intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương chi tiết học phần: Tâm lý học sư phạm giáo dục tiểu học

Chia sẻ: Huynh Thi Thuy | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

621
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Học phần tâm lý học sư phạm giáo dục tiểu học cung cấp cho người học những vấn đề lý luận chung về sự phát triển tâm lý trẻ em, những cơ sở tâm lý cơ bản về hoạt động dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, nhân cách người giáo viên tiểu học. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về học phần này, mời các bạn cùng tham khảo đề cương chi tiết học phần "Tâm lý học sư phạm giáo dục tiểu học" dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương chi tiết học phần: Tâm lý học sư phạm giáo dục tiểu học

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN 1. Tên học phần : Tâm lý học sư phạm giáo dục tiểu học (Primary educational Psychology) - Mã số học phần : SG113 - Số tín chỉ học phần : 02 tín chỉ - Số tiết học phần : 20 tiết lý thuyết, 20 tiết thực hành và 80 tiết tự học. 2. Đơn vị phụ trách học phần: - Bộ môn : Tâm lý - giáo dục - Khoa: Sư phạm 3. Điều kiện tiên quyết: SP009 4. Mục tiêu của học phần: 4.1. Kiến thức Sinh viên tiếp nhận, hiểu và giải thích được những nội dung cơ bản như sau: 4.1.1. Những quan điểm khoa học về sự phát triển tâm lí lứa tuổi; những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành, phát triển tâm lý lứa tuổi; Những đặc điểm tâm lý tuổi học sinh và các phương pháp nghiên cứu tâm lý học sinh tiểu học. 4.1.2. Bản chất của hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh; Bản chất của quá trình hình thành khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo và mối quan hệ giữa dạy học và sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học. 4.1.3. Những cơ sở tâm lý về việc giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học và ý thức được chủ thể điều khiển hành vi đạo đức của học sinh tiểu học. 4.1.4. Vai trò, vị trí của người giáo viên trong nhà trường. Những đặc trưng lao động sư phạm của người giáo viên. Những phẩm chất và năng lực sư phạm của người giáo viên tiểu học. 4.1.5. Những nguyên tắc, phong cách, kỹ năng giao tiếp xã hội và giao tiếp sư phạm của giáo viên tiểu học. 4.2. Kỹ năng Sinh viên hình thành và rèn luyện những kỹ năng cơ bản sau: 4.2.1. Phân tích, đánh giá được những quan điểm khác nhau về sự phát triển tâm lý của học sinh. Lựa chọn và sử dụng các phương pháp nghiên cứu phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học. 4.2.2. Vận dụng kiến thức tâm lý học sư phạm vào nghiên cứu sự phát triển tâm lý của học sinh tiểu học trong hoạt động dạy học và giáo dục. 4.2.3. Vận dụng những hiểu biết về đặc trưng của hoạt động sư phạm, những yêu cầu về nhân cách của người giáo viên tiểu học vào việc đánh giá cũng như rèn luyện những phẩm chất và năng lực của bản thân đáp ứng với yêu cầu của nghề dạy học. 4.2.4. Kỹ năng thiết lập mối quan hệ giao tiếp và ứng xử sư phạm phù hợp có tác động giáo dục tối ưu đối với học sinh, với phụ huynh học sinh và đồng nghiệp. Giải quyết các tình huống sư phạm nảy sinh trong quá trình dạy học và giáo dục một cách hợp lý, có hiệu quả và mang tính giáo dục cao. Có phong cách giao tiếp, ứng xử sư phạm phù hợp với từng đối tượng và hoàn cảnh giao tiếp. 1
  2. 4.3. Thái độ Sinh viên hình thành một số biểu hiện thái độ tình cảm sau: 4.3.1. Xác định đúng vị trí, ý nghĩa của môn học trong việc đào tạo nghề dạy học. Có quan điểm đúng đắn về sự phát triển tâm lý của học sinh. Có thái độ tích cực trong việc xây dựng các tác động dạy học và giáo dục theo hướng phát triển năng lực trí tuệ của học sinh. 4.3.2. Tăng thêm lòng yêu người, yêu nghề dạy học Coi trọng việc hình thành và rèn luyện nhân cách người giáo viên tiểu học. 5. Mô tả tóm tắt nội dung học phần: Học phần tâm lý học sư phạm giáo dục tiểu học cung cấp cho người học những vấn đề lý luận chung về sự phát triển tâm lý trẻ em; những cơ sở tâm lý cơ bản về hoạt động dạy học và giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học, nhân cách người giáo viên tiểu học. Những nội dung cơ bản nói trên tạo cơ sở cho việc học các học phần giáo dục học và các học phần nghiệp vụ sư phạm khác. 6. Cấu trúc nội dung học phần: 6.1. Lý thuyết Nội dung Số Mục tiêu tiết Chương 1 Những vấn đề chung của tâm lý học sư phạm tiểu học 1.1. Khái quát chung về sự phát triển tâm lý trẻ em 4.1.1;4.1,2; 1.2. Tiền đề phát triển tâm lý của học sinh tiểu học 8 4.2; 1.3. Bước ngoặt 6 tuổi và tâm lý sẵn sàng đến trường 4.3. 1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tâm lý của trẻ 1.5. Đặc điểm tâm lý cơ bản của học sinh tiểu học 1.6 Một số vấn đề cơ bản của học sinh tiểu học Chương 2 Tâm lý học dạy học tiểu học 2.1. Một số thuyết về tâm lý học dạy học 4.1,2; 2.2. Hoạt động dạy 4.2; 2.3. Hoạt động học 4 4.3. 2.4. Sự hình thành khái niệm, kỹ năng, kỹ xảo 2.5. Dạy học và sự phát triển trí tuệ Chương 3 Tâm lý học giáo dục học sinh tiểu học 4.1.3;4.1,4;4.1.5; 3.1. Đạo đức và hành vi đạo đức 4.2; 3.2. Nhân cách là chủ thể của hành vi đạo đức 4 4.3. 3.3. Vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học 3.4. Trẻ chưa ngoan và việc giáo dục lại Chương 4 Tâm lý học nhân cách người giáo viên tiểu học 4.1.4;4.1,5; 4.1. Vai trò, vị trí của người giáo viên trong nhà trường 4.2; 4.2. Đặc điểm lao động sư phạm của người giáo viên 6 4.3. 4.3. Phẩm chất nhân cách người giáo viên 4.4. Năng lực sư phạm của người giáo viên Chương 5 GIAO TIẾP SƯ PHẠM 4.1.4;4.1,5; 5.1. Khái quát chung về giao tiếp 8 4.2; 5.2. Giao tiếp sư phạm 4.3. 2
  3. 6.2. Bài tập thực hành Chương Nội dung Số Mục tiêu tiết Chương 1 Tìm hiểu mối quan hệ giữa Trẻ em - 4.1.2; 4.2.3; Người lớn - Thế giới đối tượng Xây dựng một sơ đồ tìm hiểu đặc điểm 4.1.1;4.1,2; Chương 2 tâm lí lứa tuổi tiểu học và đưa ra giải 4.2; pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm 4.3. tâm lý học sinh tiểu học Thiết kế và tổ chức quá trình hình thành 4.1,2; Chương 3 một khái niệm hoặc một kỹ năng trong 4.2; dạy học ở tiểu học 4.3. Thiết kế và tổ chức một hoạt động để 4.1.3;4.1,4;4.1.5; Chương 4 giáo dục một phẩm chất đạo đức cho 4.2; học sinh tiểu học. 4.3. Xây dựng và xử lý một số tình huống 4.1.4;4.1,5; Chương 5 sư phạm trong hoạt động dạy học và 4.2; giáo dục học sinh. 4.3. 7. Phương pháp giảng dạy - Thuyết trình; Nêu vấn đề; Thảo luận nhóm/báo cáo kết quả. - Hướng dẫn tìm kiếm thông tin; tổ chức hoạt động. - Hướng dẫn cách vận dụng tri thức để rèn luyện kỹ năng. - Bài tập thực hành rèn luyện tập kỹ năng vận dụng kiến thức môn học … 8. Nhiệm vụ của sinh viên Sinh viên phải thực hiện các nhiệm vụ như sau: - Tham dự tối thiểu 80% số tiết học lý thuyết. - Tham gia đầy đủ 100% giờ thực hành và có báo cáo kết quả. - Thực hiện đầy đủ các bài tập nhóm/ bài tập và được đánh giá kết quả thực hiện. - Tham dự kiểm tra giữa học kỳ. - Tham dự thi kết thúc học phần. - Chủ động tổ chức thực hiện giờ tự học. 9. Đánh giá kết quả học tập của sinh viên 9.1. Cách đánh giá Sinh viên được đánh giá tích lũy học phần như sau: TT Điểm thành phần Quy định Trọng số Mục tiêu 1 Điểm chuyên cần Tham dự đầy đủ số tiết lý thuyết 10% 4.1;4.2; 4.3. theo qui định và có thái độ học tập tích cực. Điểm bài tập và - Hoàn thành tất cả bài tập trên 2 điểm bài tập nhóm lớp và bài tập tự học được giao 15% 4.1;4.2;4.3. - Thảo luận và làm bài tập nhóm và được nhóm xác nhận 3 Điểm kiểm tra giữa Làm bài thi viết 25% 4.1;4.2;4.3. kỳ 4 Điểm thi kết thúc - Tham dự đủ 80% tiết lý thuyết 50% 4.1;4.2;4.3. học phần - Bài thi kết thúc học phần (bắt buộc) 3
  4. 9.2. Cách tính điểm - Điểm đánh giá thành phần và điểm thi kết thúc học phần được chấm theo thang điểm 10 (từ 0 đến 10), làm tròn đến một chữ số thập phân. - Điểm học phần là tổng điểm của tất cả các điểm đánh giá thành phần của học phần nhân với trọng số tương ứng. Điểm học phần theo thang điểm 10 làm tròn đến một chữ số thập phân, sau đó được quy đổi sang điểm chữ và điểm số theo thang điểm 4 theo quy định về công tác học vụ của Trường. 10. Tài liệu học tập: Thông tin về tài liệu Số đăng ký cá biệt [1] Bài giảng Tâm lý học lứa tuổi và tâm lí học sư Thư viện Khoa Sư phạm phạm/ Bộ môn TLGD/ Cần Thơ, 1997. [2] Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm /Lê Thư viện Khoa Sư phạm Văn Hồng (chủ biên), Lê Ngọc Lan/ Hà Nội:NXB Trung tâm học liệu Giáo dục,1998. [3] Tâm lí học/ Phạm Minh Hạc/ Hà Nội:NXB Giáo Thư viện Khoa Sư phạm dục,1989. [4] Giáo trình Tâm lý học/ Bùi Văn Huệ/Hà Nội: Thư viện Khoa Sư phạm Đại học Quốc gia, 2000. [5] Tình huống tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư Thư viện Khoa Sư phạm phạm/Đỗ Thị Châu/Hà Nội:NXB Giáo dục, 2005. Trung tâm học liệu [6] Giao tiếp sư phạm/ Ngô Công Hoàn, Hoàng Anh Thư viện Khoa Sư phạm (đồng chủ biên)/ Hà Nội :NXB Giáo dục,1998. [7] Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí học sư phạm/A.V. - http:// ebook. edu.net.vn Pêtrôpxki/ Hà Nội:NXB Giáo dục,1982. - http:// tamlyhoc.net [8] Tâm lí học dạy học/Hồ Ngọc Đại/ Hà Nội: Đại - http:// ebook. edu.net.vn học Quốc gia, 2000. - http:// tamlyhoc.net 11. Hướng dẫn sinh viên tự học: Lý thuyết Thực hành Tuần Nội dung Nhiệm vụ của sinh viên (tiết) (tiết) -Nghiên cứu tài liệu[1], [2], [3], [5]: 1-4 Chương 1 16 -Ôn lại nội dung học phần Tâm lý học đại cương -Làm bài tập chương 1 -Nghiên cứu tài liệu[1],[2],[5], [7]: -Ôn lại nội dung học phần Tâm lý học 4-6 Chương 2 8 đại cương -Chuẩn bị bài báo cáo thảo luận các vấn đề trong chương 2 và làm bài tập chương 2 -Nghiên cứu tài liệu[1],[2], [3], [5], [7]: 7-8 Chương 3 8 -Ôn lại nội dung học phần Tâm lý học đại cương. -Chuẩn bị bài báo cáo thảo luận các vấn đề trong chương 3 và làm bài tập chương 3. 4
  5. -Nghiên cứu tài liệu:[1],[2], [4], [7,[8], 9 - 10 Chương 4 8 -Chuẩn bị bài báo cáo thảo luận, bài thực hành chương 4 và làm bài tập chương 4. -Nghiên cứu tài liệu:[1],[4],[5],[6],[7] 10 - 15 Chương 5 16 [8] -Chuẩn bị bài báo cáo thảo luận, bài thực hành các vấn đề chương 5 và làm bài tập chương 5. Cần Thơ, ngày 25 tháng 3 năm 2014 TL. HIỆU TRƯỞNG TRƯỞNG BỘ MÔN TRƯỞNG KHOA 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2