờ các phương tiện truyền thông xã hội, các công ty dễ dàng nhận được phản hồi từ khách hàng và người hâm mộ thông qua lượt thích và bình luận, đặc biệt là trên video phát trực tiếp của bạn. Facebook đã báo cáo rằng mọi người dùng bình luận nhiều hơn 10 lần trên các video trên Facebook Live so với các video thông thường. Do đó, trong tương lai, tiếp thị trực tiếp bằng video live steam chắc chắn là con đường tốt để các doanh nghiệp tiếp thị được sản phẩm mới, cũng như cung cấp được trải nghiệm và tương tác gần gũi nhất với khách hàng từ xa. GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 14
- QLTT –1770271 – Chương 1 Tìm kiếm bằng giọng nói và tiếp thị tương tác Hình 1.7 Trợ lý giọng nói sẽ thay thế tiếp thị viên online “Hey, Siri…” Chắc hẳng bạn rất quen với câu nói trên, do sự phổ biến của loa thông minh hoặc trợ lý giọng nói như Siri, Google Assistant,…cộng với mong muốn của con người kết nối qua giọng nói, tương tác bằng lời nói với các thiết bị ngày càng tăng. Việc áp dụng chiến lược tìm kiếm bằng giọng nói tạo ra trải nghiệm khách hàng độc đáo và tối ưu hóa, sẽ thúc đẩy mối quan hệ và xây dựng lòng trung thành với thương hiệu. Tiếp thị đa kênh Omni-channel là mô hình tiếp cận đa kênh để tiếp thị, bán hàng và phục vụ khách hàng theo cách tạo ra những trải nghiệm tích hợp, bất kể khách hàng đang ở đâu, lúc nào và sử dụng kênh nào. Omni-channel đang là một xu hướng nổi bật trong marketing mà nhiều doanh nghiệp đang nghiên cứu và triển khai. Tiếp thị Omnichannel thực hiện tiếp thị trên nhiều nền tảng, tiếp quản khách hàng của bạn thông qua hành trình mua hàng của họ, để có trải GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 15
- QLTT –1770271 – Chương 1 nghiệm người dùng phong phú hơn – trang web, email, ứng dụng, phương tiện truyền thông xã hội của bạn. Hình 1.8 Trợ lý giọng nói sẽ thay thế tiếp thị viên online Với xu thế lượng người online ngày càng nhiều, Omni channel marketing gần như sẽ trở thành phương thức phổ biến mà các nhà bán lẻ áp dụng bởi độ phủ sóng rộng, chi phí thấp, cũng như hiệu quả mà nó mang lại. Do đó tiếp thị đa kênh có thể mang lại sự tham gia nhiều gấp ba lần so với kế hoạch một kênh. GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 16
- QLTT –1770271 – Chương 1 Câu 3: Nike 1.Những ưu, nhược điểm và rủi ro liên quan đến chiến lược tiếp thị cốt lõi của Nike là gì? 2. Nếu bạn là Adidas, bạn sẽ cạnh tranh với Nike như thế nào? Hình 1.9 Anh em nhà Puma và Adidas mãi nội chiến để rồi trao ngôi vương lại cho Nike Nike và Adidas Adidas cũng như Nike đã phủ sóng thương hiệu của mình trong lĩnh vực quần áo, dụng cụ thể thao trên mọi nơi và ai cũng biết đến. Nike và adidas là cặp đối thủ cạnh tranh trực tiếp tương tự như Cocacola và Pepsi trên thị trường F&B (Food and Beverage) hay Unilever và P&G trên thị trường mặt hàng tiêu dùng nhanh (FMCG –Fast Moving Comsumer Goods). Năm 1964, Nike chào đời. Người sáng lập đầu tiên gạo cội của Nike chính là vận động viên điền kinh Bill Bowerman cùng học trò của ông là Philip Knight. 16 năm sau, Nike chính thức vượt mặt Adidas GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 17
- QLTT –1770271 – Chương 1 và trở thành thương hiệu giày thể thao hàng đầu ở Mỹ khi kí hợp đồng với Michael Jordan – Một cầu thủ bóng rổ nổi tiếng của Hoa Kì. Kể từ đấy cầu thủ này trở thành người dẫn đầu phong cách thể thao với đôi giày Air Jordan là thần tượng của biết bao thanh thiếu niên ở Mỹ. Không dừng lại ở việc cố định sản xuất giày, Nike cũng dẫn lối đột phá và lấn sân vào quần áo, dụng cụ thể thao và nhiều mặt hàng có thể kinh doanh và mang lại lợi nhuận đến cho họ. Nói về Adidas, ra đời vào năm 1949. Người sáng lập Adi Dassler đã dành rất nhiều tâm huyết, đam mê để dẫn dắt đôi giày của mình vươn xa cho đến ngày hôm nay. Adidas được xếp là một trong những thương hiệu thể thao quyền năng nhất thế giới. Nếu bạn muốn đánh giá năng lực của Adidas, không nói nhiều bạn hãy nhìn lại đối thủ của họ là ai, chính là Nike, nếu không mạnh thì Adidas sẽ kiệt sức mất trong cuộc chạy đua với Nike. Nike và adidas cạnh tranh trên Từng phần trăm thị phần (Market Share) về doanh số (Revenue) hay thậm chí phần trăm về Chỉ số sức mạnh Thương hiệu (Brand Equity). Không những thế, Nike và adidas còn cạnh tranh mạnh mẽ và cực kỳ khốc liệt về mặt nhân tài gắn bó cùng Thương hiệu (Một ví dụ cụ thể là trong lĩnh vực bóng đá Nike sở hữu Christian Ronaldo thì adidas có Lionel Messi. GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 18
- QLTT –1770271 – Chương 1 Hình 1.9 Đại diện thể thao của 2 thương hiệu Nike và Adidas Nike là “ kẻ đi sau” nhưng là người nhưng thành công nhất Quay ngược trở lại thời gian, adidas bắt đầu thời kỳ huy hoàng vào những năm 1980 đến 1990, lúc ấy adidas được xem là Thương hiệu số một trên toàn thế giới. Để đạt được ngôi vị này, Adidas đã trải qua cuộc nội chiến kéo dài hơn 60 năm với một thương hiệu khác đó là Puma. Đó là cuộc chiến giữa 2 anh em nhà Dassler, gia đình đã sáng lập nên 2 thương hiệu giày nổi tiếng thế giới Adidas và Puma nổi tiếng của nước Đức. Cuộc nội chiến này kết thúc vào tháng 9/2009, nhưng không ai ngờ rằng Nike – một thương hiệu của Mỹ đã vượt mặt cả 2 người tiền nhiệm đang mãi là ganh đua đấu đá, để bước lên đỉnh ngôi vương thế giới chỉ trong 30 năm. GVHD :TS.Phạm Đức Kỳ Page | 19
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Quản lý sản xuất và tác nghiệp part 2
30 p | 618 | 286
-
Quản lý sản xuất và tác nghiệp part 3
30 p | 501 | 247
-
Quản lý sản xuất và tác nghiệp part 4
30 p | 457 | 224
-
Quản lý sản xuất và tác nghiệp part 5
30 p | 434 | 211
-
Quản lý sản xuất và tác nghiệp part 6
30 p | 393 | 191
-
Quản lý sản xuất và tác nghiệp part 9
30 p | 370 | 188
-
Quản lý sản xuất và tác nghiệp part 7
30 p | 355 | 184
-
Quản lý sản xuất và tác nghiệp part 8
30 p | 380 | 183
-
Quản lý sản xuất và tác nghiệp part 10
24 p | 348 | 174
-
Bài giảng Lãnh đạo và quản lý thay đổi: Quản lý sự thay đổi
68 p | 423 | 148
-
Quản lý bản thân
0 p | 394 | 100
-
BÀI TẬP LỚN QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP 1
22 p | 313 | 97
-
BÀI TẬP NHÓM MARKETING NÔNG NGHIỆP Chuyên đề:7 NGHIÊN CỨU MARKETING
35 p | 388 | 93
-
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện – TQM tại công ty cổ phần SIVICO
15 p | 390 | 91
-
Luật bất thành văn” trong việc quản lý hoạt động theo nhóm
0 p | 238 | 44
-
Bài giảng về quản lý công ty
112 p | 98 | 32
-
Lý thuyết và bài tập Quản trị dự án (Thiết lập và thẩm định dự án đầu tư): Phần 2 - Vũ Công Tuấn
362 p | 18 | 13
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn