intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CÁC PHƯƠNG PHÁP TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY

Chia sẻ: Phung Minh Toan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

188
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khi thiết kế tàu, việc trang trí động lực là một việc rất phức tạp và quan trọng. khi lựa chọn hinh thức trang trí động lực cần phải giải quyết hai vấn đề, đó là:quyết định kiểu loại máy chính và phương thức truyền động. Việc lựa chọn trang trí động lực phải căn cứ vào nhiệm vụ thư thiết kế để tiến hành xét các điều kiện cụ thể như :công dụng, nhiệm vụ của tàu, vùng hoạt động, tính năng, tốc độ…để có phương án bố trí sao cho phù hợp....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CÁC PHƯƠNG PHÁP TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY

  1. CHUYÊN ĐỀ TRANG BỊ ĐỘNG LỰC ĐChuyên đề: CÁC PHƯƠNG PHÁP TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY Khi thiết kế tàu, việc trang trí động lực là một việc rất phức tạp và quan trọng. khi lựa chọn hinh thức trang trí động lực cần phải giải quyết hai vấn đề, đó là:quyết định kiểu loại máy chính và phương thức truyền động. Việc lựa chọn trang trí động lực phải căn cứ vào nhiệm vụ thư thiết kế để tiến hành xét các điều kiện cụ thể như :công dụng, nhiệm vụ của tàu, vùng hoạt động, tính năng, tốc độ…để có phương án bố trí sao cho phù hợp. Vấn đề quan trong bậc nhất hiện nay là việc lựa chọn động cơ chính.Hiện nay động cơ diesel đang được sữ dụng rộng rải bởi nó có các đặc tinh sau: • Thứ nhất, động cơ diessel tăng áp và bộ giảm tốc được dùng một cach rộng rải,thích hợp cho việc sữ dụng động cơ có công suất lớn với kích thước và tải trọng nhỏ; mức độ tự động hóa cao;dể dàng cho tự động hóa và lắp đặt. • Thứ hai, diesel sử dụng nhiên liệu nặng một cách có hiệu quả, đảm bão cho chi phí vận tải được giảm xuống một cách đáng kể. • Thứ ba, do tiến bộ khoa học và công nghệ, động cơ diesel ngày càng được cải tiến và hiện đại, giảm đáng kể suất tiêu hao nhiên liệu kếtquar làm nâng cao hiệu suất hệ thống động lực.Điều đó làm cho động cơ diesel phù hợp với trang trí động lực của các tàu hiện tai. SVTH: NGUYỄN ANH DUY 1
  2. CHUYÊN ĐỀ TRANG BỊ ĐỘNG LỰC CÁC PHƯƠNG ÁN TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TRÊN TÀU ĐIÊDEN VÀ VIỆC CHỌN DẪN ĐỘNG PHỤ I. CÁC PHƯƠNG ÁN TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TRÊN TÀU ĐIÊDEN 1- Năng lượng dùng để đẩy tàu và năng lượng cung cấp cho các thiết bị phụ tách rời (riêng biệt) nhau Hình 1 - Hệ thống năng lượng chính và phụ riêng biệt 1. Chân vịt; 2. Hệ trục; 3. Máy chính; 4. Máy phụ; 5. Máy phát điện; 6. Bảng phân phối điện chính 2- Trích công suất của máy chính để dẫn động thiết bị phụ Hình 2a- Phương án trích công suất từ máy chính kiểu cơ khí và điện 1. Chân vịt; 2. Hệ trục; 3. Máy chính; 4. Cụm trích công suất kiểu cơ khí; 5. Máy tời khai thác; 6. Trục các đăng; 7. Máy phát điện do máy chính lai; 8. Máy phụ; 9. Máy phát điện; 10. Bảng phân phối điện chính SVTH: NGUYỄN ANH DUY 2
  3. CHUYÊN ĐỀ TRANG BỊ ĐỘNG LỰC Hình 1.2b- Phương án trích công suất từ máy chính kiểu thủy lực và điện 1. Chân vịt; 2. Hệ trục; 3. Máy chính; 4. Bơm thủy lực; 5. Máy phụ; 6. Máy phát điện; 7. Bảng phân phối điện chính; 8. Máy phát điện do máy chính lai 3- Hệ thống năng lượng điện chung Phương án này có các nguồn điện năng được nối chung vào một hệ thống và được áp dụng cho trường hợp truyền động điện. Hình 3- Hệ thống năng lượng điện chung 1. Động cơ sơ cấp; 2. Máy phát điện; 3. Bảng phân phối điện chính; 4. Động cơ điện lai chân vịt; 5. Hệ trục; 6. Chân vịt SVTH: NGUYỄN ANH DUY 3
  4. CHUYÊN ĐỀ TRANG BỊ ĐỘNG LỰC 1.5.2- CHỌN DẪN ĐỘNG PHỤ A- Chọn dẫn động phụ Dẫn động là hệ thống dùng để làm cho máy móc hoạt động.Việc chọn hình thức dẫn động phụ có ảnh hưỡng rất lớn đến việc chọ phương án trang bị động lực.hiện tại có các hình thức dẫn động sau: a)- Dẫn động độc lập Ở hình thức dẫn động này, mỗi máy công tác được một động cơ lai. Thông thường, dẫn động độc lập là dẫn động điện. b)- Dẫn động phụ thuộc α) Dẫn động tập trung: Nhiều thiết bị được lai từ động cơ chính. β) Dẫn động cụm nhóm: Ở hình thức dẫn động này, mỗi động cơ lai nhiều thiết bị. Ngoài việc phân loại các hình thức dẫn động theo đặc trưng phân phối năng lượng đã nêu trên, người ta còn phân loại các hình thức dẫn động theo dạng truyền dẫn: dẫn động cơ khí [có hình thức độc lập và phụ thuộc (tập trung và cụm nhóm)], dẫn động điện (độc lập và cụm nhóm), dẫn động thủy lực (độc lập, tập trung và cụm nhóm) và dẫn động khí nén (thường được áp dụng trong hệ thống điều khiển). 1. Dẫn động cơ khí: Dẫn động cơ khí là phương án dùng động cơ diesel lai máy móc công tác.dẫn động cơ khí có thể theo kiểu nối trực tiếp hai trục với nhau(trục động cơ nối với trục máy công tác), qua bộ truyền bánh răng, bộ truyền xích, bánh ma sát hay bộ truyền đai, nhưng phổ biến hơn cả là bộ truyền đai.Trong hình thức dẫn động cơ khí ,người ta có thể sữ dụng động cơ diesel phụ hay động cơ diesel chính.Do đó dẫn động cơ khí có thể có hình thức độc lập và phụ thuộc (tập trung và cum nhóm). 2.Dẫn đông điện: Trong hình thức dẫn động điện diễn ra quá trình biến đổi năng lượng: cơ năng của động cơ sơ cấp được biến thành điện năng tại máy phát điện.Dẫn động điện thường là loại dẫn động độc lập và đẫn động cụm nhóm.Hình thức này có điện một chieuf và điện xoay chiều. 3. Dẫn động thủy lực: Trong hình thức dẫn động thủy lực diễn ra quá trình biến đổi cơ năng của động cơ thahf năng lượng của dòng môi chất công tác(dầu thủy lực) tại bơm thủy lực, sau đó năng lượng của dòng môi chất công tác lại được biến thánh cơ năng tại động cơ thủy lực.Dẫn động thủy lực có thể có hình thức độc lập,tập trung và cụm nhóm. 4.Dẫn động khí nén:(thường được áp dụng trong cơ cấu điều kh) Hình thức đẩn động này có ưu điểm là môi chất công tác có khắp nơi ( không khí),thiết bị nhỏ gon,thuận tiện.Nhưng yêu cầu độ chính xác chế tạo cao và độ kín khí tốt. SVTH: NGUYỄN ANH DUY 4
  5. CHUYÊN ĐỀ TRANG BỊ ĐỘNG LỰC Trên tàu thủy , người ta sử dụng cả 3 hình thức dẫn động cơ khí, điện, thuỷ lực cho các máy móc công tác.Tùy theo kiểu loại và công dụng tàu , mà người ta chọn phối hợp 2 trong 3 hình thức dẫn động: độc lập, cụm, nhóm và tập trung.Riêng trên các tàu nhỏ người ta có thẻ sữ dụng hình thức dẫn động kiểu tập trung máy chính lai máy phụ. B- Khả năng trích công suất từ động cơ chính Khi chọn dẫn động phụ theo hình thức dẫn động phụ thuộc thì có một phần công suất của động cơ chính được trích để lai các máy móc phụ. Cần phải biết là công suất có thể trích từ động cơ chính là bao nhiêu và trích vào lúc nào khi ta không dự tính thêm phần công suất này lúc chọn động cơ chính. Đối với động cơ điêden chính là loại không tăng áp, không có phần công suất dự trữ, công suất lớn nhất có thể trích được từ nó có giá trị bằng tại tốc độ quay chân vịt. Khi động cơ chính làm việc ở vùng tốc độ quay nhỏ hơn giá trị định mức (thiết kế) thì việc lai thêm thiết bị phụ có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả sử dụng động cơ. Trong thực tế, việc trích công suất từ máy chính không những phụ thuộc vào đường cong công suất có thể trích được, tùy theo phương án trích công suất, mà còn phụ thuộc vào đặc tính làm việc của thiết bị phụ được lai thêm. Hiện tại, người ta thường sử dụng ba phương án trích công suất từ máy chính tại đầu tự do: dùng puly côngxôn, dùng puly có gối đỡ hai đầu và nối trực tiếp với trục động cơ qua ly hợp. SVTH: NGUYỄN ANH DUY 5
  6. CHUYÊN ĐỀ TRANG BỊ ĐỘNG LỰC Tài liệu tham khão: Giáo trình TRANG BỊ ĐỘNG LỰC TÀU THỦY Th S : NGUYỄN ĐÌNH LONG SVTH: NGUYỄN ANH DUY 6
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2