Bàn về xã hội dân sự - 2
lượt xem 16
download
Thừa nhận xã hội dân sự như là điều kiện cơ bản của quá trình tổ chức và rèn luyện nền dân chủ Một số người cho rằng chúng ta cần phải xây dựng một xã hội dân sự nhưng tôi cho rằng nhà nước không thể xây dựng được xã hội dân sự, bởi xã hội dân sự tự nó hình thành, còn nếu chúng ta xây dựng hay phổ biến nó thì đó lại là sản phẩm của sự áp đặt. Trên thực tế, cho dù không được thừa nhận thì xã hội dân sự vẫn và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bàn về xã hội dân sự - 2
- Bàn về xã hội dân sự - 2 3. Thừa nhận xã hội dân sự như là điều kiện cơ bản của quá trình tổ chức và rèn luyện nền dân chủ Một số người cho rằng chúng ta cần phải xây dựng một xã hội dân sự nhưng tôi cho rằng nhà nước không thể xây dựng được xã hội dân sự, bởi xã hội dân sự tự nó hình thành, còn nếu chúng ta xây dựng hay phổ biến nó thì đó lại là sản phẩm của sự áp đặt. Trên thực tế, cho dù không được thừa nhận thì xã hội dân sự vẫn và đang tồn tại, nó tồn tại vì nhu cầu của con người. Bên cạnh đó, xã hội dân sự là đặc trưng của quá trình dân chủ bởi chỉ có quá trình dân chủ mới tạo ra được xã hội dân sự và chỉ có xã hội dân sự mới tạo ra được sự yên tĩnh tự nhiên của con người với đầy đủ các quyền của mình. Vì thế, hợp pháp hoá hay thừa nhận xã hội dân sự trở thành một đòi hỏi và trở thành điều kiện quan trọng của việc tổ chức và rèn luyện nền dân chủ ở các quốc gia đang phát triển trong quá tr ình hội nhập toàn cầu. Thừa nhận quyền sở hữu là tạo nền tảng vật chất cho xã hội dân sự
- Có thể nói, quyền sở hữu là một trong những điều kiện cơ bản và cần thiết nhất của một xã hội dân sự. Ở đây, tôi muốn nói đến trạng thái thấp nhất của sở hữu, l à sở hữu cái anh dùng chứ tôi không nói đến sở hữu t ư liệu sản xuất. Tôi không muốn cường điệu vai trò của tư liệu sản xuất. Nếu như 100 năm trước đây sở hữu tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng thì bây giờ trong thời đại của chúng ta sở hữu tư liệu sản xuất không còn quan trọng như thế nữa. Lý do là người ta bán rao sở hữu tư liệu sản xuất thông qua thị trường chứng khoán, thông qua các công ty c ổ phần… Do sự cường điệu vai trò của sở hữu tư liệu sản xuất, người ta cho rằng chế độ sở hữu quyết định toàn bộ, tức là thể chế kinh tế quyết định đời sống chính trị, nên người ta xoá bỏ chế độ sở hữu tư nhân và tư liệu sản xuất mà không biết rằng quyền sở hữu là một phát minh vĩ đại xác lập xã hội con người. Có sở hữu thì con người mới có nhu cầu lập ra các khế ước xã hội, nhà nước và pháp luật nhằm bảo vệ sở hữu của mình. Sở hữu chính là một vùng tinh thần mà con người có quyền làm mọi thứ trên đấy. Nếu không công nhận quyền sở hữu của con ng ười đối với những đối tượng cụ thể thì chúng ta đã tước bỏ một phần quan trọng để con người có thể có kinh nghiệm ban đầu về các quyền của mình đồng thời người ta đã tiêu diệt ý thức về đời sống xã hội dân sự. Theo tôi, không bao giờ được xem quyền sở hữu như một khái niệm kinh tế mà phải xem đó là một khái niệm đạo đức, một khái niệm văn hoá, một khái niệm tinh thần. Toàn bộ nhân cách của con người hình thành xung quanh sở hữu. Không có sở hữu thì con người không biết đi đâu, về đâu, không biết chăm sóc cái gì, không
- có chỗ để hình thành nhân cách. Có sở hữu thì con người sẽ có ý thức về quyền sở hữu của mình, con người bắt đầu thức tỉnh về các giá trị của xã hội dân sự và người ta sẽ đòi hỏi phải có luật pháp, phải có một nhà nước văn minh để bảo vệ sở hữu của mình. Để bắt đầu có sở hữu, con người phải được quyền tự do kinh tế. Tự do kinh tế tạo tiền đề cho sở hữu, tạo ra một số đông những người có sở hữu và vì có sở hữu nên họ biết đòi hỏi quyền tự do chính trị, đòi hỏi nền dân chủ để đảm bảo cho các quyền sở hữu của mình. Do vậy, sự tự do về kinh tế là động lực đầu tiên và quan trọng nhất để xúc tiến sự tự do về chính trị vì xã hội dần dần nhận thức được rằng nếu không có tự do về chính trị thì tất cả sự cố gắng lao động, sự tích luỹ của họ không được đảm bảo và không tạo ra được giá trị gia tăng. Chính sự không tự do về chính trị đã xâm phạm vào các quyền lợi lâu dài của họ vì thế họ bắt đầu đòi quyền tự do chính trị để đảm bảo cho quyền lợi của chính họ và cũng là quyền lợi của xã hội. Thừa nhận quyền tự do văn hoá là tạo nền tảng tinh thần cho xã hội dân sự Như phần trên đã phân tích, văn hoá là đối tượng điều chỉnh, hạn chế sự cực đoan hay các hành vi không phù hợp với lợi ích công cộng trong xã hội dân sự, do vậy, để có một xã hội dân sự lành mạnh thì các giá trị văn hoá phải được hình thành một cách tự nhiên. Văn hoá là kết quả của hình ảnh tự nhiên, kinh nghiệm hoặc thói quen của đời sống con người trong sự tương tác của cộng đồng nó với chính nó, và sự tương tác của cộng đồng nó với các cộng đồng khác, thậm chí còn là sự
- tương tác của các cộng đồng con người với thời gian. Nếu áp đặt, tác động lên đời sống tinh thần của con người thì sẽ hình thành một nền văn hoá phản tự nhiên. Đại bộ phận các nhà cầm quyền ở các quốc gia lạc hậu có xu hướng tác động vào văn hóa và biến văn hóa trở thành công cụ hỗ trợ việc cầm quyền mà không biết rằng khi biến văn hoá trở thành công cụ chính trị, là người ta đã nhổ rễ cả một dân tộc, làm cho dân tộc ấy trở thành kẻ vất vưởng về mặt tinh thần. Nhưng nếu con người nhận thức được rằng tương lai của một nền văn hoá là nghĩa vụ của nó trong đời sống phát triển thì ở các quốc gia này, trước khi nói đến việc xây dựng một nền văn hóa tiên tiến, cần phải khôi phục lại trạng thái tự do và phi chủ quan của việc áp đặt các giá trị văn hóa. Nói cách khác phải trả lại quyền tự do cho con người trong việc nhận thức các giá trị văn hóa hay làm cho tự do trở thành công nghệ chủ yếu để hình thành các giá trị văn hoá tiên tiến. Có như thế, văn hóa mới trở thành công cụ điều chỉnh các mối quan hệ trong xã hội dân sự, đảm bảo tính chất tự quản của xã hội dân sự. Thừa nhận sự đa dạng của đời sống tinh thần của mỗi con người là đảm bảo cho một xã hội dân sự phát triển lành mạnh Để có một xã hội lành mạnh, chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng của đời sống tinh thần của mỗi con người. Một trong những yếu tố cạnh tranh của một cộng đồng x ã hội là tính đa dạng của sự sáng tạo mà tính đa dạng của sự sáng tạo là hệ quả tất yếu của sự đa dạng của những năng lực cá nhân. Sự đa dạng của năng lực cá nhân
- là kết quả trực tiếp của sự tôn trọng các giá trị cá nhân. Như vậy, có thể nói, xã hội dân sự bắt nguồn từ sự phát triển của con người. Sự phát triển của xã hội dân sự gắn liền với sự phát triển ngày càng phong phú với các quyền cá nhân, tức là nhân quyền. Sự phát triển của các quyền cá nhân, đến lượt nó sẽ thúc đẩy sự phát triển của xã hội dân sự. Tôn trọng và đảm bảo sự đa dạng tinh thần của con người chính là coi con người là một đối tượng khách quan và là một đối tượng phát triển tự nhiên. Nếu chúng ta bảo tồn hay giữ gìn sự đa dạng của quá trình tự nhiên, tức là sự đa dạng sinh học của thế giới thì chúng ta phải xem nhận thức cũng là một quá trình sinh học thuộc về con người. Do đó, việc nhận thức cái đúng sai phải là từ chính mỗi con người. Nếu chúng ta cưỡng bức con người phải nhận thức cho được, phải theo bằng được cái mà một ai đó muốn hoặc cái mà một ai đó cho rằng có lý thì vô tình chúng ta đã tiêu diệt sự đa dạng trong nhận thức của con người và do đó, tiêu diệt năng lực thích nghi của nhân loại trước những rủi ro có thực mà nhân loại luôn gặp phải trong quá trình phát triển. Kết luận Xã hội dân sự là mục tiêu của tất cả các quốc gia, các cộng đồng trong quá trình phát triển bởi chỉ với xã hội dân sự, con người mới tìm thấy không gian yên tĩnh tự nhiên để sáng tạo và phát triển. Bản chất của sự phát triển hay sự thịnh vượng ở mọi quốc gia là sự phát triển, sự thịnh vượng của xã hội dân sự. Xã hội dân sự chỉ
- có thể được hình thành và phát triển trên cơ sở một nền dân chủ về mặt chính trị, tức là con người tự do trong việc lựa chọn các khuynh hướng chính trị, quan điểm chính trị, còn không, các xã hội cho dù có ngụy trang cho mình bằng những cái tên núp bóng dưới những khái niệm thiêng liêng của nhân loại thì đó cũng chỉ là vỏ hình thức mà thôi. Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Chương VII: BẢN CHẤT, VAI TRÒ VÀ HÌNH THỨC PHÁP LUẬT XÃ HỘI CHỦ NGHÃ
15 p | 647 | 112
-
Quản lí quỹ bảo hiểm xã hội
10 p | 283 | 85
-
Kiên định sự lựa chọn con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
6 p | 328 | 71
-
Vì sao chúng ta tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội?
2 p | 836 | 65
-
Đi lên chủ nghĩa xã hội là con đường phát triển hợp quy luật (ĐCSVN)
12 p | 257 | 62
-
Những điểm mới cơ bản của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
17 p | 132 | 39
-
Phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân
18 p | 170 | 25
-
Lý luận về pháp luật
20 p | 157 | 18
-
Sự đoàn kết vĩ đại làm hồi sinh cả một dân tộc
6 p | 81 | 13
-
Lập hiến hướng tới pháp quyền ở Việt Nam
5 p | 101 | 12
-
XÂY DỰNG KINH TẾ -XÃ HỘI NÔNG THÔN THỜI KỲ HỘI NHẬP
4 p | 92 | 9
-
Bài giảng Chính phủ điện tử - Chương 4: Một số vấn đề xã hội, văn hóa, đạo đức và pháp luật trong chính phủ điện tử
11 p | 14 | 8
-
Tập bài giảng Lịch sử kinh tế quốc dân
158 p | 48 | 7
-
Bài giảng Lịch sử nhà nước và pháp luật - Chương 7: Nhà nước và pháp luật xã hội chủ nghĩa
13 p | 23 | 6
-
PHÁP LỆNH CỦA ỦY BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI VỀ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
19 p | 72 | 6
-
Tìm hiểu về LUẬT QUẢN LÝ, SỬ DỤNG TÀI SẢN NHÀ NƯỚC
13 p | 102 | 5
-
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 3: Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trường ĐH Kiến trúc - ĐH Đà Nẵng)
26 p | 21 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn