intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

CHÍNH SÁCH KHOÁN TRONG NÔNG NGHIỆP

Chia sẻ: Vũ Thị Thu Trang | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

868
lượt xem
56
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

I. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Cuối năm 1959, đầu những năm 1960, phong trào hợp tác hóa miền Bắc diễn ra rầm rộ. Đồng nhất hợp tác

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: CHÍNH SÁCH KHOÁN TRONG NÔNG NGHIỆP

  1. CHÍNH SÁCH KHOÁN TRONG NÔNG NGHIỆP CỦA ÔNG KIM NGỌC I. Hoàn cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ Cuối năm 1959, đầu những năm 1960, phong trào hợp tác hóa miền Bắc diễn ra rầm rộ. Đồng nhất hợp tác hóa với tập thể hóa, do đó khi công hữu hóa tư liệu sản xuất đã không phân biệt cụ thể mà tiến hành công hữu hóa tràn lan, kể cả những tư liệu sản xuất giản đơn như cày bừa, cây cối lưu niên, vườn tược của các hộ xã viên. Thêm vào đó là áp dụng một cơ chế tập trung quan liêu bao cấp đối với hợp tác xã. Vì thế chẳng bao lâu những nhược điểm, khuyết điểm của hợp tác hóa dần dần bộc lộ. Nông dân chẳng còn thiết tha với ruộng đồng, sản xuất theo kiểu đối phó, năng suất lúa năm sau tuột hơn năm trước. Nạn đói diễn ra thường xuyên. II. Nghị quyết khoán hộ 1. Hoàn cảnh cụ thể tỉnh Vĩnh Phúc Ông Kim Ngọc tung cán bộ trong cơ quan tỉnh ủy và yêu cầu các bí thư huyện ủy trực tiếp đến tìm hiểu cụ thể nguyên nhân vì sao hợp tác xã làm ăn sa sút, thu nhập ngày công của xã viên không đủ nấu cháo. Bản thân ông cũng đi đến các hợp tác xã kiểm tra. Nhận thấy dân ta nổi tiếng cần cù nhưng vì không coi ruộng đất hợp tác là của mình nên không thiết tha gì với đồng ruộng, vì thế năng suất lao động không cao, ông nảy ra nghĩ “Phải để xã viên làm chủ mảnh đất của mình.” 2. Nghị quyết khoán hộ - Quá trình thực hiện Khi ý định “khoán hộ” mới manh nha chứ chưa thành văn bản, ngay trong nội bộ Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đã có người nói: “Thà đói chứ không làm trái với chủ nghĩa Mác - Lênin, không đi ngược lại con đường chủ nghĩa xã hội”. Trong thời gian này đã có một vài hợp tác xã nông nghiệp như Hòa Loan, Văn Quán, Tiên Hường… mạnh dạn tổ chức khoán việc cho nhóm, từng lao động và khoán cho hộ trong từng khâu công việc. Tuy chưa thật hoàn chỉnh nhưng đã hé ra tia sáng ở cuối đường hầm cho cách làm ăn của hợp tác xã nông nghiệp ngày ấy. Với nhãn quan nhạy cảm, ông Kim Ngọc đã nhìn thấy hướng đi cho hợp tác xã qua việc thay đổi cách khoán của các hợp tác xã nói trên. Việc thường xuyên gặp gỡ trao đổi với
  2. nông dân, cộng với khảo sát của số cán bộ trong cơ quan được cử đến các hợp tác xã, ông Kim Ngọc rút ra được những kết luận hết sức quan trọng. Trước hết tuy có hàng vạn thanh niên vào bộ đội nhìn chung lao động ở nông thôn còn khá dồi dào, nhưng do không quản lý tốt, sử dụng không hợp lý nên để lãng phí một lực lượng lao động đáng kể. Kết luận thứ hai: khi xây dựng hợp tác xã, người ta coi hộ là yếu tố cơ bản để tính quy mô hợp tác xã, phân bố tư liệu sản xuất, giao chỉ tiêu sản xuất kinh doanh… Nhưng trong quá trình sản xuất lại tách hộ khỏi tư liệu sản xuất cơ bản nhất, do vậy đã triệt tiêu động lực của sự phát triển nên sản xuất kém hiệu quả. Đây là một kết luận cực kỳ quan trọng. Ông Lê Bùi, nguyên thường vụ tỉnh ủy, nói: “Kết luận này làm thay đổi tư duy khi nhìn nhận và đánh giá lại cơ chế của hợp tác xã. Nó mở đầu cho một tư duy mới, thừa nhận vai trò của hộ trong quá trình sản xuất”. Sau khi có những kết luận hết sức cơ bản về nguyên nhân yếu kém của hợp tác xã nông nghiệp, ông Kim Ngọc thay mặt ban thường vụ giao cho ban nông nghiệp soạn thảo một nghị quyết về quản lý lao động. Sau khi soạn thảo xong đem lên thông qua thì ban thường vụ đánh giá hướng đi là đúng nhưng chưa có tính thuyết phục. Tỉnh ủy giao cho ban nông nghiệp tiến hành làm khoán thử ở một hợp tác xã nào đó, lấy kết quả để bổ sung hoàn chỉnh nghị quyết Chấp hành ý kiến của thường vụ, ông Nguyễn Văn Tôn tổ chức một tổ công tác xuống hợp tác xã thôn Thượng, xã Tuân Chính làm thí điểm, giao khoán công việc cho nhóm, cho lao động và cho hộ thực hiện trong vụ mùa 1966. Mặc dù có những ý kiến trái ngược nhau nhưng cuối cùng tỉnh ủy cũng thông qua nghị quyết “Về một số vấn đề quản lý lao động nông nghiệp trong các hợp tác xã hiện nay”. Nghị quyết mang số 68 do ông Trần Quốc Phi, phó bí thư tỉnh ủy, trưởng ban công tác nông thôn, ký. Sau này bà con nông dân thường gọi tắt là nghị quyết 68 hoặc là nghị quyết khoán hộ. Nghị quyết 68 đề ra nhiều cách khoán như: a) Khoán cho hộ làm một khâu hoặc nhiều khâu sản xuất trong một thời gian dài. b) Khoán cho hộ các khâu dài ngày hoặc suốt vụ. c) Khoán sản lượng cho hộ, cho nhóm. d) Khoán trắng ruộng đất cho hộ. Hình thức khoán trắng đơn giản, dễ tính toán nên được nông dân hưởng ứng rầm rộ và tự nó đã thành
  3. phong trào quần chúng rộng rãi trong toàn tỉnh Vĩnh Phúc. Có thể nói khoán hộ là bước mở đầu cho một tư duy mới về quản lý kinh tế hợp tác xã. Ngày 26-1-1968, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ra nghị quyết hợp nhất tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ thành tỉnh Vĩnh Phú với diện tích 5.103km2 và gần 1,3 triệu dân. Đất rộng, người thưa, địa hình chia cắt. Tư tưởng địa phương chủ nghĩa khiến nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng. Trong khi đó chiến tranh ngày một ác liệt. Hậu phương trở nên xơ xác, chỉ còn người già, phụ nữ và trẻ em tham gia lao động sản xuất. Ông Kim Ngọc được cử giữ chức bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phú. Trách nhiệm nặng nề lại đặt lên đôi vai gầy guộc của ông. Phú Thọ lúc đó chưa có chủ trương “khoán hộ”. Chỉ có một số hợp tác xã biết “khoán hộ” ở Vĩnh Phúc mang lại hiệu quả kinh tế nên bí mật làm theo. Đứng trước tình hình khó khăn đó, tháng 10-1968 Tỉnh ủy Vĩnh Phú ra nghị quyết về phương hướng phát triển kinh tế và triển khai một số nhiệm vụ lớn trong năm 1969. Nhiệm vụ đặt ra là phải củng cố phong trào hợp tác hóa nông nghiệp và cải tiến công tác quản lý lao động, do đó Tỉnh ủy Vĩnh Phú chủ trương thống nhất áp dụng phương pháp khoán theo tinh thần nghị quyết 68 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc trước đây. Đây là một quyết định vì lợi ích chung nhưng vì nhiều lý do khác nhau, một số người phản đối kịch liệt. Họ lấy lý do “khoán hộ” là đi ngược lại chủ trương đường lối tập thể hóa xã hội chủ nghĩa, đưa nông dân trở về với con đường làm ăn riêng lẻ theo chế độ tư bản. Mặc dù có đôi ba ý kiến phản đối gay gắt nhưng “khoán hộ” vẫn được áp dụng ở phần đất thuộc Phú Thọ cũ. Để tránh tình trạng cha chung không ai khóc, một số hợp tác xã còn mạnh dạn bán lại những vật tư thô sơ như xe cải tiến, cày bừa, cào cải tiến, bình bơm thuốc trừ sâu… cho hộ xã viên. 3. Nghị quyết khoán hộ - Kết quả đạt được Khoán hộ ra đời chẳng khác gì thang thuốc cải tử hoàn sinh, không những chấm dứt được cái đói giáp hạt mà chỉ mấy vụ sau đó nhà nào thóc cũng chất đầy bồ. Vừa huy động được lực lượng lao động đông đảo thay thế cho người ra mặt trận, lại vừa khuyến khích mọi người hăng hái sản xuất, năng suất lúa ngày một tăng, đời sống nông dân ngày càng được cải thiện. III. Khoán hộ bị phê phán gay gắt – Ông Kim Ngọc vẫn nhất định duy trì khoán hộ dưới mọi hình thức
  4. 1. Chính sách khoán hộ bị phê bình gay gắt Ngày 6-11-1968, tại hội nghị cán bộ tỉnh Vĩnh Phú chủ trương “khoán hộ” bị phê phán gay gắt: “Nói tóm lại việc khoán ruộng cho hộ đã dẫn đến hậu quả tai hại là phát triển tư tưởng tự tư tự lợi, làm phai nhạt ý thức tập thể của xã viên, thủ tiêu phong trào thi đua yêu nước trong hợp tác xã. Kìm hãm và đẩy lùi cách mạng kỹ thuật trong nông nghiệp; giảm nhẹ vai trò của lao động tập thể xã hội chủ nghĩa, phục hồi và phát triển lối làm ăn riêng lẻ, đẩy hợp tác xã sản xuất nông nghiệp vào con đường thoái hóa và tan rã”. (Trích tài liệu lưu trữ tại Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Vĩnh Phúc). Nhấp nhổm đứng ngồi không yên, ông Kim Ngọc lo cho số phận người nông dân khi khoán hộ bị cấm. Nhưng rồi ông quyết định “Không thể bỏ khoán hộ. Phải tìm mọi cách duy trì dưới mọi hình thức khác nhau”. Nhưng chưa biết duy trì “khoán hộ” bằng cách nào thì tỉnh ủy nhận tiếp thông tri “Về việc chỉnh đốn công tác ba khoán và quản lý ruộng đất của hợp tác xã nông nghiệp” của trung ương ký ngày 12-12-1968. Thông tri này cũng đề ra phương hướng sửa chữa việc “khoán hộ”. Đây được coi như lưỡi tầm sét thứ hai giáng vào “khoán hộ” và ông Kim Ngọc. 2. Tự phê nhưng thực chất là nhún nhường để bảo toàn việc khoán hộ Trước tình hình như vậy, ông Kim Ngọc viết bản kiểm điểm các nhân, trong đó ông có ghi “Một khuyết điểm sai lầm lớn nhất của tôi là việc quản lý hợp tác xã nông nghiệp mà cụ thể là vấn đề khoán hộ, vấn đề quản lý ruộng đất và số công cụ”. Trong phần nguyên nhân sai lầm, ông viết: “Một trong những nguyên nhân quan trọng làm tỉnh ủy, trước hết là thường vụ chúng tôi phạm những khuyết điểm, sai lầm trên là do quan điểm lập trường còn mơ hồ nên chưa quán triệt đường lối, nguyên tắc, chính sách của Đảng trong việc quản lý hợp tác xã sản xuất nông nghiệp và trong cuộc thực hiện ba cuộc cách mạng”. Những điều ông viết hoàn toàn trái ngược với tư tưởng ông, nhân cách ông và cả hành động của ông. Ông Kim Ngọc tuy viết thế nhưng trong lòng không khi nào cho là mình sai. Ngay cả việc sau khi có chỉ thị của trung ương ngừng “khoán hộ”, rất nhiều hợp tác xã vẫn “khoán chui”: bên ngoài tỏ ra chấp hành nhưng bên trong vẫn tiếp tục “khoán hộ” với các biến thể khác nhau. Tất cả những việc làm đó ông Kim Ngọc đều biết nhưng lờ đi. IV. Nghị quyết 10 ra đời, áp dụng chính sách khoán hộ
  5. Đến ngày 13-1-1981, Ban bí thư ra chỉ thị 100 cho áp dụng chế độ khoán trong toàn bộ nền nông nghiệp. Và đến tháng 4-1988, Bộ Chính trị ra nghị quyết 10 “công nhận sự tồn tại lâu dài và tác dụng tích cực của kinh tế cá thể tư nhân trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội, thừa nhận tư cách pháp nhân, bảo đảm bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trước pháp luật, bảo hộ quyền làm ăn chính đáng và thu nhập hợp pháp của các hộ cá thể tư nhân”. Nghị quyết 10 “lấy hộ làm đơn vị sản xuất tự chủ. Người nông dân được trao quyền tự chủ sản xuất, sử dụng ruộng đất lâu dài, tự do tiêu thụ sản phẩm...” (Trích văn kiện Đảng toàn tập, tập 49). Quá trình thực hiện chỉ thị 100 và nghị quyết 10 của Bộ Chính trị, nội dung có nhiều điểm trong cơ chế quản lý và biện pháp khoán của đồng chí Kim Ngọc trước đây được trùng hợp”, điểm trùng hợp cơ bản nhất có thể nhận thấy là: hộ nông dân là chủ thể của đơn vị sản xuất nông nghiệp, lấy hộ làm đơn vị sản xuất, người nông dân được trao quyền tự chủ sản xuất. Đây chính là điểm ông Kim Ngọc bị phê phán trước đây. Nghị quyết 10 đã cho phép nông dân sử dụng ruộng đất và phương tiện sản xuất lâu dài, được chủ động trong việc sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2