intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

8
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Với mong muốn giúp các bạn đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, TaiLieu.VN đã sưu tầm và chọn lọc gửi đến các bạn ‘Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội’ hi vọng đây sẽ là tư liệu ôn tập hiệu quả giúp các em đạt kết quả cao trong kì thi. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 1 môn KHTN lớp 6 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. THCS Dương Nội Năm học 2023-2024 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ I – MÔN KHTN 6 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM Câu 1. Hoạt động nào trong các hoạt động sau đây là hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Chơi bóng rổ B. Cấy lúa C. Đánh đàn D. Tìm hiểu đặc điểm sinh học của các loài tôm. Câu 2. Hoạt động nào sau đây của con người không phải hoạt động nghiên cứu khoa học? A. Tìm hiểu về biến chủng covid B. Sản xuất phân bón hóa học C. Tìm hiểu về biến đổi khí hậu D. Tìm hiểu vi khuẩn bằng kính hiển vi Câu 3. Theo em, việc lắp ráp pin cho nhà máy điện mặt trời thể hiện vai trò nào dưới đây của khoa học tự nhiên? A. Chăm sóc sức khoẻ con người. B. Nâng cao khả năng hiểu biết của con người về tự nhiên. C. Ứng dụng công nghệ vào đời sống, sản xuất. D. Hoạt động nghiên cứu khoa học. Câu 4. Vật nào sau đây gọi là vật không sống? A. Con ong B. Vi khuẩn C. Than củi D. Cây cam Câu 5. Dự báo thời tiết thuộc lĩnh vực nào của KHTN A. Hóa học B. Sinh học C. Thiên văn học D. Khoa học trái đất Câu 6. Ví dụ nào sau đây liên quan đến ngành Hóa học? A. Ấp trứng gà bằng máy chuyên dụng. B. Quan sát hướng chuyển động của viên đạn. C. Theo dõi quá trình lớn lên của cây cà chua. D. Khi cho baking soda vào giấm ăn, ta thấy hiện tượng sủi bọt khí. Câu 7. Khi quan sát tế bào thực vật ta nên chọn loại kính nào? A. Kính có độ. B. Kính lúp. C. Kính hiển vi. D. Kính hiển vi hoặc kính lúp đều được. Câu 8. Đơn vị đo độ dài hợp pháp thường dùng ở nước ta là: A. Mét (m) B. Xentimét (cm) C. Milimét (mm) D. Đềximét (dm) Câu 9. Xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước trong hình? A. GHĐ 10 cm, ĐCNN 1 cm. B. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,1 cm. C. GHĐ 20 cm, ĐCNN 1 cm. D. GHĐ 10 cm, ĐCNN 0,5 cm. Câu 10. Đơn vị đo thời gian trong hệ thống đo lường chính thức ở nước ta là: A. ngày B. giờ C. phút D. giây
  2. THCS Dương Nội Năm học 2023-2024 Câu 11. Để đo nhiệt độ của cơ thể người, ta dùng: A. Nhiệt kế thuỷ ngân. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế rượu. D. Nhiệt kế kim loại. Câu 12. Trong thang nhiệt độ Celsius, nhiệt độ đông đặc của nước và nhiệt độ sôi của nước lần lượt là: A. 0 oC và 100 oC B. 0 oC và 37 oC C. -100 oC và 100 oC D. 37 oC và 100 oC Câu 13. Khi đo khối lượng của một vật bằng một cái cân có ĐCNN là 10g. Kết quả nào sau đây là đúng? A. 226g B. 302g C. 250g D. 305g Câu 14. Một xe chở mì khi lên trạm cân số chỉ là 4,3 tấn và sau khi đổ mì khỏi xe và cân lại thì xe có khối lượng là 680 kg. Hỏi khối lượng của mì là bao nhiêu kilogam? A. 4980 B. 3620 C. 4300 D. 5800 Câu 15. Để đo thời gian của một vận động viên chạy 400 m, loại đồng hồ thích hợp nhất là loại nào? A. Đồng hồ treo tường. B. Đồng hồ cát. C. Đồng hồ đeo tay. D. Đồng hồ bấm giây. Câu 16. Trong thang nhiệt độ Fahrenheit, nhiệt độ đông đặc của nước là bao nhiêu? A. 32oF B. 100oF C. 212oF D. 0oF Câu 17. Đặc điểm cơ bản để phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo là: A. vật thể nhân tạo đẹp hơn vật thể tự nhiên. B. vật thể nhân tạo do con người tạo ra. C. vật thể tự nhiên làm từ chất, còn vật thể nhân tạo làm từ vật liệu. D. vật thể tự nhiên làm từ các chất trong tự nhiên, vật thể nhân tạo làm từ các chất nhân tạo. Câu 18. Vật thể nhân tạo là A. Cây lúa. B. Cái cầu. C. Mặt trời. D. Con sóc. Câu 19. Mặt trời mọc lên, dưới ánh nắng mặt trời làm cho các hạt sương tan dần. Hiện tượng này thể hiện quá trình chuyển thể nào? A. Từ rắn sang lỏng B. Từ lỏng sang hơi C. Từ hơi sang lỏng D. Từ lỏng sang rắn Câu 20. Quá trình nào sau đây thể hiện tính chất hoá học? A. Hoà tan đường vào nước. B. Cô cạn nước đường thành đường. C. Đun nóng đường tới lúc xuất hiện chất màu đen. D. Đun nóng đường ở thể rắn để chuyển sang đường ở thể lỏng.
  3. THCS Dương Nội Năm học 2023-2024 Câu 21. Tính chất nào sau đây là tính chất hoá học của khí carbon dioxide? A. Chất khí, không màu. B. Không mùi, không vị. C. Tan rất ít trong nước. D. Làm đục dung dịch nước vôi trong (dung dịch calcium hydroxide). Câu 22. Với cùng một chất lỏng, nhiệt độ nóng chảy cũng chính là: A. Nhiệt độ sôi. B. Nhiệt độ đông đặc. C. Nhiệt độ hóa hơi. D. Nhiệt độ ngưng tụ. Câu 23. Chọn phát biểu đúng: A. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nặng hơn không khí. B. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nặng hơn không khí. C. Oxygen là chất khí, tan ít trong nước và nhẹ hơn không khí. D. Oxygen là chất khí, tan vô hạn trong nước và nhẹ hơn không khí. Câu 24. Chọn phát biểu đúng về định nghĩa của sự bay hơi ? A. Sự chuyển từ thể rắn sang thể hơi gọi là sự bay hơi. B. Sự chuyển từ thể hơi sang thể rắn gọi là sự bay hơi. C. Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi gọi là sự bay hơi. D. Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng gọi là sự bay hơi. Câu 25. Khi một can xăng bất cẩn bốc cháy, chọn giải pháp chữa cháy nào dưới đây phù hợp nhất? A. Phun nước B. Dùng cát đổ trùm lên. C. Dùng bình chữa cháy gia đình để phun vào D. Dùng chiếc chăn khô đắp lên. Câu 26. Chất nào sau đây chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất trong không khí? A. Oxygen. B. Hydrogen. C. Nitrogen. D. Carbon dioxide. Câu 27. Trong quá trình quang hợp cây xanh đã thải ra khí gì: A. Nitrogen. B. Oxygen. C. Carbon dioxide. D. Hydrogen. Câu 28. Nguyên nhân nào sau đây không gây ô nhiễm không khí? A. Cháy rừng B. Khí thải do sản xuất công nghiệp, do hoạt động của phương tiện giao thông C. Hoạt động của núi lửa D. Khí sinh ra từ quá trình quang hợp của cây xanh Câu 29. Tại sao ở thành cốc đựng nước đá lại xuất hiện những giọt nước nhỏ: A. Cốc bị thủng. B. Trong không khí có khí oxi. C. Trong không khí có hơi nước. D. Trong không khí có khí nitơ. Câu 30. Nguồn năng lượng nào sau đây gây ô nhiễm môi trường không khí nhiều nhất?
  4. THCS Dương Nội Năm học 2023-2024 A. Điện gió. B. Điện mặt trời. C. Nhiệt điện. D.Thuỷ điện. B. PHẦN TỰ LUẬN Bài 1. Kể tên 3 hoạt động của con người là hoạt động nghiên cứu khoa học? Bài 2. Phân biệt vật sống và vật không sống dựa vào các đặc điểm đặc trưng. Cho VD Bài 3. a) Hãy đổi ra đơn vị m các độ dài: 15 cm, 15 mm, 15 km, 15 inch b) Hãy đổi ra đơn vị kg các khối lượng: 3 mg, 3 g, 3 tấn, 3 lạng. c) Hãy đổi các đơn vị thời gian sau: 10 phút = …… giây 3 giờ = …….. phút 12 ngày = …….giờ 2 giờ 15 phút =…… giây Bài 4. Hãy quy đổi các nhiệt độ sau: a) 30 oC, 65 oC, 55 oC ra oF b) 95oF, 122 oF, 77 oF ra oC Bài 5. Một lớp học có chiều dài 8m, chiều rộng 6m, chiều cao 3m. a) Tính thể tích không khí và thể tích oxygen có trong lớp, biết oxygen chiếm 20% thể tích không khí. b) Trong lớp học có 45 em học sinh. Hãy tính thể tích khí carbon dioxide mà các em thở ra trong 45 phút, biết rằng một học sinh thở ra khoảng 1,5 lít khí carbon dioxide một lần, một phút thở ra khoảng 28 lần. Bài 6. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe con người? Em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm bảo vệ bầu không khí ở trường học hoặc nơi ở của em. ------------- HẾT ------------- Chúc các con ôn tập tốt và đạt kết quả cao!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2