Chuyên đề "Vận dụng quan điểm tích hợp trong giảng dạy môn ngữ văn lớp 7<br />
<br />
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục <br />
tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên những kiến <br />
thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một hành trang để <br />
bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở cửa cho tương <br />
lai. <br />
<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. <br />
<br />
<br />
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, nó có tầm quan trọng rất lớn trong <br />
<br />
việc giáo dục tư tưởng, quan điểm, tình cảm cho học sinh. Đây cũng là môn học góp phần hình thành nên <br />
<br />
những kiến thức cơ bản và quan trọng nhất là hình thành nhân cách con người, chuẩn bị cho các em một <br />
<br />
hành trang để bước vào đời hoặc học lên những bậc học cao hơn. Đó cũng chính là chiếc chìa khóa mở <br />
<br />
cửa cho tương lai.<br />
<br />
<br />
Thấy được tầm quan trọng của việc dạy và học môn Ngữ văn nói chung và Ngữ văn lớp 7 nói <br />
<br />
riêng đồng thời phát huy cao hơn nữa hiệu quả trong giảng dạy theo tinh thần đổi mới sách giáo khoa và <br />
<br />
quan điểm tích hợp là vấn đề cần được quan tâm nhất hiện nay. Bởi tích hợp là một xu thế phổ biến <br />
<br />
trong dạy học hiện đại. Nó giúp học sinh tiết kiệm thời gian học tập mà vẫn mang lại hiệu quả nhận <br />
<br />
thức, có thể tránh được những biểu hiện cô lập, tách rời từng phương diện kiến thức, đồng thời phát <br />
<br />
triển tư duy biện chứng, khả năng thông hiểu và vận dụng kiến thức linh hoạt vào các yêu cầu môn học, <br />
<br />
phân môn cụ thể trong chương trình học tập theo nhiều cách khác nhau. Và vì thế việc nắm kiến thức sẽ <br />
sâu sắc, hệ thống và lâu bền hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1. Thực trạng của việc dạy văn trước đây:<br />
<br />
Qua nhiều năm giảng dạy tôi nhận thấy phương pháp giảng dạy truyền thống giữa các phân môn <br />
chưa có sự liên kết chặt chẽ với nhau tách rời từng phương diện kiến thức, học sinh hoạt động chưa tích <br />
cực, hiệu quả đem lại cũng chưa cao.<br />
<br />
Chính vì lẽ đó, dạy học theo quan điểm tích hợp là một xu hướng tất yếu của dạy học hiện <br />
đại, là biện pháp để tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh. Học sinh được rèn luyện thói quen <br />
tư duy, nhận thức vấn đề một cách có hệ thống và lôgic. Qua đó học sinh cũng thấy được mối quan hệ <br />
biện chứng giữa các kiến thức được học trong chương trình, vận dụng các kiến thức lí thuyết và các kĩ <br />
năng thực hành, đưa được những kiến thức về văn, Tiếng Việt vào quá trình tạo lập văn bản một cách <br />
hiệu quả. <br />
<br />
Theo tinh thần đổi mới SGK Ngữ văn nói chung và SGK Ngữ văn 7 nói riêng gồm ba phân môn: <br />
Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn. Đây chính là việc xây dựng chương trình theo tinh thần tích hợp. Nội <br />
dung kiến thức, kĩ năng và mục tiêu cần đạt ở ba phân môn này có quan hệ mật thiết với nhau và đều <br />
hướng đến mục đích cuối cùng là nâng cao trình độ sử dụng tiếng mẹ đẻ và năng lực cảm thụ văn học <br />
cho học sinh.<br />
<br />
2. Cơ sở khoa học của phương pháp tích hợp:<br />
<br />
Tích hợp là một khái niệm rộng, ở mỗi lĩnh vực khoa học khác nhau cũng được hiểu và ứng dụng <br />
khác nhau. <br />
<br />
Trong dạy học, tích hợp được hiểu là sự phối kết hợp các tri thức một số môn học có những nét <br />
chính, tương đồng vào một lĩnh vực chung, thường là quanh những chủ đề, những kiến thức nguồn.<br />
<br />
Để vận dụng quan điểm tích hợp vào việc giảng dạy môn Ngữ văn 7, chúng ta cần chú ý đến ba <br />
hình thức tích hợp sau:<br />
<br />
a. Tích hợp ngang.<br />
<br />
b. Tích hợp dọc.<br />
<br />
c. Tích hợp liên môn(Tích hợp ngoài văn) <br />
<br />
3. Phần thực nghiệm:<br />
<br />
a. Tích hợp ngang:<br />
<br />
Tích hợp ngang là kiểu tích hợp giữa ba phân môn Văn Tiếng Việt Tập làm văn. Điều này thể <br />
hiện trong việc bố trí các bài học giữa ba phân môn một cách đồng bộ và sự liên kết với nhau trên nhiều <br />
mặt nhằm hỗ trợ nhau, bổ sung làm nổi bật cho nhau. Phân môn này sẽ củng cố, hệ thống hóa lại kiến <br />
thức cho phân môn khác .<br />
<br />
Ví dụ1 : Khi dạy bài “Cuộc chia tay của những con búp bê” (Ngữ văn 7Tập 1 Trang 21) thì giáo <br />
viên tích hợp kiến thức của phân môn Tiếng Việt qua bài “ Từ láy ”.<br />
Giáo viên đặt câu hỏi : Em hãy tìm những từ láy miêu tả trạng thái của em Thủy khi nghe mẹ <br />
ra lệnh chia đồ chơi ?<br />
<br />
Học sinh trả lời: (run lên) bần bật, (mắt buồn) thăm thẳm, (tiếng khóc) nức nở tức tưởi, loạng <br />
choạng, buồn bã …<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Việc sử dụng những từ láy đó giúp em hình dung thế nào về tâm trạng <br />
của nhân vật Thủy ?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Tâm trạng bàng hoàng, đau đớn, nghẹn ngào khi biết mình sắp phải chia tay <br />
với người anh thân yêu.<br />
<br />
Ví dụ 2: Cũng với văn bản trên, giáo viên tích hợp với phân môn Tập làm văn.<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy? <br />
<br />
Học sinh trả lời:Câu chuyện được kể theo ngôi thứ nhất. <br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Việc lựa chọn ngôi kể như thế có tác dụng gì?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Việc lựa chọn ngôi kể làm tăng thêm tính chân thật, diễn đạt tâm lí phù hợp <br />
với lứa tuổi trẻ em. Ngôi thứ nhất phù hợp với việc bộc lộ tình cảm, cảm xúc của nhân vật. <br />
<br />
Ví dụ 3: Khi dạy phân môn TLV bài “ Mạch lạc trong văn bản” ( SGK Ngữ văn 7 – Tập 1 Trang <br />
31 ) <br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Sự việc chính trong văn bản là cuộc chia tay của những con búp bê hay <br />
là sự chia tay của hai anh em Thành và Thủy ?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Sự việc chính trong văn bản là sự chia tay của hai anh em Thành và Thủy. <br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Nếu được chọn một từ để gọi tên chủ đề của văn bản này thì em sẽ <br />
chọn từ nào trong các từ sau đây : <br />
<br />
A. Chia rẽ. B. Chia tay. C. Chia bôi. D. Chia xa.<br />
<br />
Học sinh trả lời:Chọn đáp án B.<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Vậy chia tay có phải là chủ đề chính để liên kết các sự việc trong văn <br />
bản thành một thể thống nhất không ? <br />
Học sinh trả lời: Chia tay là chủ đề chính nhằm liên kết các sự việc trong văn bản.<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Đó có thể xem là mạch lạc của văn bản không ?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Đó gọi là mạch lạc trong văn bản.<br />
<br />
Ví dụ 4: Khi dạy TV bài “ Điệp ngữ” (Ngữ văn 7 tập 1 trang 152) giáo viên tích hợp với môn Văn bài <br />
“Tiếng gà trưa” (Ngữ văn 7 tập 1 – trang 148 ). Giáo viên cho học sinh khai thác các điệp ngữ trong bài <br />
“Tiếng gà trưa” để thấy rõ được tác dụng của điệp ngữ.<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: tìm trong khổ thơ đầu và khổ thơ cuối của bài “Tiếng gà trưa” những từ ngữ <br />
được lặp lại?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Khổ đầu: Từ nghe.<br />
<br />
Khổ cuối: Từ vì.<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Việc lặp lại những từ ngữ này có tác dụng gì?<br />
<br />
Học sinh trả lời: từ nghenhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà, từ vì nhấn mạnh mục đích chiến đấu <br />
của người chiến sĩ.<br />
<br />
Giáo viên hỏi: Vậy em hãy cho biết tác dụng của việc sử dụng điệp ngữ?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Làm nổi bật ý , gây cảm xúc mạnh.<br />
<br />
Những kiến thức của ba phân môn Văn Tiếng Việt Tập Lam Văn tách rời độc lập nhưngkhi <br />
vận dụng quan điểm tích hợp vào làm cho ba phân môn này có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc lẫn <br />
nhau dựa vào nhau và làm sáng tỏ cho nhau.<br />
<br />
<br />
<br />
Trong một bài học ngữ văn, để tích hợp ngang được tốt, cần phải có kĩ năng nghiên cứu cấu trúc tích <br />
hợp của các phân môn trong một đơn vị bài học tuần. Muốn vậy cần có sự hiểu biết sâu sắc, chặt chẽ về <br />
mục tiêu cần đạt của mỗi phân môn, đồng thời phải thoát ra khỏi tiết dạy của từng phân môn để có cái <br />
nhìn bao quátcả đơn vị bài học tuần. Từ đó xác định mục tiêu chung của bài học, mục tiêu riêng của từng <br />
phân môn trong bài học đó. Khi thực hiện bài dạy, giáo viên phải bắt đầu ý thức về mục tiêu chung để <br />
dạy kiến thức và kĩ năng cụ thể, quy về kết quả cần đạt để hình thành năng lực tổng hợp cho học sinh.<br />
<br />
b. Tích hợp dọc: <br />
Tích hợp dọc là cách vận dụng quan điểm tích hợp trong cùng một phân môn với nhau tức là giữa <br />
Văn bản với Văn bản , giữa TV với TV , giữa TLV với TLV trong cùng một khối (lớp) hoặc khác khối <br />
(lớp) theo chiều dọc từ trên xuống .<br />
<br />
Thực chất, tích hợp theo chiều dọc là hệ thống hóa các kiến thức có liên quan với nhau ở những thời <br />
điểm thích hợp sao cho học sinh có thể nắm bắt vấn đề một cách hệ thống. Khi thực hiện tích hợp dọc, <br />
các kiến thức được nhắc lại, được liên hệ với nhau giúp học sinh khắc sâu, nhớ lâu nội dung bài học. <br />
<br />
b1. Tích hợp dọc trong một phân môn cùng khối (lớp) <br />
<br />
<br />
Ví d ụ 1 : <br />
<br />
<br />
<br />
Khi dạy văn bản “Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê”(Ngữ văn 7 – Tập 1 Trang 125), giáo <br />
viên tích hợp kiến thức với văn bản “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” (Ngữ văn 7 – Tập 1 Trang 123)<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh” và tiêu đề bài thơ “Ngẫu nhiên <br />
viết nhân buổi mới về quê” , em hãy so sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương trong hai bài thơ trên <br />
?<br />
<br />
<br />
Học sinh trả lời: <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê<br />
<br />
<br />
Sống xa quê, trông trăng nhớ đến Xa quê lâu ngày khi đặt chân về lại <br />
<br />
<br />
quê nhà. bị xem là khách lạ. <br />
<br />
<br />
=> Thể hiện tình cảm lúc xa quê. => Thể hiện tình cảm khi vừa mới đặt chân về quê.<br />
Ví dụ 2: Khi dạy bài “Từ đồng âm” (Ngữ văn 7 – Tập 1 Trang 135), giáo viên tích hợp kiến <br />
<br />
thức với bài “Từ đồng nghĩa” (Ngữ văn 7 –Tập 1 Trang 113) để giúp học sinh nhận biết được sự khác <br />
<br />
nhau giữa hai loại từ này.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi:Hãy so sánh sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ đồng nghĩa? Cho ví dụ <br />
<br />
minh họa ?<br />
<br />
<br />
Học sinh trả lời: Từ đồng âm Từ đồng nghĩa<br />
<br />
<br />
Là những từ có âm thanh giống nhau Là những từ có nghĩa giống nhau<br />
<br />
<br />
nhưng nghĩa khác nhau, không liên hoặc gần giống nhau.<br />
<br />
<br />
quan gì với nhau.<br />
<br />
<br />
VD:Con ngựa đang đứng bỗng lồng leân. VD: Rủ nhau xuống bể mò cua. <br />
<br />
Đem về nấu quả mơ chua trên rừng <br />
<br />
<br />
Tôi nhốt con chim vào lồng. Chim xanh ăn trái xoài xanh <br />
<br />
<br />
Ăn no tắm mát đậu cành cây đa.<br />
Ví dụ 3: Khi dạy b ài “Câu đặc biệt” (Ngữ văn 7 tập 2 –trang 27 )giáo viên tích hợp kiến thức bài “Rút <br />
<br />
gọn câu” (Ngữ văn 7 tập 2 – trang 14)<br />
<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy cho biết câu đặc biệt và câu rút gọn khác nhau như thế nào?<br />
<br />
<br />
Học sinh trả lời: Câu đặc biệt: Không có cấu tạo theo mô hình chủ ngữ, vị ngữ.<br />
<br />
<br />
Câu rút gọn : Lược bỏ một số thành phần trong câu.<br />
<br />
<br />
<br />
b2. Tích hợp dọc trong cùng một phân môn nhưng khác khối (lớp) <br />
<br />
Đây là kiểu tích hợp theo chiều dọc từ dưới lên .<br />
<br />
Bậc Trung học phổ thông<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lớp 9<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lớp 8<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lớp 7<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lớp 6<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bậc Trung học cơ sở<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bậc Tiểu học<br />
Giảng dạy theo quan điểm tích hợp này giúp học sinh củng cố, hệ thống lại kiến thức có liên <br />
quan với nhau từ các lớp dưới lên, nhằm khắc sâu, mở rộng, cung cấp thêm kiến thức cao hơn dựa trên <br />
những kiến thức đã học ở lớp dưới.<br />
<br />
Ví dụ 1: Khi dạy bài “Rút gọn câu” (Ngữ văn7 – Tập 2 Trang 14), giáo viên tích hợp với bài “Câu <br />
trần thuật đơn” (Ngữ văn 6 Tập 2 Trang 101). Thông qua hai loại câu này giúp học sinh nhận biết <br />
được sự khác nhau về kiểu cấu tạo giữa câu rút gọn và câu trần thuật đơn. <br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy so sánh sự khác nhau về cấu tạo giữa hai kiểu câu trên và cho ví dụ <br />
minh họa ?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh trả lời: <br />
<br />
Câu trần thuật đơn Câu rút gọn <br />
<br />
Là loại câu do một cụm C_V tạo thành. Là loại câu có thể bị lược bỏ <br />
<br />
VD: Chúng ta học ăn, học nói, học gói, một số thành phần của câu.<br />
<br />
học mở. VD: Học ăn, học nói, học <br />
gói, học mở.<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ 2: Khi dạy phân môn TLV “Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm” (Ngữ văn 7 Tập <br />
1 Trang 137), giáo viên tích hợp phần văn Tự sự và văn Miêu tả ở lớp 6. <br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Thế nào là văn tự sự? Văn miêu tả được hiểu như thế nào ?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Tự sự là trình bày một chuỗi các sự việc, sự việc này dẫn đến sự việc khác <br />
cuối cùng dẫn đến một kết thúc nhằm thể hiện một ý nghĩa.<br />
<br />
Miêu tả là tái hiện lại những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người, phong <br />
cảnh …<br />
Qua hai khái niệm trên giáo viên giúp học sinh thấy được vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả <br />
trong văn bản biểu cảm.<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Yếu tố tự sự và miêu tả đóng vai trò gì trong văn biểu cảm ?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Yếu tố tự sự và miêu tả có tác dụng gợi ra đối tượng biểu cảm và gửi gắm <br />
cảm xúc.<br />
<br />
Giáo viên lưu ý: Kiểu văn biểu cảm lấy cảm xúc làm trục chính chi phối chứ không nhằm <br />
mục đích kể chuyện hay miêu tả sự vật, phong cảnh.<br />
<br />
Ví dụ 3: Khi dạy phân môn TV bài “Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu” (Ngữ văn 7 tập 2 trang 68) giáo <br />
viên tích hợp kiến thức bài “Danh từ” và “ Động từ” ở lớp 6. <br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy nhắc lại cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Cấu tạo của cụm danh từ, cụm động từ có phụ ngữ trước, danh từ (động từ) trung tâm, <br />
phụ ngữ đứng sau.<br />
<br />
Để thực hiện tốt hình thức tích hợp này, đòi hỏi giáo viên phải nắm được toàn bộ chương trình của bậc <br />
trung học cơ sở, thậm chí dạy THCS vẫn phải nắm tri thức, kĩ năng của bậc tiểu học.Tích hợp dọc về <br />
kiến thức đòi hỏi khả năng tổng hợp khái quát và đánh giá vấn đề của giáo viên.Vì thế giáo viên cần khái <br />
quát được những vấn đề cơ bản của từng mảng kiến thức, từ đó xem xét khả năng tích hợp có thể thực <br />
hiện được để củng cố hệ thống hóa hay khai thác sâu hơn một nội dung kiến thức cụ thể nào đó nhằm <br />
nâng cao hiệu quả tiếp nhận cho học sinh. <br />
<br />
c.Tích hợp ngoài Văn:<br />
<br />
Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức trong bài học Ngữ văn với các kiến thức của các bộ <br />
môn KHTNKHXH các nghành khoa học, nghệ thuật khác với các kiến thức đới sống mà học sinh tích lũy <br />
được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.<br />
<br />
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với nội dung bài học, vốn kiến <br />
thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng tự nhiên nhưng rất hiệu quả. Mặt khác, các kiến <br />
thức liên nghành thông qua hình thức tích hợp này còn giúp học sinh có thêm căn cứ, cơ sở để hiểu rõ hơn <br />
nội dung, ý nghĩa của văn bản.<br />
<br />
Ví dụ 1: Khi dạy văn bản “Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” (Ngữ văn 7 Tập 2 <br />
Trang 3) để học sinh hiểu một cách rõ ràng, cụ thể hiện tượng ngày và đêm dài ngắn khác nhau trên trái <br />
đất qua bài 1: <br />
“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng<br />
<br />
Ngày tháng mười chưa cười đã tối ”.<br />
<br />
Giáo viên tích hợp kiến thức qua môn Địa lí lớp 6 (Bài 9 SGK Trang 28): Hiện tượng ngày đêm <br />
dài ngắn theo mùa…<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Vị trí của nước ta nằm ở nửa cầu nào ? Hãy giải thích tại sao có hiện <br />
tượng tháng 5 ngày dài đêm ngắn và tháng 10 lại ngày ngắn đêm dài ?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Vào tháng 5, nửa cầu Bắc ngả về phía mặt trời nên nhận được nhiều ánh <br />
sáng. Vì thế mà ngày dài hơn và đêm ngắn lại.<br />
<br />
Vào tháng 10, nửa cầu Bắc không ngả về phía mặt trời nên nhận được ít ánh sáng. Vì thế mà ngày <br />
ngắn lại và đêm dài ra.<br />
<br />
Ví dụ 2: <br />
<br />
Khi dạy bài “Từ trái nghĩa ” (Ngữ văn 7 tập 1 –trang 128 ) sau khi tìm hiểu xong khái niệm. Giáo viên <br />
có thể tích hợp liên hệ giáo dục môi trường bằng cách cho học sinh tìm những cặp từ trái nghĩa với những <br />
vấn đề giáo viên cho sẵn.<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Em hãy tìm từ trái nghĩa về vấn đề vệ sinh, môi trường?<br />
<br />
Học sinh trả lời: sạch # dơ, trong lành # ô nhiễm.<br />
<br />
Giáo viên hỏi: Môi trường thiên nhiên xung quanh ta hiện nay như thế nào? Em làm gì để bảo vệ môi <br />
trường ngày một xanh sạch hơn?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Hiện nay môi trường thiên nhiên xung quanh ta ô nhiễm trầm trọng. Để có một môi <br />
trường xanh, sạch, đẹp em sẽ không vứt rác bừa bãi, tích cực trồng , chăm sóc và bảo vệ cây xanh.<br />
<br />
Ví dụ 3: Khi dạy bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” (Ngữ văn 7 Tập 2 Trang 24). Sau <br />
khi phân tích xong nội dung nghệ thuật văn bản. Giáo viên có thể tích hợp với phân môn Lịch sử qua bài <br />
“Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên” (Lịch sử 7 Trang 55)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Qua văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” Em hãy tìm một số sự kiện <br />
lịch sử mà em đã được học để làm sáng tỏ điều đó ?<br />
<br />
Học sinh trả lời: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên (1258 1288), nhờ <br />
tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của nhân dân ta tất cả các tầng lớp nhân dân các thành phần dân tộc <br />
đều tham gia đánh giặc bảo vệ quê hương đất nước. Nhân dân ta đã đập tan tham vọng xâm lược đại <br />
Việt của đế chế Nguyên bảo vệ độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của dân tộc. Điều đó càng khẳng định sức <br />
mạnh của dân tộc Việt Nam.<br />
<br />
Ví dụ 4: <br />
<br />
Sau khi học xong bài: “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (Ngữ văn 7Tập 2 Trang 52). Giáo viên có <br />
thể tích hợp mở rộng bằng cách cho học sinh sưu tầm một số bài thơ, câu thơ ca ngợi lối sống giản dị <br />
của Bác hoặc tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong văn thơ của Bác. <br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Qua bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” em hãy tìm một số ví dụ ca ngợi <br />
lối sống giản dị của Bác ?<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Học sinh trả lời: “ Nhà Bác đơn sơ một góc vườn<br />
<br />
<br />
Gỗ thường mộc mạc chẳng mùi sơn<br />
<br />
<br />
Giường mây chiếu cói đơn chăn gối<br />
<br />
<br />
Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”<br />
<br />
<br />
(Theo chân Bác – Tố Hữu)<br />
<br />
<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: Hãy tìm một số ví dụ để chứng minh sự giản dị trong thơ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Anh Phương<br />
<br />
Ý NGHĨA CỦA VIỆC DẠY HỌC THEO QUAN ĐIỂM TÍCH <br />
HỢP <br />
ThS. Đào Thị Hồng<br />
<br />
<br />
Viện NCSP Trường ĐHSP Hà Nội<br />
<br />
Tích hợp là một khái niệm rộng, không chỉ dùng trong lĩnh vực lí luận DH. Tích hợp (Tiếng Anh, <br />
tiếng Đức: Integration) có nguồn gốc từ tiếng La tinh: Integration với nghĩa: xác lập cái chung, cái toàn <br />
thể, cái thống nhất trên cơ sở những bộ phận riêng lẻ.<br />
<br />
Theo từ điển Tiếng Anh Anh (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ Intergrate có nghĩa là kết <br />
hợp những phần, những bộ phận với nhau trong một tổng thể. Những phần, những bộ phận này có thể <br />
khác nhau nhưng tích hợp với nhau.<br />
<br />
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học giáo dục <br />
(GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan niệm GD toàn diện con <br />
người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là <br />
thành lập một loại hình nhà trường mới, bao gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có.<br />
<br />
Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ các môn <br />
học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay) thành một “môn học” mới <br />
hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội <br />
dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự <br />
nhiên và xã hội… xây dựng môn học tích hợp từ các môn học truyền thống.<br />
<br />
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung DH <br />
trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều nước trên thế giới. Quan <br />
điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình DH.<br />
<br />
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong GD và DH sẽ <br />
giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học tập trở nên ý nghĩa <br />
hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt GD được thực hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong <br />
những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ <br />
phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực <br />
Châu Á và trên thế giới đã thực hiện quan điểm tích hợp trong DH và cho rằng quan điểm này đã đem lại <br />
hiệu quả nhất định.<br />
Ở Việt Nam, Thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp được thể hiện trong một số môn ở trường tiểu <br />
học như môn «Cách trí », sau đổi thành môn « Khoa học thường thức ». Môn học này còn được dạy một <br />
số năm ở trường cấp I của miền Bắc nước ta.<br />
<br />
Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn “Tìm hiểu Tự nhiên và xã hội” theo quan điểm <br />
tích hợp đã được thực hiện và môn học này được thiết kế để đưa vào DH ở trường cấp I từ lớp 1 đến <br />
lớp 5. Chương trình năm 2000 đã được hoàn chỉnh thêm một bước, quan điểm tích hợp đã được thể hiện <br />
trong CT & SGK và các hoạt động DH ở tiểu học. Tuy nhiên khái niệm tích hợp vẫn còn mới lạ với <br />
nhiều GV. Một số đã có nhận thức ban đầu nhưng còn hạn chế về kĩ năng vận dụng.<br />
<br />
Tích hợp là tư tưởng, là nguyên tắc, là quan điểm hiện đại trong GD. Hiểu đúng và làm đúng quá <br />
trình tích hợp có thể đem lại những hiệu quả cụ thể đối với từng phân môn trong một thể thống nhất của <br />
các môn học ở tiểu học<br />
<br />
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Trước hết phải thấy rằng cuộc sống <br />
là một bộ đại bách khoa toàn thư, là một tập đại thành của tri thức, kinh nghiệm và phương pháp. Mọi <br />
tình huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không thể giải quyết một <br />
vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh <br />
nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực khác nhau. Tích hợp trong nhà trường sẽ giúp HS học tập <br />
thông minh và vận dụng sáng tạo kiến thức, kĩ năng và phương pháp của khối lượng tri thức toàn diện, <br />
hài hòa và hợp lí trong giải quyết các tình huống khác nhau và mới mẻ trong cuộc sống hiện đại.<br />
<br />
Hiện nay, trên toàn thế giới mỗi ngày có khoảng 2000 cuốn sách được xuất bản, điều ấy đủ thấy <br />
không thể học tập như cũ và giảng dạy như cũ theo chương trình và sách giáo khoa (CT & SGK) gồm quá <br />
nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với nhau. Mặt khác, sự phát triển của khoa học trên thế giới ngày càng <br />
nhanh, nhiều vấn đề mới DH cần phải đưa vào nhà trường như: Bảo vệ môi trường, GD dân số, GD <br />
pháp luật, phòng chống ma túy, GD sức khỏe, an toàn giao thông…, nhưng quỹ thời gian có hạn, không <br />
thể tăng số môn học lên được. Việc tích hợp nội dung một số môn học là giải pháp có thể thực hiện <br />
được nhiệm vụ GD nhiều mặt cho HS mà không quá tải.<br />
<br />
Tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa những khả năng, một sự quy <br />
tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy nhất. Khoa học hiện nay coi trọng tính <br />
tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm những quan điểm tiếp xúc có thể chấp nhận đựợc để tạo nên <br />
tính bền vững của quá trình DH các môn học.<br />
Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, quan điểm tiếp cận tích hợp đã ảnh hưởng tới giáo dục Việt Nam <br />
và bước đầu thể hiện một phần trong chương trình và SGK các môn học ở tiểu học và được hiểu là <br />
“phương hướng nhằm phối hợp một cách tối ưu các quá trình học tập riêng rẽ các môn học, phân môn <br />
khác nhau theo những hình thức, mô hình, cấp độ khác nhau nhằm đáp ứng mục tiêu, mục đích và yêu cầu <br />
khác nhau” (Nguyễn Cảnh Toàn).<br />
<br />
Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp và khác nhau như: Lồng <br />
ghép là đưa thêm nội dung cần học tương tự với môn học chính; tích hợp là sự kết hợp tri thức của <br />
nhiều môn học tạo nên môn học mới<br />
<br />
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được GV tiếp nhận nhưng ở mức <br />
độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích hợp “liên môn hoặc tích hợp “nội môn. Các bài dạy theo <br />
hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. <br />
Những nội dung dạy HS nhỏ tuổi theo các chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái <br />
đất và hành tinh”…làm cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc <br />
sống của mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con người <br />
và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố để các em học tập. <br />
Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì <br />
sao có sấm chớp?’, “vì sao không được chặt cây phá rừng?”, “vì sao….?.”<br />
<br />
Thực tế ở một số trường tiểu học cho thấy, các bài sọan để DH theo hướng tích hợp đã giúp cho <br />
GV tiếp cận tốt nhất với CT & SGK mới. Bài dạy linh hoạt, HS học được nhiều, được chủ động tìm tòi, <br />
chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Muốn tiến hành có hiệu quả, cần phải chú trọng đến việc bồi <br />
dưỡng GV. GV phải hiểu được thế nào là tích hợp, phải nghiên cứu chương trình, tài liệu xem nó dựa <br />
trên môn khoa học xác định nào, có thể mở rộng quan hệ tương tác với các khoa học khác như thế nào, <br />
mức độ tích hợp thể hiện ra sao?...<br />
<br />
Từ thực tiễn GD tiểu học ở nhiều nước và Việt Nam cho thấy, DH theo hướng tích hợp là xu thế <br />
mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng, đặc biệt là các nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. <br />
GV tiểu học khi đã quen với cách dạy tích hợp thì việc xử lí các tình huống GD trở nên mềm dẻo hơn. <br />
DH theo hướng tích hợp phát huy được tính tích cực của HS, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp <br />
DH ở trường tiểu học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
DẠY HỌC VĂN THEO QUAN ĐIỂM TÍCH HỢP Ở MIỀN NAM (1954 – 1975) <br />
Tích hợp là sự phối hợp các tri thức có quan hệ gần gũi, mật thiết với nhau trong thực tiễn, để chúng hỗ <br />
trợ tác động vào nhau nhằm tạo nên kết quả tổng hợp nhanh chóng và vững chắc. Theo chương trình Ngữ <br />
văn, dạy học theo nguyên tắc tích hợp đã được hầu hết các nước trên thế giới vận dụng từ lâu và hiệu <br />
quả đã được khẳng định. Một minh chứng hiển nhiên cho điều này chính là ở miền Nam Việt Nam, giai <br />
đoạn 1954 – 1975, chương trình và sách giáo khoa Quốc văn cũng được biên soạn theo nguyên tắc tích <br />
hợp. Đương nhiên, với rất nhiều những hạn chế chủ quan và khách quan, sự vận dụng nguyên tắc tích <br />
hợp trong dạy học văn ở miền Nam, được cụ thể hóa qua chương trình và sách giáo khoa, không thể đạt <br />
đến trình độ như chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay; nhưng rõ ràng việc tìm hiểu thấu đáo <br />
vấn đề này vẫn có thể góp phần giúp cho chúng ta giải quyết có hiệu quả những vấn đề đặt ra trong thực <br />
tiễn dạy học Ngữ văn. <br />
Trước hết, chương trình và sách giáo khoa Quốc văn ở miền Nam cũng phối kết hợp giữa ba phần Văn <br />
học, Làm văn và Tiếng Việt để chúng tích hợp với nhau trong thực tiễn dạy học của giáo viên và học <br />
sinh. (Chương trình Quốc văn có tên gọi khác với ba phần này, cụ thể là Giảng văn, Luận văn và Văn <br />
phạm ). Trong ba phần, Luận văn được đặc biệt đề cao vì các phần khác như Giảng văn, Văn phạm phải <br />
xoay quanh một yếu mục rút trong phần Luận văn. Chương trình viết: “Hình thức và nội dung của những <br />
bài giảng văn phải phải phù hợp với chương trình Luận văn đang được giảng dạy: chẳng hạn dạy những <br />
bài giảng văn có tính cách miêu tả trong giai đoạn luận văn về loại miêu tả, có tính cách thuật sự trong <br />
giai đoạn dạy luận văn về thuật sự…” (1). Rõ ràng, với hình thức biên soạn này, giữa hai phần Luận văn <br />
và Giảng văn sẽ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau; vừa tránh được sự trùng lặp, giẫm đạp lên nhau về <br />
kiến thức, lại vừa có thể gia tăng phần thực hành, một nhân tố hết sức quan trọng để nâng cao hiệu quả <br />
dạy học. <br />
Ngoài ra, phần Văn phạm cũng có sự phối kết hợp mật thiết với phần giảng văn, cụ thể là các bài tập <br />
thực hành về văn phạm đều lấy ngữ liệu từ bài giảng văn. Đó là chưa nói đến phần Ngữ vựng, theo quan <br />
niệm của những người biên soạn chương trình, nó sẽ không được học thành một bài biệt lập mà chỉ học <br />
nhân bài giảng văn. Cụ thể là phần chú giải của bài giảng văn sẽ có tác dụng mở rộng vốn từ cho học <br />
sinh. Ngoài ra, hệ thống câu hỏi học bài của phần Giảng văn có rất nhiều những câu hỏi về từ ngữ, yêu <br />
cầu học sinh phải cắt nghĩa, lý giải cũng chính là một giải pháp hữu hiệu để kết hợp dạy ngữ vựng cho <br />
người học. Theo các soạn giả, đây chính là “một lối tránh cho môn Ngữ vựng khỏi giả tạo, miễn cưỡng” <br />
(2). Khảo sát cuốn Quốc văn đệ thất (tương đương với lớp 6) của nhóm tác giả Vũ Khắc Khoan, Tô <br />
Đáng, Nguyễn Sỹ Tế, chúng tôi thấy các soạn giả thay thế phần chú giải bằng mục danh từ Hán Việt, <br />
nhặt lấy các danh từ Hán Việt trong bài ra giải nghĩa cho học sinh. Cách làm này chẳng những có tác dụng <br />
mở rộng vốn từ cho học sinh mà còn có tác dụng củng cố cho bài học Văn phạm, giúp học sinh nhận biết <br />
rõ các từ loại trong hoạt động hành chức của nó. <br />
Như thế, các soạn giả đã tìm những điểm chung giữa ba phần Giảng văn, Luận văn, Tiếng Việt để tạo ra <br />
sự tích hợp nhằm nâng cao hiệu quả học tập môn Quốc văn ở trường phổ thông.<br />
Xét về việc tổ chức bài học, sắp xếp thứ tự giữa các phần, có thể nói sách giáo khoa miền Nam đã lựa <br />
chọn giải pháp tích hợp ngang trong cùng một đơn vị bài học, để giữa các bộ phận kiến thức có sự phối <br />
hợp chặt chẽ với nhau. Trật tự giữa các phần cụ thể như sau: <br />
Luận văn (lý thuyết)<br />
Văn phạm (lý thuyết)<br />
Giảng văn<br />
Bài tập văn phạm<br />
Bài tập luận văn <br />
Ở đây, xin lưu ý thêm là, một bài lý thuyết về Luận văn không phải chỉ có một bài giảng văn tương ứng <br />
như sách giáo khoa Ngữ văn hiện hành mà có thể gồm nhiều bài giảng văn khác nhau. Ví dụ, bài đầu tiên <br />
của sách Quốc văn lớp 6, đã dẫn, là bài lý thuyết Luận văn: Đại cương về miêu tả nhân vật, tiếp theo đó <br />
là năm bài giảng văn đều có nội dung là miêu tả nhân vật, bao gồm: Mười thương, Dân chài, Người lính <br />
thời xưa, Người thua bạc, Một bà mối. Ngoài ra, ở mỗi bài giảng văn đều có các bài tập Luận văn tương <br />
ứng để củng cố lý thuyết; những bài tập đều gắn liền với nội dung của bài giảng văn. Tương tự, các bài <br />
tập văn phạm, như đã nói, cũng lấy ngữ liệu từ bài khóa được dạy học cho học sinh. Chúng tôi đơn cử <br />
một bài soạn cụ thể từ sách giáo khoa Quốc văn 6 để làm rõ vấn đề: Bài 1, <br />
Phần lý thuyết Luận văn: Miêu tả nhân vật. <br />
Phần lý thuyết văn phạm: Các âm, gồm nguyên âm và phụ âm…<br />
Giảng văn: bài Mười thương<br />
Danh từ Hán Việt: Nhặt các danh từ Hán Việt trong bài để chú giải: duyên, huyền, hữu tình.<br />
Hệ thống câu hỏi học bài <br />
Bài tập văn phạm: gồm các câu hỏi sau;<br />
D, G, R đọc khác nhau thế nào? Hãy dựa vào thí dụ để chứng minh.<br />
S và X đọc giống nhau không?<br />
Phân biệt nguyên âm và phụ âm trong hai câu đầu của bài Mười thương.<br />
Bài tập luận văn: gồm các câu hỏi:<br />
Trong bài Mười thương trên đây, anh (chị) hãy:<br />
+ Kể ra những chi tiết mô tả dung mạo (chân dung ngoài) của người thiếu nữ.<br />
+ Kể ra những chi tiết tả tính tình (chân dung trong) của người thiếu nữ.<br />
+ Nói rõ hơn những suy cảm của tác giả đối với người thiếu nữ.<br />
Đề tài đề nghị: Tả một người phụ nữ kiểu mẫu hiện đại theo ý anh chị.<br />
Như vậy, mỗi bài giảng văn sẽ có các bài tập văn phạm và luận văn tương ứng, điều này tạo nên sự tích <br />
hợp linh hoạt giữa ba phần, tăng hiệu quả học tập của học sinh. Một hệ quả dễ nhận thấy nữa là, <br />
chương trình dành ưu tiên cho hoạt động thực hành của học sinh hơn là học lý thuyết.<br />
Tuy nhiên, ở chương trình Quốc văn miền Nam, phần văn phạm chỉ được học ở hai lớp đầu cấp là lớp 6 <br />
và lớp 7. Mặt khác theo quan niệm của các soạn giả, thì từ lớp 8 trở đi “với số kinh nghiệm văn chương <br />
đã thu thập được trong những năm trước, học sinh nên tập luyện cho có đầu óc quán xuyến, tinh thần <br />
tổng hợp, do đó, chương trình không sắp xếp theo tích hợp ngang trong từng bài mà theo hướng từ khái <br />
quát tới tỉ mỉ, từ cụ thể đến thực hành” (2). Theo tinh thần nói trên, sự tích hợp trong các lớp sau linh hoạt <br />
hơn hai lớp đầu cấp. Tuy chỉ có sự tích hợp giữa Giảng văn và Luận văn nhưng chúng cũng không thể <br />
phối hợp chặt chẽ như trước.Theo chương trình, phần Giảng văn được đặt trước, sau mới đến phần <br />
Luận văn và rõ ràng nó đã có một sự đảo ngược về trật tự so với trước đây. Tuy nhiên, như chúng ta đã <br />
nói, trong phần Luận văn gồm có hai phần là lý thuyết và thực hành cho nên những soạn giả sách giáo <br />
khoa có thể chọn phương án hợp lý để tích hợp Giảng văn và Luận văn. Có thể nói phương án phổ biến <br />
nhất đấy chính là gắn chặt phần thực hành Luận văn với Giảng văn, phần lý thuyết có thể trình bày cuối <br />
sách. Trong cuốn Quốc văn 9 của Thế Uyên, ở phần văn xuôi, sau hệ thống câu hỏi hướng dẫn học các <br />
bài văn nghị luận về các chủ đề như khái niệm văn chương, thái độ xử thế, vấn đề văn hóa xã hội của <br />
những tác giả nổi tiếng như Phan Châu Trinh, Trần Trọng Kim, Thạch Lam, Nhất Linh…, soạn giả Thế <br />
Uyên đều soạn ra các đề nghị luận thực tập. Chúng, hoặc là đề nghị luận văn học, hoặc là đề nghị luận <br />
xã hội, nhưng đều gắn liền với nội dung bài khóa, hoặc nhân gợi ý của bài khóa mà bàn rộng ra các vấn <br />
đề xã hội trước mắt. Ví dụ, sau bài giảng văn Nghĩa vụ nhà làm báo của Phạm Quỳnh, Thế Uyên soạn ra <br />
những đề luận thực tập sau:<br />
1. Bình giải nhận định sau: Ai nói đến báo là nói đến dư luận, ai nói đến dư luận là nói đến báo.<br />
2. Trình bày những điểm đúng và sai trong nhận định sau: Nhà báo nói láo ăn tiền.<br />
3. Bình giải tư tưởng sau: không thể có dân chủ nếu không có tự do báo chí.<br />
Sự kết hợp này có thể giúp học sinh có thói quen tìm hiểu và mở rộng những kiến thức về xã hội thông <br />
qua việc đọc các bài luận, cũng như biết cách dựa vào các bài luận mẫu mực ở bài giảng văn để rèn <br />
luyện cả về suy nghĩ lẫn cách tổ chức bài văn…Hiện nay, chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn cũng <br />
đưa nhiều kiểu văn bản vào dạy học cho học sinh và song song với nó, ở phần Làm văn cũng ưu tiên <br />
những đề văn nghị luận xã hội. Theo chúng tôi, việc gắn chúng lại với nhau theo hướng tích hợp, nghĩa là <br />
ra những đề văn nghị luận gắn với các bài đọc văn sẽ tạo động lực để các em học, nghiền ngẫm sâu hơn <br />
các bài nghị luận xã hội; mặt khác, chính bài văn đó sẽ tạo hứng hoặc tạo nên những căn cứ, chỗ dựa, cả <br />
về tri thức lẫn cách lập luận, trình bày để học sinh làm tốt các đề nghị luận đi liền với nó.<br />
Ở sách giáo khoa Quốc văn đệ nhị cấp, tương đương với cấp THPT hiện nay, chúng ta cũng bắt gặp <br />
phương án tích hợp tương tự. Ví dụ trong cuốn Việt văn đệ nhị, hai tập, của tác giả Võ Thu Tịnh, một bài <br />
học giảng văn gồm các phần cụ thể sau:<br />
A. Tiểu sử tác giả<br />
B. Trình bày những nội dung cơ bản trong toàn bộ sáng tác của tác giả<br />
C. Trích giảng<br />
D. Tài liệu đọc thêm<br />
F. Ý kiến của các nhà phê bình<br />
E. Luận văn<br />
Phần Luận văn chủ yếu là thực hành. Nó gồm một hệ thống các đề bài và hướng dẫn rất ngắn gọn để <br />
giúp học sinh giải quyết từng đề một. Ngoài ra, sách cũng chọn một số các loại đề tiêu biểu và làm mẫu. <br />
Điều đáng lưu ý ở đây chính là tất cả các đề bài ở phần Luận văn đều luận về tác giả và các tác phẩm đã <br />
được giới thiệu ở phần Giảng văn. Ví dụ, nếu ở phần Giảng văn học về tác phẩm Nguyễn Công Trứ thì <br />
ở phần Luận văn các đề bài chỉ xoay quanh tác phẩm của ông, hoặc là đề luận bình giảng, hoặc là đề <br />
luận thuộc loại trình bày.<br />
Như vậy, có thể khẳng định dạy học văn theo nguyên tắc tích hợp đã được vận dụng phổ biến trong <br />
chương trình và sách giáo khoa ở miền Nam giai đoạn 1954 – 1975 và không thể phủ nhận được hiệu quả <br />
tích cực của nó. Một số điểm thuộc chương trình và sách giáo khoa miền Nam có thể gợi ý cho chúng ta <br />
vận dụng có hiệu quả nguyên tắc này vào dạy học Ngữ văn ở trường phổ thông.<br />
Ths. Lê Sử<br />
GV. Khoa Ngữ văn Đại học Vinh – Nghệ An<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Chương trình THPT, Sài Gòn, 1970.<br />
2. Vũ Khắc Khoan, Tô Đáng, Nguyễn Sỹ Tế, Quốc văn toàn thư, lớp đệ thất (lớp 6), Tủ sách giáo khoa <br />
Trường Sơn, 1963<br />
3. Võ Thu Tịnh, Việt văn, đệ nhị, 2 tập, NXB Hải Vân, 1970<br />
4. Thế Uyên, Quốc văn, lớp 9, Thái Độ xuất bản, 1974<br />