intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)

Chia sẻ: Từ Lương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:58

643
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời các bạn học sinh cùng tham khảo và tải về Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án) được chia sẻ sau đây để luyện tập nâng cao khả năng đọc hiểu đoạn văn, viết bài tập làm văn để tự tin đạt kết quả cao trong kì thi sắp diễn ra. Chúc các em ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bộ 12 đề thi học kì 2 môn Ngữ Văn lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án)

Tham khảo thêm đề thi học kì 2 lớp 7:

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Ngữ văn năm 2019-2020

1. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:

“Khi đó, ván bài quan đã chờ rồi. Ngài xơi bát yến vừa xong, ngồi khểnh vuốt râu, rung đùi, mắt đang mải trông đĩa nọc, bỗng nghe ngoài xa, tiếng kêu vang trời dậy đất. Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ. Vì ngài sắp ù to.

Có người khẽ nói:

- Bẩm, dễ có khi đê vỡ!

Ngài cau mặt, gắt rằng:

- Mặc kệ!

Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại:

- Có ăn không thì bốc chứ!

Thầy đề vội vàng:

- Dạ, bẩm, bốc.”

 (Ngữ văn 7, Tập hai)

Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Tác giả của văn bản đó là ai?

Câu 2 (0,5 điểm): Nội dung của đoạn văn trên?

Câu 3 (1,0 điểm): Tìm và ghi lại các câu rút gọn có trong đoạn văn.

Câu 4 (1,0 điểm): Ý nghĩa của câu văn “Mọi người đều giật nảy mình, duy quan vẫn điềm nhiên, chỉ lăm le chực người ta bốc trúng quân mình chờ mà hạ.”

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm)

Qua học văn bản “Ý nghĩa văn chương” của Hoài Thanh, em hãy lí giải vì sao tác giả viết: “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có;...” (trình bày thành một đoạn văn khoảng 150 chữ).                          

Câu 2 (5,0 điểm)

Tục ngữ có câu: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

 Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

--Đáp án học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7--

Phần: Đọc - hiểu

Câu 1:

a. Yêu cầu trả lời

- Đoạn trích trên trích trong văn bản “Sống chết mặc bay”

- Tác giả: Phạm Duy Tốn.

b. Hướng dẫn chấm

- Mức tối đa (0,5 điểm):  Trả lời đúng câu hỏi.

- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời đúng ½ yêu cầu.

- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

Câu 2:

a. Yêu cầu trả lời

- Nội dung của đoạn văn: Sự tương phản đối lập giữa hành động, thái độ của quan phụ mẫu với hành động, thái độ của mọi người khi nghe tin đê sắp vỡ.

b. Hướng dẫn chấm

- Mức tối đa (0,5 điểm): Trả lời đúng nội dung của đoạn văn.

- Mức chưa tối đa (0,25 điểm): Trả lời chưa đầy đủ yêu cầu.

- Mức không đạt (0 điểm): Làm sai hoặc không có câu trả lời.

Câu 3:

a. Yêu cầu trả lời

- Câu rút gọn:

+ Mặc kệ!

+ Rồi ngồi xếp bài lại, quay gối dựa sang bên tay phải, nghiêng mình bảo thầy đề lại.

+ Có ăn không thì bốc chứ!

+ Dạ, bẩm, bốc.

b. Hướng dẫn chấm

- Mức tối đa (1,0 điểm):  Trả lời đúng câu hỏi.

- Mức chưa tối đa (0,25-> 0,75 điểm): Tìm được 1 đến 3 câu rút gọn.

- Mức không đạt (0 điểm): Trả lời không đúng hoặc không trả lời.

Phần: Làm văn

Câu 1:

Viết đoạn văn chứng minh “Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”

1.1. Yêu cầu chung

     Đảm bảo thể thức đoạn văn; hướng về chủ đề, suy nghĩ mới mẻ, diễn đạt trôi chảy bằng ngôn ngữ của mình, giàu chất văn chương, đảm bảo tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.

1.2. Yêu cầu cụ thể

a. Đảm bảo thể thức đoạn văn.

Học sinh trình bày đoạn văn hoàn chỉnh, có câu chủ đề, có các câu phát triển chủ đề

-  Mức tối đa (0,25 điểm):  Đáp ứng yêu cầu trên.

- Mức không đạt (0 điểm): Không đảm bảo thể thức đoạn văn

b. Xác định đúng chủ đề: giải thích, làm rõ công dụng của văn chương

- Mức tối đa (0,25 điểm):  Đáp ứng yêu cầu trên.

-  Mức không đạt (0 điểm): Không xác định không đúng vấn đề nghị luận

c. Triển khai đoạn văn thành các ý phù hợp, có sự liên kết chặt chẽ, làm nổi bật chủ đề.

a. Yêu cầu trả lời

  Học sinh có thể có nhiều cách viết khác nhau nhưng về cơ bản đảm bảo các ý sau:

* Mở đoạn: Dẫn dắt và nêu ra vấn đề cần giải thích: công dụng của văn chương.

* Phát triển đoạn:

- “Văn chương” trong câu văn được hiểu là những tác phẩm văn học.

- “gây cho ta những tình cảm ta không có”: đem tới cho ta những tình cảm mới mẻ ta chưa từng trải qua.

- “luyện những tình cảm ta sẵn có;...”: làm sâu đậm thêm những tình cảm ta đã có.

* Kết đoạn: Khẳng định lại vấn đề: công dụng to lớn của văn chương là làm giàu, làm đẹp cho tình cảm của con người.

b. Hướng dẫn chấm:

- Mức tối đa (1,0 điểm):  Đáp ứng yêu cầu trên.

 - Mức chưa tối đa:

+ Điểm 0,75: Đảm bảo cơ bản các ý trên.

+ Điểm 0,5: Đảm bảo ½ các ý nêu trên.

+ Điểm 0,25: Viết chưa đúng trọng tâm, lan man.

- Mức không đạt (0 điểm): Không viết hoặc viết không đạt bất cứ yêu cầu nào

--Còn tiếp--

2. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 - Phòng GD&ĐT Vĩnh Bảo

I/ PHẦN ĐỌC HIỂU ( 4 điểm )

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4 ở dưới.

 “ …Quan lớn vỗ tay xuống sập kêu to:

-Đây rồi!...Thế chứ lại !

Rồi ngài vội vàng xòe bài, miệng vừa cười vừa nói:

-Ù ! Thông tôm chi chi nẩy !... Điếu mày !...

Ấy trong khi quan lớn ù ván bài to như thế, thì khắp mọi nơi miền đó, nước tràn lênh láng, xoáy thành vực sâu, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn, lênh đênh mặt nước, chiếc bóng bơ vơ, tình cảnh thảm sầu, kể sao cho xiết !”

                                                                            (Ngữ văn 7 tập 2, trang 74)

Câu 1(0, 5 điểm): Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai?

Câu 2(0, 5 điểm): Đoạn trích trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?

Câu 3(1 điểm): Chỉ ra nét nghệ thuật tiêu biểu nhất có trong đoạn trích nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó.

Câu 4(2 điểm): Từ thói vô trách nhiệm của quan phụ mẫu trong đoạn trích, em hãy trình bày quan điểm chỉ đạo của các nhà  lãnh đạo của Việt Nam qua thời gian chống dịch covid 19.

Phần II (6 điểm)

          Đọc đoạn ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi 1 đến câu hỏi 3:

         "...Hầu hết mọi người khi đánh giá thành công thường đánh giá bằng cách xem ai ít bị thất bại nhất. Nhưng những người thành công nhất thì cũng trung bình thất bại tới bảy lần trước khi thành công. Bạn thấy đấy, nếu càng cố gắng, bạn sẽ càng thu được các bài học quý báu từ sự thất bại và càng trở nên thành công. Mỗi lần vấp ngã hãy nhìn nhận lại sự tiến bộ của mình. Bạn đừng nản chí vì sau nhiều lần thất bại, thành công có thể đến với bạn ngay sau đó".

Câu 1 (0,5điểm): Hãy chỉ ra câu văn nêu luận điểm của đoạn văn trên?

Câu 2 (0,5điểm): Hãy chép lại  câu văn được coi là lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm nêu ra trong đoạn văn?

Câu 3 ( 1điểm) : Theo em có cách nào làm cho vấn đề nêu ở đoạn văn trên thêm thuyết phục hơn?

Câu 4 (4.0điểm). Tục ngữ có câu:  " Có công mài sắt có ngày nên kim".

               Hãy giải thích và làm sáng tỏ nội dung của câu tục ngữ trên?

a. (1điểm) Tìm ý cho đề văn trên

b. (3 điểm) Cho luận điểm: Con người cần có lòng kiên trì, nhẫn nại như thế nào?

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 15 đến 20 dòng) giải thích và làm sáng tỏ luận điểm trên. Hãy gạch chân câu văn nêu dẫn chứng được sử dụng trong đoạn văn.

--Đáp án học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7--

Phần I: Đọc - Hiểu

Câu 1:

- Đoạn trích trích từ văn bản: Sống chết mặc bay

- Tác giả: Phạm Duy Tốn

Câu 2:

- Phương thức biểu đạt: Tự sự

Câu 3:

- Biện pháp nghệ thuật tiêu biểu: liệt kê: nước tràn lênh láng, nhà cửa trôi băng, lúa má ngập hết; kẻ sống không chỗ ở, kẻ chết không nơi chôn…

- Tác dụng:

+ Nhấn mạnh, tô đậm những nỗi thống khổ của nhân dân khi đê vỡ.

+ Qua đó thể hiện thái độ phê phán, căm phẫn của tác giả đối với thói vô trách nhiệm của quan phụ mẫu.

Câu 4:

Học sinh sẽ có  nhiều cảm nhận khác nhau về bộ mặt quan lại trong xã hội xưa. Tựu chung lại là :

  • Chính phủ Việt Nam chăm lo đén đời sống của nhân dân.
  • Đưa ra các biện pháp để phòng chống dịch cô Vid
  • Yêu cầu nhân dân phải thực hiện đúng các phương pháp phòng chống dịch: Ở đau thì ở yên đó, đeo khẩu trang, không tiếp xúc nơi đông người…từ vùng dịch về phải khai báo để cách li….
  • Quyết không để dân bị hoang mang khi mắc coovid.

Những nơi bị cách li không được để dân thiếu về nhu yếu phẩm, cung cấp đầy đủ cho người dân vùng cách li.

Phần II: Làm văn

Câu 1:

- HS nêu đúng được câu văn nêu luận điểm: Hầu hết mọi người khi đánh giá thành công thường đánh giá bằng cách xem ai ít bị thất bại nhất.

Câu 2:

- HS chép đúng được một trong các câu văn được coi là lí lẽ làm sáng tỏ luận điểm:

+ Bạn thấy đấy, nếu càng cố gắng, bạn sẽ càng thu được các bài học quý báu từ sự thất bại và càng trở nên thành công.

+ Bạn đừng nản chí vì sau nhiều lần thất bại, thành công có thể đến với bạn ngay sau đó.

Câu 3:

- HS có thể đưa thêm dẫn chứng để đoạn văn có sức thuyết phục như:

+ Bạn có nhớ, khi chập chững biết đi, bạn đã bao lần vấp ngã; trong lúc tập xe đạp, bạn cũng trầy xước chân tay. Nếu những lúc ấy bạn buông xuôi thì có lẽ đến giờ đi xe đạp vẫn là một việc khó khăn đối với bạn. Rõ ràng, bạn sợ nước thì sẽ chẳng bao giờ biết bơi, bạn sợ thất bại thì sẽ mãi thất bại...

+Nhiều người nổi tiếng trên thế giới với những thành công vang dội cũng đã từng gặp thất bại như:

+ Nhà bác học Lui Pa stơ, lúc còn nhỏ chỉ là một học sinh trung bình, môn hóa học ông đứng thứ 15 trong tổng số 22 học sinh...

(Học sinh có thể lấy các dẫn chứng khác cũng cho điểm, tổng điểm của bài không vượt quá 1 điểm)

--Còn tiếp--

3. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 - Sở GD&ĐT Bắc Giang

Câu 1 (4,0 điểm) 
          Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
          Sách mở mang trí tuệ, hiểu biết cho ta, dẫn dắt ta vào những chỗ sâu sắc, bí ẩn của thế giới xung quanh, từ sông ngòi, rừng núi cho tới vũ trụ bao la. Sách đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, như thế giới của các hạt vật chất. 
          […] 
          Sách đem lại cho con người những phút giây thư giãn trong cuộc đời bận rộn, bươn chải. Sách làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp của thế giới và con người. Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp v ới mọi người xung quanh. 
          Sách là báu vật không thể thiếu đối với mỗi người. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý. 
                                        (Theo Sách giáo khoa Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2011, tr. 23) 
          a. Chỉ ra 02 lợi ích của việc đọc sách được nêu trong đoạn trích. 
          b. Tìm câu rút gọn có trong đoạn trích trên. 
          c. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu văn: Sách cho ta hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ, giúp ta biết nghĩ những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. 
          d. Qua đoạn trích trên, em thấy mình cần có thái độ như thế nào đối với sách? 

Câu 2 (6,0 điểm) 
          Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ : Có công mài sắt, có ngày nên kim.

--Đáp án học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7--

Câu 1:

a.

- Mức tối đa: HS chỉ được đúng 02 trong số các lợi ích sau của việc đọc sách. 
+ mở mang trí tuệ 
+ đưa ta vào những thế giới cực lớn, như thiên hà, hoặc cực nhỏ, 
+ đem lại cho con người những phút giây thư giãn  
+ Sách làm cho ta được thưởng thức những vẻ đẹp... 
- Mức chưa tối đa: Chỉ xác định được 01 lợi ích.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.

b.

- Mức tối đa: HS tìm đúng câu rút gọn. Phải biết chọn sách mà đọc và trân trọng, nâng niu những cuốn sách quý. 
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.

c.

- Mức tối đa: HS xác định được:
+ Phép liệt kê:  hưởng vẻ đẹp và thú chơi ngôn từ,  biết nghĩ  những ý hay, dùng những lời đẹp, mở rộng con đường giao tiếp với mọi người xung quanh. 
+ Tác dụng: Làm nổi bật được những lợi ích/tác dụng/tầm quan trọng của việc đọc sách; từ đó khuyến khích, thôi thúc mọi người có ý thức đọc sách. 
- Mức chưa tối đa: 
+ Chỉ gọi được tên biện pháp tu từ và chỉ ra các hình ảnh liệt kê nhưng không nêu rõ/nêu không đầy đủ tác dụng; nêu được biện pháp tu từ liệt kê, nói được tác dụng nhưng không chỉ ra hình ảnh liệt kê. 
+ Nêu được biện pháp tu từ liệt kê, không chỉ ra hình ảnh, không nêu rõ/nêu không đầy đủ tác dụng. 
+ Chỉ nêu được biện pháp tu từ liệt kê.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.

d.

- Mức tối đa:  HS nêu được thái độ: yêu quý, trân trọng, giữ gìn sách, chăm chỉ đọc sách… 
- Mức chưa tối đa: HS nêu có ý đúng nhưng diễn đạt không rõ.
- Mức không đạt: Không làm hoặc làm sai.
Chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: Có công mài sắt có ngày nên kim.

Câu 2:

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận chứng minh
Có đầy đủ Mở bài, Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: sức mạnh của ý chí, nghị lực, lòng kiên trì của con người trong cuộc sống. 
c. Triển khai vấn đề nghị luận 
Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; diễn đạt lưu loát, giàu sức thuyết phục. Học sinh có thể  triển khai vấn đề theo nhiều cách nhưng về cơ bản cần đảm bảo những nội dung sau: 
* Giải thích, rút ra ý nghĩa của câu tục ngữ:
- Sắt là một kim loại cứng, khó gọt đẽo. 
- Kim là dụng cụ để khâu vá có hình dáng rất nhỏ. 
- Nghĩa cả câu: Câu tục ngữ nói về quá trình mài sắt để làm thành một cây kim rất tinh xảo – một công việc tưởng như không thể làm được. 
Đó cũng là cách nói ẩn dụ khẳng định sức mạnh của ý chí, nghị lực, lòng  kiên  trì… của con người trong cuộc sống. Nỗ lực và cố gắng không ngừng thì sẽ vượt qua mọi khó khăn.

--Còn tiếp--

4. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Đức Giang

Phần I: Văn – Tiếng Việt (5đ)

Câu 1 (2.0đ): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi :

"Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quí. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi được cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phẩn của chúng ta là làm cho những của quí kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến ."

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào? Của ai? Nêu nội dung đoạn văn trên?

b. Xác định kiểu liệt kê trong câu văn: “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”

c. Câu văn: “ Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.” thuộc kiểu câu gì?

Câu 2 (2.0đ):

a. Tóm tắt văn bản “ Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn (khoảng 6-8 câu)

b. Nêu ý nghĩa nhan đề văn bản “Sống chết mặc bay”?

Câu 3 (1.0đ):

a. Đặt một câu chủ động có nội dung nói về văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”.

b. Chuyển câu em vừa đặt sang câu bị động?

Phần II: Tập làm văn (5đ)

Hãy giải thích câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Chúng ta phải làm gì để rèn luyện ý chí, nghị lực và lòng kiên trì trong cuộc sống?

--Đáp án học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7--

Phần I: Văn - Tiếng Việt:

Câu 1:

a. Đoạn văn trên trích trong văn bản : Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, tác giả Hồ Chí Minh

Nội dung của đoạn văn :

- Nêu cao bổn phận, trách nhiệm của toàn dân trong việc thể hiện tinh thần yêu nước thông qua những hành động, việc làm cụ thể, thiết thực.

b. Kiểu liệt kê: Liệt kê không theo cặp, liệt kê không tăng tiến

c. Câu : “Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.” là câu rút gọn

Câu 2:

a. Đảm bảo các ý:

- Truyện xảy ra ở vùng Bắc Bộ, khi  khúc đê tại làng X, phủ X có nguy cơ bị vỡ.

- Dân phu hàng trăm nghìn người kéo đến hộ đê, ai nấy đều mệt lả.

- Nhưng ở trong đình cao: đèn thắp sáng trưng, kẻ hầu người hạ rộn ràng phục vụ cho quan phụ mẫu đánh tổ tôm.

- Trước nguy cơ đê vỡ, quan vẫn thản nhiên đánh bài, thờ ơ trước  cảnh tượng lo sợ của dân.

- Đúng lúc quan thắng ván bài to thì đê vỡ, dân lâm vào cảnh thảm sầu.

b. Nêu được:

- “Sống chết mặc bay” là một vế trong  cụm từ  “Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” để chỉ thái độ vô trách nhiệm , chỉ coi trọng tiền bạc mà không quan tâm đến sự sống chết của người khác

- Bằng nhan đề này, Phạm Duy Tốn đã phê phán tên quan phụ mẫu vô nhân tính, chỉ biết đến bản thân mình mà quên đi trách nhiệm, quên đi mạng sống của người dân đang bị đe dọa khi nước lũ tràn về rồi đê vỡ.

- Nhan đề cũng thể hiện được tư tưởng chủ đề của tác phẩm.

Phần II: Tập làm văn

Viêt bài nghị luận xã hội

* Yêu cầu về hình thức:

- Đúng kiểu bài nghị luận, giải thích

- Luận điểm rõ ràng, rành mạch, luận cứ xác thực, lập luận chặt chẽ

- Bố cục 3 phần rõ ràng

* Yêu cầu về nội dung: Đảm bảo đúng dàn ý sau:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt vấn đề.

- Nêu vấn đề.

2. Thân bài:

a. Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của câu tục ngữ.

- Nghĩa đen, nghĩa  bóng "mài sắt", "nên kim".

- Ý nghĩa: Nói về quá trình mài sắt thành cây kim tinh xảo- một việc làm tưởng như không thể, câu tục ngữ là hình ảnh ẩn dụ cho ý chí nghị lực và lòng kiên trì của con người. Nếu con người biết nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ  thì khó khăn dù lớn đến mấy cũng có thể vượt qua để gặt hái những thành quả tốt đẹp.

b. Tại sao chúng ta phải có ý chí nghị lực và lòng kiên trì trong cuộc sống?

 - Để đạt được thành công,  cuộc đời mỗi con người phải trải qua nhiều gian nan thử thách.

- Cách duy nhất để gạt bỏ vật cản và đi tới thành công là phải có ý sự nỗ lực, kiên trì.

- Mọi  việc trên đời này không dễ dàng mà thành công, ta phải đánh đổi bằng mồ hôi nước mắt và cả thời gian. Thành công là kết quả của một quá trình rèn luyện phấn đấu không ngừng nghỉ.

- Kiên trì nhẫn nại không chỉ tạo ra sự thành công mà còn là đức tính tốt đẹp của con người, tạo động lực cho chúng ta vươn lên trong cuộc sống

- Người kiên nhẫn sẽ đạt được sự tín nhiệm, cảm phục, yêu mến, kính trọng từ mọi người.

 (Đưa thêm dẫn chứng làm sáng tỏ lí lẽ)

--Còn tiếp--

5. Đề thi học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 - Trường THCS Nguyễn Thị Lựu

Câu 1: (2,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

"Lịch sử đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Chúng ta có quyền tự hào vì những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung... Chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng".

                                                                                            (Ngữ văn 7 – tập 2)

a) Đoạn văn được trích trong văn bản nào? Tác giả là ai?

b) Nội dung của đoạn văn trên chứng minh điều gì?

Câu 2: (2,0 điểm)

a) Câu đặc biệt dùng để làm gì?

b) Tìm và nêu tác dụng của câu đặc biệt trong đoạn văn sau:

“Trời ơi!”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn.

                                                        (Khánh Hoài – Cuộc chia tay của những con búp bê)

Câu 3: (6,0 điểm)

Nhân dân ta thường nói: "Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

--Đáp án học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7--

Câu 1:

a)

- Văn bản: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Tác giả: Hồ Chí Minh

b) - Nội dung của đoạn văn: Chứng minh truyền thống yêu nước của nhân dân ta theo dòng lịch sử.

Câu 2:

a) - Câu đặc biệt dùng để:

+ Xác định thời gian, nơi chốn diễn ra sự việc được nói tới trong đoạn.

+ Liệt kê, thông báo về sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.

+ Bộc lộ cảm xúc.

+ Gọi đáp.

b) - Câu đặc biệt: "Trời ơi!".

- Tác dụng: Bộc lộ cảm xúc.

Câu 3:

a. Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận chứng minh: có đủ các phần MB, TB, KB; mở bài nêu được  vấn đề cần nghị luận, thân bài lần lượt trình bày các nội dung chứng minh và sử dụng các cách lập luận chứng minh phù hợp, kết bài nêu ý nghĩa điều được chứng minh đối với mọi người.

b. Xác định đúng vấn đề cần chứng minh trong câu tục ngữ: "Có chí thì nên".

c. Triển khai vấn đề cần chứng minh.

- Giới thiệu vấn đề nghị luận và trích dẫn câu tục ngữ: 'Có chí thì nên".

- Xét về lí:

+ "Chí"  là hoài bão, lí tưởng tốt đẹp, ý chí, nghị lực, sự kiên trì.

+ "Chí" là điều cần thiết để con người vượt qua mọi trở ngại.

+ Không có chí thì không làm được gì.

- Xét về thực tế:

+ Những người có chí đều thành công (nêu dẫn chứng).

+ Chí giúp người ta vượt qua những khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua được (nêu dẫn chứng).

--Còn tiếp--

Trên đây là một phần trích nội dung Đề thi học kì 2 Ngữ văn lớp 7 năm 2019-2020. Để tham khảo đầy đủ, mời các bạn đăng nhập và tải về tài liệu. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm Đề thi học kì 2 Toán lớp 7 năm 2019-2020 (Có đáp án) để chuẩn bị thật tốt cho kì thi sắp tới nhé!

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2