Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
lượt xem 4
download
Nhằm giúp các bạn học sinh đang chuẩn bị cho kì thi học kì 1 sắp tới cũng như giúp các em củng cố và ôn luyện kiến thức, rèn kỹ năng làm bài thông qua "Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn" sau đây. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích cho các bạn trong việc ôn tập. Chúc các bạn thi tốt!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2022-2023 - Trường THCS Long Toàn
- 1 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9 - HỌC KÌ I Năm học 2022-2023 I. NỘI DUNG VÀ ĐỊNH HƯỚNG ÔN: 1. Phần văn bản: Truyện hiện đại Việt Nam Lấy ngữ liệu ngoài sách giáo khoa. Hệ thống văn bản trong chương trình học: Tác phẩm, Thời TT tác giả PTBĐ Chủ đề Đặc sắc về nghệ thuật gian 1 Tự sự Đoạn trích thể hiện - Tạo tình huống gây cấn. (miêu Tình cảm yêu làng, tinh - Miêu tả tâm lý nhân vật Làng tả, biểu thần yêu nước của người chân thực và sinh động qua 1948 Kim Lân cảm, nông dân trong thời kỳ suy nghĩ, hành động, qua nghị đầu kháng chiến chống lời nói (đối thoại và độc luận) thực dân Pháp. thoại). 2 Truyện ca ngợi những - Tạo tình huống truyện tự Tự sự con người lao động mới nhiên, tình cờ, hấp dẫn. Lặng lẽ Sa (biểu trong công cuộc xây - Nhân vật chính gây ấn Pa cảm, dựng đất nước: âm thầm, tượng. 1970 Nguyễn miêu tả, lặng lẽ làm việc và cống - NT miêu tả thiên nhiên Thành nghị hiến; thể hiện niềm vui, đặc sắc; miêu tả NV với Long luận) ý nghĩa của lao động nhiều điểm nhìn. chân chính. - Truyện giàu chất thơ, chất trữ tình. 3 Truyện ca ngợi tình - Xây dựng cốt truyện chặt Chiếc lược cha con cao đẹp trong chẽ; tình huống bất ngờ, trớ ngà Tự sự cảnh ngộ éo le của chiến trêu mà hợp lí. (biểu Nguyễn 1966 tranh; thể hiện những - Miêu tả tâm lí nhân vật cảm, Quang mất mát, đau thương của phù hợp, tinh tế. miêu tả) Sáng con người trong chiến - Chọn người kể chuyện tranh. thích hợp. Định hướng ôn luyện: - Phương thức biểu đạt, thể loại. - Ý nghĩa nhan đề. - Nội dung, ý nghĩa văn bản. - Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản.
- 2 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. - Đặc điểm nhân vật. - Những đặc sắc nghệ thuật của văn bản (xây dụng tình huống, xây dựng nhân vật). 2. Phần tiếng việt: - Các phương châm hội thoại: năm phương châm hội thoại; mối quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiết; các nguyên nhân vi phạm phương châm hội thoại. - Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn trực tiếp: phân biệt cách dẫn trực tiếp, gián tiếp; chuyển lời dẫn trực tiếp sang lời dẫn gián tiếp. - Sự phát triển của từ vựng: Các cách phát triển từ vựng. Định hướng ôn luyện: - Xác định, giải thích phương châm hội thoại có/ không vi phạm trong ngữ cảnh; giải nghĩa thành ngữ và cho biết ứng với phương châm hội thoại nào. - Xác định lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong ngữ cảnh; chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp. - Xác định (nêu cụ thể) cách phát triển từ vựng trong ngữ cảnh; biết cách phát triển từ vựng theo yêu cầu. - Đặt câu theo yêu cầu. 3. Phần tập làm văn: Viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. - Kể chuyện theo đề tài, chủ đề (về việc thật, người thật). - Trong vai một nhân vật của truyện kể lại câu chuyện hoặc kể câu chuyện từ nội dung văn bản thơ hiện đại đã học ở chương trình Ngữ văn 9 HKI. II. BÀI TẬP VẬN DỤNG: Bài 1. Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Có hai hạt mầm nằm cạnh nhau trên một mảnh đất màu mỡ. Hạt mầm thứ nhất nói: - Tôi muốn lớn lên thật nhanh. Tôi muốn bén rễ sâu xuống lòng đất và đâm chồi nảy lộc xuyên qua lớp đất cứng phía trên… Tôi muốn nở ra những cánh hoa dịu dàng như dấu hiệu chào đón mùa xuân… Tôi muốn cảm nhận sự ấm áp của ánh mặt trời và thưởng thức những giọt sương mai đọng trên cành lá. Và rồi hạt mầm mọc lên. Hạt mầm thứ hai bảo:
- 3 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn - Tôi sợ lắm. Nếu bén những mảnh rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gắp điều gì ở nơi tối tăm đó. Và giả như những chồi non của tôi có mọc ra, đám côn trùng sẽ kéo đến và nuốt ngay lấy chúng. Một ngày nào đó, nếu những bông hoa của tôi có thể nở ra được thì bọn trẻ con cũng sẽ vặt lấy mà đùa nghịch thôi. Không, tốt hơn hết là tôi nên nằm ở đây cho đến khi cảm thấy thật an toàn đã. Và rồi hạt mầm nằm yên chờ đợi. Một ngày nọ, một chú gà đi loanh quanh trong vườn tìm thức ăn, thấy hạt mầm nằm lạc lõng trên mặt đất bèn mổ ngay lập tức. (Thảo Nguyên – theo Internet) Câu 1. Đặt nhan đề cho văn bản trên. Câu 2. Nêu ý nghĩa của chi tiết in đậm. Câu 3. Ở văn bản trên, thông điệp sâu sắc mà người viết muốn gửi đến chúng ta là gì? Câu 4. Ghi tên một tác phẩm (có tên tác giả đi kèm) ở chương trình ngữ văn 9 HKI có cùng phương thức biểu đạt chính với văn bản trên. Câu 5. Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp ở văn bản trên và chuyển thành lời dẫn gián tiếp. Bài 2. Đọc kỹ văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Một anh con trai đưa cha mình đến một nhà hàng ăn bữa tối. Người cha đã già và yếu lắm rồi, trong khi ăn, ông liên tục làm vãi thức ăn ra ngoài, dây trên quần áo của mình. Những người ăn tối khác nhìn ông với ánh nhìn đầy chán ghét trong khi người con lại bình thản. Sau khi người cha đã dùng xong bữa, anh con trai không hề tỏ ra xấu hổ hay ngượng ngùng, anh lặng lẽ đưa cha mình vào phòng vệ sinh, phủi những vụn thức ăn, tẩy những vết bẩn bám trên áo cha, chải đầu cho ông, và chỉnh lại kính mắt của ông cho khỏi rớt. Khi họ bước ra ngoài, cả nhà hàng nhìn theo họ trong yên lặng hoàn toàn, không thể hiểu làm cách nào mà một người xa lạ lại có thể khiến họ mất mặt một cách công khai như vậy. Anh con trai thanh toán hóa đơn, chuẩn bị bước ra ngoài với cha mình. Cùng lúc đó, một người đàn ông trung tuổi trong số những người đến ăn tối và cũng là người chứng kiến những hành động đó gọi với theo người con và hỏi anh ta: - Anh có nghĩ là mình đã để quên gì không? Người con trai trả lời: - Thưa ngài, tôi nghĩ là không hề. Người đàn ông mỉm cười, đáp lại:
- 4 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn - Không, anh có! Anh đã để lại một bài học lớn cho những ai làm con và niềm hy vọng cho những ông bố. Cả nhà hàng lúc đó lặng đi sau lời đáp. (Nguồn: Sưu tầm) Câu 1. Đặt nhan đề cho văn bản trên. Câu 2. Nhân vật “anh con trai” trong truyện được miêu tả qua những phương diện nào? Nêu đặc điểm của nhân vật này. Câu 3. Nêu ý nghĩa của chi tiết in đậm. Câu 4. Nêu thông điệp mà văn bản trên muốn nhắn gửi đến người đọc. Câu 5. Kể tên một văn bản (có tên tác giả đi kèm) khác ở chương trình ngữ văn 9 HKI cùng đề tài với văn bản trên. Câu 6. Trong văn bản trên, phương châm hội thoại nào đã bị vi phạm,giải thích? Việc vi phạm này có chấp nhận được không, vì sao? Bài 3. Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: Trong truyện ngắn […] của […], nhân vật ông họa sĩ ít được bạn đọc chú ý tới. Có phải vì đó chỉ là một nhân vật phụ? Song, nếu biết lắng lại trong cảm xúc, tìm tới những mạch sâu ý nghĩa của ngôn từ, cội nguồn cảm hứng của nhà văn, chúng ta sẽ thấy ông họa sĩ không phải là nhân vật phụ. Ông vừa là nhân vật tham gia câu chuyện, đẩy các sự việc, tình tiết tiến tới, vừa là người kể chuyện. Dường như chính tác giả […] đã hóa thân vào người nghệ sĩ cao tuổi giàu kinh nghiệm đời, say mê sáng tạo nghệ thuật ấy gửi tới bạn đọc những tâm đắc về cuộc sống, về con người. Một trong những điều tâm đắc nhất phải chăng đã được biểu hiện trong giây phút xáo trộn tâm hồn của nhà họa sĩ? Khi trò chuyện với anh thanh niên khí tượng, ông đã nghĩ: “Những điều suy nghĩ đứng đắn bao giờ cũng có những vang âm, khơi gợi bao điều suy nghĩ trong óc người khác…”. Vậy những vang âm nào đã ngân lên từ tác phẩm [… ]? (Vũ Dương Quỹ - Lê Bảo, Bình giảng văn 9) Câu 1. Đoạn trích trên đã nói đến văn bản (có tên tác giả đi kèm) nào trong chương trình Ngữ văn 9, HKI? Câu 2. Ở đoạn trích trên, theo người viết “Dường như chính tác giả […] đã hóa thân vào người nghệ sĩ cao tuổi giàu kinh nghiệm đời, say mê sáng tạo nghệ thuật ấy gửi tới bạn
- 5 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn đọc những tâm đắc về cuộc sống, về con người”. Vậy theo em “những tâm đắc về cuộc sống, về con người” mà tác giả muốn gửi đến bạn đọc qua văn bản trên (nhắc ở câu 1) là gì? Câu 3. Nêu ý nghĩa của chi tiết in đậm. Câu 4. Kể tên một văn bản (có tên tác giả đi kèm) khác ở chương trình Ngữ văn 9 HKI có cùng đề tài với văn bản được nhắc đến trong đoạn trích trên. Câu 5. Chỉ ra một lời dẫn trực tiếp có trong đoạn trích trên, căn cứ vào đâu để nhận biết? Bài 4. Trong các ví dụ sau, phương châm nào đã bị vi phạm, giải thích? Việc vi phạm như vậy có chấp nhận được không, vì sao? Ví dụ 1: (…) Một hôm, cô tôi gọi tôi đến bên cười hỏi : - Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ mày không? Tưởng đến vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ của mẹ tôi, và nghĩ đến cảnh thiếu thốn một tình thương ủ ấp từng phen làm tôi rớt nước mắt, tôi toan trả lời có. Nhưng, nhận ra những ý nghĩ cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô tôi kia (…). Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi (…). Tôi cũng cười đáp lại cô tôi: - Không ! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về. Ví dụ 2: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh: “Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên!” (Bếp lửa – Bằng Việt) Ví dụ 3: Một cậu bé năm tuổi đang chơi quả bóng nhựa trong phòng đọc sách của bố. Quả bóng văng vào ngăn dưới của một tủ sách. Cậu bé tìm mãi không ra, bèn hỏi bố. Ông bố đáp: - Quả bóng nằm ngay dưới cuốn “Tuyển tập truyện ngắn Nam Cao” kia kìa.
- 6 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn Bài 5. 5.1. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong đoạn trích sau: a. Mỗi lần bạn bè hỏi thăm về xứ Huế, tôi thường trả lời vui bằng một câu thơ của thi sĩ Bùi Giáng: Dạ thưa xứ Huế bây giờ, Vẫn còn núi Ngự bên bờ sông Hương! Cứ tưởng là đùa chơi, hóa ra câu thơ còn nhắc đến một sự bất biến của xứ Huế, khi mà nói núi Ngự - sông Hương từ bao đời đã trở thành biểu tượng của xứ này. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng đã từng lo sợ một ngày nào đó “Huế không còn sông Hương thì liệu còn ai buồn nhắc đến Huế nữa không”. Còn nhà thơ Huy tập thì xa xăm rằng: “Nếu như chẳng có sông Hương – Câu thơ xứ Huế nửa đường đánh rơi”. Vâng, con sông, ngọn núi là chỗ dựa, đồng thời cũng là cội nguồn để tạo ra hương sắc của cả một vùng đất, và cao hơn là bản sắc văn hóa của vùng đất ấy. Qua nhiều biến thiên thăng trầm của lịch sử, Huế không chỉ là một danh từ mà còn là một tính từ trìu mến trong cảm thức của bao người. b. Chàng vẫn không tin nhưng nàng hỏi chuyện kia do ai nói ra thì lại giấu không kể lời con nói;chỉ lấy chuyện bóng gió này nọ mà mắng nhiếc nàng… (Chuyện người con gái Nam Xương) 5.2. Chuyển lời dẫn trực tiếp sau thành lời dẫn gián tiếp: Anh thanh niên đỏ mặt, rõ ràng luống cuống: - Vâng, mời bác và cô lên chơi. Nhà cháu kia. Lên cái bậc tam cấp kia, trên ấy có cái nhà đấy. Nước sôi đã có sẵn, nhưng cháu về trước một tí. Bác và cô lên ngay nhé! (Lặng lẽ Sa Pa) Bài 6. Cho biết các từ in đậm sau được phát triển từ vựng theo cách nào? 6.1. Ở nơi đảo nhỏ xa xôi, luôn có những người thầy ngày đêm miệt mài bên giáo án để dệt ước mơ gieo “mầm xanh" và âm thầm chở những "chuyến đò" qua sông. 6.2. Đại dịch Covid-19 đã được đẩy lùi. 6.3. Tin nhắn rác khủng bố tinh thần khách hàng.
- 7 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn 6.4. Thành phố thu hồi những khu đất vàng sử dụng không đúng mục đích. 6.5. Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết là sẽ lập danh sách các trang xấu độc, nhảm nhí và phạt nhãn hàng có quảng cáo trên đó. […] Danh sách đen này sẽ bao gồm các website, tài khoản mạng xã hội, kênh nội dung, trang cộng đồng vi phạm luật an ninh mạng, luật Sở hữu trí tuệ, nội dung nhảm, ảnh hưởng tiêu cực đến cộng đồng. […] Có như vậy mới công bằng với các trang làm nội dung “sạch”. Bài 7. Giải nghĩa và cho biết mỗi thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? Nói rồng nói rắn; Nói trên trời dưới đất; Ăn đơm nói đặt; Đánh trống lảng; Nói bóng nói gió; Mồm loa mép giải; Nói như đấm vào tai; Cãi chày cãi cối; Nói có sách mách có chứng.; Nói nước đôi; Điều nặng tiếng nhẹ. Bài 8. Đặt câu với mỗi từ sau được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ (hoặc hoán dụ): nhà; sao; ma; xanh; rác; chạm. Bài 9. Tập làm văn: Các đề gợi ý: Đề 1. Đóng vai người cháu trong bài thơ Bếp lửa (Bằng Việt) kể lại kỉ niệm về những năm tháng sống bên bà. Đề 2. Cho nhan đề: Tình yêu thương là mãi mãi. Kể câu chuyện ứng với nhan đề trên. Đề 3. Trong vai một nhân vật trong truyện kể lại truyện sau: TIẾNG VỌNG RỪNG SÂU Có một cậu bé ngỗ nghịch thường bị mẹ khiển trách. Ngày nọ giận mẹ, cậu chạy đến một thung lũng cạnh khu rừng rậm. Lấy hết sức mình, cậu hét lớn: «Tôi ghét người». Từ khu rừng có tiếng vọng lại: «Tôi ghét người». Cậu hoảng hốt quay về, sà vào lòng mẹ khóc nức nở. Cậu bé không sao hiểu được từ trong rừng lại có người ghét cậu. Người mẹ nắm tay con đưa trở lại khu rừng. Bà nói: «Giờ thì con hãy hét thật to: tôi yêu người». Lạ lùng thay, cậu vừa dứt tiếng thì có tiếng vọng lại: «Tôi yêu người». Lúc đó người mẹ mới giải thích cho con hiểu: «Con ơi, đó là định luật trong cuộc sống của chúng ta. Con cho điều gì, con sẽ nhận điều đó… ».
- 8 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn (Quà tặng của cuộc sống, Nhà Xuất Bản Trẻ) III. ĐỀ THAM KHẢO: Đề 1. Câu 1 (3,0 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: CÁI KÉN BƯỚM Một chàng trai nọ tìm thấy một cái kén bướm. Một hôm anh thấy cái kén hé một lỗ nhỏ. Anh ta ngồi hàng giờ nhìn chú bướm nhỏ cố thoát mình ra khỏi cái lỗ nhỏ xíu. Rồi anh ta thấy mọi việc không tiến triển gì thêm. Hình như chú bướm không thể cố hơn được nữa. Vì thế, anh ta quyết định giúp chú bướm nhỏ. Anh ta lấy kéo rạch cho cái lỗ to thêm. Chú bướm dễ dàng thoát ra khỏi cái kén. Nhưng thân hình nó sưng phồng lên, đôi cánh thì nhăn nhúm. Còn chàng thanh niên cứ ngồi quan sát cái kén với hi vọng một lúc nào đó thân hình chú bướm sẽ xẹp lại và đôi cánh sẽ xòe rộng hơn đủ để nâng đỡ thân hình chú. Nhưng chẳng có gì thay đổi cả! Sự thật là chú bướm đã phải bò loanh quanh suốt quãng đời còn lại với đôi cánh nhăn nhúm và thân hình sưng phồng. Nó chẳng bao giờ có thể bay được. Có một điều mà người thanh niên không thể hiểu: cái kén chật chội khiến chú bướm phải nỗ lực mới chui qua được cái lỗ nhỏ xíu kia là quy luật tự nhiên tác động lên đôi cánh và cơ thể của bướm, giúp chú có thể bay ngay khi thoát ra ngoài. (Hương Giang – Dịch theo Internet) 1.1. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. Kể tên một văn bản (có tên tác giả đi kèm) khác ở chương trình ngữ văn 9 HKI có cùng phương thức biểu đạt với văn bản này. 1.2. Theo em, hành động nào của “nhân vật chàng trai” trong văn bản trên là đáng quan tâm nhất, vì sao? 1.3. Nêu ý nghĩa của chi tiết in đậm. Câu 2 (2,0 điểm). 2.1. Câu viết sau đây vi phạm phương châm hội thoại nào, giải thích? Chủ đề truyện ngắn “Làng” (Kim Lân): Thể hiện tình yêu làng, tình yêu đất nước của nhân vật ông Hai trong kháng chiến chống Pháp. 2.2. Giải nghĩa từ in đậm trong câu sau và cho biết từ này được phát triển từ vựng theo cách nào? Khi sử dụng mạng xã hội, người dùng cần tỉnh táo trước những nội dung bẩn.
- 9 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn Câu (5,0 điểm). Trong cuộc đời, mỗi chúng ta gặp được biết bao người. Có những người gặp rồi quên ngay, nhưng cũng có những người chỉ gặp một lần mà nhớ mãi không quên. Hãy kể về một người để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em. Đề 2. Câu 1 (3.0 điểm). Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi bên dưới: Có anh em nhà nọ kiếm sống bằng nghề nhặt ve chai sắt vụn, ngày nào họ cũng mong đợi được phát tài. Cuối cùng, thượng đế cũng cảm động vì mơ ước của họ. Thượng đế cho họ một cơ hội phát tài. Một hôm như thường lệ, hai anh em cùng ra khỏi nhà, đi men dọc theo con phố. Con phố lớn dường như đã có ai đó quét sạch, những ve chai, sắt vụn thường ngày vẫn có, hôm nay chẳng thấy đâu nữa, chỉ còn lại trên phố những chiếc đinh sắt dài nằm mỗi nơi một chiếc. Người anh cả nhìn thấy những chiếc đinh nằm trên đường bèn nhặt từng chiếc lên. Người em thứ hai tỏ ra không thèm quan tâm đến việc làm của người anh, bèn nói: - Hai ba chiếc đinh sắt ấy thì đáng được bao nhiêu tiền. Người anh vẫn tiếp tục cuối xuống nhặt từng chiếc đinh. Lúc đến cuối con phố, người anh nhặt được gần đầy một túi đinh. Nhìn thấy anh như vậy, người em dường như đã hiểu ra, định bắt chước người anh nhặt từng chiếc đinh, bất kể là bao nhiêu, cuối cùng cũng gom được chút tiền nhưng khi quay lại tìm thì trên phố một chiếc đinh nhỏ cũng không còn, tất cả đã được người anh nhặt sạch. Người em tự nhủ rằng không sao, mấy cái đinh cũng chẳng được bao nhiêu, anh nhặt nhiều đấy nhưng bán đi cũng chẳng được bao nhiêu. Thế là người em không tiếc nữa. Hai anh em tiếp tục đi, cả hai cùng phát hiện cuối phố có cửa hàng thu mua sắt vụn, trước cửa có treo tấm biển viết: Cửa hàng cần mua gấp loại đinh cũ dài, 1000 đồng một cái.
- 10 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn Người em vô cùng hối hận. Người anh đã dùng những chiếc đinh sắt cũ vừa nhặt đổi được một khoản tiền lớn. Ông chủ cửa hàng bước lại gần người em lúc này đang đứng ngẩn người và hỏi: - Cậu bé, hai cháu cùng đi trên một con phố, lẽ nào cháu lại không thấy chiếc đinh nào sao? Cậu em buồn bã đáp: - Cháu có nhìn thấy chứ, nhưng cái đinh nhỏ bé, lại cũ thế, cháu không nghĩ rằng nó lại đáng giá đến vậy, đến khi cháu hiểu giá trị của nó thì đã muộn… (Câu chuyện nhỏ, bài học lớn – Hồng Thanh, Vi Khanh biên soạn) 1.1 (0.5 điểm). Đặt nhan đề cho văn bản trên. 1.2 (1.0 điểm). Qua văn bản trên, thông điệp sâu sắc mà người viết muốn gửi đến mọi người là gì? 1.3 (1.0 điểm). Ở văn bản trên, nhân vật “người em” được miêu tả qua những phương diện nào? Nêu đặc điểm của nhân vật này. 1.4 (0.5 điểm). Ghi tên một tác phẩm (có tên tác giả đi kèm) ở chương trình ngữ văn 9 HKI có cùng thể loại với văn bản trên. Câu 2 (2.0 điểm). Thực hiện theo các yêu cầu sau: 2.1 (1.0 điểm). Chuyển lời dẫn trực tiếp ở đoạn trích sau thành lời dẫn gián tiếp: Trong lúc mọi người xôn xao phía sau lưng, bác lái xe quay sang nhà họa sĩ nói vội vã: - Tôi sắp giới thiệu với bác một trong những người cô độc nhất thế gian. Thế nào bác cũng thích vẽ hắn. (Lặng Lẽ Sa Pa, Nguyễn Thành Long) 2.2 (1.0 điểm). Đặt một câu với từ “rác” là nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ. Câu 3 (5.0 điểm). Kể một câu chuyện cảm động về tình cảm gia đình. IV. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA HKI:
- 11 Nhóm Ngữ văn 9 Trường THCS Long Toàn - Hình thức: Tự luận 1. Đọc hiểu (3.0 điểm): Phần văn bản – Chọn Ngữ liệu ngoài SGK. - Phương thức biểu đạt, thể loại. - Ý nghĩa nhan đề; đặt nhan đề văn bản. - Nội dung, ý nghĩa văn bản. - Ý nghĩa một số chi tiết, hình ảnh trong văn bản. - Tìm văn bản cùng đề tài, chủ đề, thể loại. - Đặc điểm nhân vật. - Những đặc sắc nghệ thuật của văn bản (xây dựng tình huống, xây dựng nhân vật). 2. Vận dụng (2.0 điểm): Phần tiếng việt - Xác định, giải thích phương châm hội thoại có/ không vi phạm trong ngữ cảnh; giải nghĩa thành ngữ và cho biết ứng với phương châm hội thoại nào. - Xác định lời dẫn trực tiếp, gián tiếp trong ngữ cảnh; chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp. - Giải nghĩa từ và xác định cách phát triển từ vựng trong ngữ cảnh. - Đặt câu theo yêu cầu. 3. Vận dụng cao (5.0 điểm): Viết bài văn tự sự kết hợp miêu tả nội tâm và yếu tố nghị luận. - HẾT -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương ôn tập học kì I, môn Sinh học 11 – Năm học 2018-2019
1 p | 86 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
12 p | 121 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
2 p | 97 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Lịch sử 7 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
1 p | 84 | 4
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
6 p | 51 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 12 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
10 p | 40 | 3
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Ngữ văn 9 năm 2019-2020 - Trường THCS Lê Quang Cường
6 p | 82 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
1 p | 70 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
3 p | 83 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn GDCD 11 năm 2018-2019 - Trường THPT chuyên Bảo Lộc
9 p | 49 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
4 p | 101 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 12 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
17 p | 45 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 53 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 11 năm 2018-2019 - Trường THPT Yên Hòa
47 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2019-2020 - Trường THPT Xuân Đỉnh
1 p | 47 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Địa lí 10 năm 2016-2017 - Trường THPT Yên Hòa
10 p | 48 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Công nghệ 11 năm 2019-2020 - Trường THPT Đức Trọng
7 p | 59 | 2
-
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Tiếng Anh 8 năm 2019-2020 - Trường THCS Trần Văn Ơn
9 p | 66 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn