intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đánh giá sự phát triển của kinh tế tri thức ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay

Chia sẻ: Lê Thị Thảo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:46

134
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của tài liệu "Đánh giá sự phát triển của kinh tế tri thức ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay" nhằm đưa ra được thực trạng nền kinh tế tri thức dựa trên phương pháp đánh giá trình độ phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam, so sánh với các quốc gia Châu Á và trên thế giới, thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bảo đảm đầy đủ bốn trụ cột của kinh tế tri thức là môi trường kinh doanh và thể chế; hệ số đổi mới; giáo dục và nguồn nhân lực; công nghệ thông tin và truyền thông.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đánh giá sự phát triển của kinh tế tri thức ở Việt Nam từ năm 2000 đến nay

  1. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA KINH TẾ TRI THỨC Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY1 Bùi Trinh2 và Nguyễn Việt Phong3 DẪN NHẬP Đến này hầu như không có một định nghĩa chính xác tuyệt đối về trí thức hoặc kinh tế trí thức, mỗi một bộ phân dân cư hoặc thậm chí mỗi con người đều có những định nghĩa riêng cho mình về tri thức. Đối với đa số thì những người có địa vị trong xã hội hoặc có học hàm học vị mặc nhiên được coi là trí thức, nhưng đối với một bộ phân khác họ lại không coi là như vậy; tỷ như một vị giáo sư khi đọc truyện Kiều thì cười phá lên và một bà cụ bán rau khi đọc truyện Kiều thì rơm rớm nước mắt. Như vậy hỏi ai có tri thức hơn ai? Những vị quan văn thời xưa (và cả thời nay) đều là những người đỗ đạt cả, mũ cao áo dài nhưng chỉ chăm chăm lựa ý bề trên, nói và viết những điều bề trên thích mà trà đạp lên sự thật, những người đó có phải trí thức hay không? Vậy phải chăng đặc tính của những người trí thức là luôn phản biện? Phản biện mà không có cơ sở khoa học thì cũng không phải trí thức. Hoặc những người luôn thay đổi quan điểm theo phía mạnh hơn lại càng không được xem là tri thức. Như vậy có thể thấy đây là một ý niệm, một chuẩn mực cho riêng từng cá nhân. Người xưa nói đại ý “Người phụ nữ làm đẹp vì người mình yêu; người quân tử dốc sức vì tri kỷ” Tuy nhiên mục tiêu của bài này chỉ nhằm đưa ra được thực trạng nền kinh tế tri thức dựa trên phương pháp đánh giá trình độ phát triển kinh tế tri thức tại Việt Nam, so sánh với các quốc gia Châu Á và trên thế giới, thông qua các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô bảo đảm đầy đủ bốn trụ cột của kinh tế tri thức là: (1): Môi trường kinh doanh và thể chế; (2): Hệ số đổi mới; (3): Giáo dục và nguồn nhân lực; (4): Công nghệ thông tin và truyền thông. Trên cơ sở nghiên cứu về “Các phương pháp và chỉ số đánh giá trình độ phát triển Kinh tế tri thức”, tác giả đề xuất bộ chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế tri thức của Việt Nam theo những nghiên cứu và đánh giá của một số tổ chức quốc tế, đồng thời vận dụng và tính toán một số chỉ tiêu kinh tế vĩ mô nhằm đưa ra đánh giá phân tích về thực trạng của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2000-2012 dưới góc nhìn của kinh tế tri thức. 1 Chúng tôi xin có lời tri ân đến các ông Đặng Hữu, ông Lưu Bích Hồ, bà Phạm Chi lan, ông Trương Đình Tuyển, ông Vũ Quang Việt, ông Nguyễn Trí Dũng, ông Phạm Đỗ Chí, ông Nguyễn Quang Thái, ông Võ Đại Lược... đã cổ vũ, chia sẻ và giúp đỡ chúng tối thực hiện nghiên cứu này 2 Xóm 9, thôn 3 Dư Hàng kênh, Hải Phòng, Việt Nam 3 Phó vụ trưởng vụ xây dựng cơ bản và vốn đầu tư - TCTK
  2. PHẦN I CÁC CHỈ SỐ ĐÁNH GIÁ KINH TẾ TRI THỨC CỦA VIỆT NAM ĐƯỢC MỘT SỐ TỔ CHỨC QUỐC TẾ CÔNG BỐ VÀ ĐÁNH GIÁ I. NGÂN HÀNG THẾ GIỚI (WORLD BANK) Hàng năm, Ngân hàng thế giới đều có chương trình thu thập thông tin thống kê của nhiều quốc gia trên thế giới và vùng lãnh thổ nhằm đánh giá tổng quan về trình độ phát triển kinh tế tri thức của các quốc gia trên thế giới. Chỉ số kinh tế tri thức KEI được xây dựng như là trung bình giản đơn của các chỉ số trụ cột trong bảng cơ bản và đưa ra một chỉ số tổng hợp đại diện cho mức độ tổng thể của sự phát triển của một quốc gia hoặc khu vực trong nền kinh tế tri thức, và tổng hợp 4 trụ cột của nền kinh tế tri thức để so sánh đánh giá giữa các nước và đánh giá qua các năm. Phương pháp đánh giá trình độ phát triển kinh tế tri thức của Ngân hàng thế giới (World Bank) luôn được coi là chuẩn mực và dựa trên 4 trụ cột chính, đó là: 1/ Môi trường kinh doanh và thể chế; 2/ Hệ số đổi mới; 3/ Giáo dục và nguồn nhân lực; 4/ Công nghệ thông tin và truyền thông. Các tiêu chí này được chuẩn hóa trên thang điểm từ 0 đến 10 so với các nước khác trong nhóm các nước so sánh. 1. Chỉ số Môi trường kinh doanh và thể chế: Đây là 1 trong 4 trụ cột của chỉ số kinh tế tri thức, với ba biến đại diện: - Hàng rào thuế quan và phi thuế quan: Đây là điểm được gán cho mỗi quốc gia dựa trên phân tích của thuế quan và các hàng rào phi thuế quan đối với thương mại, chẳng hạn như lệnh cấm nhập khẩu và hạn ngạch, yêu cầu cấp phép... Chỉ số được dựa trên điểm số Tự do Thương mại của Heritage Foundation; - Chất lượng quản lý: chỉ số này đo lường tác động của các chính sách thị trường không thân thiện như kiểm soát giá cả, giám sát ngân hàng lỏng lẻo, ý thức về các chi phí sinh ra do quản lý quá ngặt nghèo ngoại thương và phát triển doanh nghiệp; - Nền pháp trị: gồm một số chỉ số đo đạc mức độ an tâm của người môi giới vào quy định của pháp luật như tính hiệu quả và tính lường trước được của các phán quyết do bộ máy tư pháp đưa ra, tính bắt buộc thực thi của các hợp đồng...
  3. Bảng 01: Kết quả đánh giá chỉ số môi trường kinh doanh và thể chế của các quốc gia Châu Á năm 2000-2012 Xếp hạng Điểm Nước 2012 2000 2012 2000 Singapore 1 3 9.66 9.16 Hong Kong, China 2 2 9.57 9.25 New Zealand 3 6 9.09 8.38 Australia 4 4 8.56 9.06 Taiwan, China 5 5 7.77 8.64 Japan 6 1 7.55 9.4 Korea, Rep. 7 7 5.93 6.83 Malaysia 8 9 5.67 6.11 Thailand 9 8 5.12 6.67 Philippines 10 10 4.32 5.74 Mongolia 11 14 4.30 2.82 China 12 15 3.79 2.79 Indonesia 13 11 3.47 4.56 Vietnam 14 16 2.80 2.74 Cambodia 15 13 2.28 3.44 Fiji 16 17 1.96 2.49 Lao PDR 17 12 1.45 3.81 Myanmar 18 18 0.17 0.45 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới 2012 Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng thế giới (World Bank) dựa trên ba biến đại diện (1- Hàng rào thuế quan và phi thuế quan; 2- Ch ất lượng quản lý ; 3- Nền pháp trị) cho giai đoạn từ năm 2000-2012, chỉ số môi trường kinh doanh và thể chế của Việt Nam đã tăng được 2 bậc trong tổng số 18 nước Châu Á, từ vị trí 16 trong năm 2000 lên vị trí thứ 14 trong năm 2012. Còn thứ hạng trong 146 quốc gia và vùng lãnh thổ thì vẫn ở nhóm cuối bảng xếp hạng. Chỉ số môi trường kinh doanh và thể chế của Việt Nam trong năm 2000 là 112/146; năm 2012 có tăng lên vị trí thứ 108/146. Tuy là có tăng được 4 bậc nhưng vẫn là rất thấp. 2. Hệ số đổi mới: Ba biến đại diện cho hệ số Đổi mới bao gồm: - Tiền phí và tiền nhận được từ bản quyền và giấy phép: tổng chi và thu từ tiền bản quyền và giấy phép; - Ứng dụng bằng sáng chế được cấp bởi phòng sáng chế và thương hiệu Hoa Kỳ;
  4. - Bài báo đăng trên tạp chí khoa học kỹ thuật: đề cập đến bài báo khoa học và kỹ thuật được công bố trong các lĩnh vực: vật lý, sinh học, hóa học, toán học, y học lâm sàng, nghiên cứu y sinh học, kỹ thuật và công nghệ, và trái đất và khoa học không gian. Bảng 02: Kết quả đánh giá Hệ số đổi mới của các quốc gia Châu Á năm 2000-2012 Nước Xếp hạng Điểm 2012 2000 2012 2000 Singapore 1 4 9.49 8.92 Taiwan, China 2 5 9.38 8.83 Hong Kong, China 3 3 9.10 9.14 Japan 4 7 9.08 7.93 Australia 5 1 8.92 9.31 Korea, Rep. 6 2 8.80 9.29 New Zealand 7 6 8.66 8.58 Malaysia 8 8 6.91 6.62 China 9 9 5.99 5.74 Thailand 10 13 5.95 2.84 Fiji 11 11 4.65 4.35 Philippines 12 10 3.77 5.13 Indonesia 13 12 3.24 4.05 Mongolia 14 14 2.91 2.4 Vietnam 15 15 2.75 2.26 Cambodia 16 17 2.13 1.54 Lao PDR 17 16 1.69 1.68 Myanmar 18 18 1.30 1.08 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới 2012 Trong giai đoạn 2000-2012, đánh giá về hệ số đổi mới của Việt Nam trong 18 nước Châu Á vẫn không có gì thay đổi về thứ hạng (đứng thứ 15/18 nước). Còn trong tổng số 146 quốc gia và vùng lãnh thổ thì Việt Nam tăng được 3 bậc, từ vị trí 116/146 của năm 2000 lên vị trí 113/146 vào năm 2012. 3. Giáo dục và nguồn nhân lực: Ba biến đại diện cho hệ số giáo dục và nguồn nhân lực bao gồm: - Số năm học trung bình: (từ 15 tuổi trở lên); - Tuyển sinh trung học (% tổng): Tỷ lệ tổng số học sinh trung học bất kể tuổi tác chia cho dân số trong độ tuổi tương ứng với trình độ giáo dục trung học; - Tuyển sinh đại học (% tổ ng): Tỷ lệ tổng số sinh viên đại học bất kể tuổi tác chia cho dân số trong độ tuổi tương ứng với trình độ giáo dục đại học.
  5. Bảng 03: Kết quả đánh giá Giáo dục và nguồn nhân lực của các quốc gia Châu Á năm 2000-2012 Nước Xếp hạng Điểm 2012 2000 2012 2000 New Zealand 1 2 9.81 9.65 Australia 2 1 9.71 9.78 Korea, Rep. 3 4 9.09 8.71 Taiwan, China 4 7 8.87 6.23 Japan 5 5 8.43 8.58 Hong Kong, China 6 6 6.38 6.34 Mongolia 7 3 5.83 9.06 Fiji 8 9 5.27 5.41 Malaysia 9 12 5.22 4.44 Singapore 10 11 5.09 4.86 Philippines 11 13 4.64 3.36 Thailand 12 8 4.23 5.99 China 13 10 3.93 5.35 Indonesia 14 15 3.20 2.82 Vietnam 15 14 2.99 2.84 Lao PDR 16 17 2.01 1.57 Myanmar 17 18 1.88 1.41 Cambodia 18 16 1.70 2.1 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới 2012 Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới, Việt Nam đã có sự tụt hạng so với các nước trong khu vực và trên thế giới từ năm 2000 đến năm 2012. Trong tổng số 18 nước Châu Á, Việt Nam đứng thứ 15/18 nước. Còn trong tổng số 146 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đứng thứ 106/146. 4. Công nghệ thông tin và truyền thông: Ba biến đại diện cho hệ số công nghệ thông tin và truyền thông bao gồm: - Số người sử dụng điện thoại trên 1.000 người (bao gồm người dùng cố định và di động); - Số người sử dụng máy tính trên 1.000 người; - Số người sử dụng internet trên 1.000 người. Bảng 04: Kết quả đánh giá Công nghệ thông tin và truyền thông của các quốc gia Châu Á năm 2000-2012 Nước Xếp hạng Điểm 2012 2000 2012 2000
  6. Taiwan, China 1 6 9.06 9.02 Hong Kong, China 2 3 9.04 9.21 Singapore 3 5 8.78 9.11 Australia 4 1 8.32 9.37 New Zealand 5 7 8.30 8.72 Japan 6 2 8.07 9.26 Korea, Rep. 7 4 8.05 9.21 Malaysia 8 8 6.61 7.34 Thailand 9 9 5.55 5.03 Vietnam 10 13 5.05 3.82 Mongolia 11 11 4.63 4.8 Fiji 12 10 3.87 4.95 China 13 12 3.79 4.41 Philippines 14 15 3.03 2.92 Indonesia 15 14 2.52 3.54 Lao PDR 16 16 1.84 2.1 Cambodia 17 17 0.74 2.1 Myanmar 18 18 0.48 2.1 Nguồn: Báo cáo thường niên củ a Ngân hàng thế giới 2012 Riêng về chỉ số này thì Việt Nam lại có sự tăng bậc đáng kể trên bảng xếp hạng đánh giá của Ngân hàng thế giới. Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 10/18 nước Châu Á (so với vị trí 13/18 vào năm 2000). Còn trong tổng số 146 quốc gia và vùng lãnh thổ thì Việt Nam đứng thứ 75/146 trong năm 2012 (thứ bậc này là 113/146 vào năm 2000). 5. Chỉ số tri thức (KI): Về mặt toán học, KI là trung bình đơn giản của các chỉ số trong 3 trụ cột của nền kinh tế tri thức: (1) Công nghệ thông tin và truyền thông; (2) Hệ số đổi mới; (3) Giáo dục và nguồn nhân lực. Ý nghĩa của chỉ số KI nhằm đáng giá tiềm năng phát triển kiến thức quốc gia, từ đó có thể so sánh giữa các quốc gia và qua các giai đoạn. Bảng 05: Kết quả đánh giá chỉ số tri thức (KI) của các quốc gia Châu Á năm 2000-2012 Nước Xếp hạng Điểm 2012 2000 2012 2000 Taiwan, China 1 2 9.10 9.20 Australia 2 1 8.98 9.27 New Zealand 3 3 8.92 8.99
  7. Korea, Rep. 4 7 8.65 7.84 Japan 5 5 8.53 8.87 Hong Kong, China 6 6 8.17 8.30 Singapore 7 4 7.79 8.95 Malaysia 8 8 6.25 6.46 Thailand 9 10 5.24 5.07 Fiji 10 13 4.60 3.84 China 11 12 4.57 4.17 Mongolia 12 9 4.46 5.36 Philippines 13 11 3.81 4.60 Vietnam 14 15 3.60 2.71 Indonesia 15 14 2.99 2.88 Lao PDR 16 17 1.85 1.74 Cambodia 17 18 1.52 1.73 Myanmar 18 16 1.22 1.76 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới 2012 Thứ hạng của Việt Nam về chỉ số tri thức KI trong số 18 nước Châu Á cũng tăng được 1 bậc, từ vị trí 15/18 lên vị trí 14/18 từ năm 2000 đến năm 2012. Còn đối với thứ hạng trong tổng số 146 quốc gia và vùng lãnh thổ thì Việt Nam tăng được 13 bậc, từ vị trí 113 năm 2000 lên vị trí 100 vào năm 2012. 6. Đánh giá tổng quan chung về chỉ số kinh tế tri thức (KEI): Xét trong giai đoạn 2000-2012, xếp hạng về chỉ số kinh tế tri thức KEI của Việt Nam tăng được 1 bậc trong 18 nước Châu Á, từ vị trí 15 lên vị trí 14, tăng tương ứng từ 2.72 điểm năm 2000 lên 3.40 điểm năm 2012. So sánh với những nước trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đứng trên 4 nước: Indonexia, Lào, Cambodia và Myanma. Các nước khác đứng trên Việt Nam trong khu vực Đông Nam Á là Singapore, Malaysia, Thái Lan và Philipin. Tuy nhiên, điểm số KEI của Việt Nam so với những nước đứng trên là rất xa: Singapore là 8.26 điểm; Malaysia là 6.10 điểm; Thái Lan là 5.21 điểm; và Philipin là 3.94 điểm. Bảng 06: Kết quả đánh giá chỉ số Kinh tế tri thức (KEI) của các quốc gia Châu Á năm 2000-2012 Nước Xếp hạng KEI 2012 2000 2012 2000 New Zealand 1 2 8.97 9.19 Australia 2 1 8.88 9.27 Taiwan, China 3 3 8.77 8.83 Hong Kong, China 4 7 8.52 8.15 Japan 5 4 8.28 8.81
  8. Singapore 6 5 8.26 8.57 Korea, Rep. 7 6 7.97 8.42 Malaysia 8 8 6.10 6.37 Thailand 9 9 5.21 5.47 Mongolia 10 12 4.42 4.31 China 11 13 4.37 3.83 Philippines 12 10 3.94 4.72 Fiji 13 11 3.94 4.59 Vietnam 14 15 3.40 2.72 Indonesia 15 14 3.11 3.02 Lao PDR 16 17 1.75 1.92 Cambodia 17 16 1.71 2.25 Myanmar 18 18 0.96 1.43 Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng thế giới 2012 Trong tổng số 146 nước và vùng lãnh thổ, Việt Nam xếp thứ 104/146 trong năm 2012, tăng được 9 bậc so với xếp hạng 113/146 vào năm 2000. Nhìn chung qua đánh giá của tổ chức Ngân hàng thế giới, thứ hạng của Việt Nam về chỉ số kinh tế tri thức KEI tăng lên là do chủ yếu ở chỉ số Công nghệ thông tin và truyền thông. Chỉ số KEI thực chất là bình quân giản đơn của 4 chỉ số trên do vậy vẫn chưa đánh giá được thực chất sự phát triển của nền kinh tế tri thức cho một quốc gia. Lấy ví dụ của Việt Nam, chỉ cần có sự đầu tư mạnh vào lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, vô hình chung điểm bình quân KEI đã tăng lên đáng kể từ năm 2000 đến năm 2012. Trong khi đó, để phát triển nền kinh tế tri thức theo chiều sâu, cần phải có được sự phát triển và định hướng đồng bộ với cả 3 tiêu chí trụ cột khác, đó là (1) Môi trường kinh doanh và thể chế; (2) Hệ số đổi mới; (3) Giáo dục và nguồn nhân lực. II. CHỈ SỐ MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THẾ GIỚI Chỉ số môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới là kết quả điều tra, khảo sát của một nhóm chuyên gia WB được thực hiện hàng năm về các quy định của các nước có tác dụng thúc đẩy hoặc kiềm chế hoạt động kinh doanh tại nước đó. Chỉ số đưa ra các chỉ tiêu định lượng nhằm đánh giá các vấn đề cụ thể được cho là quan trọng nhất trong việc hình thành và tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh của một nước trên cơ sở tính điểm và so sánh trong mối tương quan giữa 144 quốc gia (nền kinh tế) được khảo sát. Trên cơ sở đó, tổng hợp thành mức xếp hạng cho từng lĩnh vực riêng lẻ và mức xếp hạng tổng hợp cho từng nước. Chỉ số chung được tổng hợp từ các chỉ số đánh giá riêng lẻ phản ánh các chính sách quy định về kinh doanh và vấn đề bảo hộ quyền sở hữu tài sản được so sánh 144 quốc gia qua thời gian, phản ánh cụ thể qua 10 lĩnh vực sau:  Thành lập doanh nghiệp (Starting a business),
  9.  Tiếp cận với nguồn điện (Getting electricity),  Xin giấy phép xây dựng (Dealing with construction Permits),  Đăng ký quyền sở hữu tài sản (Registering Property),  Tiếp cận tín dụng (Getting credit),  Bảo vệ nhà đầu tư (Protecting Investors),  Nộp thuế (Paying taxes),  Giao thương qua biên giới (Trading Across Boders),  Thực hiện hợp đồng (Enforcing Contracts),  Giải thể doanh nghiệp (Resolving Insovency). Ngân hàng thế giới cũng đã có dự báo cho năm 2013 cho các quốc gia trong báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới. Bảng 07: Điểm và xếp hạng 1 số quốc gia Châu Á về chỉ số môi trường kinh doanh 2012 và dự báo 2013 Nước Xếp hạng Điểm 2013 2012 2013 2012 Singapore 2 2 5.86 5.96 Taiwan, China 10 11 5.48 5.47 Korea, Rep. 11 12 5.47 5.46 Hong Kong, China 14 13 5.46 5.40 Australia 18 17 5.26 5.29 New Zealand 20 14 5.25 5.36 Japan 21 18 5.24 5.25 Malaysia 30 29 4.80 4.82 China 58 51 4.11 4.03 Mongolia 59 63 3.95 4.01 Thailand 74 77 3.78 3.86 Indonesia 76 80 3.75 3.84 Vietnam 84 83 3.70 3.74 Philippines 86 86 3.64 3.73 Cambodia 106 108 3.32 3.34 Nguồn: Báo cáo của Diễn đàn kinh tế thế giới So với các nước trên thế giới và trong khu vực, Việt Nam vẫn là một nước có chỉ số môi trường cạnh tranh rất không tốt, kém Indonexia 8 bậc, kém Thái Lan 20 bậc, và
  10. kém Malaysia 54 bậc. Kết quả này dẫn đến thực trạng là môi trường kinh doanh ở Việt Nam thật sự không hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài, và ngay cả với các nhà đầu tư trong nước. III. TỔ CHỨC SỞ HỮU TRÍ TUỆ TOÀN CẦU (WIPO) Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu (Global Innovation Index) được đưa ra năm 2007 bởi Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu (World Intellectual Property Organization viết tắt là WIPO, thuộc Liên Hiệp Quốc). Mục đích của chỉ số này là đưa ra các đánh giá về độ sáng tạo/đổi mới của mỗi quốc gia một cách toàn diện nhất. Cách đánh giá: Chỉ số Sáng tạo Toàn cầu (GII) được đưa ra dựa trên hai nhóm chỉ số: nhóm chỉ số đầu vào, và nhóm chỉ số đầu ra. Nhóm chỉ số đầu vào gắn chặt với các yếu tố quốc dân, làm nền tảng và tiền đề cho các hoạt động đổi mới/sáng tạo. Gồm 5 chỉ số cơ bản:  Tổ chức (Institutions);  Nguồn nhân lực và nghiên cứu (Human capital and research);  Cơ sở hạ tầng (Infrastructure);  Độ chín của thị trường (Market sophistication);  Mức hoàn thiện kinh doanh (Business sophistication) Nhóm chỉ số đầu ra biểu thị cho kết quả của quá trình đổi mới/sáng tạo. Gồm 2 chỉ số cơ bản:  Kết quả khoa học (Scientific outputs);  Thành quả sáng tạo (Creative outputs). Thứ bậc Việt Nam trên bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu: Năm 2011 trên bảng chỉ số Đổi mới/sáng tạo toàn cầu Việt Nam xếp hạng trên trung bình và đứng thứ 51 trong 125 nước. Tuy nhiên đến năm 2012 nước ta tụt sâu xuống nửa dưới, xếp thứ 76 trên 141 nước. Bảng 08: Điểm và xếp hạng 1 số quốc gia Châu Á về chỉ số sáng tạo toàn cầu năm 2012 Nước Xếp hạng thế giới Điểm Singapore 3 63.50 New Zealand 6 60.50 Hong Kong, China 8 58.70 Korea, Rep. 21 53.90 Australia 23 51.90
  11. Japan 25 51.70 Malaysia 32 45.90 China 34 45.40 Mongolia 35 68.00 Thailand 57 36.90 Vietnam 76 33.90 Philippines 95 29.00 Indonesia 100 28.10 Fiji 101 27.90 Cambodia 129 23.40 Lao PDR 138 20.20 Nguồn: Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ toàn cầu 2012 PHẦN II VẬN DỤNG MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ VĨ MÔ ĐỂ ĐÁNH GIÁ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM DƯỚI GÓC NHÌN CỦA KINH TẾ TRI THỨC Để có được cái nhìn tổng quan về nền kinh tế tri thức và những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của nền kinh tế tri thức tại Việt Nam thì không chỉ dựa vào một số đánh giá của các tổ chức quốc tế, mà phải đi sâu phân tích thêm những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô liên quan. Chính vì vậy, tác giả đề xuất phân tích và đánh giá thêm những chỉ tiêu kinh tế vĩ mô sau: 1. Định hướng sai lầm về phát triển kinh tế: “Theo quan điểm định hướng phát triển của Đảng, đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp, và phát triển cơ cấu kinh tế với ưu tiên Công nghiệp, Dịch vụ và Nông nghiệp”. Do vậy, hầu hết tỉnh/thành phố nào cũng đặt mục tiêu phát triển kinh tế theo “lối mòn” như vậy. Tuy nhiên, với một nền kinh tế như Việt Nam, vấn đề cần thiết phải xác định được ngành trọng điểm, vùng kinh tế trọng điểm, chọn ra những ngành ưu tiên phát triển, những ngành có độ lan tỏa (ảnh hưởng) đến sự phát triển của những ngành khác, đồng thời không đòi hỏi nhiều về nhập khẩu, nhằm tận dụng lợi thế so sánh vốn có của tỉnh/thành phố, vùng kinh tế và của cả quốc gia. Nghiên cứu đã có những phân tích chuyên sâu dựa trên cấu trúc bảng I-O 2011 (updated) nhằm tính toán những chỉ số này để đưa ra cấu trúc thực tế của nền kinh tế Việt Nam.
  12. Bảng 09: Chỉ số liên kết xuôi, liên kết ngược và chỉ số kích thích nhập khẩu của 138 ngành kinh tế năm 2011 Chỉ số kích thích nhập Liên kết xuôi Liên kết ngược STT khẩu 2011 2007 2011 2007 2011 2007 1 Thóc 0.803 0.901 3.451 3.289 0.879 0.880 2 Mía cây 0.803 0.945 0.913 1.017 0.879 0.946 3 Cây hàng năm khác 0.803 0.987 1.465 1.557 0.879 0.977 4 Cao su mủ khô 0.749 0.769 0.602 0.625 0.852 0.929 5 Cà phê nhân xô 0.749 0.872 0.992 0.924 0.852 1.080 6 Chè lá và chè búp tươi 0.749 0.779 0.656 0.661 0.852 0.944 7 Cây lâu năm khác 0.749 0.859 1.803 2.138 0.852 1.061 8 Trâu, bò 1.482 1.149 0.716 0.727 0.798 0.724 9 Lợn 1.482 1.794 1.109 1.096 0.798 0.752 10 Gia cầm 1.482 1.616 0.918 0.890 0.798 0.748 Các sản phẩm chăn nuôi 11 khác 1.482 1.591 0.728 0.712 0.798 0.747 Dịch vụ nông nghiệp và các sản phẩm nông nghiệp khác chưa được 12 phân vào đâu 1.230 1.484 1.205 1.601 0.807 0.796 13 Gỗ tròn (gỗ khai thác) 0.663 0.932 0.788 0.906 0.814 0.974 Sản phẩm lâm nghiệp khác; Dịch vụ lâm nghiệp, dịch vụ trồng 14 rừng và chăm sóc rừng 0.656 0.853 0.730 0.933 0.797 0.858 15 Thuỷ sản khai thác 0.762 0.764 0.855 0.882 1.081 1.665 16 Thủy sản nuôi trồng 1.226 1.694 0.875 0.926 0.797 0.771 Than khai thác các loại 17 (than sạch) 0.976 1.042 1.972 1.959 0.989 1.058 18 Dầu thô 0.643 0.660 1.010 0.845 0.904 0.770 19 Khí đốt tự nhiên 0.656 0.692 0.589 0.611 0.920 1.218 20 Đá, cát, sỏi, đất sét 0.872 0.849 0.841 1.136 0.992 1.062 Các loại khoáng sản khai 21 khoáng khác còn lại 0.812 0.873 0.690 0.748 0.884 0.930 Dịch vụ hỗ trợ khai thác 22 mỏ và quặng 1.268 1.377 0.618 0.639 0.807 0.789 Thịt đã qua chế biến và 23 bảo quản; các sản phẩm 1.884 2.034 1.211 1.167 0.799 0.743
  13. từ thịt Thủy sản đã qua chế biến và bảo quản; các 24 sản phẩm từ thủy sản 1.512 1.713 0.922 0.960 0.847 0.782 Rau, quả đã qua chế biến 25 và bảo quản 1.439 1.516 1.031 1.085 0.893 0.848 26 Dầu mỡ động thực vật 1.031 1.102 0.952 1.022 1.341 1.276 Sữa và các sản phẩm từ 27 sữa 1.121 1.191 0.827 0.860 0.938 0.885 28 Gạo 1.603 1.535 1.841 1.419 0.780 0.733 29 Bột các loại 1.540 1.480 0.612 1.098 0.779 0.805 30 Đường 1.241 1.265 0.821 0.856 0.909 0.854 Cacao, sôcôla và mứt kẹo, các sản phẩm bánh 31 từ bột 1.241 1.430 0.630 0.647 0.909 0.911 32 Cà phê đã qua chế biến 1.241 1.013 0.600 0.626 0.909 0.802 Các loại thực phẩm khác còn lại (mì ống, mỳ sợi và các sản phẩm tương tự; các món ăn, thức ăn chế biến sẵn; gia vị, nước chấm, giấm, men 33 bia…) 1.241 1.421 0.993 0.944 0.909 0.904 34 Thức ăn chăn nuôi 1.459 1.636 2.873 3.073 0.882 0.828 35 Rượu 1.123 1.129 0.622 0.654 0.968 0.958 36 Bia 1.123 1.151 0.625 0.645 0.968 0.969 Đồ uống không cồn, 37 nước khoáng 1.123 1.132 0.645 0.675 0.968 0.959 38 Thuốc lá điếu 1.194 1.229 0.677 0.712 0.923 0.921 39 Sợi các loại 1.154 1.213 1.498 1.614 1.131 1.076 40 Sản phẩm dệt các loại 1.154 1.203 0.705 0.863 1.131 1.070 41 Trang phục các loại 0.907 0.875 0.666 0.814 1.328 1.123 Da, lông thú đã thuộc, sơ chế; vali, túi xách, yên đệm và các loại tương 42 tự. 0.875 0.945 0.864 0.903 1.260 1.176 43 Giày, dép các loại 0.988 0.860 0.708 0.678 1.215 1.055 Gỗ (đã qua chế biến) và 44 các sản phẩm từ gỗ 1.069 1.100 1.307 1.233 0.984 0.901 Giấy và các sản phẩm từ 45 giấy 1.156 1.132 2.322 2.106 1.069 1.021
  14. Các sản phẩm in ấn, sao 46 chép bản ghi các loại 1.143 1.070 0.941 1.148 1.055 0.982 Than cốc và các sản phẩm phụ khác từ lò 47 luyện than cốc 0.976 0.809 0.667 0.654 1.340 1.039 48 Xăng, dầu các loại 0.937 0.766 2.099 0.655 1.330 2.010 Các sản phẩm khác chiết 49 xuất từ dầu mỏ, khí đốt 0.955 0.795 1.428 0.684 1.359 2.065 50 Hoá chất cơ bản 0.999 0.982 0.940 0.869 1.244 1.434 Phân bón và hợp chất 51 nitơ 0.999 0.993 1.405 1.597 1.244 1.455 Plastic và cao su tổng 52 hợp dạng nguyên sinh 0.999 0.934 0.601 0.708 1.244 1.338 Sản phẩm hóa chất khác; 53 sợi nhân tạo 0.983 1.030 1.059 1.092 1.228 1.201 Thuốc, hoá dược và 54 dược liệu 0.987 0.984 0.925 0.906 1.108 1.065 55 Sản phẩm từ cao su 1.017 0.735 1.124 0.813 1.254 1.003 56 Sản phẩm từ plastic 0.851 0.811 2.453 1.852 1.382 1.165 Thủy tinh và sản phẩm 57 từ thủy tinh 0.837 0.777 0.595 0.649 1.324 1.255 58 Xi măng các loại 1.190 1.152 1.071 1.222 0.912 0.939 Sản phẩm từ khoáng phi kim loại chưa được phân 59 vào đâu 1.190 1.074 1.608 1.295 0.912 0.880 60 Sắt, thép, gang 0.932 0.921 2.318 1.947 1.586 1.480 Các sản phẩm bằng kim 61 loại khác còn lại 0.917 0.873 1.624 1.396 1.469 1.379 Linh kiện điện tử; Máy vi tính và thiết bị ngoại 62 vi của máy vi tính 1.359 1.327 1.717 1.442 1.040 1.024 Thiết bị truyền thông (điện thoại, máy fax, ăng 63 ten, modem…) 1.344 1.055 0.951 0.726 1.069 1.025 Sản phẩm điện tử dân 64 dụng 1.660 1.684 0.997 0.792 0.830 0.967 Sản phẩm điện tử khác còn lại và sản phẩm 65 quang học 0.882 0.757 0.653 0.629 1.427 1.015 Mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân 66 phối và điều khiển điện 1.078 0.770 1.084 0.943 1.288 0.895 67 Pin và ắc quy 1.100 0.790 0.830 0.722 1.114 0.901
  15. 68 Dây và thiết bị dây dẫn 1.186 0.787 1.588 1.321 1.196 0.868 69 Thiết bị điện chiếu sáng 0.999 1.009 0.710 0.750 1.202 1.117 Đồ điện dân dụng (tủ lạnh gia đình, máy rửa bát, máy giặt, máy hút 70 bụi,…) 1.360 1.376 0.929 0.976 1.009 0.968 71 Thiết bị điện khác 1.176 1.120 0.854 0.859 1.100 1.065 72 Máy thông dụng 0.989 0.855 0.773 0.779 1.344 1.087 73 Máy chuyên dụng 1.005 0.980 0.603 0.631 1.369 1.302 74 Ô tô các loại 0.900 0.885 0.588 0.614 1.428 1.362 Xe có động cơ rơ moóc 75 (trừ ô tô) 0.900 0.864 0.596 0.620 1.428 1.311 76 Tàu và thuyền 0.992 0.951 0.616 0.636 1.380 1.291 77 Môtô, xe máy 0.974 0.898 0.683 0.736 1.318 1.216 Phương tiện vận tải khác 78 còn lại 0.974 0.914 0.590 0.614 1.318 1.245 79 Giường, tủ, bàn, ghế 1.127 1.023 0.671 0.701 0.998 0.862 Đồ kim hoàn, đồ giả kim hoàn và các chi tiết liên quan; Nhạc cụ; Dụng cụ thể dục, thể thao; Đồ 80 chơi, trò chơi 1.073 0.768 0.782 0.642 1.232 1.118 Thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và 81 phục hồi chức năng 0.864 0.723 0.643 0.616 1.322 1.012 Sản phẩm công nghiệp chế biến khác chưa được phân vào đâu; Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng 82 máy móc, thiết bị 1.035 0.791 1.742 1.300 1.191 0.969 Điện, dịch vụ truyền tải 83 điện 0.906 0.885 3.343 3.352 0.849 0.795 Khí đốt, phân phối nhiên 84 liệu khí bằng đường ống 0.902 0.844 0.737 0.715 0.847 0.807 Phân phối hơi nước, nước nóng, điều hoà không khí và sản xuất 85 nước đá 1.059 0.912 0.628 0.668 0.848 0.776 Khai thác, xử lý và cung 86 cấp nước 0.843 0.835 0.832 0.758 0.873 0.820 Quản lý và xử lý nước 87 thải, rác thải 0.934 0.823 0.740 0.744 0.932 0.881 88 Xây dựng nhà các loại 1.016 1.048 0.733 0.779 0.969 0.957
  16. Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ, Xây dựng công trình công ích, Xây dựng công trình kỹ thuật dân 89 dụng khác 1.089 1.052 0.767 0.815 1.057 1.131 90 Xây dựng chuyên dụng 1.121 1.140 0.841 0.943 0.987 0.992 sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác, Bán, bảo dưỡng và sửa chữa mô tô, xe máy, phụ tùng và các bộ phận phụ trợ của 91 mô tô, xe máy 0.750 0.818 1.150 1.367 0.883 0.889 Bán buôn (trừ ô tô, môtô, xe máy và xe có động cơ khác), Bán lẻ (trừ ô tô, môtô, xe máy 92 và xe có động cơ khác) 0.746 0.797 4.366 5.175 0.823 0.887 Vận tải hành khách 93 đường sắt 0.826 0.817 0.642 0.674 1.048 1.213 Vận tải hàng hóa đường 94 sắt 0.818 0.799 0.593 0.661 1.038 1.167 Vận tải bằng xe buýt; Vận tải hành khách bằng 95 đường bộ khác 0.817 0.746 1.254 1.391 1.219 1.646 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ; Vận tải 96 đường ống 0.807 0.743 0.948 1.058 1.198 1.621 Dịch vụ vận tải hành 97 khách đường thủy 0.830 0.760 0.597 0.623 1.201 1.542 Dịch vụ vận tải hàng hoá 98 đường thủy 0.818 0.765 0.903 1.054 1.179 1.573 Dịch vụ vận tải hành 99 khách hàng không 1.052 1.004 0.632 0.677 1.135 1.377 Dịch vụ vận tải hàng hoá 100 hàng không 1.025 1.004 0.627 0.618 1.113 1.377 Dịch vụ kho bãi và các dịch vụ hỗ trợ cho vận 101 tải 0.776 0.798 2.592 2.526 0.851 0.873 Bưu chính và chuyển 102 phát 0.996 1.099 0.819 0.913 0.846 0.821 103 Dịch vụ lưu trú 0.768 0.873 0.967 1.034 0.797 0.763 104 Dịch vụ ăn uống 1.353 1.043 0.994 1.107 0.824 0.737 105 Dịch vụ xuất bản 1.179 1.109 0.704 0.723 0.973 0.890
  17. Điện ảnh, truyền hình, ghi âm và xuất bản âm 106 nhạc 0.971 1.069 0.641 0.676 0.815 0.779 107 Phát thanh, truyền hình 0.819 0.930 0.618 0.642 0.779 0.743 108 Dịch vụ viễn thông 0.864 0.975 1.156 1.380 0.777 0.772 Dịch vụ lập trình máy vi tính, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên quan đến máy vi tính và 109 dịch vụ thông tin 0.821 0.983 0.708 0.758 0.789 0.757 Dịch vụ tài chính (Trừ bảo hiểm và bảo hiểm xã 110 hội) 1.291 0.763 1.586 1.072 0.863 0.832 Bảo hiểm phi nhân thọ 111 và tái bảo hiểm 0.859 0.875 0.626 0.665 0.833 0.838 Bảo hiểm nhân thọ; Bảo 112 hiểm xã hội 0.859 1.139 0.595 0.619 0.833 0.933 113 Dịch vụ tài chính khác 0.796 0.923 0.810 0.847 0.802 0.814 Dịch vụ kinh doanh bất 114 động sản 0.712 0.819 1.424 1.680 0.794 0.791 Dịch vụ pháp luật, kế 115 toán và kiểm toán 0.807 0.824 0.689 0.736 0.829 0.771 Dịch vụ của trụ sở văn phòng; Dịch vụ tư vấn 116 quản lý 0.828 0.843 0.691 0.715 0.812 0.753 Dịch vụ kiến trúc, kiểm 117 tra và phân tích kỹ thuật 0.872 0.871 1.010 1.037 0.847 0.811 Nghiên cứu khoa học và 118 phát triển 0.850 0.767 0.653 0.668 0.894 0.787 Dịch vụ quảng cáo và 119 nghiên cứu thị trường 1.150 0.922 0.936 0.978 0.873 0.759 Dịch vụ chuyên môn, khoa học và công nghệ 120 khác 0.912 0.980 0.694 0.706 0.972 0.970 121 Dịch vụ thú y 0.709 0.758 0.598 0.622 0.919 0.986 Cho thuê máy móc, thiết bị (không kèm người điều khiển); cho thuê đồ dùng cá nhân gia đình; cho thuê tài sản vô hình 122 phi tài chính 0.817 0.811 0.690 0.719 0.905 0.892 Dịch vụ lao động và việc 123 làm 0.883 0.917 0.620 0.651 0.854 0.805
  18. Dịch vụ của các đại lý du lịch, kinh doanh tua du lịch; Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá 124 và tổ chức tua du lịch 0.793 0.843 0.611 0.638 0.896 0.999 Dịch vụ điều tra và đảm 125 bảo an toàn 0.671 0.750 0.611 0.634 0.799 0.791 Dịch vụ vệ sinh nhà cửa, 126 công trình cảnh quan 0.774 0.908 0.653 0.686 0.896 1.082 Dịch vụ hành chính, hỗ trợ văn phòng và các hoạt động hỗ trợ kinh 127 doanh khác 0.879 0.896 0.682 0.709 0.867 0.832 Dịch vụ do hoạt động của Đảng cộng sản, tổ chức chính trị - xã hội, quản lý nhà nước an ninh quốc phòng; bảo đảm xã hội bắt buộc 128 cung cấp 0.827 0.890 0.622 0.652 0.816 0.802 Giáo dục và đào tạo (trừ đào tạo cao đẳng, đại 129 học và sau đại học) 0.780 0.874 0.658 0.694 0.804 0.784 Dịch vụ đào tạo cao đẳng, đại học và sau đại 130 học 0.780 0.821 0.624 0.655 0.835 0.790 131 Dịch vụ y tế 0.847 0.884 0.629 0.657 1.015 0.979 Dịch vụ chăm sóc, điều dưỡng tập trung và dịch vụ trợ giúp xã hội không 132 tập trung 0.870 0.762 0.619 0.635 0.836 0.748 Sáng tác, nghệ thuật và giải trí; Dịch vụ của thư viện, lưu trữ, bảo tàng và các dịch vụ văn hoá 133 khác 0.859 0.958 0.658 0.707 0.847 0.821 Xổ số, cá cược và đánh 134 bạc 1.043 1.223 0.917 1.068 0.767 0.711 Thể thao; vui chơi giải 135 trí 0.836 0.934 0.610 0.640 0.813 0.799 Dịch vụ của các hiệp 136 hội, tổ chức khác 0.881 0.970 0.639 0.672 0.843 0.849 Dịch vụ sửa chữa máy vi tính, đồ dùng cá nhân và gia đình và dịch vụ phục 137 vụ cá nhân khác 0.814 0.894 0.642 0.678 0.851 0.839
  19. Dịch vụ làm thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình; các sản phẩm vật chất tự tiêu dùng của hộ gia đình; Dịch vụ của các tổ chức 138 và cơ quan quốc tế 0.693 0.692 0.741 0.722 0.969 1.253 Qua kết quả bảng trên, có thể thấy chỉ có 2 nhóm ngành có chỉ số lan toả (liên kết xuôi và liên kết ngược) về kinh tế cao hơn 1 và chỉ số kích thích nhập khẩu nhỏ hơn 1 là các nhóm ngành nông nghiệp và các nhóm ngành công nghiệp chế biến sản phẩm từ nông nghiệp đáp ứng yêu cầu này. Hầu hết các ngành chế biến chế tạo có chỉ số kích thích nhập khẩu rất cao. Điều này cho thấy các ngành này càng phát triển càng kích thích nhập khẩu mạnh mẽ. Nhóm ngành dịch vụ có chỉ số kích thích nhập khẩu thấp và chỉ số lan toả về kinh tế cũng thấp. Một nền kinh tế nặng gia công, sản xuất trong nước rất yếu kém, do vậy nhiều nhóm ngành càng phát triển thì lại càng kích thích nhập khẩu (phục vụ gia công cho nước ngoài), đặc biệt là trong những nhóm ngành công nghiệp chế tạo). Bảng 10: 20 ngành có chỉ số kích thích nhập khẩu lớn nhất Chỉ số kích thích Chỉ số lan tỏa STT nhập khẩu 2011 2007 2011 2007 1 Sắt, thép, gang 0.932 0.921 1.586 1.480 2 Các sản phẩm bằng kim loại khác còn lại 0.917 0.873 1.469 1.379 3 Xe có động cơ rơ moóc (trừ ô tô) 0.900 0.864 1.428 1.311 4 Ô tô các loại 0.900 0.885 1.428 1.362 Sản phẩm điện tử khác còn lại và sản phẩm 5 0.882 0.757 1.427 1.015 quang học 6 Sản phẩm từ plastic 0.851 0.811 1.382 1.165 7 Tàu và thuyền 0.992 0.951 1.380 1.291 8 Máy chuyên dụng 1.005 0.980 1.369 1.302 Các sản phẩm khác chiết xuất từ dầu mỏ, khí 9 0.955 0.795 1.359 2.065 đốt 10 Máy thông dụng 0.989 0.855 1.344 1.087 11 Dầu mỡ động thực vật 1.031 1.102 1.341 1.276 Than cốc & các SP phụ khác từ lò luyện than 12 0.976 0.809 1.340 1.039 cốc 13 Xăng, dầu các loại 0.937 0.766 1.330 2.010 14 Trang phục các loại 0.907 0.875 1.328 1.123 15 Thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh 0.837 0.777 1.324 1.255 Thiết bị, dụng cụ y tế, nha khoa, chỉnh hình và 16 0.864 0.723 1.322 1.012 phục hồi chức năng
  20. 17 Phương tiện vận tải khác còn lại 0.974 0.914 1.318 1.245 18 Môtô, xe máy 0.974 0.898 1.318 1.216 Mô tơ, máy phát, biến thế điện, thiết bị phân 19 1.078 0.770 1.288 0.895 phối và điều khiển điện Da, lông thú đã thuộc, sơ chế; vali, túi xách, yên 20 0.875 0.945 1.260 1.176 đệm và các loại tương tự. Kết quả tính toán cho thấy những ngành liên quan đến khoa học công nghệ như nghiên cứu khoa học và phát triển (118), dịch vụ chuyên môn khoa học và công nghệ khác (120) có chỉ số lan toả và độ nhạy rất thấp cho thấy 2 mặt của vấn đề, những nhóm ngành này không lan toả gì đến nền kinh tế và nền kinh tế cũng không cần đến nó. Với cấu trúc kinh tế cơ bản là gia công và dựa vào bán tài nguyên thì việc tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ trong khi chưa cấu trúc lại nền kinh tế và tư duy kinh tế cũng là điều vô nghĩa. Như vậy có thể thấy gốc của vấn đề không phải là đầu tư cho khoa học công nghệ bao nhiêu mà là cấu trúc kinh tế và tư duy kinh tế. Trong nội dung nghiên cứu tiếp theo (nội dung 4), tác giả sẽ đưa ra kịch bản với những chính sách phù hợp để phát triển bền vững dựa vào khoa học công nghệ. 2. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư (ICOR): Hệ số ICOR hay còn gọi là hệ số tăng vốn-sản lượng (Incremental Capital-Output Ratio, viết tắt là hệ số ICOR). Hệ số này phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn tăng thêm để tạo ra một đơn vị tăng thêm của GDP. Hình 01: ICOR theo 3 khu vực sở hữu cho 3 giai đoạn từ 2000-2012 (2000-2006) (2007-2012) (2000-2012) 16.00 14.00 12.00 10.00 8.00 6.00 4.00 2.00 - Tổng chung Nhà nước ngoài FDI Nhà nước Nguồn: Số liệu Tổng cụ c Thống kê và tính toán của tác giả Xét cả 3 giai đoạn, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) là khu vực hoạt động kém hiệu quả nhất về mặt sử dụng vốn. Trong cả giai đoạn 2000-2012, để tạo ra 1 đồng
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2