intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Chứng khoán lo tỷ giá

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

85
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giao dịch giảm mạnh cùng với biến động của giá vàng và có khả năng dẫn đến biến động tỷ giá ngoại hối là những vấn đề khiến nhiều NĐT e ngại kênh chứng khoán. Trong đó, rủi ro tỷ giá là vấn đề gây lo âu cho tất cả các DN niêm yết (DNNY), cũng như NĐT nước ngoài. Một số NĐT cá nhân trên TTCK cũng cho rằng, việc đầu tư vào cổ phiếu lúc này là chuyện đánh bạc với tương lai, nếu so với gửi tiết kiệm, kể cả trong trường hợp lãi suất huy động giảm xuống...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Chứng khoán lo tỷ giá

  1. Chứng khoán lo tỷ giá Giao dịch giảm mạnh cùng với biến động của giá vàng và có khả năng dẫn đến biến động tỷ giá ngoại hối là những vấn đề khiến nhiều NĐT e ngại kênh chứng khoán. Trong đó, rủi ro tỷ giá là vấn đề gây lo âu cho tất cả các DN niêm yết (DNNY), cũng như NĐT nước ngoài. Một số NĐT cá nhân trên TTCK cũng cho rằng, việc đầu tư vào cổ phiếu lúc này là chuyện đánh bạc với tương lai, nếu so với gửi tiết kiệm, kể cả trong trường hợp lãi suất huy động giảm xuống 1 – 2 điểm phần trăm. Với các NĐT dài hạn, thì cổ tức của tất cả các DNNY không hề hấp dẫn nếu so với lãi suất NH. Đầu tư gián tiếp:
  2. cân nhắc rủi ro Nếu các NĐT cá nhân chọn phương án bảo toàn vốn bằng cách gửi tiết kiệm, hoặc đầu tư sang vàng, thì các NĐT tổ chức và đặc biệt khối quản lý quỹ đầu tư nước ngoài lại lo ngại về tỷ giá. Nhưng theo PGS TS Trần Huy Hoàng -Trưởng khoa ngân hàng ĐH Kinh tế TP. HCM, tác động của tỷ giá tới TTCK là không nhiều, và từ xưa đến nay mối liên thông giữa tỷ giá - chứng khoán không rõ nét, cũng chưa có một nghiên cứu nào xác thực mối liên thông này. PGS Hoàng phân tích: Một trong những nguyên do khiến TTCK nằm trong tình trạng thu hẹp quy mô, chậm tăng trưởng hay nói rõ là suy thoái hiện nay, là các DNNY kinh doanh thất bát, cạn vốn, NĐT nước ngoài cũng đang ở thời điểm thoái vốn khiến thị trường thêm ảm đạm. Về mặt vĩ mô thì lạm phát chưa có dấu hiệu giảm, dòng tiền vẫn đang bị thắt chặt. Vì vậy, xét ở khía cạnh tỷ giá, các NĐT nước ngoài nếu thực sự đánh giá cao tiềm năng của TTCK Việt Nam, vẫn sẽ rót vốn bằng ngoại tệ và quy đổi ra VND để đầu tư. Vấn đề là khi thanh khoản trên TTCK quá kém và cổ tức phập phù, mức độ lợi nhuận đầu tư chứng khoán sẽ không đủ để bù đắp trượt giá của việc quy đổi này. Có lẽ, sự e ngại của các NĐT NN còn nằm ở chỗ khi tỷ giá có
  3. nguy cơ biến động thì những khoản đầu tư của họ vào các DN Việt Nam cũng sẽ bị đe dọa. Bản thân việc nâng tỷ giá cũng gia tăng áp lực lạm phát, và các quỹ sẽ khó có cơ hội thuyết phục cổ đông của mình rót vốn vào thị trường Việt Nam. Ông Ito Noritada, Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất nhập khẩu Osaka, Chủ tịch Công ty Taiyo Corporation nói: bên cạnh những lo ngại về cơ sở hạ tầng, thủ tục hành chính, trình độ nhân lực thì khi rót vốn đầu tư tại Việt Nam, phần đông các DN Nhật Bản không băn khoăn nhiều về vấn đề tỷ giá. Nguyên do là việc đầu tư trực tiếp bằng Yen vào Việt Nam của các DN Nhật sẽ được cân đối từ nguồn ngoại tệ đối ứng mà DN có thể thu được khi bán sản phẩm, hàng hóa ra thị trường quốc tế. Còn với các NĐT Nhật lựa chọn phương thức đầu tư gián tiếp vào TTCK, thông qua các quỹ đầu tư hoặc góp vốn vào DN, thì cũng phải cân nhắc vấn đề tỷ giá. Bởi cổ phiếu, chứng chỉ quỹ trên TTCK Việt Nam hay trái phiếu của DN Việt Nam được định giá bằng nội tệ, chỉ có thanh khoản trên thị trường nội địa. Trong trường hợp muốn thoái vốn, điều chỉnh tỷ giá có thể gây thất thoát lớn cho NĐT nước ngoài. Phân hóa nhóm ngành Tương tự như các DN FDI, những DN có nguồn thu đối ứng từ
  4. hoạt động xuất khẩu mà không phải nhập khẩu nguyên vật liệu như DN nhóm ngành cao su, gạo, cà phê... sẽ không lo lắng nhiều về tỷ giá. Ngược lại, DN kinh doanh trong các lĩnh vực phải nhập khẩu nhiều nguyên vật liệu, lại chỉ bán hàng trong thị trường nội địa như DN thép, thì rủi ro tỷ giá sẽ ảnh hưởng rất lớn đến họ. Do đó, NĐT hiện rất quan tâm đến các khoản vay ngoại tệ của DN. Các khoản vay đó đã được trích lập dự phòng rủi ro tỷ giá hợp lý hay chưa, DN đã minh bạch và chi tiết về các khoản nợ trên vốn chủ sở hữu, lượng hàng tồn kho, các khoản phải thu và các khoản nợ khó đòi..., để đánh giá sức hấp dẫn của cổ phiếu. Theo một chuyên gia thì không chỉ thép mà nhiều DN ngành nhựa, thủy sản, dệt may, gỗ... là những đối tượng kinh doanh phải nhập đến hơn 80% nguyên vật liệu và phụ gia, cũng sẽ phải chịu rủi ro tỷ giá.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1