intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Cyanide, độc chất nguy hiểm

Chia sẻ: Traitim Muathu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

320
lượt xem
71
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cyanide, độc chất nguy hiểm Những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông loan tin Nhà Máy Vedan tại Long Thành đổ chất thải chưa qua xử lý vào sông Thị Vải đã bị bắt quả tang, Chất thải mà họ đổ ra bao gồm những gì? Có nguy hại lắm không? … Xin trả lời ngay rằng chất thải của Vedan, thì nhiều nhưng quan trọng nhất là cyanide (quen gọi theo tiếng Pháp là cyanure). Ngược dòng thời gian Thời đất nước còn khó khăn, chúng ta thường nghe đến những trường hợp tử vong do ăn khoai mì...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Cyanide, độc chất nguy hiểm

  1. Cyanide, độc chất nguy hiểm Những ngày gần đây, các phương tiện truyền thông loan tin Nhà Máy Vedan tại Long Thành đổ chất thải chưa qua xử lý vào sông Thị Vải đã bị bắt quả tang, Chất thải mà họ đổ ra bao gồm những gì? Có nguy hại lắm không? … Xin trả lời ngay rằng chất thải của Vedan, thì nhiều nhưng quan trọng nhất là cyanide (quen gọi theo tiếng Pháp là cyanure).
  2. Ngược dòng thời gian Thời đất nước còn khó khăn, chúng ta thường nghe đến những trường hợp tử vong do ăn khoai mì (sắn), măng, …Thủ phạm của các trường hợp ngộ độc gây tử vong này là cyanide. Từ thế kỷ XVIII, các nhà khoa học đã biết cyanide là độc chất ức chế sự hô hấp hiếu khí ở mức độ tế bào. Cyanide ngăn chặn các tế bào tiêu thụ oxygen. Đa phần cyanide hiện dạng dưới dạng muối của nó, hai dạng cyanide quan trọng trong việc gây ngộ độc là hydrogen cyanide (HCN) và cyanogen chloride (CK), chúng được dùng trong quân đội, và ngày nay cũng được bọn khủng bố sử dụng. HCN là một dung dịch không màu đến màu nâu vàng nhạt. Nó hòa tan hoàn trong nước, có mùi thơm nhẹ nhưng đến phân nửa chúng ta không nhận ra mùi của nó. Đường ngộ độc chính là hít phải hơi HCN. Hơi HCN thì không thể qua da nhưng dung dịch HCN thì có thể được da hấp thu dễ dàng. CK có trọng lượng phân tử lớn hơn và ít bay hơi hơn so với HCN. CK có tác dụng tích tụ trên nạn nhân bị tiếp xúc với nó. So với HCN, CK là độc hơn, ở nồng độ thấp CK cũng kích ứng trên mắt và phổi. Ở nồng độ cao, CK nhanh chóng làm liệt trung khu thần kinh của hệ hô hấp. Ở áp suất khí quyển và nhiệt độ < 140C, dung dịch CK là không mùi, ở nhiệt độ cao hơn, nó sẽ bốc hơi. Đường ngộ độc chính yếu là hít phải hơi CK. CK cũng có thể gây kích ứng với mắt và da khi tiếp xúc với nó hoặc cũng có thể gây ngộ độc khi hấp thu qua đường tiêu hóa.
  3. Biểu hiện lâm sàng của ngộ độc cyanide cấp tính Cyanide ức chế men cytochrome oxidase của ty lạp thể trong tế bào, men này cần thiết cho sự hô hấp hiếu khí của tế bào. Cyanide ngăn chặn tế bào tiêu thụ oxygen, vì thế nó được xem là tác nhân làm ngạt. Não là cơ quan đích đầu tiên mà cyanide nhắm đến, nhưng nhiều hệ cơ quan khác cũng bị nó tác động. Độc tính của cyanide phụ thuộc vào liều lượng và đường tiếp xúc. Cũng vậy, tùy đường tiếp xúc mà biểu hiện lâm sàng là khác nhau, tuy nhiên điển hình của ngộ độc cyanide cấp tính là sốc và nhiễm toan. Cuối cùng, con đường chung nhất của ngộ độc cyanide là giảm oxygen của tế bào cộng với nhiễm toan và dẫn đến các triệu chứng không đặc hiệu như nhức đầu và mê sảng. Các dấu hiệu khác có thể là: choáng váng, ói mữa, hạ huyết áp, nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, khó thở, tím tái, … Điều trị ngộ độc cyanide cấp tính Do những thuốc dùng điều trị ngộ độc cyanide cũng có thể gây nhiều tác dụng ngoại ý nguy hiểm, việc điều trị này là rất uyển chuyển và cần một ê kíp chuyên nghiệp. Thuốc men hay phương tiện điều trị có thể kể ra là: than hoạt tính, oxygen 100% (tại thành phố Hồ Chí Minh có Trung Tâm Điều Trị Oxy Cao Áp), các phương tiện chống sốc, các thuốc giải độc hay các thuốc chống nhiễm toan, thở máy… Khử độc cyanide
  4. Tất cả mọi người khi tiếp xúc với nạn nhân bị ngộ độc cyanide cần chú ý đến vấn đề khử độc. Nạn nhân bị ngộ độc cyanide do tiếp xúc với hơi cyanide thì không cần phải khử độc. Ngược lại, nạn nhân bị ngộ độc cyanide ở dạng dung dịch hay dạng rắn cần lưu ý đến áo quần, da và tóc nạn nhân bị vấy cyanide. Người tiếp xúc với những nạn nhân này có nguy cơ bị tiếp xúc trực tiếp với cyanide hay hít phải hơi cyanide từ da, tóc hay quần áo của nạn nhân. Tuy nhiên, do sự bốc hơi và phân tán nhanh của cyanide, nguy cơ này sẽ giảm dần theo thời gian. Khử độc cyanide ở da, tóc có thể đạt được bằng cách rửa với dung dịch xà phòng và xả nhiều lần với nhiều nước trong 3 đến 5 phút. Quần áo vấy nhiễm nên được thay ra và bỏ vào bao bì được niêm lại. Đồ trang sức nên được rửa cẩn thận với dung dịch xà phòng và nước. Nếu mắt bị tiếp xúc với cyanide và bị đau, cần được rửa bằng cách dội nước với 1 đến 2 lít nước hoặc dung dịch nước muối đẵng trương (NaCl 0,9%). Hậu quả dài hạn của ngộ độc cyanide Tiếp xúc với cyanide ở nồng độ thấp chưa thấy có ảnh hưởng trên sức khỏe về mặt dài hạn. Ở nồng độ gần với nồng độ gây tử vong, các tác dụng trên sự hô hấp tế bào có thể có hại đối với chức năng của hệ thần kinh trung ương và kết quả là phá hủy trí tuệ, gây động kinh, mất tập trung và bệnh Parkison. Bệnh lý mất điều hòa thần kinh có thể thấy ở nạn nhân bị ngộ độc cyanide dài hạn. Tóm lại, dù rằng cyanide dễ bay hơi và biến đi khỏi môi trường trong vòng dưới 1 giờ, cách dự phòng ngộ độc cyanide tốt nhất là dừng ngay mọi nguồn thải
  5. cyanide ra môi trường, cẩn thận khi ăn những thức phẩm có nhiều cyanide như khoai mì, măng, … (khoai mì cần tách bỏ vỏ hoàn toàn, những thực phẩm này cần đun sôi cẩn thận để cyanide bay hơi đi). Không có biện pháp điều trị dự phòng (trước khi tiếp xúc) để chống lại tác hại của cyanide.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2