intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:5

13
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

“Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội” giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu ôn tập, luyện tập giải đề nhằm nắm vững được những kiến thức, kĩ năng cơ bản, đồng thời vận dụng kiến thức để giải các bài tập một cách thuận lợi. Chúc các bạn thi tốt!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Dương Nội

  1. Trường THCS Dương Nội ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 GIỮA KÌ II NĂM HỌC: 2022-2023 I. Phần văn bản. 1. Văn bản nghị luận hiện đại: “Bàn về đọc sách” – Chu Quang Tiềm + Nắm chắc thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm + Nắm chắc các luận điểm chính ; những nét đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của tác phẩm . 2. Thơ hiện đại Việt Nam: * Phạm vi ôn tập: Các tác phẩm : - Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải - Viếng Lăng Bác – Viễn Phương - Sang thu – Hữu Thỉnh * Định hướng nội dung : - Nắm chắc thông tin cơ bản về tác giả, tác phẩm (hoàn cảnh ra đời, thể thơ, bố cục, mạch cảm xúc, ý nghĩa nhan đề …) - Phân tích, cảm nhận được những nét cơ bản, đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của các bài thơ . II. TIẾNG VIỆT 1. Khởi ngữ: Đặc điểm: - Đứng trước chủ ngữ, nêu đề tài của câu. - Có thể thêm các quan hệ từ vào phía trước khởi ngữ như: Còn, về, đối với, với… Ví dụ: a. Làm khí tượng ở được cao thế mới là lí tưởng chứ. b. Còn buồn thì ai mà chả phải sợ. c. Điều này ông khổ tâm hết sức. 2. Thành phần biệt lập: Tên Công dụng Dấu hiệu nhận biết TP tình thái - Thể hiện cách nhìn của người nói đối - Có lẽ, hình như, dường như,có với sự việc được nói đến trong câu (thái vẻ như, đúng là, chắc là, chắc hẳn, độ tin cậy thấp hay cao) chắc, chắc chắn… TPcảm - Dùng để bộc lộ tâm lí của người nói - Các thán từ: chao ôi, ôi, ồ, trời thán (vui, buồn, mừng, giận…) ơi,… (không được dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than phía sau.) 1
  2. TP gọi đáp - Dùng để tạo lập hoặc duy trì quan hệ - Này, ê, ơi, vâng, da,… (không giao tiếp được dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than phía sau.) TP phụ chú - Dùng để bổ sung một số chi tiết cho Đặt giữa 2 dấu gạch ngang, 2 dâu nội dung chính của câu. phẩy, 2 dâu ngoặc đơn hoặc giữa một dấu gạch ngang với một dấu phẩy; có khi đặt sau dấu hai chấm. 3.Liên kết câu và liên kết đoạn văn. a. Phép lặp từ ngữ: là cách lặp lại ở câu đứng sau những từ đã có ở câu trước. VD: Tôi nghĩ đến những niềm hi vọng, bỗng nhiên hoảng sợ. Khi Nhuận Thổ xin chiếc lư hương và đôi đèn nến, tôi cười thầm, cho rằng anh ta lúc nào cũng không quên sùng bái tượng gỗ. (Lỗ Tấn). ( Lặp từ tôi) b. Phép đồng nghĩa, trái nghĩa và liên tưởng + Câu sau được liên kết với câu trước nhờ các từ đồng nghĩa. VD: Ăn ở cùng nhau được đứa con trai lên hai thì chồng chết. Mấy tháng sau đứa con lên sài bỏ đi để chị lại cô quạnh.( Trích Mùa Lạc – Nguyễn Khải) + Câu sau liên kết với câu trước nhờ các từ trái nghĩa. VD: Những người yếu đuối vẫn hay hiền lành. Muốn ác phải là kẻ mạnh. + Câu sau liên kết với câu trước nhờ những từ ngữ cùng trường liên tưởng. VD: Nhân dân là bể Văn nghệ là thuyền (Tố Hữu) c. Phép thế: là cách sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế từ ngữ đã có ở câu trước. 2
  3. - Các yếu tố thế: + Dùng các chỉ từ hoặc đại từ như: đây, đó, ấy, kia, thế, vậy…, nó, hắn, họ, chúng nó…thay thế cho các yếu tố ở câu trước, đoạn trước. + Dùng tổ hợp “danh từ + chỉ từ” như: cái này, việc ấy, điều đó,… để thay thế cho yếu tố ở câu trước, đoạn trước. - Các yếu tố được thay thế có thể là từ, cụm từ… - VD: Ong vàng, ong vò vẽ, ong mật đánh lộn nhau để hút mật. Chúng đuổi cả đàn bướm. (Lao xao- Duy Khán ) d. Phép nối:Các phương tiện nối: - Sử dụng quan hệ từ để nối: và, rồi, nhưng, mà, còn, nên, cho nên, vì, nếu, tuy, để… + VD: Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại. Nhưng nghệ sĩ không ghi lại những cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới mẻ. (Nguyễn Đình Thi) - Sử dụng các từ chuyển tiếp: những quán ngữ như: một là, hai là, trước hết, cuối cùng, nhìn chung, tóm lại, thêm vào đó, hơn nữa, ngược lại, vả lại … + VD: Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chả bán hay giết thịt ! (Nam Cao) -Sử dụng tổ hợp “quan hệ từ, đại từ, chỉ từ”: vì vậy, nếu thế, tuy thế . . . ; thế thì, vậy nên . .. + VD: Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta đặt làm quận huyện, không biết trông gương mấy đời Tống, Nguyên, Minh ngày xưa. Vì vậy ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. (Ngô gia văn phái). III. Tập làm văn: Ôn tập các dạng: - Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống. - Nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí - Nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - Nghị luận về một tác phẩm truyện hoặc đoạn trích. IV. Một số đề bài tham khảo : ĐỀ 1 Phần I (6.5 điểm) Mở đầu bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, Thanh Hải có viết: “Mọc giữa dòng sông xanh Một bông hoa tím biếc Ơi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời Từng giọt long lanh rơi Tôi đưa tay tôi hứng.” Và khi kết thúc, tác giả xúc động cất lên tiếng hát ngợi ca quê hương đất nước: 3
  4. “Mùa xuân - ta xin hát Câu Nam ai, Nam bình”... (Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019) 1. Em hãy nêu hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Mùa xuân nho nhỏ. Hoàn cảnh ấy có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện chủ đề của tác phẩm? 2. Ở khổ đầu và khổ cuối bài thơ có sự khác biệt về đại từ xưng hô của nhân vật trữ tình. Hãy chỉ rõ và cho biết ý nghĩa của sự khác biệt đó. 3. Viết một đoạn văn khoảng 12 câu theo cách lập luận tổng - phân - hợp để phân tích khổ thơ mở đầu của bài Mùa xuân nho nhỏ, trong đoạn có sử dụng một câu phủ định dùng để khẳng định và một thành phần tình thái (gạch chân, chú thích rõ). 4. Tiếng hát say sưa thể hiện niềm yêu mến cuộc sống cũng đã vang lên nhiều lần trong một bài thơ thuộc chương trình Ngữ văn 9. Đó là tác phẩm nào? Tác giả là ai? Phần II (3.5 điểm) Đọc phần trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Lúc này đây cuộc sống có thể không công bằng với bạn. Có thể bạn tự hỏi liệu may mắn có đến với mình không. Tôi dám nói với bạn rằng bạn không thể tưởng tượng nổi điều tốt đẹp sẽ đến với bạn nếu bạn không chịu đầu hàng trước khó khăn, thử thách. Hãy tập trung vào ước mơ của bạn. Hãy làm tất cả những gì có thể để tiếp tục theo đuổi ước mơ. Bạn có sức mạnh để thay đổi hoàn cảnh. Đừng bao giờ từ bỏ khát vọng!” (Nick Vujicic, Sống cho điều ý nghĩa hơn, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2013) 1. Đoạn trích trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? Hãy xác định câu chủ đề của đoạn. 2. Việc tác giả sử dụng liên tiếp các câu cầu khiến trong đoạn văn có ý nghĩa như thế nào? 3. Từ nội dung đoạn trích cùng những hiểu biết của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (trong khoảng 3/4 trang giấy thi) về vai trò của ước mơ và khát vọng đối với tuổi trẻ. ĐỀ 2 Phần I (6 điểm) Xúc động khi tới thăm lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà thơ Vương Trọng viết: … Rưng rưng trông Bác yên nằm Giấu rồi, nước mắt khó cầm cứ rơi Ở đây lạnh lắm, Bác ơi Chăn đơn, Bác đắp nửa người, ấm sao? Câu 1. Lời thơ trên gợi cho em nhớ tới khổ thơ nào trong bài thơ Viếng lăng Bác của nhà thơ Viễn Phương? Hãy chép chính xác khổ thơ đó. Trình bày hoàn cảnh sáng tác của bài thơ. 4
  5. Câu 2. Tìm và nêu tác dụng một biện pháp tu từ được sử dụng trong khổ thơ em vừa chép. Câu 3. Cả bài thơ Viếng lăng Bác là lòng thành kính và ngợi ca công lao, vẻ đẹp tâm hồn của vị lãnh tụ vĩ đại. Em hãy viết một đoạn văn (khoảng 12 câu) trình bày theo cách lập luận quy nạp phân tích khổ thơ thứ hai để làm rõ nhận định trên. Trong đoạn văn có sử dụng một câu ghép và phép thế để liên kết câu (Gạch chân, chú thích rõ). Câu 4. Trong chương trình Ngữ văn THCS, em đã được học nhiều bài thơ của Bác, hãy kể tên hai trong số những bài thơ đó. Phần II (4đ) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: “Giáo dục là giải phóng. Nó mở ra cánh cửa dẫn đến hòa bình, công bằng và công lí. Những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ - gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng, bởi vì cái thế giới mà chúng ta để lại cho các thế hệ mai sau sẽ tùy thuộc vào những trẻ em mà chúng ta để lại cho thế giới ấy.” (Phê-đê-ri-cô May-o, Giáo dục - chìa khóa của tương lai,Ngữ văn 9, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam, 2018) 1. Xác định một phép liên kết được sử dụng trong đoạn trích trên, chỉ rõ từ ngữ dùng làm phương tiện liên kết. 2. Theo tác giả, vì sao “những người nắm giữ chìa khóa của cánh cửa này - các thầy, cô giáo, các bậc cha mẹ, đặc biệt là những người mẹ” lại “gánh một trách nhiệm vô cùng quan trọng”? 3. Một trong những con đường dẫn đến cánh cửa kì diệu mà giáo dục mở ra là tự học. Đặc biệt, trong thời gian tạm nghỉ ở nhà để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, với phương châm “Tạm dừng đến trường, không dừng học”, nhiều bạn trẻ đã phát huy tốt tinh thần tự học. Bằng những hiểu biết xã hội và kinh nghiệm của bản thân, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về tầm quan trọng của việc tự học. Chúc các con ôn tập tốt ! 5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2