intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:7

7
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hãy tham khảo “Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội” được chia sẻ dưới đây để giúp các em biết thêm cấu trúc đề thi như thế nào, rèn luyện kỹ năng giải bài tập và có thêm tư liệu tham khảo chuẩn bị cho kì thi sắp tới đạt điểm tốt hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2023-2024 - Trường THCS Dương Nội

  1. UBND QUẬN HÀ ĐÔNG TRƯỜNG THCS DƯƠNG NỘI ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KÌ I MÔN: NGỮ VĂN 9 NĂM HỌC: 2023 - 2024 A. PHẦN VĂN HỌC I. Phần văn bản nhật dụng * Yêu cầu: - Nắm chắc các thông tin về tác giả, tác phẩm (Xuất xứ, chủ đề , phương thức biểu đạt, những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật) - Hiểu được ý nghĩa của văn bản và vận dụng nó vào với đời sống: + Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. + Chống chiến tranh, bảo vệ hòa bình cho nhân loại. 1. Phong cách Hồ Chí Minh - Lê Anh Trà * Xuất xứ: Văn bản được trích trong tác phẩm “Phong cách Hồ Chí Minh, cái vĩ đại gắn với cái giản di” của tác giả Lê Anh Trà. * Chủ đề: Hội nhập quốc tế và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc * Nội dung: • Sự hiểu biết sâu, rộng về các dân tộc và văn hóa thế giới nhào nặn nên cốt cách văn hóa dân tộc Hồ Chí Minh. • Phong cách Hồ Chí Minh là sự giản dị trong lối sống, sinh hoạt hằng ngày, là cách di dưỡng tinh thần, thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cao đẹp. * Nghệ thuật: • Sử dụng ngôn ngữ trang trọng. • Vận dụng kết hợp các phương thức biểu đạt tự sự, biểu cảm, lập luận. • Vận dụng các hình thức so sánh, các biện pháp nghệ thuật đối lập. Ý nghĩa văn bản: Bằng lập luận chặt chẽ, chứng cứ xác thực, tác giả Lê Anh Trà đã cho thấy cốt cách văn hóa Hồ Chí Minh trong nhận thức và trong hành động. Từ đó đặt ra một vấn đề của thời kì hội nhập: tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, đồng thời phải giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. 2. Đấu tranh cho một thế giới hòa bình - Mác-két a.Tác giả: Ga-bri-en Gác-xi-a Mác-két là nhà văn có nhiều đóng góp cho nền hòa bình nhân loại thông qua các hoạt động xã hội và sáng tác văn học. Ông được nhận Giải thưởng Nô-ben về văn học 1982. b.Tác phẩm: * Xuất xứ: Văn bản được trích trong bài tham luận Thanh gươm Đa-mô-clét của nhà văn đọc tại cuộc họp sáu nước Ấn Độ, Mê-hi-cô, Thụy Điển, Ác-hen-ti-na, Hi-lạp, Tan- da-ni-a tại Mê-hi-cô vào tháng 8 năm 1986.
  2. * Nội dung: - Nguy cơ chiến tranh hạt nhân đe dọa toàn nhân loại và sự tốn kém, phi lý của cuộc chạy đua vũ trang. - Lời kêu gọi đấu tranh vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh. * Nghệ thuật: - Có lập luận chặt chẽ. - Có chứng cứ cụ thể, xác thực. - Sử dụng nghệ thuật so sánh sắc sảo, giàu sức thuyết phục. II. TRUYỆN TRUNG ĐẠI 1. Yêu cầu: - Học thuộc các đoạn trích, nhận biết tên tác giả và tác phẩm; - Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản; - Tóm tắt, nêu được tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật của truyện; - Hiểu được ý nghĩa các văn bản; - Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật của tác phẩm. - Lập bảng thống kê các tác phẩm( văn bản) văn học trung đại: Tác phẩm - Tác Thể loại và Nghệ thuật chủ STT Nội dung chủ yếu giả PTBĐ yếu Chuyện người -Truyện viết con gái Nam bằng chữ Hán Xương -Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn -Kết hợp những 16 trong 20 truyện - Truyện truyền thống của người phụ nữ yếu tố hiện thực truyền kì mạn lục. truyền kì. Việt Nam 1 và yếu tố kì ảo, Mượn cốt truyện - Tự sự, biểu - Niềm cảm thương số phận bi hoang đường với “Vợ cảm kịch của họ dưới chế độ phong cách kể chuyện, chàng Trương” kiến xây dựng nhân Nguyễn Dữ vật thành công ( TK 16) 2 Hồi thứ 14 của - Thể chí - - Hình ảnh anh hùng dân tộc -Tiểu thuyết “Hoàng lê nhất Tiểu thuyết Quang Trung Nguyễn Huệ với chương hồi lịch thống chí” lịch sử chiến công thần tốc vĩ đại đại sử viết bằng chữ Phản ánh giai - Tự sự, phá quân Thanh mùa xuân Hán đoạn lịch sử đầy miêu tả năm 1789 - Cách kể chuyện biến động của - Sự thảm bại của quân tướng ngắn gọn, chọn XHPKVN cuối Tôn Sĩ Nghị và số phận bi đát lọc sự việc, khắc
  3. TK XVIII họa nhân vật chủ Ngô Gia Văn Phái của vua Lê Chiêu Thống phản yếu qua hành ( Ngô Thì Chí, nước hại dân. động và lời nói Ngô Thì Du) - Giới thiệu tác Truyện Kiều giả, tác phẩm. Đầu TK XIX - Truyện thơ Truyên thơ Nôm, Mượn cốt truyện Cuộc đời và tính cách Nguyễn Nôm lục Kim Vân Kiều của Du, vai trò và vị trí của ông 3 - Tự sự, - Tóm tắt nội Trung trong lịch sử văn học Việt miêu tả, biểu dung cốt truyện, Quốc. Nam. cảm. sơ lược giá trị Nguyễn Du nội dung và nghệ ( TK18- 19) thuật ( SGK) Nghệ thuật ước Trân trọng và ngợi ca vẻ đẹp lệ tượng trưng của chị em Thúy Kiều. Vẻ đẹp -Tự sự, miêu lấy thiên nhiên hoàn bích của những thiếu nữ Chị em Thúy tả, biểu cảm làm chuẩn mực phong kiến. Qua đó dự cảm về Kiều (nổi bật là để tả vẻ đẹp con 4 kiếp người tài hoa bạc mệnh miêu tả) người. Khắc họa - Thể hiện cảm hứng nhân văn rõ nét chân dung của Nguyễn Du. nhân chị em Thúy Kiều. Miêu tả nội tâm nhân vật thành - Tự sự, biểu Cảnh ngộ cô đơn , buồn tủi và công nhất 5 Kiều ở lầu cảm, miêu tả tấm lòng thủy chung, hiếu thảo - Bút pháp tả Ngưng Bích (nổi bật là rất đáng thương,đáng trân cảnh ngụ tình biểu cảm) trọng của Thúy Kiều tuyệt bút 6 - Vài nét về cuộc đời, sự Lục Vân Tiên - Truyện thơ nghiệp, vai trò của Nguyễn - Là truyện thơ cứu Kiều Nôm. Đình Chiểu trong lịch sử văn nôm, tác phẩm Nguyệt Nga - Tự sự, học VN xuất sắc nhất của - Nguyễn Đình, miêu tả, biểu - Tóm tắt cốt truyện LVT NĐC được lưu Chiểu cảm - Khát vọng hành đạo giúp đời truyền rộng (TK19) của tác giả, khắc họa những rãi trong nhân phẩm chất đẹp đẽ của hai nhân dân
  4. - Nghệ thuật kể chuyện, miêu tả giản dị, mộc vật: LVT tài ba, dũng cảm, mạc, giàu màu trọng nghĩa khinh tài; KNN sắc Nam Bộ hiền hậu, nết na, ân tình - Nghệ thuật kể - Sự đối lập giữa thiện và ác, chuyện kết hợp giữa nhân cách cao cả và thấp với tả nhân vật hèn qua hành động, - Thái độ, tình cảm và lòng tin ngôn ngữ, lời thơ của tác giả đối với nhân dân giàu cảm xúc, lao động bình dị, dân dã, đậm chất Nam Bộ 2. Câu hỏi ôn tập: Câu 1: Tóm tắt truyện “Chuyện người con gái Nam Xương”: Xưa có chàng Trương Sinh, vừa cưới vợ xong lại phải đi lính. Giặc tan, Trương Sinh trở về, nghe lời con nhỏ, nghi vợ mình không chung thủy. Vũ Nương bị oan, bèn gieo mình xuống sông Hoàng Giang tự vẫn. Một đêm, Trương Sinh cùng con trai ngồi bên ngọn đèn, đứa con chỉ cái bóng trên tường và nói đó chính là người hay tới ban đêm. Lúc đó chàng mới hiểu ra nỗi oan của vợ. Phan Lang, một người hàng xóm của Trương Sinh tình cờ gặp lại Vũ Nương dưới Thủy Cung. Khi Phan Lang được trở về trần gian, Vũ Nương gửi chiếc hoa vàng cùng lời nhắn cho chồng. Trương Sinh lập đàn giải oan trên bến Hoàng Giang. Vũ Nương trở về ngồi trên chiếc kiệu hoa giữ dòng sông lúc ẩn, lúc hiện. Câu 2: Trình bày những nét chính về tác giả Nguyễn Du. * Định hướng về tác giả Nguyễn Du: 1. Thân thế: Nguyễn Du (1765 - 1820) tự là Tố Như, hiệu Thanh Hiên, quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông xuất thân trong một gia đình đại quý tộc, có truyền thống văn học. 2. Cuộc đời: đoạn chế độ phong kiến Việt Nam có nhiều biến động tư tưởng chính trị của ông không rõ ràng. - Nguyễn Du sống lưu lạc chìm nổi, cuộc đời nhiều cực khổ thăng trầm. 3. Con người: Nguyễn Du là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hóa dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải tạo cho ông vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những nỗi khổ của nhân dân. 4. Sự nghiệp: - Ông để lại một di sản văn hóa lớn về cả chữ Hán và chữ Nôm. Sáng tác Nôm xuất sắc
  5. nhất là Truyện Kiều. - Ông là một thiên tài văn học, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn, là Danh nhân văn hoá thế giới. Câu 3: Tóm tắt “Truyện Kiều”. (HS xem ở SGK/78+79) Câu 4: Phân tích vẻ đẹp và số phận đầy bi kịch của người phụ nữ qua tác phẩm “Chuyện người con gái Nam Xương” và các đoạn trích “Truyện Kiều”. * Định hướng: 1/Vẻ đẹp người phụ nữ: - Vẻ đẹp về nhan sắc, tài năng: + Thúy Vân: Vẻ đẹp phúc hậu, quý phái. + Thúy Kiều: Tuyệt thế giai nhân. - Vẻ đẹp về tâm hồn, phẩm chất: Vũ Nương, Thúy Kiều: Hiếu thảo, chung thủy. Khát vọng tự do, công lí chính nghĩa (Thúy Kiều). 2/ Bi kịch của người phụ nữ: - Đau khổ, oan khuất (vũ Nương). - Tình yêu tan vỡ, nhân phẩm bị chà đạp (Thúy Kiều). Câu 5: Nêu giá trị nhân đạo của Truyện Kiều thông qua các đoạn trích: “Chị em Thúy kiều”, “Kiều ở lầu Ngưng Bích”? - Khẳng định, đề cao vẻ đẹp, tài năng con người. (“Chị em Thúy kiều”). - Thương cảm truớc những đau khổ,bi kịch của con người (“Kiều ở lầu Ngưng Bích”). Câu 6: Nêu nghệ thuật đặc sắc của “Truyện Kiều”? - Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: + Tả cảnh ngụ tình: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. - Nghệ thuật miêu tả nhân vật : + Khắc họa nhân vật bằng bút pháp uớc lệ: “Chị em Thúy Kiều”. + Miêu tả đời sống nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại: “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Câu 7: Hoàng Lê nhất thống chí và Đoạn trường tân thanh là những tác phẩm tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam. Hãy giải thích nhan đề hai tác phẩm trên. - Hoàng Lê nhất thống chí: Ghi chép sự thống nhất vương triều nhà Lê. - Đoạn trường tân thanh : Tiếng kêu mới về nỗi đau đứt ruột . B. PHẦN TIẾNG VIỆT 1. Yêu cầu: - Nhớ khái niệm các phương châm hội thoại; Nhớ những cách phát triển của từ vựng. - Hiểu và xác định được: Các phương châm hội thoại, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa; - Hiểu và xác định được từ vựng trong văn cảnh; - Nắm được cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp. - Phân tích giá trị biểu cảm của phép tu từ từ vựng. 2. Câu hỏi ôn tập
  6. Câu 1: Các phương châm hội thoại đã học: PC về lượng, về chất, cách thức, quan hệ, lịch sự. (Chú ý mối liên quan giữa các phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.) - Phương châm về lượng: Khi giao tiếp, cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiêu, không thừa. - Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mà mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. - Phương châm cách thức: Khi giao tiếp, cần nói ngắn gọn, rành mạch; tránh nói mơ hồ. - Phương châm quan hệ: Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. - Phương châm lịch sự: Khi giao tiếp, cần tế nhị và tôn trọng người khác. Câu 2: - Thế nào là cách dẫn trực tiếp? Thế nào là cách dẫn gián tiếp? Nêu dấu hiệu nhận biết 2 cách dẫn này ? - Nhận diện và biết cách chuyển lời dẫn trực tiếp sang gián tiếp, biết tạo câu có lời dẫn. 3. Một số bài tập tham khảo 1) Giải nghĩa, đặt câu với các trường hợp sau. Và cho biết chúng tuân thủ hoặc vi phạm những phương châm hội thoại nào ? - Nói như đinh đóng cột - Im lặng là vàng - Dây cà ra dây muống - Lời nói chẳng mất tiền mua, - Lời chào cao hơn mâm cỗ - Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. - Nói có sách, mách có chứng - Lúng búng như ngậm hột thị - Ông nói gà, bà nói vịt - Đánh trống bỏ dùi 2) Giải thích nghĩa của từ gạch chân và phân tích biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau : Đầu lòng hai ả tố nga, Thúy Kiều là chị em là Thúy Vân. Mai cốt cách tuyết tinh thần, Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười. (Trích: Chị em Thúy Kiều – Nguyễn Du) 3) Chuyển các lời dẫn: ở trường hợp (a, b) sang cách dẫn gián tiếp và ở trường hợp (c, d) sang cách dẫn trực tiếp. a. Anh ấy bảo tôi: “Sáng mai, tôi đi Hà Nội. Bác có muốn gửi gì về nhà không ?” b. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định : “Đoàn kết là sức mạnh vô địch”. c. Trong Báo cáo Chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định rằng chúng ta phải ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc, vì các vị ấy là tiêu biểu của một dân tộc anh hùng. d. Trong cuốn sách Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc, nhà phê
  7. bình văn học Đặng Thai Mai khẳng định rằng người Việt Nam ngày nay có lí do đầy đủ và vững chắc để tự hào với tiếng nói của mình. C. PHẦN TẬP LÀM VĂN: I. Kiểu văn bản tự sự. * Yêu cầu: - Học sinh chọn đúng ngôi kể; - Viết bài văn tự sự kết hợp các yếu tố miêu tả, nghị luận, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm. 1/ Lí thuyết: Phương pháp làm bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố miêu tả, miêu tả nội tâm. 2/ Luyện tập thực hành: Dùng ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba kể lại: “Chuyện người con gái Nam Xương”, “ Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga”… II. Kiểu viết đoạn văn - Nắm chắc khái niệm: đoạn văn, câu chủ đề - Nắm chắc các bước xây dựng đoạn văn và các cách trình bày nội dung đoạn văn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1