intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cảm ứng

Chia sẻ: Thu Ha | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

82
lượt xem
11
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cảm ứng là một trong những đặc trưng cơ bản của các cơ thể sống, đó là sự cảm nhận những tác động, kích thích của môi trường và phản ứng lại các tác động, kích thích đó. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu "Cảm ứng". Tài liệu trình bày một cách cụ thể và rõ ràng về cảm ứng ở động vật và thực vật. Hy vọng đây là tài liệu tham khảo hữu ích cho các bạn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cảm ứng

  1. CẢM ỨNG A. Mở đầu Cảm ứng là một trong những đặc trưng cơ bản của các cơ thể sống, đó là sự  cảm nhận những tác động, kích thích của môi trường và phản ứng lại các tác động,  kích thích đó. Cảm ứng ở thực vật chủ yếu là các phản ứng thường diễn ra chậm, biểu hiện bằng  hướng động và ứng động. Cảm ứng ở động vật diễn ra nhanh hơn. Hiện tượng cảm ứng xảy ra ở mọi cơ thể  động vật đều là phản xạ.  B. Nội dung I. Cảm ứng ở thực vật       ­ Cảm ứng là phản ứng của sinh vật trước các tác nhân kích thích của môi trường.       ­ Cảm ứng thực vật được chia thành 2 loại: + Hướng động
  2. + Ứng động        Ứng động Là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng. Tuỳ tác  nhân kích thích mà có nhiều loại ứng động khác nhau. a)  Ứng động sinh trưởng :        Là kiểu ứng động, trong đó các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tốc  độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác  nhân ngoại cảnh. ­ Tác nhân:  + Quang ứng động: cường độ ánh sáng.  Ví dụ: Ứng động nở hoa: hoa bồ công anh sáng nở,  tối cụp lại. 
  3. + Nhiệt ứng động: sự biến đổi nhiệt độ.  Ví dụ: Hoa tulip và hoa nghệ tây nở và cụp do biến đổi nhiệt độ ­ Cơ chế: Do tốc độ sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại mặt trên và mặt  dưới của cơ quan như: phiến lá, cánh hoa.  b) Ứng động không sinh trưởng.       Là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây. ­ Tác nhân:  + Ứng động sức trương: sự thay đổi sức trương nước trong 1 số tế bào chuyên hoá. Ví dụ: Ứng động sức trương nhanh: cây trinh nữ. + Ứng động sức trương chậm: sự vận động của khí khổng. + Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động: + Ứng động tiếp xúc: cơ học. Hoá ứng động: kích thích hoá học Ví dụ: Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động: Sự vận động bắt mồi ở thực vật ( cây  nắp ấm). ­ Cơ chế:  ­ Do biến đổi hàm lượng nước trong các tế bào chuyên hoá ­ Do xuất hiện các kích thích  lan truyền: kích thích có nhiều phản ứng nhanh ở các  miền chuyên hoá của cơ quan ­ Các hình thức vận động cảm ứng
  4. ­ Vận động theo đồng hồ sinh học              Đó là các hình thức vận động nở hoa vào ban đêm (cảm đêm), nở hoa vào ban  ngày (cảm ngày), nở hoa vào một giờ nhất định, như hoa Mười giờ (cảm nhiệt), vận  động ngủ của các cây họ Đậu. Các hình thức vận động này xảy ra theo một nhịp điệu  đã được định sẵn cho từng loài cây (Đồng hồ sinh học). ­ Vận động theo sức trương nước              Đó là các hình thức vận động cụp lá, cụp cành của các cây thuộc họ Trinh nữ,  vận động của các cây ăn thịt. Các hình thức vận động này xảy ra khi có sự va chạm cơ  học. Sự va chạm cơ học này đã kích thích các bơm ion hoạt động, các bơm này bơm  các ion ra khỏi tế bào khớp (thể gối), làm tế bào này mất nước, sức trương nước của  tế bào khớp gỉảm, làm cành, lá cụp xuống hoặc các nắp, bẫy của các cây ăn thịt đóng  lại. VAI TRÒ CỦA ỨNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT. ­ Sự cụp lá của cây trinh nữ giúp tránh tác động cơ học mạnh ( như mưa rào) có thể  làm rụng lá. ­ Sự uốn cong các sợi lông của cây gọng vó để giữ chặt con mồi , tiết dịch làm tê liệt  con mồi và tiêu hoá con mồi. ­ Vì môi trường nghèo dinh dưỡng , đặc biệt dinh dưỡng nitơ nên các cây này có phản  ứng thích nghi bằng cách vận động bắt mồi để đảm bảo nguồn dinh dưỡng nitơ cho  cơ thể. ­ Ứng động giúp cây thích nghi đa dạng đối  với sự biến đổi của môi trường bảo đảm  cho cây tồn tại và phát triển. 1. Hướng động
  5. a)  Khái niệm: Hướng động là sự vận động sinh trưởng của cây về phía tác nhân kích  thích của môi trường b) Các loại hướng động Có 2 loại hướng động chính, hướng động dương và hướng động âm. + Hướng động dương (Hướng thuận): Là sự vận động của cây về phía tác nhân kích  thích. VD: Như hướng sáng, hướng đất, hướng nước … + Hướng động âm (Hướng nghịch): Là sự vận động của cây tránh xa tác nhân kích  thích. VD: Vận động tránh ra các hoá chất độc. c) Cơ chế hướng động Sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào ở hai phía của cơ quan. ­ Các tế bào ở phía không bị kích thích sinh trưởng nhanh hơn phía bị kích thích 
  6. à thân uốn cong về phía có nguồn kích thích.  Khi bị kích thích:Auxin di chuyển từ phía bị kích thích (phía sáng) đến phía không bị  kích thích (phía tối) Kết quả: phía không bị kích thích (phía tối) có nồng độ auxin cao hơn, tế bào sinh  trưởng nhanh hơn.  d) Nguyên nhân Tác nhân kích thích đã gây ra sự tái phân bố Auxin " Auxin phân bố không đồng đều ở  2 phía đối diện của cơ quan  e)  Các kiểu hướng động * Hướng sáng ­ Khái niệm:  Là phản ứng sinh trưởng của thực vật đối với kích thích từ ánh sáng. ­ Tác nhân: Ánh sáng ­ Đặc điểm sinh trưởng + Ngọn cây hướng dương + Rễ cây hướng âm VD: ­ Phản ứng hướng quang dễ dàng nhận thấy khi đặt bao lá mầm vào ánh sáng  chiếu một bên, bao lá mầm sẽ uốn cong hướng về phía ánh sáng do tế bào kéo dài  mạnh mẽ hơn trên phía bị che tối (không được chiếu sáng). ­ Hoa hướng dương buổi sáng hướng về phía đông, buổi chiều quay về phía tây. ­ Một số loài cỏ khi ở ngoài ánh sáng mặt trời thì bò lan trên mặt đất nhưng ở trong tối 
  7. chúng sinh trưởng thẳng đứng và thân kéo dài ra. ­ Phản ứng hướng quang nhạy cảm nhất với ánh sáng xanh tím, không giống phản ứng  quang phát sinh hình thái, nhạy cảm với ánh sáng đỏ. ­ Chóp của bao lá mầm nhận ánh sáng từ một phía, ánh sáng kích thích sự dẫn truyền  auxin từ phía ánh sáng đến phía bị che tối làm tế bào sinh trưởng không đều và uốn  cong về phía ánh sáng. * Hướng đất (Hướng trọng lực): ­ Khái niệm: Phản ứng sinh trưởng của cây đối với trọng lực.   ­ Tác nhân: Trọng lực ­ Đặc điểm sinh trưởng:  + Đỉnh rễ cây sinh trưởng hướng theo hướng của trọng lực (hướng dương) + Đỉnh thân sinh trưởng ngược hướng của trọng lực (hướng âm) VD:­ Khi đặt cây con nằm ngang thì rễ cây hướng xuống đất, còn chồi cây hướng lên  trời. Sự sinh trưởng như vậy gọi là hình thức vận động sinh trưởng theo trọng lực. Vì  sự vận động sinh trưởng này chính là do tác động của từ trường trái đất. => Quan niệm đầu tiên cho rằng trọng lực đã gây ra sự phân bố auxin không đều ở hai  phía trên và dưới của rễ hay chồi, khi đặt cây nằm ngang, dẫn đến sinh trưởng không  đều, gây phản ứng hướng đất (tương tự vai trò của auxin với hướng quang). *  Hướng nước ­ Khái niệm:  Là phản ứng sinh trưởng của thực vật theo hướng nguồn nước. ­ Tác nhân: Nước ­ Đặc điểm sinh trưởng: 
  8. + Rễ cây hướng nước dương + Thân cây hướng nước âm => Rễ cây luôn luôn sinh trưởng theo nguồn nước (bò lan đến nơi có nước), ở đây  nước đóng vai trò tác nhân kích thích của môi trường dẫn đến phản ứng hướng nước. VD: Một số loài cây họ đậu và bầu bí thực sự có khuynh hướng uốn cong rễ hướng  đến đất ẩm và rời xa vùng đất khô. *  Hướng hoá: ­ Khái niệm:   Là phản ứng sinh trưởng của cây đối với các hợp chất hóa học ­ Tác nhân: Chất hóa học ­ Đặc điểm sinh trưởng:  + Hướng hóa dương: các cơ quan của cây sinh trưởng đến nguồn hóa chất  + Hướng hóa âm: các cơ quan của cây sinh trưởng tránh xa nguồn hóa chất  => Rễ cây luôn hướng về phía có nguồn dinh dưỡng tốt đối với chúng và tránh xa  nguồn hoá chất độc hại. * Hướng tiếp xúc ­ Khái niệm: Là phản ứng sinh trưởng của thực vật với sự tiếp xúc. ­ Tác nhân:  Sự tiếp xúc ­ Đặc điểm sinh trưởng:  Các tế bào ở phía không tiếp xúc sinh trưởng mạnh hơn các tế bào ở phía tiếp xúc,  dẫn đến thân cây luôn quấn quanh giá thể  VAI TRÒ CỦA HƯỚNG ĐỘNG TRONG ĐỜI SỐNG THỰC VẬT 
  9. Hướng động giúp cây thích nghi đối với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát  triển. II. Cảm ứng ở động vật 1. Khái niệm Là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường  sống để tồn tại và phát triển nhưng cách biểu hiện khác với thực vật và tốc độ  phản ứng nhanh hơn Ví dụ: khi trời trở rét, mèo có phản ứng xù lông, co mạch máu, nằm co mình  lại… Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là một dạng điển hình của  cảm ứng. Phản xạ thực hiện được là nhờ cung phản xạ. Cung phản xạ gồm các  bộ phận sau đây: ­ Bộ phận tiếp nhận kích thích ( thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm) ­ Đường dẫn truyền vào ( đường cản giác) ­ Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ  phản ứng ( thần kinh trung ương) ­ Bộ phận thực hiện phản ứng ( cơ, tuyến) ­ Đường dẫn truyền (đường vận động) Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng ở các loài động vật khác nhau  phụ thuộc và mức độ tổ chức thần kinh của chúng 2. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh a)  Cảm ứng ở động vật có hệ thần lưới: 
  10. ­ Có ở động vật có cơ thể đối xứng tỏa tròn (ruột khoang)  tạo mạng lưới thần kinh ­ Các tế bào thần kinh nằm rải rác, liên hệ với  sợi thần kinh  b) Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:  ­ Có ở động vật có cơ thể dạng đối xứng hai bên (giun dẹp, giun tròn,  chân khớp) ­ Các tế bào tập trung thành hạch thần kinh.Các hạch nối với nhau bằng  dây thần kinh tạo thành chuỗi hạch thần kinh dọc theo cơ thể: Hạch là  trung tâm điều khiển một vùng xác định. Ưu điểm hệ thần kinh dạng chuỗi hạch:  + Nhờ có hạch thần kinh nên số lượng tế bào thần kinh ở động vật tăng + Do tế bào thần kinh trong hạch nằm gần nhau hình thành nhiều mối  liên hệ với nhau nên khả năng phối hợp tăng cường . + Do mỗi hạch điều khiển một vùng xác định trên cơ thể nên động vật  phản ứng chính xác hơn, tiết kiệm năng lượng hơn so với hệ thần kinh  dạng lưới . c)  Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống ­   Hệ thần kinh dạng ống gặp ở động vật có xương sống như cá, lưỡng cư, bò  sát, chim và thú.  ­ Cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống có 2 bộ phận + Hệ thần kinh trung ương: não bộ và tủy sống
  11. + Hệ thần kinh ngoại biên: dây thần kinh cảm giác và dây thần kinh vận  động ­ Cùng với sự tiến hóa của hệ thần kinh dạng ống, số lượng tế bào thần kinh  ngày càng lớn, sự liên kết và phối hợp hoạt động của các tế bào thần kinh  ngày càng phức tạp và hoàn thiện hơn. Nhờ đó các hoạt động của động vật  ngày càng đa dạng, chính xác và hiểu quả. ­ Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống ­  Hệ thần kinh dạng ống hình thành nhờ số lượng lớn các tế bào thần kinh tập  hợp thành ống thần kinh nằm dọc theo vùng lưng của cơ thể, các tế bào thần  kinh tập trung ở phía đầu dẫn đến não bộ phát triển. ­ Hệ thần kinh dạng ống hoạt động theo nguyên tắc phản xạ. Các cung phản  xạ ở động vật có hệ thần kinh dạng ống có thể đơn giản nhưng cũng có thể  rất phức tạp. Các phản xạ đơn giản thường là phản xạ không điều kiện và  do 1 số tế bào thần kinh nhất định tham gia. Các phản xạ phức tạp thường là  phản xạ có điều kiện và do 1 số lượng lớn tế bào thần kinh tham gia, đặc  biệt là sự tham gia của các tế bào thần kinh vỏ não. Sơ đồ cung phản xạ tự vệ ở người
  12. ­ Cùng với sự tiến hóa của hệ thần kinh dạng ống, số lượng các phản xạ ngày  càng nhiều, đặc biệt là số lượng các phản xạ có điều kiện ngày càng tăng  giúp động vật thích nghi với môi trường sống. C. KẾT LUẬN Cảm ứng ở động vật hay còn gọi là phản xạ của động vật và thực vật có sự  khác biệt. Phản xạ là những phản ứng của cơ thể trả lời các kích thích của  môi trường thông qua hệ thần kinh. Cảm ứng ở thực vật do thành phần đặc  biệt bên trong thực hiện. Có thể lập bảng so sánh tóm tắt như sau: Các tiêu chí Cảm ứng ở thực vật Phản xạ ở động vật Bộ phận thu nhận kích  Hoa, lá, thân, rễ Các giác quan, các tế  thích bào thụ cảm Phương thức truyền  Không có Xung thần kinh thông tin Bộ phận phân tích, tổng  Không có bộ phận phân  Đối với động vật chưa  hợp kích thích tích, tổng hợp kích  có hệ thần kinh: trả lời  thích.Cơ thể trả lời kích  kích thích 1 cách trực  thích một cách trực tiếp. tiếp, không có cơ quan 
  13. phân tích, tổng hợp kích  thích. Đối với động vật có hệ  thần kinh: bộ phận phân  tích, tổng hợp kích thích  là hệ thần kinh. Đặc điểm chung Phản ứng chậm, khó  Phản ứng nhanh, dễ  nhận thấy, hình thức  nhận thasyam hình thức  kém đa dạng đa dạng Biểu hiện hình thức  Hướng động ( vận động  ­Động vật chưa có hệ  cảm ứng định hướng): hướng  thần kinh: hướng động,  động âm, hướng động  cơ thể phản ứng lại  dương. bằng chuyển động của  Ứng động ( vận động  cơ thể hoặc co rút chất  cảm ứng): ứng động  nguyên sinh sinh trưởng, ứng động  ­Động vật đã có tổ chức  không sinh trưởng. thần kinh: các phản xạ,  phản ứng trả lời kích  thích của môi trường  thông qua hệ thần kinh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2