intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

‘Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên’ sau đây sẽ giúp bạn đọc nắm bắt được cấu trúc đề thi, từ đó có kế hoạch ôn tập và củng cố kiến thức một cách bài bản hơn, chuẩn bị tốt cho kỳ thi sắp. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn Hóa học lớp 9 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. Trường THCS Phước Nguyên Tổ Lý – Hóa – Sinh – CN- Tin học ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ GIỮA KÌ I HOÁ 9.NH 2021– 2022 I. Trắc nghiệm: Câu 1: Chất nào sau đây là bazơ? A. KOH. B. HCl. C. NaCl. D. H2SO4. Câu 2: Trong số các bazơ sau đây, bazơ nào tan tốt trong nước? A. NaOH. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2. D. Cu(OH)2. Câu 3: Trong số các bazơ sau đây, bazơ nào sau đây không tan trong nước? A. KOH. B. Fe(OH)2. C. Ba(OH)2. D. NaOH. Câu 4: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím hóa xanh A. NaCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HCl. Câu 5: Dung dịch các chất nào sau đây làm dung dịch phenolphtalein không màu chuyển sang màu đỏ? A. HCl, NaCl, NaOH. B. HNO3, Ba(OH)2. C. NaOH, KOH. D. H2SO4, Ca(OH)2. Câu 6: Chất nào sau đây không bị nhiệt phân hủy tạo thành oxit bazơ và nước? A. KOH. B. Fe(OH)3. C. Fe(OH)2. D. Cu(OH)2.
  2. Câu 7: Để nhận biết dung dịch KOH và dung dịch Ba(OH)2 ta dùng thuốc thử là A. Dung dịch phenolphtalein. B. Quỳ tím. C. Dung dịch H2SO4 loãng. D. Dung dịch HCl. Câu 8: Dung dịch NaOH tác dụng với nhóm chất nào sau đây đều tạo thành muối và nước? A. Ca(OH)2, CO2, CuCl2. B. P2O5, H2SO4, SO3. C. CO2, Na2CO3, HNO3. D. Na2O, Fe(OH)3, FeCl3. Câu 9: Để phân biệt HCl và H2SO4 loãng ta có thể sử dụng dung dịch A. NaCl. B. BaCl2. C. MgCl2. D. KCl. Câu 10: Nhóm các dung dịch có pH>7 là A. HCl, HNO3. B. NaCl, KNO3. C. NaOH, KOH. D. Nước cất, nước muối. Câu 11: Dung dịch HCl đều tác dụng được với các chất trong dãy nào sau đây? A. Mg, Fe2O3, Cu(OH)2, Ag. B. Fe, MgO, Zn(OH)2, Na2SO4. C. CuO, Al, Fe(OH)3, CaCO3. D. Zn, BaO, Mg(OH)2, SO2. Câu 12: Dãy các chất nào sau đây đều là oxit axit? A. Fe2O3, NO2, SO2. B. CO2 , P2O5, CaO. C. CuO, K2O, Fe2O3. D. P2O5, SO3, N2O5. Câu 13: Để tách CO ra khỏi hỗn hợp khí gồm: CO, CO2 và SO2 người ta dùng A. H2O. B. dung dịch Ca(OH)2. C. dung dịch HCl. D. khí oxi.
  3. Câu 14: Dãy các chất nào sau đây là oxit bazơ? A. CO, NO2, SO2. B. CO2, P2O5, CaO. C. CuO, K2O, Fe2O3. D. P2O5, SO3, N2O5. Câu 15: Phản ứng trung hoà là phản ứng hoá học giữa A. kim loại với dung dịch axit. B. oxit bazơ với dung dịch axit. C. bazơ với axit. D. dung dịch bazơ với oxit axit. Câu 16: Khi cho kim loại Cu vào ống nghiệm đựng dung dịch AgNO3 thì A. không có hiện tượng gì xảy ra. B. dây đồng tan một phần, trong dung dịch có muối đồng sunfat. C. màu xanh của dung dịch Cu(NO3)2 xuất hiện. D. có kim loại Ag bám vào dây đồng, một phần đồng tan dần và dung dịch màu xanh xuất hiện. Câu 17: Dãy chất tác dụng với dung dịch NaOH là A. SO2, HCl, Fe(NO3)2, CuSO4. B. Ba(OH)2, CuO, FeSO4, H2SO4. C. CO2, FeCl3, Mg(OH)2, AgCl. D. CuCl2, K2SO4, Fe(OH)3, CaCO3. Câu 18: Đạm urê có công thức là A. NH4NO3. B. (NH4)2SO4. C. CO(NH2)2. D. Ca(NO3)2. Câu 19: Khi cho kim loại Ag vào ống nghiệm đựng dung dịch Cu(NO3)2 thì A. không có hiện tượng gì xảy ra. B. dây bạc tan một phần, trong dung dịch có muối bạc nitrat. C. màu xanh của dung dịch Cu(NO3)2 biến mất. D. có kim loại đồng bám vào dây bạc, một phần bạc tan dần và dung dịch màu xanh biến mất. Câu 20: Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được? A. Không có hiện tượng nào xảy ra. B. Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
  4. C. Một phần đinh sắt bị hoà tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh lam của dung dịch ban đầu nhạt dần. D. Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hoà tan. II.Tự luận: Câu 1: Có những chất: CuO, BaCl2, Zn, ZnO. Chất nào nói trên tác dụng với dung dịch HCl, dung dịch H2SO4 loãng sinh ra: a. Chất khí cháy được trong không khí. b. Dung dịch có màu xanh lam. c. Chất kết tủa màu trắng không tan trong nước và axit. d. Dung dịch không màu và nước. Viết tất cả các PTHH. Câu 2: Có những oxit sau: Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2. a. Những oxit nào tác dụng được với dung dịch H2SO4 b. Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH. c. Những oxit nào tác dụng được với H2O. Viết tất cả các PTHH. Câu 3: Trình bày phương pháp hóa học phân biệt các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn.Viết phương trình hóa học minh họa (nếu có). a. KNO3, K2SO4, H2SO4, HNO3. b. Ba(OH)2, KOH, Na2CO3, BaCl2. c. AgNO3, HCl, NaCl, NaOH. d. HCl, H2SO4, NaCl, Na2SO4. Câu 4: Có những muối sau: A. CuSO4; B. NaCl; C. MgCO3; D. ZnSO4; E. KNO3 Hãy cho biết muối nào: a. Không nên điều chế bằng phản ứng của kim loại với axit vì gây nổ, không an toàn. b. Có thể điều chế bằng phản ứng của kim loại với dung dịch axit sunfuric loãng. c. Có thể điều chế bằng phản ứng của dung dịch muối cacbonat với dung dịch axit clohiđric. d. Có thể điều chế bằng phản ứng trung hòa giữa hai dung dịch. e. Có thể điều chế bằng phản ứng của muối cacbonat không tan với dung dịch axit sunfuric.
  5. Câu 5: Hãy thực hiện những chuyển đổi hoá học sau bằng cách viết những PTHH. (Ghi điều kiện của phản ứng, nếu có.) 1 2 4 5 6 7 8 S   SO2   SO3   H 2 SO4   SO2   H 2 SO3   Na 2 SO3   SO2 3 9 10 Na 2 SO3 Na 2SO 4   BaSO 4 Câu 6: Cho 15,5 gam natri oxit Na2O tác dụng với nước, thu được 0,5 lít dung dịch bazơ. a. Viết PTHH và tính nồng độ mol của dung dịch bazơ thu được. b. Tính thể tích dung dịch H2SO4 20%, có khối lượng riêng 1,14g/ml cần dùng để trung hòa dung dịch bazơ nói trên. Câu 7: Dẫn từ từ 1,568 lít khí CO2 (đktc) vào một dung dịch có hòa tan 6,4 gam NaOH, sản phẩm là muối Na2CO3. a. Chất nào đã lấy dư và dư là bao nhiêu (lít hoặc gam)? b. Hãy xác định khối lượng muối thu được sau phản ứng? Câu 8: Một người làm vườn đã dùng 500 g (NH4)2SO4 để bón rau. a. Nguyên tố dinh dưỡng nào có trong loại phân bón này? b. Tính thành phần phần trăm của nguyên tố dinh dưỡng trong phân bón. c. Tính khối lượng của nguyên tố dinh dưỡng bón cho ruộng rau. Câu 9: Trộn một dung dịch có hòa tan 27 gam CuCl2 với một dung dịch có hòa tan 20 gam NaOH. Lọc hỗn hợp các chất sau phản ứng, được kết tủa và nước lọc. Nung kết tủa đến khi khối lượng không đổi. a. Tính khối lượng chất rắn thu được sau khi nung. b. Tính khối lượng các chất tan có trong nước lọc. Câu 10: Trung hòa 20 ml dung dịch H2SO4 1M bằng dung dịch NaOH 20%. a. Tính khối lượng dung dịch NaOH cần dùng. b. Nếu trung hòa dung dịch H2SO4 trên bằng dung dịch KOH 5,6%, có khối lượng riêng là 1,045g/ml, thì cần bao nhiêu ml dung dịch KOH? Câu 11: Biết 8,96 lít khí CO2 (đktc) tác dụng vừa hết với 800 ml dung dịch Ba(OH)2, sản phẩm là BaCO3 và H2O. a. Tính nồng độ mol của dung dịch Ba(OH)2 đã dùng b. Tính khối lượng chất kết tủa thu được. Câu 12: Cho một lượng bột sắt dư vào 50ml dung dịch axit sunfuric. Phản ứng xong, thu được 3,36 lít khí hiđro (đktc). a. Tính khối lượng sắt đã tham gia phản ứng. b. Tính nồng độ mol của dung dịch axit sunfuric đã dùng.
  6. - Hết-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2