intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Câu hỏi bài tập ôn: Kinh tế chính trị

Chia sẻ: Huy Vu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:40

222
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn có thêm tài liệu phục vụ nhu cầu học tập và ôn thi môn Kinh tế chính trị, mời các bạn cùng tham khảo nội dung tài liệu câu hỏi bài tập ôn "Kinh tế chính trị" dưới đây. Nội dung tài liệu gồm 28 câu hỏi bài tập giúp các bạn củng cố lại kiến thức. Hy vọng tài liệu giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Câu hỏi bài tập ôn: Kinh tế chính trị

  1. Bài 1: Bài sản xuất hàng hóa a)dạng 1: Có 3 yếu tố đề bài có thể đưa ra là  ­Năng suất LĐ. ­Cường độ LĐ. ­Thời gian LĐ. 3 câu hỏi mà bài tập yêu cầu giải đáp ­Tổng sản phẩm.( tổng SP) ­Giá trị 1 đơn vị HH (GT1 đv HH) ­Tổng giá trị SP. (tổng GTSP). Ta bắt đầu xác định  ảnh hưởng của 3 yếu tố  đã cho của đầu bài tới 3 yếu tố  trong câu hỏi của đề. ­Tổng SP tỉ lệ thuận với Năng suất LĐ,thời gian LĐ,cường độ LĐ ­Tổng giá trị  HH tỉ  lệ  thuận với cường độ  LĐ, thời gian LĐ(năng suất LĐ ko   ảnh hưởng) ­Gía trị 1đv HH tỉ lệ nghịch với năng suất LĐ ( cường độ và thời gian LĐ ko ảnh  hưởng). Bắt đầu giải bài toán dạng này như sau: ­Đọc đề bài xong xác đinh ngay xem đề bài hỏi về cái gì? ­Nếu đề bài hỏi về tổng SP hoặc tổng gía trị HH thì rất đơn giản ta làm như sau ta thấy cả tổng SP và tổng giá trị HH đều tỉ lệ thuận với các yếu tố trên trừ năng   suất LĐ ko ảnh hưởng tới tổng giá trị HH.do đó nếu yếu tố phần đề bài tăng hay  giảm bao nhiêu sẽ  cho kết quả  tăng giảm bấy nhiêu trong kết quả.Trường hợp  có từ 2 yếu tố ảnh hưởng đến kết quả thì ta nhân 2 yếu tố ảnh hưởng cho nhau   sẽ ra đáp án.
  2. Ví dụ bài số 11 trong đề năng suất tăng 20% suy ra năng suất lên 120% và bằng 1,2 thời gian giảm 5% suy ra thời gian còn 95% và bằng 0,95 đề hỏi tổng sản phẩm thay đổi thế nào?  ta có 1,2 x 0,95= 1,14 ( tức là 114% như vậy so với 100% thì đã tăng 14%)  vậy kết quả là tổng sản phẩm tăng 14%. Tương tự các bài khác ta làm tương tự.  ­nếu đề bài hỏi về GT1đv HH thì ta giải như sau: ta biết GT1đv HH chỉ  chịu  ảnh hưởng của năng suất LĐ nên nếu đề  có nói tới  sự  tăng giảm của cường độ LĐ và thời gian LĐ thì ta ko quan tâm chỉ  quan tâm  xem đề  có cho năng suất LĐ thay đổi ko mà thôi. Nếu đề  ko cho năng suất LĐ   thay đổi thì đáp án luôn là GT1đv HH ko đổi. Nếu đề cho năng suất LĐ thay đổi ta tính như sau. Ví dụ như bài số 9 : Cường độ tăng 20% ko ảnh hưởng tới GT1đvHH nên ta bỏ qua ko tính Năng suất tăng 10% tức là năng suất đạt 110% và bằng 1,1 . Ta lấy nghịch đảo  của năng suất bằng 1/1,1 = 0.91 =91% (như vậy là giảm 9%­điều này phù hợp   với nhận định ở trên là năng suất LĐ tỉ lệ nghịch với GT1đvHH). Nói ra thì dài thực ra nếu bạn đã nắm rõ các điều này tôi cam đoan bạn làm 1 bài   tập dạng này ko thể tới 10s cho mỗi bài tập được. Chú ý lần nữa nếu có yếu tố nào ko ảnh hưởng tới yêu cầu hỏi của đề bài thì ta   bỏ  qua luôn ko tính. Chỉ  xét các yếu tố   ảnh hưởng tới vấn đề  mà đề  bài đang  hỏi. b)dạng 2:bài tập 20 trong tập đề của khoa
  3. Dạng này thì ko cần tính toán chỉ cần biết 1 điều duy nhất : Giá trị hàng hoá trên   thị  trường sẽ  gần với giá của nhóm nào sx đại bộ  phàn hàng hoá đó cho thị  trường tức là nhóm nào sản xuất nhiều hàng nhất. c)dạng 3: Tìm số lượng tiền cần thiết cho lưu thông Dạng này cũng rất đơn giản chỉ có một công thức duy nhất lượng tiền cần lưu thông= (tổng giá cả HH­giá cả HH bán chịu­giá cả HH khấu  hao+tiền đến kì thanh toán)/tốc độ quay vòng của tiền. chú ý trong đề  bài có đề  cập tới hàng hoá trao đổi trực tiếp chính là giá cả  HH  khấu hao Bài 2:Bài TB và gía trị thặng dư a)dạng 1: từ bài 25­28 trong đề Tìm giá trị 1SP. giá trị 1SP = tổng giá trị thặng dư/ số SP =m/số SP để giải dạng bài này chỉ cần nhớ công thức m' =m/v . 100% tổng số vốn đầu tư = c+v ( tư bản bất biến +tư bản khả biến) để giải dạng bài này ta chỉ việc tim c,v sau đó từ công thức m' ta suy ra m; sau đó   ta chỉ việc lấy (m+c+v)/số SP sẽ ra kết quả. Nếu đề bài có yêu cầu so sánh gía trị của 1 đơn vị HH thay đổi thế nào thì ta tìm  giá trị  lúc trước rồi tìm giá trị  lúc sau sau đó lấy cái sau chia cho cái trước nhân  với 100% là sẽ ra kết quả. b)dạng 2 : từ bài 29­49 Các bài tập trong dạng này cũng rất đơn giản ta chỉ cần nhớ các công thức sau: m' = m/v .100% tỉ suất giá trị thặng dư
  4. p' = m/c+v .100% tỉ suất lợi nhuận  M=m'.v khối lượng giá trị thặng dư. v= lương tháng x 12 tháng x số công nhân Tổng tư bản khả biến của 1 xí nghiệp  trong 1 năm. chú ý các thuật ngữ sau c: tư bản bất biến v:tư bản khả biến c+v: tổng TB ứng trước  M: khối lượng giá trị thặng dư m: giá trị thặng dư m: có thể coi như là lợi nhuận trong bài tập này Sau đó chỉ  cần áp dụng các công thức trên sẽ  tìm ra đại lượng chưa biết trong  bài c)dạng 3: bài 50­53 Dạng này thì rất dễ ta giải như sau lấy số vốn đầu tư của mỗi ngành nhân với mức lợi nhuận ta thu được lợi nhuận   bằng số  của mỗi ngành. Sau đó tổng các lợi nhuạn của mỗi ngành ta thu đuợc   tổng lợi nhuận của xã hội. Sau đó lầy tổng lợi nhuạn xã hội chia cho tổng vốn   đầu tư của các ngành sẽ ra mức tỷ suất lợi nhuạn bình quân toàn XH. d)dạng 4: bài 54­55  tìm gia cả sản xuất đề bài sẽ cho TBBB là c , cho TBKB là v và cho tỉ suất giá trị thặng dư là p' ta có
  5. p'=m/(c+v) x100%  từ đó ta suy ra được m  giá cả sản xuất bằng : c+v+m . từ đây ta tìm ra đáp án. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ Các bài tập ở các bài tiếp theo sẽ đưa lên ngay khi làm xong ... còn nữa Bài 3: Tiền lương a)Dạng 1: Chuyển đổi 2 dạng tiền lương theo sản phẩm và theo giờ Dạng này thì rất đơn giản ta chỉ  cần làm phép chia chuẩn xác là sẽ  ra kết quả  ngay. Chuyển tiền công từ  lương tháng ra lương giờ  cũng rất dễ. Chỉ  cần lấy   lương tháng chia cho số ngày và số giờ làm việc trong mỗi ngày sẽ ra lương giờ. b)Dạng 2: Lương thực tế và lương danh nghĩa Dạng này có 2 cách ra đề  ­ cho lương công nhân /tháng cho mức lạm phát tính lương danh nghĩa để lương   thực tế ko bị giảm. Ví dụ bài 56 cho lương là 300/tháng , giá sinh hoạt tăng 25%.  Suy ra giá sinhhoạt là 125%=1,25 . Ta lấy 1,25 x 300 =375/tháng . ­cho giá sinh hoạt tăng, lương danh nghĩa ko tăng,hỏi lương thực tế  giảm bao   nhiêu? Dạng này ta giải như  sau.ví dụ  bài 62 giá sinh hoạt tăng 22% tức là đạt  122%=1,22. Ta lấy nghịch đảo 1/1,22 = 0,82 =82% . suy ra lương thực tế giảm   18%.
  6. Rất đơn giản phải không nào ? ­­­­­ Bài 4 : Bài Tích luỹ ( đợi chút tí nữa sẽ update sau) Bài tích luỹ này rất là đơn giản vì cơ bản của nó là dựa trên bài tư bản và giá trị  thặng dư mà thôi. Vẫn những công thức cũ  m'=m/v x 100% (tỉ suất giá trị thặng dư) p'=m/(c+v)x100% (tỉ suất lợi nhuận) M=m'.v (khối lượng giá trị thặng dư ) Điểm khác biệt duy nhất là bạn sẽ  phải làm 2 phép tính để  tính ra 2 giá trị  ở  2   năm khác nhau. Sau đó bạn chỉ  việc lấy hai kết quả đó chia cho nhau tính theo  phần trăm sẽ ra đáp số của bài toán. Những dữ liệu cần chú ý  cấu tạo hữu cơ =c/v Tổng tư bản đầu tư là c+v chú ý thêm điểm này khác biệt so với bài tư bản và giá trị thặng dư đó là  Sau năm thứ  nhất bạn tính ra một giá trị  thặng dư  m. Sang năm thứ  2 nhà tiêu   dùng có thể tiêu hết giá trị thặng dư đó hoặc cũng có thể chỉ tiêu một phần giá trị  thặng dư thu được còn lại dành tiếp tục đầu tư vào sản xuất. Như vậy năm sau  số tư bản đầu tư ko phải chỉ là c+v như năm trước mà phải cộng thêm phần giá  trị  thặng dư  mà nhà tư  bản tiếp tục bỏ  vào sản xuất đó. Như  vậy qua năm sau  tổng tư bản đầu tư có thể là một con số khác rồi chứ ko phải chỉ là c+v. Bài tập KTCT2 từ 74­116
  7. [h=2]Bài tập KTCT2 từ 74­116_New k16[/h] Bài tập về Tuần hoàn và chu chuyển TB Các công thức cần nhớ Công thức tính chu chuyển chung của TB= Tổng giá trị  TB chu chuyển trong   năm/Tổng TB ứng trước Công thức tính giá trị  TBCĐ chu chuyển trong năm= Tổng TBCĐ/ số  năm sử  dụng Công thức tính giá trị  TBLĐ chu chuyển trong năm* số  vòng chu chuyển của   TBLĐ Số vòng chu chuyển/1 năm = ( giá trị TBCĐ+ giá trị TBLĐ)/ Tổng TB Thời gian chu chuyển chung / 1 năm =12/ số vòng Thời gian chu chuyển thực tế= (số  năm của TBCĐ sử  dụng*12)/ thời gian chu  chuyển chung Bài 74.  Tb đầu tư 10tr =>c+v=10, TBCĐ chiếm 70% => c=7,v=3 Số  vòng chu chuyển trên 1 năm = (7/7+3*3): 10= 1 vòng. Vậy thời gian chu   chuyển chung= 12/1=12 tháng Bài 75,76 tương tự 74 Bài 77. Tính thời gian chu chuyển chung giống bài 74 Thời gian chu chuyển thực tế= (số  năm của TBCĐ sử  dụng*12)/ thời gian chu  chuyển chung 78,79,80,81 tương tự các bài trên Tư Bản thương nghiệp
  8. Lưu ý: Trong trường hợp có TB thương nghiệp tham gia việc thực hiện giá trị  hàng hóa thì P’ của TBCN không đổi  Dạng này cần nhớ các khái niệm tổng TB ứng trc= c+v Công thức tỷ suất giá trị thặng dư m’=m/v Công thức lợi nhuận bình quân p’=m/ (c+v) Giá trị m mới = m cũ – chi phí lưu thông thuần túy Bài 82 Tư bản ứng trước TB công nghiệp 50tr => c+v=50 10 tháng M=10 => 1 tháng M=10/10=1 Nhà TB đảm nhận khâu tiêu thụ nên 1 vòng còn 9 tháng => thu dc M=9 => 1 năm  thu dc M=12 Lợi nhuận bình quân của TBCN và TBTN= M/( c+v)=12/50=24% Bài 83 TB ứng trc= c+v=900, m’=100% nên m=v=180 TB thương nghiệp ứng ra 100 triệu nên TB mới là 900+100=1000 Lợi nhuận bình quân của TBCN và TBTN là p= m/TB mới=180/1000=18% Bài 84 Bài toán hỏi tổng giá cả sản xuất có nghĩa là tìm m+c+v c+v=80 p’=18%=m/(c+v)   nên   m=18%*80=14,4.   Vậy   Tổng   giá   cả   sản  xuất=80+14,4=94,4 bài 85 tương tự 84 bài 86 Tư bản ứng trc của TBCN=400
  9. Tb ứng trc của TBTN=50 Tổng TB ứng trước= 400+50=450 M=90 mà chi phí lưu thông thuần túy là 9 nên giá trị thặng dư còn lại=90­9=81 P’=81/450=18% Bài 87 giống 82 Bài 88 C+v=1,35 mà c=1,08 =>v=0,27 M’=100% => m=v=0,27 Tb thương nghiệp  ứng ra 150 triệu=0,15 tỷ  nên tổng TB  ứng trc lúc này là:  1,35+0,15=1,5 P’= m/(c+v)= 0,27/1,5=18% Bài 89 tương tự 96 Bài 3: Tư bản cho vay PHẦN I : Bài tập liên quan tới Ngân Hàng ­ Các định nghĩa cần ghi nhớ + Vốn tự có : là vốn có sẵn của doanh nghiệp + Vốn đi vay: Là bộ phận vốn có được nhờ vay ngân hàng (TB đi vay) + Lợi nhuận ngân hàng : Là phần lợi mà ngân hàng thu được nhờ kinh doanh tiền  gửi + Tỷ  suất lợi nhuận: Là phần trăm lợi nhuận ngân hàng trên tổng số  vốn ngân  hàng ­ Các công thức cơ bản: + Tỷ suất lợi tức : z’ = z / Tổng TB đi vay
  10. + Tỷ suất lợi nhuận :p’=p/K (lợi nhuận / tổng tư bản đầu tư) + Thu nhập xí nghiệp = p –z ( lợi nhuận ­ lợi tức đi vay ) + Công thức tính lợi nhuận kinh doanh của ngân hàng = Tổng cho vay – (Tổng   tiền gửi +chi phí nghiệp vụ ngân hàng ) Dạng 1: Thu nhập xí nghiệp Z’= z/( Tổng TB cho vay) Tỷ suất lợi nhuận ngân hàng= Lợi nhuận ngân hàng/ TB tự có của ngân hàng Bài 90: Doanh nghiệp có tổng vốn đầu tư là 1000 triệu trong đó vốn tự có là 500   triệu còn lại đi vay. Tỷ  suất lợi tức ngân hàng là 4%. Doanh nghi  ệp có tỷ  suất lợi nhuận là   15%. Hỏi lợi nhuận trong năm của xí nghiệp là bao nhiêu ? Tóm tắt Tổng vốn đầu tư: 1000 triệu, 50% vốn tự  có tương đương với 500tr, còn lại   500tr đi vay với z’=4%( tức là lãi xuất ngân hàng hay tỷ  xuất lợi tức), Tỷ  suất  Lợi nhuận 15% có nghĩa là p’=15%. Bài yêu cầu tính lợi nhuận xí nghiệp ( Lợi  nhuận xí nghiệp= lợi nhuận(p)­lợi tức vay ngân hàng(z)) Lời giải Z’=z/tổng tư bản đi vay =>z= tổng TB đi vay x z’=500.4%=20 P’=p/ Tổng TB đầu tư => p= tổng TB đầu tư x p’= 1000x15%=150 Lợi nhuận xí nghiệp= 150­20=130tr Tính nhanh: 1000x15%­500x4%=130 Bài 91: Tính tỷ suất lợi nhuận ngân hàng Công thức: Tỷ suất LNNH=Lợi tức/ vốn tự có của NH
  11. Lợi tức của ngân hàng = Lợi tức cho vay – (lợi tức tiền gửi +chi phí nghiệp vụ ngân hàng ) 11 tỷ với lãi xuất nhận gửi z’=3% => lơi tức tiền gửi= 11 x 3%=0,33 ( công thức   z’=z/ TB nhận gửi) 10 tỷ với lãi xuất 6% chính là z’=6% => Lợi tức cho vay=10x6%=0,6 Lợi   tức   ngân   hàng   Znh=0,6­(0,33+0,07)=0,2   =>   Tỷ   suất   lợi   nhuân   NH=   0,2/1x100%=20% Tính nhanh: Z.nh=10x0,6­(11x0,3+0,07)=0,2 Bài 92 tương tự bài 91 Bài 93: tính lợi nhuân trung bình cả năm của NH =(Z1+Z2)/ Tông vốn TB 500.000 gửi ngân hàng với lãi xuất 2% => z’=2% => z( lợi nhuân ngân hàng)=  500.000x2%=10.000 do chỉ gửi có 3 tháng/1năm nên tiền lãi lúc này( hay lợi tức)   Z1=10.000x3/12=2500 Bây giở chuyển cả vốn lẫn lãi là 500.000+2.500=502.500 sang gửi 9 tháng với lãi  xuất z’=3% => lợi tức Z2=502.500x3%x9/12=11306,25 Lợi nhuân TB của NG= (2.500+11306,25)/500.000=2,76% PHẦN II : Các bài tập liên quan tới cổ phiếu chứng khoán ­ Các khái niệm cần ghi nhớ + Mệnh giá : là giá cổ phiếu bán trên thị trường sơ cấp (thị trường phát hành cổ  phiếu lần đầu ) + Thị  giá : là giá cổ  phiếu bán trên thị trường thứ cấp ( thị trường mua bán qua   lại cổ phiếu ). + Cổ  tức : Là phần lợi tức mà công ty trả  cho cổ  đông tương  ứng với mỗi cổ  phiếu mà
  12. người đó sở hữu (thường tính bằng $) + Tỷ suất cổ tức : là tỷ lệ % giữa cổ tức mà cổ đông thu được và mệnh giá của  cổ phiếu . + Lợi nhuận sáng lập: chênh lệch giữa TB giả và TB thật Các công thức cần ghi nhớ + Thị giá cổ phiếu = Cổ tức/ Lợi tức ngân hàng + Tỷ suất cổ tức = Cổ tức/Mệnh giá *100% Dạng 1: Lợi nhuận thu được khi bán cổ phiếu Ví dụ: Bài 94 Giải nhanh: Do thị giá cổ phiếu tỉ lệ thuận với với cổ tức và tỉ lệ  nghịch với lãi   xuất ngân hàng nên: Thị giá= (mệnh giá x cổ tức)/ lãi xuất gửi ngân hàng Áp dụng: thị giá mới =(100x7,5%)/5%=150 100 cổ phiếu lúc này có giá 100x150=15000 Vậy nhà kinh doanh lãi 15000­10000=5000 Cách giải theo công thức Số tiền người đó bỏ ra mua cổ phiếu là : 100 *100 = 10000$. Cổ tức của cổ phiếu = tỷ suất cổ tức * mệnh giá = 7.5% * 100 = 7.5$ Thị giá cố phiếu = Cổ tức / Lãi suất Ngân hàng = 7.5/5% =150$ Nếu bán 100 cổ phiếu người đó thu được : 100 * 150 = 15000$ Vậy người đó đã thu được lời : 15000­10000=5000$ Đáp số : 5000$ Dạng 2: Tìm tỷ suất cổ tức của công ty cổ phần Ví dụ : Bài 95
  13. Lưu ý : + Lợi nhuận sáng lập:TB giả ­TB thật Cổ phiếu phát hành có giá trị là : 30000 *100 = 3 000000$ =3tr ( đây là TB giả ) Lợi nhuận sáng lập là 0,3tr => TB thật= 3­0,3=2,7tr P’=15% => p=2,7x15%=0,405tr=405.000$ Công ty tích luỹ 135000$ nên số tiền trả cho cổ đông= 405.000­135.000=270.000 Vậy cổ tức =270000/ 30000=9$ Tỷ suất cổ tức : Cổ tức/ mệnh giá *100%=9/100 *100%= 9% Dạng 2: Lợi nhuận thu được khi tỷ suất lợi tức ngân hàng giảm ­ Ví dụ: Bài 96 Giải nhanh: Thị giá 1 cổ phiếu mới= thị giá cũ :( Z’2/Z’1)=150:(4,5/6)=200 USD Nhà đầu tư dc lãi (200­150)*1000=50.000 Gải theo công thức  Ta có thị giá = Cổ tức / tỷ suất lợi tức NH Cổ tức = Thị giá * tỷ suất lợi tức =150*6%=9$ Lãi suất ngân hàng giảm nên Thị  giá mới = Cổ  tức/tỷ  suất lợi tức mới = 9/ (4.5%)=200$ Ban đầu người đó đầu tư : 1000cổ phiếu * 150$=150000$ Bán đi thu được : 1000 cổ phiếu *200$=200000$ Vậy nhà đầu tư thu được : 200000­150000=50000$ tiền lời Bài 97,98,99,100,101 giống các bài trên Bài 4. Địa tô TBCN Các khái niệm cần ghi nhớ + Lợi nhuận bình quân : Là lợi nhuận trung bình thu được từ một lượng tư bản   đầu tư
  14. như nhau vào các ngành sản xuất khác nhau. + Cấu tạo hữu cơ : C/V + Địa tô cấp sai là phần địa tô chênh lệch ngoài lợi nhuận bình quân phải trả cho   chủ đất ­ Các công thức : + Cấu tạo hữu cơ : c/v + m’=m/v + Giá cả ruộng đất = Địa tô / Lãi ngân hàng + Địa tô = m(lợi nhuận nông nghiệp) – p(lợi nhuận công nghiệp) Dạng 1: Tìm tổng địa tô ­ Ví dụ: Bài 102 Địa tô = m( trong nông nghiệp) – m( trong công nghiệp) Trong công nghiệp: c+v=100, c/v=9/1 => c=90,v=10 do m’=200% mà m’=m/v  =>m=2v=20 Trong nông nghiệp: c+v=100, c/v=4/1 => c=80,v=20 m’=200% =>m=2v=40 Địa tô= 40­20=20 Bài 103 tương tự 102 Bài 104: Bài này nên nhớ  giá cả  nông phẩm quyết định bởi nông phẩm trên   ruộng đất xấu nhất Có 3 ruộng A,B,C mảnh ruộng A là đất xấu nhất Nhà TB đầu tư như nhau 10.000 USD vào ruộng, Lợi nhuận bình quân trong công  nghiệp là 20% Tổng giá cả sản xuất trên mỗi mảnh ruộng= 10.000+10.000x20%=12.000 Giá cả sản xuất trên 1 đvdt của A=12.000/4=3.000
  15. Giá nông phẩm trên thị trường của B là: 3000x5=15000 Giá nông phẩm trên thị trường của C là: 3000x6=18000 Tổng địa tô cấp sai của B,C=(18000­12000)+(15000­12000)=9000 Bài 105 Giá mảnh ruộng= Địa tô/ lãi xuất ngân hàng= R/Z Giá đất= 5000/2,5%=200.000 Bài 106 Giải nhanh: Giá đất tỉ lệ nghịch với lãi xuất ngân hàng Áp dụng:Giá đất= 200.000: (2/2,5)=250.000 Giải theo công thức:  Giá đất ban đầu = địa tô/ z’ ban đầu => địa tô= 200000*2.5% =5000$ Giá đất mới = địa tô/ z’ mới = 5000/2% =250000$ Đáp số : 250000$ Bài 107 tương tự 105,108 tương tự 106 Bài 5. Tổng sản phẩm XH và thu nhập quốc dân ­ Các khái niệm cần nhớ + GDP : tổng sản phẩm quốc dân (chỉ  tính sản phẩm, dịch vụ  của người Việt   Nam tạo ra trong và ngoài nước ) + GNP : tổng sản phẩm quốc gia (chỉ  tính sản phẩm, dịch vụ  tạo ra tại Việt   Nam ) + Phần giá trị mới trong GNP : Chính là phần thu nhập quốc dân (tiêu dùng ) Ví dụ : Bài 109
  16. GDP=130.000tr GNP= GDP­ vốn nước ngoài sản xuất=130.000­130.000x10%=117.000 Thu nhập quốc dân tiêu dùng CPI chiếm 30% GNP= 117.000*30%=35.100 Bình quân thu nhập quốc dân trên đầu người=35100/100=351$ Bài 6. Tái sản xuất TB xã hội Các khái niệm cơ bản : + Khu vực I : khu vực sản xuất tư liệu sản xuất + Khu vực II: khu vực sản xuất tự liệu tiêu dùng Các công thức cơ bản + Tổng sản phẩm xã hội = I (c+v+m) + II (c+v+m) + Tổng giá trị TLSX = Ic + IIc + Tổng giá trị TLSX để sản xuất ra TLSX =Ic + Ic1 Tỷ lệ tích luỹ = m1/m *100% + Giá trị tích luỹ ở kv1: m1=Ic1+Iv1 + Giá trị tích luỹ ở kv2: m2= IIc1+IIv1 ­ Điều kiện tái sản xuất giản đơn I(v+m)=IIc I(c+v+m) = Ic + IIc II(c+v+m) = I(v+m) + II (v+m) ­ Điều kiện thực hiện tái sản xuất mở rộng I(v+m)=II(c+c1)+Ic1 II( c+v+m)= I(c+c1)+II(c+c2) II(c+v+m)=I(v1+m1+v)+II( v+m1+v1)
  17. Lưu ý: Tất cả các bài tập về tái sản xuất nên đưa về và áp dụng 2 công thức này I(v+m)=IIc I(v+m)=II(c+c1)+Ic1 Dạng 1: Tái sản xuất giản đơn Bài 110 Tổng sảm phẩm xã hội = Tổng SP kv1+ Tổng sp kv2 hay = I(c+v+m)+II(c+v+m) Kv1:   c/v=5/1,   c=5000   =>v=1000,   m’=200%   =>m=2v=2000.   Vậy   TSP  kv1=m+c+v=8000 Kv2: c/v=4/1, bjo cần tìm m,c,v của kv2 Áp dụng công thức tái sản xuất giản đơn: I(v+m)=IIc IIc=2000+1000=3000   =>IIv=3000/4=750,   m’=200%=>m=2v=1500.   Vậy   TSP  kv2=m+c+v=5250 KL: TSPXH=8000+5250=13250 Bài 110 Áp dụng 3 công thức:  +Tỷ lệ tích luỹ = m1/m *100%; m1=c1+v1 + Giá trị tích luỹ ở kv2: m2= IIc1+IIv2 I(v+m)=II(c+c1)+Ic1 +Xét Kv1: c+v=125, c/v=4/1 => c=100,v=25, m’=200% =>m=2v=50 Tỷ   lệ   tích   lũy   70%=m1/m   =>I   m1=50*70%=35,   Ic1/Iv1=4/1,   Ic1+Iv1=35   =>Ic1=28, Iv1=7 + Xét kv2: c+v=50, c/v=4/1 => c=40, v=10 Áp   dụng   công   thức   I(v+m)=II(c+c1)+Ic   1   75=IIc1+40+28   =>IIc1=7,  IIv1=7/4=1,75
  18. + Giá trị tích luỹ ở kv2: m2= IIc1+IIv2= 7+1,75=8,75 Bài 112 Sử dụng công thức Tổng giá trị TLSX = Ic + IIc I(v+m)=IIc Xét KV2: c/v=4/1, c=2400 => v=600, m’=200% =>m=2v=1200 Xét   kv1:   c/v=6/1,   m’=200%   =>   m=2v,   có   I(v+m)=IIc   nên   3v=2400  =>v=800,c=4800 Tổng giá trị TLSX = Ic + IIc =2400+4800=7200 Bài 113: tìm các số giống bài 111 Tính được Tổng giá trị TLSX sản xuất ra TLSX theo công thức : + Tổng giá trị  TLSX để sản xuất ra TLSX =Ic + Ic1=100+28=128 Tổng SPKV1= m+v+c=125+50=175, tổng SPKV2=70 nên TSPXH=175+70=245 % =128/245=52,24% Bài 114: tìm các số liệu giống bài 111 Áp dụng công thức:  + Giá trị tích luỹ ở kv1: m1=Ic1+Iv1 + Giá trị tích luỹ ở kv2: m1= IIc1+IIv2 +,tỷ lệ tích lũy=m1/m Kv2: m1=IIc1+IIv1=8,75, tỷ lệ tích lũy=m1/m=8,75/20=43,75% Kv1: tỷ lệ tích lũy m1=70% % tích lũy kv2/kv1=43,75/70=62,6% Bài 115 Xét Kv2: c+v=50, c/v=4/1 =>c=40,v=10, m=2v=20
  19. IIm1=IIc1+IIv1=4,8 mà IIc1/IIv1=5/1 => IIc1=4, IIv1=0,8 Xét KV1: Tổng sảm phẩm là 160 => I( c+v+m)=160, v=20, m’=200 =>m=2v nên   3v+c=160=>c=100, m=40 Áp dụng công thức: I(v+m)=II(c+c1)+Ic1 ó   20+40=40+4+Ic1   ó   Ic1=16   =>   Iv1=16/8=2   =>   giá   trị   tích   lũy  Kv1=Ic1+Iv1=16+2=18 Tỷ lệ tích lũy =m1/m=18/40=45% Bài 116 Tương tự tính dc tỷ lệ tích lũy kv1 là 45% Tỷ lệ tích lũy kv2 là 4,8/20=24% % tích lũy KV2 so với KV1= 24/45=53,33% Bài tập Sản xuất giá trị thặng dư ­ quy luật kinh tế cơ bản của CNTB ­ Có đáp  án posted Sep 13, 2011, 9:08 AM by thanh tuan   [ updated Sep 21, 2011, 4:12 AM ] Bài 1: Trong 8 giờ công nhân sản xuất được 16 sản phẩm có tổng giá trị là 80 đô   la.  Hỏi: giá trị  tổng sản phẩm làm ra trong ngày và giá trị  của 1 sản phẩm là bao   nhiêu, nếu: a. Năng suất lao động tăng lên 2 lần b. Cường độ lao động tăng lên 1.5 lần. Trả lời: a. Giá trị  tổng sản phẩm trong ngày không thay đổi; Giá trị  của 1 sản phẩm sẽ  hạ từ 5 xuống còn 2,5 đô la. b. Giá trị  tổng sản phẩm trong ngày là 120 đô la; Giá trị  của 1 sản phẩm không   đổi. 
  20. Bài 2: Trong quá trình sản xuất sản phẩm, hao mòn thiết bị  và máy móc là  100.000 đô la. Chi phí nguyên liệu, vật liệu và nhiên liệu là 300.000 đô la.  Hãy xác định chi phí tư  bản khả  biến nếu biết rằng giá trị  của 1 sản phẩm là  1.000000 đô la và trình độ bóc lột là 200%.  Trả lời: 200.000 đô la. Bài 3: Có 100 công nhân làm thuê, sản xuất 1 tháng được 12.500 đơn vị  sản   phẩm với chi phí tư  bản bất biến là 250.000 đô la. Giá trị  sức lao động 1 tháng   của 1 công nhân là 250 đô la, m’ = 300%.  Hãy xác định giá trị của 1 đơn vị sản phẩm và kết cấu của nó. Trả lời: 28 đô la; (20 c + 2v + 6m) Bài 4: Năm 1923, tiền lương trung bình của 1 công nhân công nghiệp chế biến ở  Mỹ là 1.238 đô la/năm, còn giá trị thặng dư do 1 công nhân tạo ra là 2.134 đô la.  Đến năm 1973, những chỉ tiêu trên tăng lên tương ứng là 1.520 đô la và 5.138 đô  la. Hãy xác định trong những năm đó thời gian của người công nhân lao động cho   mình và cho nhà tư bản thay đổi như thế nào, nếu ngày làm việc 8 giờ ? Trả lời: ­ Thời gian lao động cần thiết giảm từ 2,94 giờ xuống 1,83 giờ ­ Thời gian lao động thặng dư tăng từ 5,06 giờ lên 6,17 giờ Bài 5: Tư bản đầu tư 900. 000 đô la, trong đó bỏ vào tư liệu sản xuất là 780.000   đô la. Số công nhân làm thuê thu hút vào sản xuất là 400 người.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2