intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dạy bé viết đúng chính tả

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

212
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Một trong những khó khăn của bé mới bước vào lớp 1 là khả năng viết đúng chính tả. Bé rất dễ viết sai hoặc nhầm lẫn lung tung giữa chữ này với chữ khác. Vài mẹo giúp bạn dạy bé viết chữ thành công từ Childinfo. Phát triển từ vựng cho bé thông qua giao tiếp Bé viết đúng chính tả thường là những bé giỏi cả lĩnh vực nghe và nói. Vì vậy, bạn nên tăng cường các hoạt động trò chuyện với bé hàng ngày. Bạn cũng nên cắt giảm thời lượng xem tivi cho bé. Bởi...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dạy bé viết đúng chính tả

  1. Dạy bé viết đúng chính tả
  2. Một trong những khó khăn của bé mới bước vào lớp 1 là khả năng viết đúng chính tả. Bé rất dễ viết sai hoặc nhầm lẫn lung tung giữa chữ này với chữ khác. Vài mẹo giúp bạn dạy bé viết chữ thành công từ Childinfo. Phát triển từ vựng cho bé thông qua giao tiếp Bé viết đúng chính tả thường là những bé giỏi cả lĩnh vực nghe và nói. Vì vậy, bạn nên tăng cường các hoạt động trò chuyện với bé hàng ngày. Bạn cũng nên cắt giảm thời lượng xem tivi cho bé. Bởi vì, nhiều phụ huynh lầm tưởng rằng, xem tivi là một cách phát triển ngôn ngữ cho các bé. Điều này không hoàn toàn đúng vì rõ ràng bé không thể nói chuyện được với tivi và ngược lại. Vì vậy, bạn nên tăng cường cơ hội giao tiếp với bé. Thông qua đó, bé có thể học cách đánh vần và viết đúng chính tả. Dạy bé phát âm đúng Sau khi hoàn thành xong một chữ, bạn nên gợi ý để bé phát âm chuẩn. Bé chỉ có thể viết một từ đúng chính tả nếu bé biết cách đánh vần đ úng từ
  3. đó. Nguyên tắc tập viết của các bé là vừa đánh vần vừa viết theo. Do đó, nếu bé đánh vần một từ sai thì có nghĩa là bé cũng sẽ viết sai từ đó. Trước mỗi buổi học, bạn có thể cho bé tập phát âm một từ trước. Sau đó, đến công đoạn tập tô cho bé. Cuối cùng, bạn mới nên cho bé tự viết chữ. Để bé học tốt hơn, bạn có thể nhóm từng tập hợp 5 chữ một, đọc và giải thích cho bé hiểu nghĩa. Tiếp đến, bé sẽ vừa đánh vần vừa tự viết chữ đó. Dạy bé viết truyện Đó có thể là những điều đơn giản khiến bé thích thú. Bạn cũng có thể giúp bé cắt tranh trên tạp chí để minh họa cho câu chuyện của bé thêm sinh động. Nên để bé tự viết, cho dù đó là những từ khó. Bạn sẽ phát hiện ra những từ hoặc cụm từ nào bé thường viết sai chính tả để chỉnh sửa cho bé. Viết thư Trao đổi thư từ với một người bạn hoặc một người họ hàng của bé sẽ giúp bé thích viết chữ hơn. Nếu không, bạn nên hướng dẫn bé viết thư cho ông bà, bố mẹ và để bé đọc to lá thư vừa hoàn thành trước mặt những người thân trong gia đình.
  4. Để bé làm cô giáo Bé sẽ hướng dẫn bạn đọc và viết những cụm từ bé đã được học ở trường. Bạn thử viết sai chính tả một vài từ và bé sẽ sửa lại cho bạn cách viết đúng. Hãy để cho bé chấm điểm bài viết của bạn trên một tờ giấy. Trò chơi này sẽ khiến hai mẹ con thích thú. Đánh dấu từ Hoạt động này giúp ích nhiều cho bé. Để bé ngồi bên cạnh (hoặc trong lòng) bạn. Bạn đưa cho bé một đoạn hội thoại và hướng dẫn bé dùng bút chì đánh dấu vào tên nhân vật hoặc những danh từ riêng xuất hiện trong đoạn văn đó. Tìm cụm từ có đặc điểm chung: Bạn gợi ý: “Con hãy viết ra giấy cho mẹ xem những từ nào có kết thúc bằng vần ‘eo’?”. Các đáp án của bé có thể là: con mèo, con heo, người nghèo… Tìm từ sai chính tả: Bạn có thể tự tay biên soạn một đoạn văn (gồm nhiều từ viết sai chính tả) và gợi ý để bé tìm và sửa từ có lỗi chính tả. Trò chơi tăng cường trí nhớ
  5. Bạn viết một số chữ vào một mảnh giấy. Sau đó, bạn đưa cho bé đọc và ghi nhớ những chữ này. Tiếp đến, bạn cuộn tờ giấy lại sao cho bé không thể nhìn thấy chữ trong đó. Nhiệm vụ của bé là viết lại những từ mà bé nhớ được. Bạn thử kiểm tra kết quả xem bé có viết sai chính tả hay không. Tăng cơ hội thực hành chữ viết cho bé Ví dụ, bạn có thể nhờ bé lên danh sách cho những món đồ ưa thích trước khi hai mẹ con cùng đi siêu thị. Bạn có thể kiểm tra bài viết cho bé và chỉ cho bé thấy những lỗi sai (nếu có). Lập danh sách từ vựng Bạn có thể sử dụng những tờ giấy dán sẵn trong nhà. Đó có thể là những tờ giấy in hoặc do bạn tự tay viết chữ để phục vụ cho quá trình học chữ của bé. Bạn nên dán những mảnh giấy này tại nơi bé dễ thấy như trên cánh cửa tủ lạnh, cửa phòng tắm và phòng bé. Bạn nên dùng những màu sắc khác nhau cho từng chữ cái khác nhau để bé dễ nhận diện; chẳng hạn, màu đen cho chữ ‘c’; màu đỏ cho chữ ‘k’… Chuyển động khi học chữ
  6. Bạn có thể cho bé nghe một ca khúc thiếu nhi vui nhộn. Sau đó, bạn gợi ý để bé đánh vần và viết lại chính xác một từ có trong ca khúc đó. Chú trọng đến dụng cụ học tập của bé Bảng chữ cái bằng nhựa, đồ chơi hoặc những câu chuyện ngắn sinh động sẽ hỗ trợ cho khả năng viết chữ của bé. Bạn nên chọn những chữ làm mẫu để bé bắt chước theo. Lưu ý: Để bé viết đúng chính tả, bạn nên kiên nhẫn dạy bé. Bạn không nhất thiết phải cố gắng để trở thành một cô giáo tại nhà cho bé mà bạn chỉ nên dạy bé học chữ theo cách vui vẻ nhất. Nên duy trì những hoạt động này thường xuyên, bé sẽ có tiến bộ về mặt chữ viết. Nếu khả năng viết chữ của bé rất kém, bạn nên trao đổi điều này với giáo viên của con để tìm có cách hỗ trợ thích hợp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2