intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên

Chia sẻ: Wangjunkaii Wangjunkaii | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:12

40
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên phục vụ cho các bạn học sinh khối lớp 9 trong quá trình ôn thi để bạn có thể học tập chủ động hơn, nắm bắt các kiến thức tổng quan về môn học. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập HK2 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Phước Nguyên

  1. Tr ường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2 ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ II  MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2019 ­ 2020 A/ Chủ đề 1:  Văn học I/ T    h   ống kê tác phẩm  : 1/ Văn bản nghị luận: T Tên  Năm  Thể Tác giả Nội dung Đặc sắc nghệ thuật T bài ST loại Bàn  Chu  Sự  cần thiết của việc đọc sách  Bố  cục chặt chẽ, hợp  Quang  về  Nghị  và   phương   pháp   đọc   sách.   Đọc  lí. Trình bày ý kiến tự  1 Tiềm  2005 đọc  (1897­ luận sách là con đường quan trọng để  nhiên, có lí lẽ  và dẫn  sách  tích lũy và nâng cao học vấn. chứng sinh động. 1986) 2/ Văn bản thơ hiện đại Việt Nam (HK2): T Tên  Năm  Thể Tác giả Nội dung Đặc sắc nghệ thuật T bài ST thơ Bài   thơ   đã   thể   hiện   lòng   thành  Giọng điệu trang trọng  Viếng  Viễn  Thơ  kính và niềm xúc động sâu sắc  và tha thiết; nhiều hình  1 lăng  Phương 1976 tám  của   nhà   thơ   và   của   mọi   người  ảnh  ẩn dụ  đẹp và gợi  Bác (1928) chữ đối   với   Bác   Hồ   khi   vào   lăng  cảm, ngôn ngữ  bình dị  viếng Bác cô đúc. Cảm   xúc   trước   mùa   xuân   của  Thể   thơ   năm   chữ   có  Mùa  Thanh  thiên nhiên và đất nước, thể hiện  nhạc   điệu   trong   sáng,  Thơ  xuân  Hải ước nguyện chân thành góp mùa  tha   thiết,   gần   với   dân  2 1980 năm  nho  (1930  xuân nhỏ  của đời mình vào cuộc  ca;   hình   ảnh   đẹp   giản  nhỏ ­1980) chữ đời chung của đất nước. dị,   những   so   sánh,   ẩn  dụ sáng tạo. 3/ Văn bản truyện hiện đại Việt Nam (HK2): T Tên  Năm  Thể Tác giả Nội dung Đặc sắc nghệ thuật T bài ST loại   Tâm hồn trong sáng mơ  mộng,    Truyện   sử   dụng   vai  tinh   thần   dũng   cảm,   cuộc   sống  kể   là   nhân   vật   chính,  đầy gian khổ  hi sinh nhưng rất  có   cách   kể   chuyện   tự  Nhữn Lê Minh  Truyện  hồn nhiên lạc quan của những cô  nhiên,   ngôn   ngữ   sinh  1 g ngôi  Khuê  1971 ngắn gái TNXP trên tuyến đường TS.  động, trẻ  trung và đặc  xa xôi (1949) Là hình  ảnh đẹp về  thế  hệ  trẻ  biệt thành công về  NT  VN trong KCCM. miêu   tả   tâm   lí   nhân  vật. II/ Phương pháp ôn tập :   + Học thuộc các bài thơ;  T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 1
  2. Trường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2          + Nắm tác giả, tác phẩm; + Phương thức biểu đạt; + Nội dung, ý nghĩa văn bản; + Ý nghĩa chi tiết, ý nghĩa hình ảnh trong văn bản;  + Đặc điểm nhân vật; + Giải thích nhan đề, đặt nhan đề; + Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, cùng phương thức biểu đạt. B/ Chủ đề 2: Tiếng Việt TT Tên bài Khái niệm Ví dụ Là TP câu đứng trước CN để nêu lên  Hiểu thì tôi hiểu rối nhưng  1 Khởi ngữ đề tài được nói đến trong câu. giải thì tôi chưa giải được. Được dùng để thể hiện cách nhìn của  Nói của đáng tội mẹ con tôi  TP tình  người nói đối với sự việc được nói đến  cũng chẳng muốn đi. thái trong câu. Các  TP cảm  Được dùng để bộc lộ tâm lí của người  Trời ơi, chỉ còn có năm  thành  thán nói (vui, buồn, mừng, giận,…) phút!  (Lặng lẽ Sa Pa) 2 phần  TP gọi ­  Được dùng để tạo lập hoặc để duy trì  Thưa ông, chúng cháu ở Gia  biệt lập đáp quan hệ giao tiếp. Lâm lên đấy ạ. (Làng) Được dùng để bổ sung một số chi tiết  Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ  TP phụ  cho nội dung chính của câu. vậy, và tôi càng buồn lắm.     chú (Lão Hạc) Về nội dung : Các đoạn phải phục vụ   Từ đó, oán nặng thù sâu,  chủ đề chung của văn bản; các câu  hàng năm Thủy Tinh làm  phải phục vụ chủ đề của đoạn văn  mưa gió, bão lụt dâng nước  (liên kết chủ đề); phải được sắp xếp  đánh Sơn Tinh. Nhưng năm  theo một trình tự hợp lí. (liên kết lô­  nào cũng vậy, Thần nước  Liên kết câu và liên  gic) đánh mệt mỏi, chán chê vẫn  3 kết đoạn văn V ề  hình th ức  : Các câu và các đo ạn  không thắng nổi Thần Núi  văn có thể được liên kết với nhau bằng  để cướp Mị Nương, đành  một số biện pháp chính như : phép lặp  rút quân về. từ ngữ; phép thế; phép nối; phép đồng  *  Phép thế :  nghĩa, trái nghĩa, liên tưởng. ­ Thủy tinh­ Thần nước ­ Sơn Tinh – Thần Núi ­ Nghĩa tường minh: Là phần  ­> Ô ! Cô còn quên chiếc  thông báo được diễn đạt trực tiếp  mùi soa đây này! bằng từ ngữ trong câu. Nghĩa tường minh  4 ­ Hàm ý: Là phần thông báo tuy  ­>  Trời ơi, chỉ còn có năm  và hàm ý không được diễn đạt trực tiếp bằng từ  phút! ngữ trong câu nhưng có thể suy ra từ  những từ ngữ ấy. * Yêu cầu :  ­  Nắm vững các khái niệm.                       ­  Xác định và phân tích các thành phần của câu.                      ­  Biết cách liên kết câu trong đoạn văn.        T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 2
  3. Trường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2                      ­  Rèn luyện kĩ năng tổng hợp và nhận diện các thành phần câu, hàm ý và các phép  liên kết câu, liên kết đoạn trong văn bản. C/ Chủ đề 3 : Tập làm văn I/ Nghị luận xã hội : Về một tư tưởng, đạo lý.  Về một hiện tượng đời sống. Về tư tưởng, đạo   lý hoặc sự việc, hiện tượng đời sống từ tác phẩm, bài báo, bản tin,...  ­ Xác định yêu cầu của đề, nội dung vấn đề nghị luận,  ­ Viết đoạn văn nghị luận xã hội (không quá một trang giấy thi)  ­ Trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hoặc quy nạp, tổng phân hợp.  ­  Trong đoạn văn phải có câu Mở đoạn ­> các câu phát triển đoạn ­> câu kết thúc đoạn. II/ Nghị luận văn học : Tác phẩm thơ và truyện Việt Nam hiện đại (Sgk Ngữ văn 9, tập 2). ­ Nắm được nội dung, nghệ thuật và kỹ năng làm bài để viết một bài văn phân tích một đoạn  thơ, bài thơ hoặc phân tích đặc điểm nhân vật trong truyện. ­   Tiến hành các bước làm bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ; nghị luận về tác phẩm truyện  hoặc đoạn trích trên cơ sở tổ chức, triển khai các luận điểm phù hợp. ­  Đối với tác phẩm truyện hoặc đoạn trích cần tập trung phấn tích nhân vật chính. YÊU CẦU ĐỐI VỚI BÀI TẬP LÀM VĂN A/ NGHỊ LUẬN XàHỘI : * Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:  I/ Đề tài: Những hiện tượng tốt hoặc chưa tốt đang diễn ra trong mỗi con người và đời sống xã   hội cần được nhìn nhận thêm :            ­ Hiện tượng tốt :         + Hiến máu nhân đạo, ủng hộ nạn nhân nhiễm chất độc màu da cam, ủng hộ đồng bào lũ lụt…        + Phong trào mùa hè xanh, quỹ thắp sáng ước mơ…        + Mái ấm tình thương, ngôi nhà tình nghĩa, ngôi nhà mơ ước….           ­ Hiện tượng xấu:        + Ô nhiễm môi trường, tai nạn giao thông…         + Bệnh thành tích; sự vô cảm….        + Bệnh quay cóp trong thi cử…        + Tình trạng bạo lực học đường, nghiện game… II/ Về cấu trúc triển khai bài làm:           @Mở đoạn :  ­ Giới thiệu hiện tượng cần nghị luận.                                  ­ Chỉ ra bản chất của hiện tượng đó.            @/ Phát triển đoạn :              1/  Bản chất, thực trạng của hiện tượng. (Giải thích, nêu biểu hiện)             2/  Nêu thực trạng và nguyên nhân (khách quan – chủ quan) của hiện tượng.(P.tích, C/ minh)             3/  Nêu tác dụng – ý nghĩa (nếu là hiện tượng tốt); tác hại ­ hậu quả (nếu là hiện tượng xấu)    4/ Giải pháp phát huy (nếu là hiện tượng tốt); Biện pháp khắc phục (nếu hiện tượng xấu)             @/ Kết thúc đoạn : Bày tỏ thái độ ý kiến về hiện tượng./. * Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: I/ Đề tài : ­ Về nhận thức (lí tưởng, mục đích học tập….) ­ Về tâm hồn, tính cách (lòng yêu nước, lòng nhân ái, lòng vị tha, tính trung thực….) ­ Về quan hệ gia đình (tình mẹ con, tình anh em….)  T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 3
  4. Trường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2 ­ Về quan hệ xã hội (tình đồng loại, tình thầy trò, tình bạn bè…) II/ Về cấu trúc triển khai bài làm :  @/ Mở đoạn : ­ Giới  thiệu vấn đề cần nghị luận.                         ­ Dẫn đề (nếu có)        @/ Phát triển đoạn :  1/  Giải thích tư khái niệm tưởng đạo lí cần nghị luận   + Giải thích nghĩa đen – nghĩa bóng với những vấn đề nêu ra bằng các hình ảnh ẩn dụ + Giải thích khái niệm, biểu hiện đối với những vấn đề nêu ra trực tiếp 2/  Đánh giá vấn đề là đúng hay sai từ đó phân tích, chứng minh những mặt đúng, sai của vấn đế 3/ Mở rộng vấn đề: + Phê phán những tư tưởng hành động sai trái + Đề ra các hành động đúng + Nêu ý nghĩa của vấn đề đối với xã hội và bản thân @/ Kết thúc đoạn:  ­ Tóm lược vấn đề.                                       ­  Rút ra bài học về nhận thức, hành động cho bản thân./. 1/ Một số đề nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. 1. Viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về nạn ô nhiễm môi trường hiện nay. 2.  Xây dựng một đoạn văn ngắn đánh giá về hiện tượng học qua loa đối phó ở một số  HS hiện nay. 3.  Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về trang phục và văn hóa. 4.  Suy nghĩ của em về bệnh vô cảm trong đời sống xã hội hiện nay. 2/ Một số đề nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. a/ Các Mác đã từng nói:“Tình bạn chân chính là viên ngọc quý”. Viết đoạn văn nghị luận về tư  tưởng trên. b/ Viết đoạn văn trình bày ý kiến :"Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”. c/ Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. B/ NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: Nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn  Nghị luận về đoạn thơ, bài thơ trích) *  Bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc  * Bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ  đoạn trích) có thể bàn về chủ đề, nhân vật,  cần được bố cục mạch lạc theo các phần: cốt truyện, nghệ thuật của truyện. a/ Mở bài: Giới thiệu đoạn thơ, bài thơ và  a/ Mở bài: Giới thiệu tác phẩm (tùy theo yêu  bước đầu nêu nhận xét, đánh giá của mình.  cầu cụ thể của đề bài) và nêu ý kiến đánh giá  (Nếu phân tích một đoạn thơ nên nêu rõ vị trí  sơ bộ của mình. của đoạn ấy trong tác phẩm và khái quát nội  b/ Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội  dung cảm xúc của nó) dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích,  b/Thân bài: Lần lượt trỉnh bày những suy  chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác  nghĩ, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của  thực. đoạn thơ, bài thơ. c/ Kết bài: Nêu nhận định, đánh giá chung của  c/ Kết bài: Khái quát giá trị, ý nghĩa của đoạn  mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). thơ, bài thơ. 1/ Một số đề nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 4
  5. Trường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2 Đề 1: Phân tích nhân vật Phương Định trong đoạn trích truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”  của Lê Minh Khuê. Đề 2 : Phân tích  nhận vật ông Hai trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Đề 3 : Phân tích  nhận vật ông Sáu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang  Sáng. Đề 4 : Phân tích  nhận vật anh thanh niên trong truyện “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành  Long. 2/ Một số đề nghị luận về đoạn thơ, bài thơ. Đề 1 : Phân tích bài thơ "Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải. Đề 2 : Phân tích bài thơ "Viếng lăng Bác" của Viễn Phương. Đề 3 : Phân tích một số khổ thơ trong các bài thơ đã học. *  MỘT SỐ BÀI TẬP – PHẦN TIẾNG VIỆT * Bài tập 1: Chuyển đổi các câu sau đây thành câu có thành phần khởi ngữ:  ­ Mỗi cân gạo này giá ba ngàn đồng. ­ Tôi luôn có sẵn tiền trong nhà. ­    Chúng tôi mong được sống có ích cho xã hội.      ­     Nó làm bài rất cẩn thận. * Bài tập 2: Tìm các thành phần biệt lập trong các câu sau: ­ Phiền một nỗi, anh ấy lại thương con quá. ­ Biết đâu anh ta lại nghĩ thoáng hơn. ­ Làm như thể người ta chạy mất không bằng. ­ Không biết chừng tôi lại trách nhầm nó. ­ Trời ơi, đám mạ bị giẫm nát hết rồi. ­ Bầu ơi thương lấy bí cùng. ­ Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan. * Bài tập 3: Đặt câu có sử dụng các thành phần tình thái, cảm thán, gọi đáp, phụ chú (Mỗi loại   hai câu) ­  Ví dụ :­ Lan ơi, cậu chờ mình với!                       ­ Theo ý kiến tôi thì việc này phải làm ngay. * Bài tập 4: Viết đoạn văn ngắn chủ đề tự  chọn (Từ 5 đến 7 câu) trong đó có sử dụng các   thành phần biệt lập đã học.    Ví dụ: “Trong dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám có rất nhiều tác  phẩm viết về đời sống khốn cùng cơ  cực của người nông dân. Nhưng có lẽ  hay và cảm động  nhất, theo tôi là truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao…” * Bài tập 5: Tìm các phép liên kết câu trong các đoạn văn sau: b/ Từ đó, oán nặng thù sâu, hàng năm thủy Tinh làm mưa gió, bão lụt dâng nước đánh Sơn Tinh.   Nhưng năm nào cũng vậy, Thần nước đánh mệt mỏi, chán chê vẫn không thắng nổi Thần núi  để cướp Mị Nương, đành rút quân về. c/ Bà lão đăm đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối  trùm lấy hai con mắt.                (Kim Lân) d/ Anh nên tha thứ cho nó. Vả lại nó cũng còn trẻ người non dạ, tha cho nó một lần cũng được. * Bài tập 6:Viết đoạn văn ngắn từ 3­>5 câu (chủ đề tự chọn) trong đó có sử dụng các phép   liên kết đã học.  T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 5
  6. Tr ường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2  Ví dụ: Ngoài sân, tôi đang trông đứa em gái nhỏ. Nó rất rất hiếu động. Nó vừa la hét ầm ĩ, vừa  giơ hai tay vẫy rối rít. Một lát sau, chừng như mệt quá con bé ngồi xuống. Rồi lại đứng lên, vỗ  tay cười khanh khách.   * Bài tập 7: Xác định các phép liên kết có trong các đoạn văn sau: a/ Đơn vị chăm chúng tôi ra trò. Có gì lại bảo : “ Để cho bọn trinh sát, chúng nó ở trên đó vắng”.   Điều đó cũng dễ hiểu thôi. Đơn vị  thường ra đường lúc mặt trời lặn. Và làm việc có khi suốt  đêm. Còn chúng tôi thì chạy trên cao điểm cả ban ngày. Mà ban ngày chạy trên cao điểm không   phải chuyện chơi.              (Lê Minh Khuê) b/ Mỗi tháng y vẫn cho nó năm hào. Khi sai nó trả  tiền giặt hay mua thiếu gì, còn năm ba xu,   một vài hào, y thường cho nó luôn. Nhưng cho rồi y vẫn tiếc ngấm ngầm. Bởi vì những số tiền  cho lặt vặt ấy góp lại trong một tháng, có thể thành hàng đồng.     (Nam Cao) * Bài tập 8:  Xác định các phép liên kết trong các trường hợp sau : a) Gà đã lên chuồng từ lúc nãy. Hai bác ngan cũng đã ì ạch về chuồng rồi. Chỉ duy nhất có hai   chú ngỗng vẫn tha thẩn đứng giữa sân. b) Nhà thơ sẽ thấy con chó sói độc ác mà cũng khổ sở, tuy trộm cướp đấy nhưng thường mắc  mưu nhiều hơn. Nhà thơ hiểu rằng những tật xấu của chó sói là do nó vụng về, chứ  chẳng có   tài trí gì, nên nó luôn đói meo, và vì đói nên nó hoá rồ. Ông để  cho Buy­phông dựng một vở  bi  kịch về sự độc ác, còn ông dựng một vở hài kịch về sự ngu ngốc. c) Lão không hiểu tôi, tôi nghĩ vậy và tôi càng buồn lắm. Những người nghèo nhiều tự  ái vẫn   thường như thế. Họ dễ tủi thân nên rất hay chạnh lòng. Ta khó mà ở cho vừa ý họ… Một hôm,   tôi phàn nàn việc  ấy với Binh Tư. Binh Tư là người láng giềng khác của tôi. Hắn làm nghề ăn  trộm. Bài tập 9: Tìm khởi ngữ trong các đoạn trích sau đây: a)  Ông cứ đứng vờ vờ xem trang ảnh chờ người khác đọc rồi nghe lỏm. Điều này ông khổ tâm hết   sức. b)   Vâng! Ông  giáo  dạy  phải!  Đối với  chúng  mình  thì thế  là  sung  sướng. c)  Làm khí tượng, ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. Bài tập 10: Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển phần được in đậm thành khởi   ngữ (có thể thêm trợ từ thì ): a)  Anh ấy làm bài cẩn thận lắm. b)  Tôi hiểu rồi nhưng tôi chưa giải được. Bài tập 11: Tìm các thành phần tình thái, cảm thán trong những câu sau: a)  Nhưng còn cái này nữa mà ông sợ, có lẽ còn ghê rợn hơn cả những tiếng kia nhiều. b)  Chao ôi, bắt gặp một con người như anh ta là một cơ hội hạn hữu cho sáng tác… c)  Trong giờ phút cuối cùng, không còn đủ sức trăn trối lại điều gì, hình như chỉ có tình  cha con là không thể chết được. d)  Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngờ như lời mình không được đúng lắm. Chả  nhẽ  cái  bọn ở làng lại đổ đốn đến thế được. Bài tập 12  :  Tìm thành phần gọi ­ đáp trong câu ca dao sau và cho biết lời gọi ­ đáp đó   hướng đến ai?                              Bầu ơi thương lấy bí cùng                      Tuy rằng khác giống, nhưng chung một giàn. Bài tập 13: Tìm thành phần phụ chú trong các câu sau và cho biết chúng bổ sung điều gì? Cô bé nhà bên (có ai ngờ)                                                            Cũng vào du kích Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 6
  7. Tr ường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2 Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi) Bài tập 14: Cho biết các từ  ngữ  in đậm trong các câu dưới đây thuộc thành phần gì của   câu? a)  Có lẽ Tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp,… b)  Ngẫm ra, tôi chỉ nói lấy sướng miệng tôi thôi. c)   Trên những chặng đường dài suốt năm, sáu chục ki­ lô­ mét, chúng ta chỉ  gặp cây  dừa: dừa xiêm thấp lè tè, quả  tròn, nước ngọt, dừa nếp lơ  lửng giữa trời, quả  vàng xanh mơn mởn, dừa lửa lá đỏ. d)  Có người khẽ nói:  ­ Bẩm, dễ có khi đê vỡ! Bài tập 15: Chỉ ra các phép liên kết câu và liên kết đoạn văn trong những trường hợp sau: a)  Trường học của chúng ta là trường học của chế  độ  dân chủ  nhân dân, nhằm mục đích   đào tạo những công dân và cán bộ tốt, những người chủ tương lai của nước nhà. Về  mọi mặt,   trường học của chúng ta phải hơn hẳn trường học của thực dân và phong kiến. Muốn được như thế thì thầy giáo, học trò và cán bộ phải cố gắng hơn nữa để tiến bộ hơn nữa. b)  Văn nghệ làm cho tâm hồn họ thực sự được sống. Lời gửi của văn nghệ là sự sống. Sự  sống ấy tỏa đều mọi vẻ, mọi mặt của tâm hồn. Văn nghệ nói chuyện với tất cả tâm hồn chúng   ta, không riêng gì trí tuệ, nhất lá trí thức. c)  Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh.    M   ỘT SỐ DÀN Ý  THAM KH   ẢO  1/ Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. * Đề 1:  Viết đoạn văn bày tỏ suy nghĩ về tình trạng môi trường hiện nay. * Gợi ý: a/ Mở đoạn: Dẫn dắt, giới thiệu hiện tượng đời sống được nêu trong đề bài. b/ Phát triển đoạn : ­ Giải thích ngắn: Môi trường là gì? ­ Tầm quan trọng của môi trường đối với đời sống con người: + Tạo sự sống cho con người và muôn vật. + Che chắn cho con người khỏi những nguy hại từ thời tiết. + Cung cấp nhiều tài nguyên quý giá cho con người ­ Thực trạng môi trường hiện nay: +  Môi trường đang bị ô nhiễm trầm trọng do các hoạt động thiếu ý thức của con người. + Nạn thải chất thải từ nhà máy, khu công nghiệp ra sông,.. + Nạn tàn phá rừng bừa bãi…. ­ Nguy cơ có thể xảy ra do biến đổi  về môi trường: + Không khí bị ô nhiễm, nguy hại đến sự sống. + Thiên tai nghiêm trọng + Đất đai bị sa mạc hóa, không thể canh tác, sinh sống được. + Nguồn tài nguyên không còn, động thực vật quý hiếm bị tuyệt chủng, thiếu nước sạch, cạn  kiệt mạch nước ngầm. + Thiếu lương thực, đói nghèo, bệnh tật. + Đói nghèo làm hủy hoại nhân cách, đạo đức con người. T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 7
  8. Tr ường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2 + Chiến tranh giành nguồn nước, lương thực lan tràn, nhân loại bị diệt vong. ­ Biện pháp khắc phục: + Đối với các cấp lãnh đạo:Phối hợp chặt chẽ giữa Nhà nước, các ban ngành và nhân dân.Tuyên  truyền, vận động cấp kinh phí đứng mức cho kế hoạch bảo vệ môi trường  . Xử lí thật nặng  những kẻ phá hoại môi trường. .Có chế độ đãi ngộ, khen thưởng đúng mức cho những người có  công bảo vệ môi trường. + Đối với bản thân: Mạnh dạn tố cáo những kẻ phá hoại môi trường.Tích cực trồng rừng và  kêu gọi mọi người cùng trồng rừng. c/ Kết thúc đoạn : Khẳng định lại vai trò của môi trường đối với đời sống của con người./. 2/  Nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí. Đề 1: Về chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới, ông Vũ Khoan viết: “Sự chuẩn bị bản thân  con người là quan trọng nhất.” (Sách Ngữ văn lớp 9, tập 2­NXB Giáo dục, 2006, tr.27). Viết  một đoạn văn ngắn trình bày ý kiến của em về vấn đề trên. * Gợi ý:  a/ Mở đoạn: Giới thiệu câu nói trích trong bài báo “Chuẩn bị hành trang vào thế kỉ mới” của Vũ  Khoan. Đối tượng đối thoại của tác giả là lớp trẻ Việt Nam, chủ nhân của đất nước trong thế kỉ  XXI. b/ Phát triển đoạn :  * Giải thích: ­ Sự chuẩn bị bản thân con người (hành trang vào thế kỉ mới) ở đây được dùng với nghĩa là hành  trang tinh thần như tri thức, kĩ năng, nhân cách, thói quen lối sống... để đi vào một thế kỉ mới. * Tại sao bước vào thế kỉ mới, hành trang quan trọng nhất là sự chuẩn bị bản thân con  người?  ­ Vì con người là động lực phát triển của lịch sử. ­ Vai trò con người càng nổi trội trong thế kỉ XXI, khi nền kinh tế tri thức sẽ phát triển mạnh   mẽ, sự hội nhập KT, văn hoá toàn cầu diễn ra là cơ hội, thách thức sự khẳng định mỗi cá nhân,   dân tộc. *  Cần phải làm gì cho việc chuẩn bị bản thân con người trong thế kỉ mới? ­ Tích cực học tập tiếp thu tri thức. ­ Rèn luyện đạo đức, lối sống đẹp, có nhân cách, kĩ năng sống chuẩn mực. ­ Phát huy điểm mạnh, từ bỏ thói xấu, điểm yếu. c/ Kết thúc đoạn: Trách nhiệm, bổn phận của bản thân với việc chuẩn bị hành trang vào thế kỉ  mới. Đề 2: "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". Viết đoạn văn làm rõ ý kiến trên. a/ Mở đoạn: Sách là một phương tiện quan trọng giúp ta rất nhiều trong quá trình học tập và  rèn luyện, giải đáp thắc mắc, giải trí. Do đó, có nhận định "Một quyển sách tốt là người bạn  hiền”. b/ Phát triển đoạn : 1/ Giải thích: Thế nào là sách tốt và tại sao ví sách tốt là người bạn hiền? + Sách tốt là loại sách mở ra co ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc  sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai,  khoa học viễn tưởng. + Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta  vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một  quyển sách tốt là một người bạn hiền". T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 8
  9. Tr ường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2 2/ Đánh giá: Đây là một tư tưởng hoàn toàn đúng/ + Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà  vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình: ­ Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác phẩm  tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao. ­ Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi,  giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp. + Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,... 3/ Bàn bạc, mở rộng vấn đề ­ Trong xã hội có sách tốt và sách xấu, bạn tốt và bạn xấu. Cần biết phân biệt, lựa chọn sách và  có phương pháp đọc sách hiệu quả. ­ Quý trọng, giữ gìn, trân trọng sách và sử dụng sách hợp lí.  c/ Kết thúc đoạn:  Vai trò, ý nghĩa của sách. Liên hệ với thực tế, bản thân./. 2/ Nghị luận văn học Đề 1 :  Phân tích khổ thơ đầu trong bài “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải A/  Phân tích đề 1. Kiểu bài: Nghị luận về đoạn thơ 2. Nội dung:  Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ ở khổ thơ1. 3. Tư liệu: Hình ảnh và các biện pháp nghệ thuật của khổ thơ. B/  Dàn bài tham khảo      1/ Mở bài : ­ Giới thiệu tác giả Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ.                          ­ Chủ đề bài thơ: Mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất nước và ước nguyện cống   hiến khiêm nhường của nhà thơ.                         ­ Ý nghĩa khổ 1: Mùa xuân thiên nhiên xứ Huế qua cảm nhận tinh tế của nhà thơ.                                                         (chép lại khổ thơ).      2/ Thân bài :        a/ Vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế: ­   Hình  ảnh thiên nhiên quen thuộc, bình dị: dòng sông xanh, hoa tím, tiếng chim chiền   chiện … ­  Màu sắc dịu dàng, đằm thắm đặc trưng của Huế: sắc xanh của nước, của trời; sắc tím   của hoa ­  Âm thanh trong trẻo, vui nhộn báo xuân sang: tiếng hót vang lừng của chim chiền chiện  Mùa xuân đẹp, bình dị, đầy sức sống; những nét đẹp rất riêng của xứ Huế.        b/ Cảm xúc của nhà thơ : ­  Các từ ngữ: “mọc” ở đầu khổ thơ; “ơi, hót chi mà” là từ cảm thán diễn tả cảm xúc ngạc  nhiên, vui thích, niềm hân hoan chào đón mùa xuân. ­  Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: Từng giọt long lanh rơi/ Tôi đưa tay tôi hứng. Tưởng tượng lãng mạn: tiếng chim hót thành giọt long lanh rơi xuống ­> biến cái vô   hình  thành hữu hình.  Tác giả không chỉ đón xuân về bằng thính giác, bằng thị giác mà còn bằng cảm xúc sâu   lắng, trân trọng. Tác giả say sưa, ngây ngất đón nhận khoảnh khắc mùa xuân tươi đẹp của quê hương. Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống thiết tha của nhà thơ. 3/ Kết bài :  ­ Âm điệu nhẹ nhàng: Giọng thơ tha thiết; hình ảnh quen thuộc, bình dị, gần gũi giàu sức gợi   tả, gợi cảm. T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 9
  10. Tr ường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2 ­ Cảm nhận niềm khao khát của nhà thơ  muốn hòa mình với thiên nhiên; gợi lên tình yêu  thiên nhiên, yêu quê hương, yêu cuộc sống ở mỗi người./. Đề 2: Phân tích bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. A/ Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời và chủ đề của bài thơ. B/ Thân bài:  1/ Cảm nhận trước vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên, đất trời xứ Huế (6 câu thơ đầu):      Bài thơ mở đầu bằng bức tranh thiên nhiên mùa xuân mang sắc màu và âm thanh quen thuộc   của đồng quê. Bình dị, tươi trong, chứa đựng sức sống và niềm vui. Cảnh và tình hòa quyện. ­  Mùa xuân thiên nhiên hiện lên qua dòng sông xanh, bông hoa tím biếc, qua tiếng hót của con  chim chiền chiện và hoa lục bình tím ở bờ sông.  ­  Mùa xuân còn thể  hiện qua cử  chỉ bình dị, trân trọng, thể  hiện cảm xúc sâu xa khi được   hứng từng giọt long lanh của sương mai. Tiếng chim chiền chiện thả vào không gian được cảm  nhận thành từng giọt mang màu sắc âm thanh. 2/ Mùa xuân của đất nước đi lên phía trước: ­  Mùa xuân gắn với sản xuất và chiến đấu của nhân dân ta. ­  Những suy tư của nhà thơ về đất nước và nhân dân. 3/ Ước nguyện khiêm nhường của nhà thơ và lời ngợi ca quê hương: ­  Mong muốn được dâng hiến toàn bộ sức lực của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc. ­  Niềm khao khát, bồi hồi của nhà thơ đối với quê hương yêu dấu buổi đầu xuân về. C/ Kết bài: Giá trị nội dung và đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ./. Đề  3: Phân tích nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”  của Lê Minh Khuê. A/  Mở bài :  Giới thiệu nhân vật: “Những ngôi sao xa xôi” của Lê Minh Khuê viết về  cuộc sống chiến đấu của ba cô gái  thanh niên xung phong trên cao điểm Trường Sơn đầy bom đạn. Trong đó Phương Định là nhân   vật chính được tác giả tập trung nhiều bút lực nghệ thuật nhất. B/  Thân bài : Phân tích cụ thể: a) Vẻ đẹp của nhân vật Phương Định: ­ Phương Định là cô gái Hà Nội. Cô mang theo vào chiến trường vẻ đẹp thanh quý, tâm   hồn kiêu sa, nét lãng mạn hồn nhiên của cô gái thủ đô. Từ vẻ đẹp bên ngoài xinh xắn đáng yêu   “Cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn, mắt nhìn xa xăm, hai bím tóc tương đối mềm ” đến  tâm hồn lãng mạn, hay mơ mộng. Cô hay nhớ những kỉ niệm (về người mẹ, nhớ cả “tiếng rao   của bà bán xôi”, “những ngôi sao xa xôi trên bầu trời thành phố”,…). Cô thích hát “thích dân ca  quan họ; thích ngồi bó gối mơ màng”. ­ Là cô thanh niên xung phong dũng cảm vượt lên hoàn cảnh chiến đấu khốc liệt để hoàn   thành nhiệm vụ (điều kiện cuộc sống ở chiến trường gian khổ, ác liệt, những lần phá bom đầy   căng thẳng ví đối mặt, cận kề cái chết…). Phương Định đã vượt qua thử  thách để  hoàn thành  nhiệm vụ. ­ Là người có tình cảm đồng đội gắn bó : yêu mến và quan tâm đến đồng đội, nhất là khi   đồng đội bị thương,… b) Nghệ thuật:          ­ Tài năng xây dựng nhân vật kể chuyện cũng là nhân vật chính, điều đó giúp cho tác phẩm  càng trở nên chân thực, những cảm xúc, thế giới nội tâm của nhân vật đều được thể hiện tự  nhiên rõ nét, vẽ lên một khoảng trời mộng mơ ngay giữa Trường Sơn mênh mông và ác liệt. T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 10
  11. Tr ường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2 ­ Cách lựa chọn người kể chuyện là một cô gái trẻ đem đến cho truyện một giọng kể khá   đặc biệt vừa giàu nữ tính, mềm mại, nhẹ nhàng nhưng cũng đầy kiêu hãnh như chính tính cách   của Phương Định.  C/ Kết bài : Khẳng định, đánh giá và nêu cảm nghĩ về nhân vật Phương Định:  ­ Mang trong mình những phẩm chất cao đẹp, Phương Định xứng đáng là biểu tượng của  những cô gái thanh niên thời chống Mĩ, là hình tượng người con gái Việt Nam trong chiến đấu, là   đại diện của thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ.   ­  Cũng giống như tựa đề “Những ngôi sao xa xôi”, những con người được ví như những  vì sao lấp lánh giữa bầu trời đêm, mang trong mình những phẩm chất đáng quý, “xa xôi” là bởi  vì phải ngắm nhìn thật kỹ thì mới có thể thấy được những tâm hồn cao đẹp ấy./.   ĐỀ KIỂM TRA HK2 (THAM KHẢO)  Câu 1 (3.0 điểm): Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện theo các yêu cầu bên dưới:        [I]. Trước con số  khoảng 100 người chết mỗi ngày do dịch COVID­19 gây ra  ở  Trung   Quốc, giới truyền thông và dư luận đã dừng lại trước cái chết của những bác sĩ, nhân viên y tế   ­ những người trực tiếp tham gia chống dịch, cứu người kể từ khi nó bùng phát cho đến nay.             [II]. (…) Trong suốt những ngày dịch COVID­19  ảnh hưởng tới Việt Nam, các bác sĩ   trong cả nước cũng đã căng mình điều trị cho các bệnh nhân. Bước đầu, Việt Nam đã có những   biện pháp cách ly, ngăn ngừa và trị  liệu hiệu quả. Sắp có 2 địa phương là Khánh Hòa, Thanh   Hóa công bố hết dịch. Tin vui đó có sự nỗ lực to lớn của ngành y (…).      [III]. Những ngày tháng 2, ở nước ta có một ngày vinh danh người thầy thuốc: 27­2, Ngày   thầy thuốc Việt Nam. Cần nói một lời cảm ơn về tất cả những sự hi sinh cho con người, dù họ   mang quốc tịch nào. Cũng cần nói thêm nhiều lời cảm  ơn với những người thầy thuốc có tâm   với nghề, cống hiến trí tuệ của mình cho con người, không chỉ riêng 27­2, hay tháng 2 mới nhớ,   mới tri ân.      [IV]. Thực ra, biết  ơn chính là một cách nuôi dưỡng lòng mình trở  nên tốt đẹp hơn. Đó   cũng   là   cách   thừa   nhận   người   khác,   nghề   khác   trong   tương   quan   với   cuộc   đời…   (Trích “Tận lực cho đời” ­ Lưu Đình Long ở Báo Tuổi trẻ ra ngày 20/2/2020)  1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Kể  tên một văn bản (có tên tác   giả đi kèm) ở chương trình Ngữ văn 9 HKII có cùng phương thức biểu đạt này? 1.2. Ở đoạn văn thứ ba, thông điệp sâu sắc người viết muốn gửi đến chúng ta là gì? 1.3. Tìm và gọi tên cụ thể một thành phần biệt lập có ở đoạn văn thứ nhất. 1.4. Xác định một phép thế ở đoạn văn thứ hai. Câu 2 (2.0 điểm).    Ở đoạn trích trên (phần “Đọc­hiểu), người viết đã nêu ý kiến của mình: “ Biết ơn chính là   một cách nuôi dưỡng lòng mình trở nên tốt đẹp hơn.”  Viết đoạn văn khoảng một trang giấy thi trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 3 (5.0 điểm).          Lòng thành kính và niềm xúc động sâu sắc đối với Bác Hồ của nhà thơ Viễn Phương qua  hai khổ thơ sau:  Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 11
  12. Tr ường THCS Phước Nguyên                                                                                  Đề cương ôn tập Ngữ văn 9.  HK2               Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ                    Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân…                                                     Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền                                                     Vẫn biết trời xanh là mãi mãi                                                     Mà sao nghe nhói ở trong tim!                                                  (Trích Viếng lăng Bác – Viễn Phương) ^_^  Chúc các em ôn tập và làm bài kiểm tra học kỳ thật tốt  AJ                                                          T ổ CM Ngữ văn – Khối 9 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2