Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Niên khóa 2007- 2008
lượt xem 65
download
Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Niên khóa 2007-08 Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản nghiên cứu cách thức các nguồn lực khan hiếm được phân bổ cho các nhu cầu sử dụng mang tính cạnh tranh. Các câu hỏi chủ yếu của kinh tế học: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giới hạn khả năng sản xuất: Các kết hợp hàng hóa và dịch vụ cuối cùng có thể được sản xuất ra trong một giai đoạn cho trước ứng với trình độ công nghệ và các nguồn lực...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Niên khóa 2007- 2008
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 KINH TẾ VĨ MÔ CƠ BẢN1 Tổng quan Kinh tế học: nghiên cứu cách thức các nguồn lực khan hiếm được phân bổ cho các nhu cầu sử dụng mang tính cạnh tranh. Các câu hỏi chủ yếu của kinh tế học: Sản xuất cái gì? Sản xuất như thế nào? Sản xuất cho ai? Giới hạn khả năng sản xuất: Các kết hợp hàng hóa và dịch vụ cuối cùng có thể được sản xuất ra trong một giai đoạn cho trước ứng với trình độ công nghệ và các nguồn lực sẵn có và có giới hạn. Chi phí cơ hội – để có được hay sản xuất được thêm một hàng hóa thì phải giảm sản xuất một hay một số hàng hóa khác (cơ hội bị mất). Định luật về chi phí cơ hội tăng lên – để có thêm một hàng hóa phải hy sinh hay giảm bớt một số lượng ngày càng nhiều hơn hàng hóa khác trong kết hợp chọn lọc. Bên trong của đường giới hạn – thể hiện các nguồn lực chưa được sử dụng hết hay tình trạng không hiệu quả. Mở rộng hay sự nở ra bên ngoài của đường giới hạn – thể hiện sự gia tăng của các nguồn lực và công nghệ tiên tiến. Cách thức các lựa chọn được thực hiện: Cơ chế thị trường – giá được xác định thông qua thị trường, giá ra tín hiệu hiện tượng thặng dư hay thiếu hụt. Dựa vào đó, các chủ thể kinh doanh phân bổ nguồn lực nhằm tận dụng lợi thế để tạo ra các nguồn lợi cao nhất. Kinh tế mệnh lệnh – cơ quan trung ương phân bổ nguồn lực để đạt được các mục tiêu. Kinh tế hỗn hợp – một nền kinh tế kết hợp cả dấu hiệu thị trường và phi thị trường để phân bổ hàng hóa và nguồn lực. Kinh tế học vĩ mô: nghiên cứu các hoạt động hay các biến tổng gộp của nền kinh tế như sản phẩm quốc dân, mức nhân dụng hay mức giá. Kinh tế học vi mô: nghiên cứu hành vi cá nhân của nhà sản xuất và người tiêu dùng vận hành và hoạt động trong các thị trường riêng lẻ của nền kinh tế. 1 Tài liệu này được tóm tắt, lược dịch và phát triển dựa vào QUICK STUDY, MACROECONOMICS GUIDE, BarCharts, Inc. Boca Raton, FL. Dùng cho học tập và nghiên cứu. Châu Văn Thành 1
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 Cung – Cầu Cầu: Đường cầu (biểu cầu): là một đường (bảng) biểu diễn số lượng một loại hàng hóa mà một người tiêu dùng sẵn lòng hay có thể mua ứng với những mức giá khác nhau với giả định về sở thích, thị hiếu, thu nhập, giá hàng hóa liên quan, và số lượng người mua cho trước. Luật cầu: tăng giá (P) làm giảm số lượng cầu (Q). Thay đổi cầu: thay đổi một yếu tố cố định (ví dụ sở thích, thị hiếu) tạo ra thay đổi tiêu dùng dự kiến ở tất cả các mức giá, dịch chuyển đường cầu sang phải (tăng cầu), sang trái (giảm cầu). Thay đổi số lượng cầu: tạo ra bởi chính giá cả của hàng hóa đó và kết quả là di chuyển dọc theo đường cầu. Giá (hàng hóa) liên quan: giá của hàng hóa bổ sung hay thay thế bao gồm trong tiêu dùng tương lai. Cung: Đường cung: là một đường (bảng) biểu diễn số lượng một loại hàng hóa mà một người bán sẵn lòng hay có thể bán ứng với những mức giá khác nhau với giả định về chi phí sản xuất được xác định bởi giá các nhập lượng, công nghệ, và số lượng người bán cho trước. Luật cung: tăng giá (P) làm tăng số lượng cung (Q). Thay đổi cung: thay đổi chi phí sản xuất làm ảnh hưởng đến doanh số bán dự kiến tại tất cả các mức giá, dịch chuyển đường cung sang phải (tăng cung), sang trái (giảm cung). Thay đổi số lượng cung: tạo ra bởi chính giá cả của hàng hóa đó và kết quả là di chuyển dọc theo đường cung. Cân bằng thị trường: P S Pe D Q Qe Châu Văn Thành 2
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 Cân bằng: khi giá được xác định (Pe) nơi mà số lượng cầu = số lượng cung. Đặc điểm cân bằng: P > Pe ,thặng dư P < Pe , thiếu hụt P = Pe, ổn định Kiểm soát giá: Giá trần (thấp hơn mức giá cân bằng): thiếu hụt và thị trường chợ đen. Giá sàn (cao hơn mức giá cân bằng): thặng dư và có tình trạng lừa dối. Thay đổi cân bằng: giá cân bằng sẽ thay đổi bất cứ khi nào đường cung hay đường cầu dịch chuyển Đo lường Đo lường sản lượng/thu nhập GDP (tổng sản phẩm trong nước hay tổng sản phẩm quốc nội): giá trị thị trường của toàn bộ hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo ra hay sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia trong khoảng thời gian nhất định (một năm). Ba phương pháp tính GDP: Giá trị gia tăng: Giá trị sản xuất – Giá trị nhập lượng đầu vào (từ các doanh nghiệp) Thu nhập: Tiền lương + Các khoản thu nhập cho thuê + Lợi nhuận + Lãi + Các khoản điều chỉnh. Chi tiêu: Tổng gộp tất cả các khoản chi tiêu hàng hóa và dịch vụ cuối cùng C+I+G+X–M Về nguyên tắc: Cả ba phương pháp này đều cho kết quả như nhau (tất nhiên phải qua điều chỉnh và không tính trùng) Ba loại khái niệm thông thường: Quốc dân (National) và quốc nội (Domestic) – khác nhau phần thu nhập yếu tố ròng từ nước ngoài. Giá thị trường (Market prices) và giá theo chi phí sản xuất (Factor costs) – khác nhau phần thuế gián thu (ròng). Gộp (Gross) và ròng (Net) – khác nhau phần khấu hao. GDP thực = GDP danh nghĩa / chỉ số giá NDP (sản phẩm quốc nội ròng) = GDP – khấu hao (hay khoản tiêu dùng vốn) NI (thu nhập quốc dân) = NDP – thuế kinh doanh gián thu + trợ giá Châu Văn Thành 3
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 PI (thu nhập cá nhân) = NI – (thuế kinh doanh + lợi nhuận giữ lại + bảo hiểm xã hội) + thanh toán chuyển nhượng DI (thu nhập khả dụng) = PI – thuế cá nhân Thiếu sót trong việc tính GDP: Các yếu tố không được đo lường: o Kinh tế ngầm o Chất lượng được cải thiện o Mức độ thư nhàn nhiều hơn Các hàng hóa và dịch vụ làm hủy hoại cá nhân và tài sản (rượu, thuốc lá, súng đạn…) Đo lường mức giá Chỉ số giá (price index): mức giá trung bình so với mức giá trung bình ở thời kỳ cơ sở Chỉ số giá GDP (GDP price index): đo lường sự thay đổi của mức giá trung bình của tất cả hàng hóa và dịch vụ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI): đo lường sự thay đổi của mức giá trung bình của hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng ở thành thị. Chỉ số giá sản xuất (PPI): đo lường sự thay đổi của mức giá trung bình của nhà sản xuất (bao gồm nguyên vật liệu thô, hàng hóa trung gian, hàng hóa cuối cùng). Điều chỉnh mức sống: điều chỉnh thu nhập một cách tự động theo tỷ lệ lạm phát. Đo lường lạm phát Lạm phát: sự gia tăng liên tục của mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ theo thời gian. Giảm phát: sự giảm đi liên tục của mức giá trung bình của tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ theo thời gian (tỷ lệ lạm phát âm). Giảm lạm phát: sự giảm đi của tỷ lệ lạm phát. Tỷ lệ lạm phát: %∆P = [(Pt – Pt-1)/ Pt-1]*100 Phân loại lạm phát: Lạm phát phía cung o Lương-đẩy: tăng lương kéo theo tăng giá o Chi phí-đẩy: tăng các chi phí ngoài chi phí lao động kéo theo tăng giá Lạm phát cầu kéo: tăng giá tạo ra bởi tăng tổng cầu Châu Văn Thành 4
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 Các tác động có tính vĩ mô của lạm phát (lạm phát không dự kiến trước): Không chắc chắn Đầu cơ Đầu tư không hiệu quả hay không có năng suất Đo lường thất nghiệp Lực lượng lao động: đang có việc làm hay chưa có việc làm (chưa đi làm, có khả năng làm việc và đang tìm việc). Tỷ lệ thất nghiệp = Tổng số người thất nghiệp chia cho lực lượng lao động Phân loại thất nghiệp: Thất nghiệp theo mùa (seasonal): giai đoạn giữa các mùa vụ trong nông nghiệp, các mùa vụ trong du lịch, thời kỳ bãi trường… Thất nghiệp cọ xát (frictional): xảy ra khi mới tham gia vào thị trường lao động và chuyển đổi giữa các công việc. Thất nghiệp cơ cấu (structural): do sự co lại hay mất dần của các ngành công nghiệp, các khu vực sản xuất hay loại hình công việc. Thất nghiệp chu kỳ (cyclical): thất nghiệp do suy thoái kinh tế. Các tác động có tính vĩ mô của thất nghiệp: Giảm sản lượng Định luật OKÚN: 1% tăng lên của tỷ lệ thất nghiệp làm giảm GDP 2,5%. Một số loại hình đặc biệt của lao động: Khiếm dụng (underemployed): những người đang tìm công việc toàn thời gian nhưng hiện họ đang làm việc bán thời gian hay đang làm các công việc dưới mức khả năng, không đúng năng lực của mình (thất nghiệp ảo – phantom unemployed). Lao động bị sa thải với lời hứa sẽ được tái tuyển dụng. Lao động nản chí (discouraged workers): không được xếp vào lực lượng lao động do không tiếp tục (đang) tìm việc. Họ có thể trở lại làm việc khi thị trường lao động được cải thiện. Nhóm lý thuyết Lý thuyết cổ điển: Lương và giá có tính linh hoạt. Nền kinh tế tự điều chỉnh tiến đến xu hướng tăng trưởng dài hạn. Không yêu cầu sự can thiệp của chính phủ. Giải quyết tình trạng thất nghiệp dai dẳng cần phải có các chính sách phía cung (điều chỉnh luật lệ, cắt giảm thuế). Sự bảo thủ về chính trị. Lý thuyết Keynes: Châu Văn Thành 5
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 Lương và giá có tính cứng nhắc (chậm thay đổi). Cầu khu vực tư thường không ổn định do vậy yêu cầu sự can thiệp mang tính chủ động của chính phủ. Giải quyết tình trạng thất nghiệp dai dẳng cần phải có các chính sách phía cầu (tăng chi tiêu của chính phủ, cắt giảm thuế). Sự tự do về chính trị. Chi tiêu gộp – Cách tiếp cận của Keynes Cân bằng dòng chu chuyển: Chi tiêu = Sản lượng đáp ứng Cầu = Thu nhập Chu kỳ Chu kỳ kinh tế: Các giai đoạn luân phiên của tăng trưởng kinh tế và trục trặc. Đáy Phục hồi Đỉnh Suy thoái Tiêu dùng và tiết kiệm Tiêu dùng: Phương trình: C = a + MPC. Y a: tiêu dùng ở mức thu nhập bằng 0 hay tiêu dùng tự định Y: thu nhập khả dụng Khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC): tiêu dùng tăng thêm do 1 đơn vị thu nhập tăng thêm tạo ra (MPC = ∆C/∆Y). Khuynh hướng tiêu dùng trung bình (APC = C/Y) Tiết kiệm (S) = Y – C Phương trình: S = -a + MPS.Y Khuynh hướng tiết kiệm biên (MPS): tiết kiệm tăng thêm do 1 đơn vị thu nhập tăng thêm tạo ra (MPS = ∆S/∆Y). Khuynh hướng tiết kiệm trung bình (APS = S/Y) MPC + MPS = 1 APC + APS = 1 Tổng đầu tư trong nước của khu vực tư (I) I = Toàn bộ chi tiêu vào việc tạo ra nhà máy và thiết bị mới (vốn) trong một giai đoạn nhất định + thay đổi tồn kho kinh doanh. I bị ảnh hưởng bởi kỳ vọng và lãi suất. Châu Văn Thành 6
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 Đầu tư mong muốn và đầu tư thực tế I = đầu tư mong muốn hay đầu tư kế hoạch Đầu tư thực tế = Tiết kiệm. Đầu tư không được dự định = Đầu tư mong muốn < Đầu tư thực tế. Giảm đầu tư không được dự định = Đầu tư mong muốn > Đầu tư thực tế. Chi tiêu Sản lượng = Thu nhập C+I+G+X-M Cân bằng 450 0 Y Thu nhập Đầu tư/ Tiết kiệm Bơm vào (đầu tư) Rò rỉ Cân bằng (tiết kiệm) 0 Y Thu nhập Cân bằng theo Keynes: Tổng thu nhập/sản lượng = tổng chi tiêu Cầu xác định cung Tiếp cận theo chi tiêu/thu nhập (xem hình vẽ trên) Tiếp cận theo khoản bơm vào/khoản rò rỉ Tổng khoản rò rỉ = Tổng khoản bơm vào (S + T + M) = (I + G + X) Hố cách GDP và số nhân Hố cách GDP: sự khác biệt hay chênh lệch giữa chi tiêu ở mức GDP cân bằng với GDP ở mức toàn dụng. Hố cách suy thoái (recessionary gap) – chênh lệch của mức chi tiêu mong muốn theo mức sản lượng toàn dụng thấp hơn mức sản lượng toàn dụng. Châu Văn Thành 7
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 Hố cách lạm phát (inflationary gap) – chênh lệch của mức chi tiêu mong muốn theo mức sản lượng toàn dụng vượt qua mức sản lượng toàn dụng. Số nhân đơn giản: là số nhân theo đó một sự thay đổi ban đầu của chi tiêu sẽ tạo ra một sự thay đổi tổng chi tiêu được hình thành sau một loạt các vòng chi tiêu kéo theo. Số nhân = 1/MPS hay 1/(1 – MPC). Điều chỉnh hố cách: Quan điểm Keynes – can thiệp của chính phủ. Quan điểm cổ điển – không cần can thiệp của chính phủ. Chính sách tài khóa Các dạng chính sách tài khóa Chính sách tài khóa (ngân sách): việc dùng chi tiêu của chính phủ hay thuế để làm thay đổi mức tổng chi tiêu của nền kinh tế. Chính sách tài khóa mở rộng: tăng chi tiêu chính phủ hay giảm thuế, thâm hụt ngân sách lớn hơn. Chính sách tài khóa thắt chặt: giảm chi tiêu chính phủ hay tăng thuế, giảm thâm hụt ngân sách. Chính sách tài khóa theo Keynes: sử dụng chính sách tài khóa để loại bỏ hố cách GDP được gọi là chính sách tài khóa thận trọng. Nhân tố ổn định hóa tài khóa tự động: một khoản mục chi tiêu hay doanh thu của chính phủ mà nó đáp trả một cách tự động, có tính ngược chu kỳ đối với thay đổi của thu nhập quốc dân. Kinh tế học cổ điển tin rằng chính sách tài khóa tác động đến phía cung của nền kinh tế. Lập luận cho việc cắt giảm thuế sẽ kích thích năng suất, cung lao động và tích lũy vốn. Kiểm định đường Laffer – cắt giảm suất thuế sẽ kéo theo tăng doanh thu thuế do hiệu ứng phía cung. Thâm hụt ngân sách mang tính cơ cấu – Thâm hụt xảy ra tại mức toàn dụng nhân công Hầu hết các nhà kinh tế tin rằng cắt giảm thuế đã tạo ra thâm hụt ngân sách lớn hơn vào những năm 1980. Kinh nghiệm với chính sách tài khóa Các chính phủ thường duy trì các chính sách tài khóa mở rộng (thâm hụt ngân sách) vì các lý do chính trị. Châu Văn Thành 8
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 Thay đổi từ sự mở rộng chính sách tài khóa thường rất trễ và chậm đạt được kết quả. Gánh nặng nợ quốc gia (nợ của chính phủ tích lũy) Dịch vụ nợ (debt service) – lãi phải trả hàng năm từ các khoản nợ và thâm hụt hiện hành). Chuyển nguồn lực từ người giữ trái phiếu sang người trả thuế. Không có sự thay đổi ròng. Các thế hệ tương lai chuyển nguồn lực từ người trả thuế sang người nắm giữ trái phiếu. Các khoản nợ bên ngoài (chủ yếu từ các khoản nợ của chính phủ - trái phiếu kho bạc được nắm giữ bởi chính phủ, doanh nghiệp và các hộ gia đình nước ngoài) tạo gánh nặng nợ cho các thế hệ tương lai. Đầu tư lấn át có thể kéo theo tăng trưởng chậm hơn trong tương lai. Nghịch lý của tiết kiệm Khi đầu tư phụ thuộc vào thu nhập, một nỗ lực nhằm tăng tiết kiệm có thể dẫn đến kết cục là tiết kiệm bị giảm. Xác định mức giá và sản lượng Tổng cầu Tổng cầu – sản lượng cầu ứng với các mức giá chọn lọc trong một khoảng thời gian cho trước. Đường tổng cầu dốc xuống: Hiệu ứng cân bằng thực (real balances effect) Hiệu ứng thương mại với nước ngoài (foreign trade effect) Hiệu ứng lãi suất (interest-rate effect) Mức giá Đường tổng cầu GDP thực Châu Văn Thành 9
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 Tổng cung Tổng cung - sản lượng sản xuất ứng với các mức giá chọn lọc trong một khoảng thời gian cho trước. Tổng cung ngắn hạn (SRAS): Khi mức giá tăng , sản lượng tăng do các doanh nghiệp luôn muốn có lợi nhuận cao hơn. Trong ngắn hạn, giá nhập lượng có tính cố định hay chậm thay đổi (như tiền lương). Khi doanh nghiệp mở rộng sản xuất mức giá tăng lên ngay cả khi giá nhập lượng không đổi do lợi suất giảm dần. Tổng cung dài hạn (LRAS): Khi mức giá tăng, sản lượng không tăng vì giá nhập lượng cũng tăng theo cùng tỷ lệ. Mức giá SRAS Cân bằng AD GDP thực Mức giá LRAS Cân bằng AD Toàn dụng nhân công GDP thực Không có sự thưởng phạt đối với thay đổi tổng cầu trong dài hạn Châu Văn Thành 10
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 Tăng tổng cầu từ AD0 đến AD1 sẽ dịch cân bằng ngắn hạn của nền kinh tế từ a đến b, sản lượng cân bằng vượt qua mức sản lượng toàn dụng bởi vì lương có tính cứng nhắc. Khi lương được điều chỉng (tăng), tổng cung ngắn hạn dần dần dịch chuyển lên trên từ b đến c. Sản lượng cân bằng ngắn hạn giảm dần và tiến trở về mức sản lượng toàn dụng (Y1về Yf). Trong dài hạn, sản lượng không thể tăng vượt khỏi mức Yf. Mọi nỗ lực tăng sản lượng đều dẫn đến làm tăng giá. Các nhà kinh tế thuộc nhóm kỳ vọng hợp lý tin rằng nền kinh tế đi trực tiếp từ điểm cân bằng dài hạn ban đầu sang trạng thái cân bằng dài hạn mới nếu chính sách của chính phủ được biết trước. P SRAS2 LRAS SRAS1 c b AD1 a AD0 Yf Y1 Y Chính sách tiền tệ Tiền Tiền: một cách khái quát, là những gì được chấp nhận như là phương tiện trung gian để trao đổi. Sử dụng tiền: Trung gian trao đổi Dự trữ giá trị Đơn vị tính toán Loại tiền: Tiền hàng Tiền pháp lệnh Cung tiền: Châu Văn Thành 11
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 Cung tiền cơ bản (M1) = tiền được giữ bởi công chúng bên ngoài ngân hàng (tài khoản có thể ghi check) + tiền gởi không kỳ hạn M2 = M1 + tiền gởi tiết kiệm + tiền gởi (mức thấp, $100.000 ở Hoa Kỳ) có kỳ hạn Ngân hàng Trung gian tài chính: các ngân hàng làm chức năng trung gian tài chính giữa người đi vay và người cho vay bằng cách nhận tiền gởi và cho vay. Dự trữ của ngân hàng: tiền trong két và tiền gởi tại cục dự trữ liên bang được gọi là quỹ liên bang. Các ngân hàng cho vay lẫn nhau khoản quỹ dư thừa theo mức lãi suất quỹ liên bang. Dự trữ được yêu cầu bởi ngân hàng trung ương theo một tỷ lệ so với tiền gởi. Tạo ra tiền như thế nào: Cách thức ngân hàng tạo ra tiền: ngân hàng nhận các khoản tiền gởi không kỳ hạn (một thành phần của cung tiền) và thực hiện việc cho vay. Số nhân tiền: số tiền mà hệ thống ngân hàng có thể tạo ra từ 1 đơn vị dự trữ dư Việc tạo ra tiền tối đa: o Giả sử công chúng ký gởi toàn bộ tiền nhận được và không dùng tiền mặt o Giả sử ngân hàng cho vay hay chi tiêu toàn bộ các khoản dự trữ dư o Công thức: tăng tiền = (1/tỷ lệ dự trữ bắt buộc)*(khoản tăng của dự trữ dư) Hệ thống dự trữ liên bang Chức năng: kiểm soát chính sách tiền tệ Cơ cấu: bao gồm 12 ngân hàng dự trữ liên bang theo vùng được giám sát bởi Ban thống đốc ở Washington. Ban thống đốc này được bổ nhiệm theo những nhiệm kỳ cố định và được phê chuẩn bởi thượng viện. Các công cụ tiền tệ: Dự trữ bắt buộc (tỷ lệ): tỷ phần của tiền gởi được yêu cầu giữ lại như là phần dự trữ. Lãi suất chiết khấu: mức lãi suất được định ra bởi các ngân hàng dự trữ liên bang khi cho các ngân hàng tư nhân vay phần dự trữ. Điều hành hoạt động thị trường mở: Dự trữ liên bang mua hay bán trái phiếu chính phủ nhằm vào mục tiêu thay đổi dự trữ ngân hàng. Chính sách tiền tệ thắt chặt: (giảm AD) Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc Tăng lãi suất chiết khấu OMOS (bán) Châu Văn Thành 12
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Kinh tế vĩ mô cơ bản Niên khóa 2007-08 Chính sách tiền tệ nới lỏng: (tăng AD) Hạ thấp tỷ lệ dự trữ bắt buộc Hạ thấp lãi suất chiết khấu OMOP (mua) Cầu tiền: lượng tiền người ta có thể và sẵn lòng nắm giữ tại một mức lãi suất nào đó Cầu giao dịch: tiền được nắm giữ cho mục tiêu mua bán trên thị trường hàng ngày Cầu dự phòng: tiền được nắm giữ cho các mục tiêu giao dịch không được dự kiến hay khẩn cấp Cầu đầu cơ: tiền được giữ cho mục tiêu đầu cơ, hay cho các cơ hội kinh doanh tài chính Các vấn đề vẫn còn tranh luận Các ngân hàng trung ương chỉ nên điều hành chính sách tiền tệ để giữ cho mức lạm phát thấp? Chính sách tiền tệ nên được sử dụng để thúc đẩy một nền kinh tế yếu? Các ngân hàng trung ương nên kiểm soát cung tiền hay lãi suất? Tiền nên được đo lường như thế nào? Quan điểm của Keynes Chính sách tiền tệ: có thể được sử dụng để giúp nền kinh tế vượt qua suy thoái và lạm phát nhưng cần được bổ sung bởi chính sách tài khóa (chống suy thoái) và chính sách thu nhập (chống lạm phát) Vấn đề kích cầu: Lãi suất – giá phải trả cho việc sử dụng tiền Chi tiêu (đầu tư) Bẫy thanh khoản: vị trí nằm ngang của đường cầu tiền; công chúng sẵn lòng nắm giữ tiền (không có giới hạn) ngay tại mức lãi suất thấp. Chính sách tiền tệ không hữu hiệu Quan điểm của các nhà trọng tiền Chính sách tiền tệ có thể kiểm soát lạm phát Tăng cung tiền ở một mức ổn định bền vững sẽ tạo tăng trưởng kinh tế Không nên cố gắng điều chỉnh tăng trưởng của tiền Phương trình trao đổi: MsV = PQ Lãi suất: o Danh nghĩa o Thực = Danh nghĩa – Tỷ lệ lạm phát Châu Văn Thành 13
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tổng quan lý thuyết Niên khóa 2007-08 Tổng quan về Lý thuyết Kinh tế Vĩ mô Mục đích của bài tóm tắt là nêu lên một cái nhìn tổng quan về các mô hình kinh tế vĩ mô sẽ tạo nên trọng tâm của môn học này. Bởi vì chúng ta sẽ triển khai mô hình này theo từng phần một vào từng thời điểm trong khoảng thời gian vài tuần lễ, cho nên sẽ khó mà duy trì liên tục được một bối cảnh chung về cách hài hoà các phần này vào với nhau. Hơn nữa, chúng ta sẽ thấy hữu ích khi nghiên cứu các trường hợp đặc biệt của một mô hình hoàn chỉnh phụ thuộc vào mối quan tâm của chúng ta là dài hạn hay ngắn hạn, hoặc trong một nền kinh tế mở cửa hay khép kín. Như vậy, dự định của bài đọc này không phải chỉ là xem trước vấn đề, mà quan trọng hơn là cung cấp một tài liệu tham khảo qua đó trình bày mô hình một cách trọn vẹn. Tôi hy vọng các học viên sẽ cảm thấy hữu ích khi tham khảo tài liệu này thường xuyên trong suốt môn học nhằm giúp các bạn có được và ghi nhớ một bức tranh bao quát để tránh bị lạc lối khi nghiên cứu chi tiết qua từng buổi học. Bài đọc này bắt đầu bằng danh sách các ký hiệu sẽ được sử dụng trong môn học. Các ký hiệu này dựa theo những ký hiệu trong sách giáo khoa của Mankiw. Phần còn lại của bài đọc sẽ trình bày tương đối tập trung về mô hình kinh tế vĩ mô mà chúng ta sẽ triển khai trong vài tuần sắp tới. Để cho việc trình bày mô hình không quá phức tạp, trước tiên tôi sẽ giới thiệu mô hình trong một nền kinh tế đóng; nghĩa là nền kinh tế không có ngoại thương (vì thế NX ≡ 0 hay Y = C + I + G). Chúng ta cũng sẽ thấy hữu ích khi suy nghĩ về tổng thể nền kinh tế bằng cách trước tiên xem xét riêng biệt từng khiá cạnh cung và cầu của nền kinh tế. Khi trình bày tổng cầu, chúng ta sẽ xem xét thị trường hàng hoá đối với một mức giá cho trước thể hiện qua cái gọi là phương trình (hay đường biểu diễn) IS, và kế đến chúng ta sẽ xem xét thị trường tiền tệ đối với một mức giá cho trước được tóm tắt trong phương trình (hay đường biểu diễn) LM. Đặt các mối quan hệ IS và LM vào với nhau sẽ cho chúng ta lý thuyết tổng cầu. Khi chúng ta xem xét khiá cạnh cung của nền kinh tế, điều quan trọng là phân biệt giữa tổng cung trong dài hạn và trong ngắn hạn. Với lý thuyết tổng cầu và lý thuyết tổng cung, chúng ta có thể đặt chung cả hai vào với nhau để biểu diễn trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô. Vì chúng ta phân biệt giữa tổng cung ngắn hạn và tổng cung dài hạn, nên chúng ta cũng phải phân biệt giữa cân bằng vĩ mô dài hạn và ngắn hạn. Cuối cùng, chúng ta đưa thêm ngoại thương vào mô hình và phát triển một mô hình kinh tế vĩ mô cho một nền kinh tế mở nhỏ. Chúng ta sẽ thấy rằng việc xem xét nền kinh tế mở làm phức tạp khiá cạnh cầu của mô hình mà không ảnh hưởng đến tổng cung. David E. Spencer/Chau Van Thanh 1 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tổng quan lý thuyết Niên khóa 2007-08 I. Ký hiệu: Y = GDP thực (tổng thu nhập, tổng sản lượng) Y = mức toàn dụng (cân bằng dài hạn) của GDP thực K = trữ lượng vốn [ K = mức toàn dụng K] L = nhập lượng lao động [ L = mức toàn dụng L] P = mức giá cả (trong nước) (thí dụ, hệ số giảm phát GDP) C = chi tiêu dùng thực I = chi đầu tư thực (mua vốn mới) G = chi thực mua hàng hoá và dịch vụ của chính phủ (nghĩa là, không bao gồm các khoản chi chuyển giao) T = thuế sau khi trừ các khoản chi chuyển giao (thuế ròng) EX hay X = xuất khẩu thực (chi tiêu của nước ngoài cho các hàng hoá và dịch vụ trong nước ) IM hay M = nhập khẩu thực (chi tiêu trong nước cho hàng hoá và dịch vụ nước ngoài) NX = xuất khẩu ròng (= EX - IM) r = lãi suất (thực) M = lượng tiền i = lãi suất danh nghĩa π = tỷ lệ lạm phát (= %∆P) u = tỷ lệ thất nghiệp W W = lương danh nghĩa [ = lương thực] P R R = suất thuê vốn danh nghĩa [ = suất thuê vốn thực] P e = tỷ giá hối đoái danh nghĩa ε = tỷ giá hối đoái thực P* = mức giá ở nước ngoài (nghĩa là, mức giá ở phần còn lại của thế giới) II. Nền kinh tế đóng: NX = 0 A. Tổng cầu: Cân bằng đồng thời trên cả hai thị trường hàng hoá và tiền tệ 1. Phương trình IS: cân bằng trên thị trường hàng hoá Y =C+I+G = C(Y - T) + I(r) + G [Thí dụ, C(Y - T) = a + b (Y - T) ; I(r) = c - dr ; G = G ; T = T ] David E. Spencer/Chau Van Thanh 2 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tổng quan lý thuyết Niên khóa 2007-08 2. Phương trình LM: Cân bằng trên thị trường tiền tệ MS i = r + πe = L(Y, i) ; P [Thí dụ, MS = M ; L(Y, i) = g + eY - fi (= g + eY - fr nếu πe = 0] 3. Phương trình IS cho chúng ta điều kiện cân bằng trong thị trường hàng hoá, còn phương trình LM thể hiện điều kiện cân bằng của thị trường tiền tệ. Kết hợp cả hai lại với nhau sẽ phản ánh những thay đổi phiá tổng cầu của nền kinh tế. Hai phương trình này mô tả mối tương quan giữa ba biến nội sinh: Y, r và P. Với một mức giá cho trước P, thị trường hàng hoá và tiền tệ đồng thời đạt trạng thái cân bằng chỉ tại những giá trị duy nhất của Y và r sao cho thoả mãn cả hai phương trình IS và LM. P thay đổi sẽ làm thay đổi phương trình LM và do đó tạo ra các giá trị cân bằng mới của Y và r ở cả hai phương trình. Mối quan hệ giữa P và các giá trị cân bằng của Y được gọi là tổng cầu. Chúng ta tìm được phương trình tổng cầu bằng cách thay thế để loại trừ r và cuối cùng ta có một phương trình thể hiện quan hệ giữa Y và P. Thí dụ: một dạng tuyến tính của tổng cầu trong nền kinh tế (xem Phụ lục sách Mankiw, Chương 10). IS: Y = [a + b(Y - T )] + (c – dr) + G ; giải ra tìm Y, ta được: 1 [(a + c + G − bT ) − dr ] Y= 1− b David E. Spencer/Chau Van Thanh 3 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tổng quan lý thuyết Niên khóa 2007-08 r IS( G , T ) Y M LM: = g + eY - fi ; giải ra tìm r: P 1 M r = -πe + ( g + eY − ) f P r M LM( ) P Y Phương trình tổng cầu hình thành bằng cách thay thế biểu thức tính r đã cho theo phương trình LM vào phương trình IS và giải ra tìm Y theo P: f dM [(a + c − bT + G ) + dπ e + AD: Y = )] f (1 − b) + de fP David E. Spencer/Chau Van Thanh 4 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tổng quan lý thuyết Niên khóa 2007-08 P AD( G , T , M ) Y Như vậy, phương trình tổng cầu cho ta những kết hợp giữa Y và P thoả mãn cân bằng cả hai phương trình IS và LM. B. Tổng cung: Y = F(K, L) 1. Dài hạn: Toàn bộ các thị trường nhập lượng ở trạng thái cân bằng, vì thế: K = K và L = L Do đó, Y = F ( K , L) = Y ; nghĩa là, tổng cung dài hạn không phụ thuộc vào r hay P. YS LS r P Y Y Y Y 2. Ngắn hạn: Thị trường lao động không nhất thiết đạt trạng thái cân bằng, nên: L ≠ L ; thực ra, L = L(P) David E. Spencer/Chau Van Thanh 5 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tổng quan lý thuyết Niên khóa 2007-08 Do đó: Y = F [K, L(P)] và ↑ P ⇒ ↑ L ⇒ ↑ Y P AS(Pe = P1) P1 Y Y Phương trình đường tổng cung ngắn hạn được cho bởi: + α(P - Pe) Y= Y AS: Trong dài hạn, Pe = P, nên Y = Y C. Trạng thái cân bằng kinh tế vĩ mô: tổng cung bằng với tổng cầu 1. Ngắn hạn: tổng cầu bằng tổng cung ngắn hạn (AS) P Trong ngắn hạn, tăng AD AS(Pe = P1) sẽ làm tăng cả P và Y P2 AD( G , T , M ) Y Y2 2. Dài hạn: tổng cầu bằng tổng cung dài hạn (LS) LS P Trong dài hạn, tăng AD AS(Pe = P1) chỉ làm tăng P P1 AD( G , T , M ) Y Y David E. Spencer/Chau Van Thanh 6 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
- Chương trình giảng dạy kinh tế Fulbright Kinh tế vĩ mô Tổng quan lý thuyết Niên khóa 2007-08 Ghi chú: Mô hình nền kinh tế đóng của chúng ta được tóm tắt bằng ba phương trình (IS, LM, và tổng cung) với ba biến nội sinh (Y, r, P). Giá trị của tất cả các biến nội sinh khác (thí dụ, C và I) được xác định bằng giá trị ở trạng thái cân bằng của ba biến này ứng với giá trị cho sẵn của các biến ngoại sinh (thí dụ, G, T, M). III. Nền kinh tế mở nhỏ Nền kinh tế mở: NX ≠ 0. Nền kinh tế nhỏ: r = r* [r* là lãi suất thực thế giới) A. Tổng cầu 1. Bây giờ, phương trình IS trở thành: Y = C + I + G + NX P* = C(Y - T) + I(r*) + G + NX(ε) ; trong đó ε = e P Ứng với P và P* cho trước, NX chỉ phụ thuộc vào e. Đồ thị của phương trình IS với e trên trục tung được gọi là đường IS*: Đường LM* 2. Đồ thị của phương trình LM với e trên trục tung gọi là đường LM* LM*( M P ) e e * * IS ( G , T , r ) Y Y David E. Spencer/Chau Van Thanh 7 Biên dịch: Kim Chi Hiệu đính: Châu Văn Thành
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Marketing Địa phương: CÂU CHUYỆN HOA TƯƠI COLOMBIA
19 p | 407 | 85
-
Bài giảng Quản trị học: Chương 2 - ĐH Kinh Tế
28 p | 304 | 55
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 3 - TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư
45 p | 239 | 48
-
Bài giảng Marketing căn bản: Chương 10 - ĐH Kinh tế Tp.HCM
17 p | 191 | 24
-
3 x 7 ≠ 7 x 3?
10 p | 71 | 20
-
Bài giảng Kinh tế vĩ mô: Chương 4 - TS. Trần Nguyễn Ngọc Anh Thư
32 p | 239 | 19
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 4 - Nguyễn Thị Thu
46 p | 146 | 19
-
Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Niên khoá 2004 - 2005: Thẩm định đầu tư phát triển
4 p | 119 | 17
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 3 - Nguyễn Thị Thu
40 p | 113 | 16
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 5 - Nguyễn Thị Thu
60 p | 159 | 13
-
Cơ hội ở những thị trường
11 p | 79 | 12
-
Bài giảng Kinh tế vi mô: Chương 2 - Nguyễn Thị Thu
95 p | 104 | 11
-
Phát hành trái phiếu chuyển đổi làm tăng giá trị Vietcombank!
3 p | 119 | 8
-
Bài giảng Marketing quốc tế: Chương 8 - ĐH Thương mại
25 p | 81 | 8
-
Bài giảng Tài chính doanh nghiệp: Chương 1 - Nguyễn Anh Tuấn
10 p | 91 | 7
-
Bài giảng Nâng cấp nền kinh tế duy trì thặng dư nguồn nhân lực - Vũ Thành Tự Anh
11 p | 78 | 5
-
Bài giảng Thương mại quốc tế: Chương 6 - Các liên kết, tổ chức, thể chế kinh tế quốc tế liên quan đến thương mại quốc tế
29 p | 12 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn