intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Văn Chánh

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

9
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm phục vụ quá trình học tập cũng như chuẩn bị cho kì thi sắp đến. TaiLieu.VN gửi đến các bạn tài liệu ‘Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Văn Chánh’. Đây sẽ là tài liệu ôn tập hữu ích, giúp các bạn hệ thống lại kiến thức đã học đồng thời rèn luyện kỹ năng giải đề. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 10 năm 2023-2024 - Trường THPT Lương Văn Chánh

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN CHÁNH ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023-2024 Môn Hóa học – Lớp 10
  2. TÓM TẮT LÍ THUYẾT CHƯƠNG I Nguyên tử được cấu tạo nên từ hai phần: lớp vỏ (chứa electron) và hạt nhân (chứa proton và neutron). Nguyên tử trung hòa về điện vì có số hạt proton bằng số hạt electron. Hạt Kí hiệu Khối lượng Điện tích (amu) tương đối Proton P ≈1 +1 Neutron n ≈1 0 Electron e ≈ 0,00055 -1 Khối lượng nguyên tử chủ yếu tập trung ở hạt nhân do electron có khối lượng rất nhỏ so với khối lượng của proton và neutron. Kích thước của hạt nhân nguyên tử rất nhỏ so với kích thước của nguyên tử. Kích thước hạt nhân = 10-5 - 10-4 kích thước nguyên tử. Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số hạt proton). Số hiệu nguyên tử (Z) = số proton Số khối (A): A=Z+N Kí hiệu nguyên tử cho biết kí hiệu hóa học của nguyên tố (X), số hiệu nguyên tử (Z) và số khối (A). Đồng vị là những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân (cùng số proton) nhưng có số neutron khác nhau (có thể phát biểu: “Các nguyên tử của cùng một nguyên tố hóa học có số neutron khác nhau là đồng vị của nhau”).  A.a  B.b  ....  C.c A a bc Trong đó A, B, C …lần lượt là nguyên tử khối của các đồng vị A, B, C…; a, b, c…lần lượt là số nguyên tử của các đồng vị X và Y.
  3. Nguyên tử khối là khối lượng tương đối của một nguyên tử, cho biết khối lượng của một nguyên tử nặng gấp bao nhiêu lần 1 amu. Orbital nguyên tử (AO) là khu vực không gian xung quanh hạt nhân nguyên tử mà xác suất tìm thấy electron trong khu vực đó là lớn nhất (khoảng 90%). Lớp và phân lớp electron  Các electron thuộc cùng một lớp có năng lượng gần bằng nhau.  Các electron thuộc cùng một phân lớp có năng lượng bằng nhau.  Các phân lớp: s, p, d, f .  Số orbital trong lớp n là n2 (n ≤ 4).  Số electron tối đa trong các phân lớp: Cấu hình electron cho biết thứ tự mức năng lượng các electron giữa các phân lớp. Năng lượng electron trên mỗi phân lớp tăng theo chiều từ trái sang phải. Cách viết cấu hình electron • Bước 1: Điền electron theo thứ tự các mức năng lượng từ thấp đến cao: 1s, 2s, 2p, 3s, 3p, 4s, 3d, 4p, 5s, 4d, 5p, 6s…… • Bước 2: Đổi lại vị trí các phân lớp sao cho số thứ tự lớp (n) tăng dần theo chiều từ trái qua phải, các phân lớp trong cùng một lớp theo thứ tự s, p, d, f. Biểu diễn cấu hình electron theo ô orbital • Viết cấu hình electron của nguyên tử. • Biểu diễn mỗi AO bằng một ô vuông, AO cùng phân lớp thì viết liền, khác lớp thì tách nhau. Thứ tự ô orbital từ trái sang phải như cấu hình electron. • Điền electron vào từng ô orbital theo thứ tự lớp và phân lớp. Mỗi electron = 1 mũi tên. • Quy tắc Hund: Trong mỗi phân lớp, electron được phân bố sao cho e độc thân là lớn nhất. • Nguyên lí Pau – Li: Trên 1 orbital nguyên tử chứa tối đa 2 electron và có chiều tự quay khác chiều nhau xung quanh trục riêng của mỗi electron.
  4. Từ cấu hình electron nguyên tử có thể dự đoán dược tính chất hóa học cơ bản của nguyên tố hóa học.  Có 1, 2 hoặc 3e lớp ngoài cùng thường là nguyên tử nguyên tố kim loại.  Có 5, 6 hoặc 7e lớp ngoài cùng thường là nguyên tử nguyên tố phi kim.  Có 8e lớp ngoài cùng là nguyên tử nguyên tố khí hiếm. (Trừ He có 2e).  Có 4e lớp ngoài cùng nguyên tố có thể là kim loại hoặc phi kim. Bài tập về phổ khối: Phổ khối (phổ khối lượng) được sử dụng để xác định phân tử khối, nguyên tử khối của các chất và hàm lượng các đồng vị bền của một nguyên tố. Dựa vào phổ khối lượng sẽ biết được nguyên tố có bao nhiêu đồng vị bền, phầm trăm số nguyên tử của từng đồng vị. Ví dụ: Phổ khối của nguyên tử Lithium  Phổ khối lượng cho thấy Lithium có 2 đồng vị bền.  Phần trăm số nguyên tử của 6Li là 7,5%, 7Li là 92,5%.
  5. TÓM TẮT LÍ THUYẾT BẢNG TUẦN HOÀN PHÂN LOẠI BẢNG TUẦN HOÀN ● Dựa theo cấu hình electron: khối nguyên tố s, p, d, f. • Khối nguyên tố s: cấu hình electron ngoài cùng là ns1-2. • Khối nguyên tố p: cấu hình electron ngoài cùng là ns2np1-6. • Khối nguyên tố d: cấu hình electron ngoài cùng là (n-1)d1-10ns1-2. • Khối nguyên tố f: cấu hình electron ngoài cùng là (n-2)f0-14(n-1)d1-10ns1-2. ● Dựa theo tính chất hóa học: cơ bản có thể phân loại nguyên tố thành kim loại, phi kim, khí hiếm.
  6. XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA ĐƠN CHẤT, HỢP CHẤT I. Xu hướng biến đổi bán kính nguyên tử - Bán kính nguyên tử là khoảng cách từ hạt nhân tới electron ở lớp vỏ ngoài cùng. Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng giảm dần. Giải thích: Nguyên tử các nguyên tố có cùng số lớp, khi điện tích hạt nhân tăng dần → lực hút với electron lớp ngoài cùng tăng → bán kính nguyên tử giảm. Trong một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, bán kính nguyên tử có xu hướng tăng dần. Giải thích: Do số lớp electron tăng nên bán kính nguyên tử tăng. II. Xu hướng biến đổi độ âm điện - Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử. Theo chiều tăng của điện tích hạt nhân: - Trong một chu kì, độ âm điện tăng dần. - Trong một nhóm A, độ âm điện giảm dần. Giải thích: Độ âm điện phụ thuộc điện tích hạt nhân và bán kính nguyên tử. - Trong một chu kì: Z+ tăng, r giảm → khả năng hút e liên kết tăng → χ tăng - Trong một chu kì: khả năng hút e liên kết giảm → χ giảm. - Tính kim loại Tính phi kim (đặc trưng bằng (đặc trưng bằng Bán kính nguyên tử Độ âm điện khả năng khả năng nhận (). (). nhường electron của electron của nguyên tử).
  7. nguyên tử). Trong một chukỳ Trong một nhóm ● Hóa trị cao nhất của nguyên tố từ nhóm IA đến VIIA trong oxide cao nhất = STT nhóm (Trừ Flourine). Nhóm IA IIA IIIA IVA VA VIA VIIA Hóa trị nguyên tố 1 2 3 4 5 6 7 trong oxide cao nhất Công thức oxide cao R 2O RO R 2O 3 RO2 R 2O 5 RO3 R 2O 7 nhất Ví dụ Na2O MgO Al2O3 SiO2 N 2O 5 SO3 Cl2O7 Công thức hydroxide NaOH Mg(OH)2 Al(OH)3 H2SiO3 H3PO4 H2SO4 HClO4 cao nhất Tính acid của oxide có xu hướng tăng dần, tính base của oxide có xu hương giảm dần. Tính acid của hydroxide có xu hướng tăng dần, tính base có xu hướng giảm dần.
  8. Ý NGHĨA CỦA BẢNG TUẦN HOÀN ● Định luật tuần hoàn: “Tính chất của các nguyên tố và đơn chất cũng như thành phần và tính chất của hợp chất tạo nên từ các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của ĐTHN.” ● Ý nghĩa của bảng tuần hoàn o STT ô nguyên tố = Số hiệu nguyên tử nguyên tố. o STT Chu kì = Số lớp electron trong nguyên tử. o STT nhóm A = Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố đó (trừ He). ● Khi electron "cuối cùng" điền vào phân lớp d, nguyên tố thuộc nhóm B. Cấu hình electron khi này có dạng (n-1)dxnsy. o x + y ≤ 7 nguyên tố thuộc nhóm (x + y) B. o x + y = 8, 9, 10 nguyên tố thuộc nhóm VIIIB. o x + y > 10 nguyên tố thuộc nhóm (x + y - 10) B. Cấu tạo nguyên tử Vị trí nguyên tố Công thức hydroxide tướng ứng. Số thứ tự nguyên tố. Số Tính acid, base của oxide cao nhất và hydroxide. thứ tự chu kỳ. Cấu hình electron. Nhóm. Tính chất của nguyên tố Tính kim loại, tính phi kim. Hóa trị cao nhất với oxygen. Công thức oxide cao nhất. Công thức hydroxide tướng ứng. Tính acid, base của oxide cao nhất và hydroxide.
  9. TÓM TẮT LÝ THUYẾT CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC LIÊN KẾT HÓA HỌC Liên kết hóa học là sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn. Ví dụ: Hai nguyên tử hydrogen liên kết với nhau tạo phân tử H2. Trong liên kết hóa học, chỉ có các electron thuộc lớp ngoài cùng và phân lớp sát ngoài cùng tham gia vào quá trình tạo thành liên kết (electron hóa trị). . Các electron hóa trị được biểu diễn bằng các dấu chấm đặt xung quanh nguyên tố. Ví dụ: Biểu diễn các electron hóa trị của các nguyên tố thuộc chu kỳ 3. Quy tắc octet: Khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm. Ví dụ: Nguyên tử Sodium nhường 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm Neon. Ví dụ: Nguyên tử Fluorine nhận 1 electron để đạt cấu hình của khí hiếm Neon.
  10. Ví dụ: Hai nguyên tử Fluorine góp chung electron tạo phân tử F2. LIÊN KẾT ION Sự hình thành ion o Các kim loại có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhường electron để tạo ion dương (cation). o Số đơn vị điện tích của ion dương (cation) bằng số electron mà nguyên tử đã nhường. Ví dụ: Nguyên tử Sodium nhường 1 electron để tạo ion Sodium (mang điện dương, điện tích 1+). o Các phi kim có 5,6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng có xu hướng nhận electron để tạo ion âm (Anion). o Số đơn vị điện tích của ion âm (anion) bằng số electron mà nguyên tử đã nhận. Ví dụ: Nguyên tử Fluorine nhận 1 electron để tạo ion Fluoride (mang điện âm, điện tích 1-). Liên kết ion được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện trái dấu.
  11. Liên kết ion thường được hình thành giữa kim loại điển hình và phi kim điển hình. Ví dụ: Sự hình thành liên kết ion trong phân tử sodium chloride. Tinh thể ion là tinh thể được tạo nên bởi các cation và anion. Các ion được sắp xếp theo một trật tự nhất định trong không gian theo kiểu mạng lưới. Các ion dương và ion âm được sắp xếp luân phiên. Số ion cùng dấu bao quanh một ion trái dấu phụ thuộc vào kiểu mạng lưới tinh thể, số điện tích và kích thước của ion. Tính chất của hợp chất ion: o Thường là tinh thể rắn ở điều kiện thường. o Khó nóng chảy, khó bay hơi. o Thường tan nhiều trong nước tạo dung dịch dẫn điện. Tên của hợp chất ion Tên của hợp chất lưỡng nguyên tố được xác định khi biết tên của hai phần tử liên quan. 1. Tên của cation kim loại được gọi theo một số nguyên tắc sau NT1. Kim loại chỉ tạo một cation có tên cùng tên của kim loại Na (sodium) → Na+ (sodium). NT2. Kim loại tạo thành nhiều cation với các điện tích khác nhau, thì điện tích dương được biểu thị bằng chữ số La Mã trong ngoặc đơn sau tên của kim loại: Fe (iron) → Fe2+ iron(II) ion ; Fe3+ iron(III) ion NT3. Các cation được hình thành từ các nguyên tử phi kim có tên tận cùng bằng -ium: NH4+ ammonium ion; H3O+ hydronium ion 2. Tên anion được gọi theo một số nguyên tắc sau NT1. Các anion đơn nguyên tử được hình thành bằng cách thay thế phần cuối của tên nguyên tố bằng -ide: Phi kim Tên gốc Tên ion
  12. Bromine brom- Br- bromide ion Chlorine chlor- Cl- chloride ion Fluorine fluor- F- fluoride ion Iodine iod- I- iodide ion Nitrogen nitr- N3- nitride ion Oxygen ox- O2- oxide ion Phosphorus phosph- P3- phosphide Sulfur sulf- S2- sulfide Hydrogen hydr- H- hydride ion Một số anion đa nguyên tử cũng có tên kết thúc bằng -ide: OH- hydroxide ion CN- cyanide ion O22- peroxide ion NT2. Các anion đa nguyên tử chứa oxy có tên kết thúc bằng -ate hoặc -ite và được gọi là oxyanion. -ate được sử dụng cho oxyanion phổ biến nhất hoặc của một nguyên tố và -ite được sử dụng cho oxyanion có cùng điện tích nhưng ít hơn một nguyên tử O: NO3- nitrate ion SO42- sulfate ion NO2- nitrite ion SO32- sulfite ion Tiếp đầu ngữ được sử dụng khi oxyanion của một nguyên tố có đến bốn phần tử, như với các halogen. Tiền tố per- chỉ ra một nguyên tử O nhiều hơn oxyanion kết thúc bằng - ate; hypo- chỉ ra một nguyên tử O ít hơn oxyanion kết thúc bằng -ite: ClO4- perchlorate ion (nhiều hơn 1 O hơn chlorate) ClO3- chlorate ion ClO2- chlorite ion (ít hơn 1 O so với chlorate) ClO- hypochlorite ion (ít hơn 1 O so với chlorite) LIÊN KẾT CỘNG HÓA TRỊ Liên kết cộng hóa trị là liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử. Liên kết tạo thành từ cặp electron chung thường gặp giữa phi kim và phi kim. o Liên kết đơn hình thành từ một cặp electron dùng chung. o Liên kết đôi hình thành từ hai cặp electron dùng chung. o Liên kết ba hình thành từ ba cặp electron dùng chung. Ví dụ: Liên kết đơn, liên kết đôi, liên kết ba trong các phân tử Liên kết cho nhận là liên kiết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử. Công thức Lewis biểu diễn cấu tạo phân tử qua các liên kết (cặp electron chung) và các electron hóa trị
  13. riêng. Độ âm điện và liên kết hóa học
  14. TRƯỜNG THPT CHUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 LƯƠNG VĂN CHÁNH Môn: Hóa - Lớp - Chương trình chuẩn Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ ÔN TẬP SỐ 01 Mã đề thi Họ và tên:………………………………………………….Lớp:……………...... 000 * Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở (đktc) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM. Câu 1. Các hạt cấu tạo nên hạt nhân của hầu hết các nguyên tử là A. electron và proton. B. proton và neutron. C. neutron và electron. D. electron, proton và neutron. Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng? A. Khối lượng của electron không đáng kể so với khối lượng proton và neutron. B. Proton và electron là các hạt mang điện, neutron là hạt không mang điện. C. Electron ở vỏ nguyên tử và mang điện tích âm. D. Số lượng hạt proton và neutron trong nguyên tử luôn bằng nhau. Câu 3. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây được viết đúng? A. 15 7 N. B. 16 O. C. 16 S. D. Mg12 . 24 Câu 4. Cho những nguyên tử của các nguyên tố sau: Những nguyên tử nào sau đây là đồng vị của nhau? A. 1 và 2. B. 2 và 3. C. 1, 2 và 3. D. 1, 2, 3 và 4. Câu 5. Số orbital trong lớp M là A. 9. B. 18. C. 3. D. 12. Câu 6. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X có dạng 1s 2s 2p 3s 3p3. Phát biểu nào sau đây là sai? 2 2 6 2 A. X là phi kim B. Nguyên tử nguyên tố X có 3 phân lớp electron C. Nguyên tử nguyên tố X có 9 electron p D. X ở ô số 15 trong bảng tuần hoàn Câu 7. Nguyên tử nguyên tố X có 3 lớp electron. Lớp ngoài cùng có 4 electron. Cấu hình electron của X là A. [Ne] 3s23p2. B. [Ne] 3s23d2. C. [He] 3s23p2. D. [Ar] 3s23p2. Câu 8. Trong các nhóm A, sự biến thiên tính chất của các nguyên tố thuộc chu kì sau lại lặp lại giống như chu kì trước (biến đổi tuần hoàn) là do A. sự lặp lại tính kim loại của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. B. sự lặp lại tính phi kim của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. C. sự lặp lại cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. D. sự lặp lại tính chất hóa học của các nguyên tố ở chu kì sau so với chu kì trước. Câu 9. Trong một chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, độ âm điện thường A. giảm xuống. B. tăng dần. C. biến đổi không theo quy luật. D. không thay đổi. Câu 10. Cho các nguyên tố O (Z = 8), F (Z = 9), Si (Z = 14), S (Z = 16). Nguyên tố có tính phi kim lớn nhất trong số các nguyên tố trên là
  15. A. O. B. F. C. S. D. Si. Câu 11. X là nguyên tố nhóm IA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là A. XO. B. XO2. C. X2O. D. X2O3. Câu 12. Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là A. 1s²2s²2p6. B. 1s²2s²2p63s²3p¹. C. 1s²2s²2p63s³. D. 1s²2s²2p63s². Câu 13. Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau: (a) Nguyên tử S có 2 lớp electron và có 6 electron lớp ngoài cùng. (b) Công thức oxide cao nhất của S có dạng SO3 và là acidic oxide. (c) Nguyên tố S có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z=8). (d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của S có dạng H2SO4 và có tính acid. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 14. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì. B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì. C. Thứ tự tăng dần tính base là X(OH)2 < Y(OH)2 < Z(OH)2. D. Thứ tự giảm dần độ âm điện là X > Y > Z. Câu 15. Cho các nguyên tố sau: 11Na, 12Mg, 13Al, 19K. Thứ tự tính kim loại tăng dần của dãy nào dưới đây là đúng? A. Na < Mg < Al < K. B. Mg
  16. A. 2, 3, 4 B. 2, 3, 1 C. 2, 2, 2 D. 2, 2, 1 Câu 24. Cấu hình electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là 3s23p5. Liên kết của nguyên tử này với nguyên tử hydrogen thuộc loại liên kết nào sau đây? A. Liên kết cộng hóa trị không cực. B. Liên kết cộng hóa trị có cực. C. Liên kết ion. D. Liên kết kim loại. Câu 25. Trong phân tử nào sau đây có liên kết ba? A. N2. B. H2. C. Cl2. D. CO2. Câu 26. Nhóm chất nào sau đây có liên kết “cho – nhận”? A. KCl, CO2. B. HBr, MgCl2. C. H2O, HCl. D. NH4Cl, CO. Câu 27: Quy tắc octet không đúng với trường hợp phân tử chất nào sau đây? A. . B. . C. . D. . Câu 28. Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không cực? A. O2 B. NH3 C. HCl D. H2O PHẦN II: TỰ LUẬN. 32 Câu 29. ( 1,0 điểm) Nguyên tử X có kí hiệu 16 X . a) Xác định các giá trị: số proton, số electron, số neutron, số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối của X. b) Viết cấu hình electron của nguyên tử X và nêu vị trí của X trong bảng tuần hoàn. c) X là kim loại, phi kim hay khí hiếm? Giải thích. d) Xác định công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X và nêu tính acid – base của chúng. Câu 30. (1,0 điểm) a) Viết công thức electron, công thức Lewis và công thức cấu tạo của CO2 b) Biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong phân tử MgCl2. Câu 31. (1,0 điểm) 31.1. Nguyên tố X nằm ở chu kì 3 của bảng tuần hoàn và m là nguyên tố s có electron lớp ngoài cùng là ns1. X có công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất là XO3. Một hợp chất của M và X, trong đó M chiếm 58,97% về khối lượng, là một hóa chất công nghiệp quan trọng, được sử dụng trong sản xuất giấy Kraft, thuốc nhuộm, thuộc da, dầu mỏ, xử lý ô nhiễm kim loại nặng…Xác định công thức hóa học của hợp chất giữa M và X 31.2. X, Y là hai nguyên tố thuộc cùng một nhóm A (ZX > ZY), ở hai chu kỳ kế tiếp nhau. Tổng số electron trong anion XY42- là 50. Xác định hai nguyên tố X, Y và XY42-. Đề xuất cấu tạo Lewis cho anion XY42-sao cho phù hợp với quy tắc octet. ------------------ HẾT ------------------
  17. TRƯỜNG THPT CHUYÊN KIỂM TRA HỌC KỲ I - NĂM HỌC 2023 - 2024 LƯƠNG VĂN CHÁNH Môn: Hóa - Lớp - Chương trình chuẩn Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian phát đề) ĐỀ ÔN TẬP SỐ 02 Mã đề thi Họ và tên:………………………………………………….Lớp:……………...... 000 * Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Ag = 108; Ba = 137. * Các thể tích khí đều đo ở (đktc) PHẦN I: TRẮC NGHIỆM Câu 1. Nguyên tử chứa các hạt mang điện là A. proton và hạt nhân. B. proton và neutron. C. electron và neutron. D. proton và electron. Câu 2. Cho cấu hình electron của Zn [Ar] 3d104s2. Vị trí của Zn trong bảng tuần hoàn là A. Ô 29, chu kỳ 4, nhóm IIA B. Ô 30, chu kỳ 4, nhóm IIB C. 30, chu kỳ 4, nhóm IIA D. Ô 31, chu kì 4, nhóm IIB Câu 3. Các đồng vị của một nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng A. số neutron. B. số khối. C. số proton. D. Tổng số hạt proton, neutron, electron trong nguyên tử. Câu 4. Lớp thứ M có số phân lớp là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 5. Số electron tối đa chứa trong lớp L là A. 2. B. 8. C. 18. D. 32. Câu 6. Cho các phát biểu sau: 1 (1) Đơn vị khối lượng nguyên tử kí hiệu là amu, 1amu= khối lượng của một nguyên tử carbon đồng vị 12 12. (2) Nguyên tử luôn trung hòa điện nên tổng số hạt electron luôn bằng tổng số hạt proton. (3) Trong nguyên tử, điện tích hạt nhân bằng số proton. (4) Nguyên tử có cấu tạo đặc khít, gồm vỏ mang điện tích âm và hạt nhân mang điện tích dương. (5) Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân trong không gian rỗng của nguyên tử. Số phát biểu đúng là: A. 5. B. 4. C. 6. D. 3. Câu 7. Cấu hình electron của nguyên tử có Z = 15 là A. 1s22s22p63s23p2. B. 1s22s22p63s23p4 C. 1s22s22p63s23p3 D. 1s22s22p53s23p4. Câu 8. Cho các nguyên tố sau: X (Z = 11); Y (Z = 19); T (Z = 20); Q (Z = 17). Nguyên tố phi kim là A. X (Z = 11). B. Q (Z = 17). C. Y (Z = 19). D. T (Z = 20). 2+ Câu 9. Ion X có 10 electron. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc ô số A. 10. B. 12. C. 8. D. 9. Câu 10. Nguyên tử nguyên tố X có tổng các electron trên phân lớp p là 7. Vậy X thuộc loại nguyên tố nào sau đây? A. s. B. d. C. f. D. p.
  18. Câu 11. Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 15. Hydroxide cao nhất của nó có tính chất gì? A. Acid. B. Base. C. Trung tính. D. Lưỡng tính. Câu 12. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: Li (Z = 3), O (Z = 8), F (Z = 9), Na (Z = 11) được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là A. F, O, Li, Na. B. Li, Na, O, F. C. F, Na, O, Li. D. F, Li, O, Na. Câu 13. Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn A. của điện tích hạt nhân. B. của số hiệu nguyên tử. C. cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử. D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử. Câu 14. Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn là: A. Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA B. Na, chu kì 3, nhóm IA C. Mg, chu kì 3, nhóm IIA D. F, chu kì 2, nhó VIIA Câu 15. Nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p3. Vậy vị trí X trong bảng tuần hoàn và công thức hợp chất khí với hydrogen của X là: A. Chu kì 2, nhóm VA, HXO3. B. Chu kì 2, nhóm VA, XH4. C. Chu kì 2, nhóm VA, XH2. D. Chu kì 2, nhóm VA, XH2. Câu 16. Hai nguyên tố X và Y nằm ở 2 nhóm A liên tiếp và thuộc cùng 1 chu kì. Chúng có thể tạo được hợp chất có công thức X2Y, trong đó tổng số proton là 22. X có số hiệu nguyên tử là? A. 7 B. 8 C. 9 D. 11 Câu 17. Ion Y- có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là A. Chu kì 3, nhóm VIIA. B. Chu kì 3, nhóm VIA. C. Chu kì 4, nhóm IA. D. Chu kì 4, nhóm IIA. Câu 18. Trong các phản ứng hoá học, các nguyên tử kim loại có khuynh hướng A. nhận thêm electron. B. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng phản ứng cụ thể. C. nhường electron. D. nhận hay nhường electron phụ thuộc vào từng kim loại cụ thể. Câu 19. Công thức được viết dựa trên công thức electron, trong đó mỗi cặp electron chung được thay bằng một gạch nối “–” gọi là A. công thức cấu tạo thu gọn. B. công thức Lewis. C. công thức phân tử. D. công thức cấu tạo. Câu 20. Trong các hợp chất sau đây, hợp chất nào có liên kết ion? A. HCl. B. H2O. C. NH3. D. NaCl. Câu 21. Cho các phát biểu sau về hợp chất ion: (1) Không dẫn điện khi nóng chảy. (2) Dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ. (3) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. (4) Khó tan trong nước. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 22. Liên kết được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron chung, gọi là A. liên kết ion. B. liên kết cộng hoá trị. C. liên kết kim loại. D. liên kết hydrogen. Câu 23. Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực? A. O2. B. KCl. C. H2O. D. HF.
  19. Câu 24. Để đánh giá loại liên kết trong phân tử hợp chất, người ta có thể dựa vào hiệu độ âm điện. Khi hiệu độ âm điện của hai nguyên tử tham gia liên kết ≥ 1,7 thì đó là liên kết A. ion. B. cộng hoá trị không cực. C. cộng hoá trị có cực. D. kim loại. Câu 25. Cho dãy các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong dãy mà phân tử chỉ chứa liên kết cộng hóa trị phân cực là A. 3. B. 6. C. 5. D. 4. Câu 26. Khi hình thành liên kết cộng hóa trị trong phân tử H – F, số electron dùng chung giữa hai nguyên tử H và F là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 27. Dãy gồm các ion X+, Y– và nguyên tử Z đều có cấu hình electron 1s22s22p6 là: A. Na+, Cl–, Ar. B. Li+, F–, Ne. C. Na+, F–, Ne. D. K+, Cl–, Ar. 2 2 6 2 6 1 Câu 28. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron 1s 2s 2p 3s 3p 4s , nguyên tử của nguyên tố Y có cấu hình electron 1s22s22p5. Liên kết hoá học giữa nguyên tử X và nguyên tử Y thuộc loại liên kết A. kim loại. B. cộng hoá trị. C. ion. D. cho nhận. PHẦN II: TỰ LUẬN. Câu 29. (1,0 điểm) a. Vận dụng quy tắc octet để giải thích sự tạo thành liên kết hóa học trong phân tử phosphine (PH3). Biết P (Z = 15); H (Z = 1). b) So sánh tính chất hóa học của nguyên tố Mg (Z = 12) với Na (Z = 11) và Al (Z = 13). Câu 30.(1,0 điểm) Dựa vào giá trị độ âm điện, dự đoán loại liên kết (liên kết cộng hóa trị phân cực, liên kết cộng hóatrị không phân cực, liên kết ion) trong các phân tử: MgCl2, AlCl3, HBr, O2, H2 và NH3. Nguyên tử Mg Al H N Cl Br O Độ âm điện 1,31 1,61 2,20 3,04 3,16 2,96 3,44 Câu 31. 31.1. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của một nguyên tố có công thức thực nghiệm là RO 3. Oxide này là chất lỏng không màu, tan vô hạn trong nước và sunfuric acid. Hợp chất khí của R với hydrogen có chứa 5,882% khối lượng hydrogen là chất khí không màu với mùi hôi đặc trưng của trứng thối. Nó rất độc, có tính ăn mòn và dễ cháy. a. Nêu vị trí của R trong bảng tuần hoàn. b. Viết công thức Lewis và công thức cấu tạo của oxide cao nhất của R và hợp chất khí của R với hydrogen. 31.2 Hai nguyên tố X và Y ở hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn, X thuộc nhóm VA. Ở trạng thái đơn chất, X và Y không phản ứng với nhau. Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử của X và Y là 23. a. Xác định X, Y. b. Viết công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của X, Y và nêu tính chất acid – base của chúng. ------------------ HẾT ------------------
  20. SỞ GDĐT PHÚ YÊN KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC KÌ I TRƯỜNG THPT CHUYÊN NĂM HỌC 2022– 2023 LƯƠNG VĂN CHÁNH MÔN: HÓA - LỚP: 10. ****** Thời gian: 45 phút không kể thời gian phát đề. Mã đề : 132 I. PHẦN I: TRẮC NGHIỆM: ( 7 điểm) Câu 1: Cho các phát biểu sau về hợp chất ion: (1) Không dẫn điện khi nóng chảy. (2) Dễ hòa tan trong các dung môi hữu cơ. (3) Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao. (4) Khó tan trong nước. Số phát biểu sai là A. 1. B. 4. C. 2. D. 3. Câu 2: Phát biểu không đúng là: A. Nguyên tố carbon chỉ gồm những nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân là 6. B. Các nguyên tử thuộc một nguyên tố hóa học đều có tính chất vật lí và hóa học giống nhau. C. Các nguyên tử đồng vị đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học. D. Một nguyên tử có số hiệu nguyên tử là 29 và có số khối là 65 thì nguyên tử đó phải có 29 electron. Câu 3: Cho các nguyên tố O (Z = 8), F (Z = 9), Si (Z = 14), S (Z = 16). Nguyên tố có tính phi kim lớn nhất trong số các nguyên tố trên là A. Si. B. S. C. O. D. F. Câu 4: Một nguyên tử oxygen có cấu tạo từ 8 hạt proton, 9 hạt neutron và 8 hạt electron. Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là đúng ? A. 17 O . 8 B. 17 O . 9 C. 16 O . 8 D. 16 O . 9 Câu 5: X, Y là những nguyên tố có đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 6, 17. Công thức và liên kết hợp chất tạo thành từ X và Y là: A. XY và liên kết cộng hóa trị. B. X4Y và liên kết ion. C. XY2 và liên kết ion. D. XY4 và liên kết cộng hóa trị. Câu 6: Cation Y2+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của Y trong bảng tuần hoàn (chu kì, nhóm) là A. Chu kì 4, nhóm IIB. B. Chu kì 3, nhóm VIA. C. Chu kì 4, nhóm IIA. D. Chu kì 3, nhóm VIIA. 3+ 2   - 2+ Câu 7: Cho các ion: Al , SO 4 , NH 4 , NO 3 , Cl , Ca . Hỏi có bao nhiêu cation? A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 8: Nguyên tố X có số hiệu nguyên tử bằng 12. Hydroxide của nó có tính chất gì? A. Acid. B. Base. C. Trung tính. D. Lưỡng tính. Câu 9: Cho các hợp chất sau: Na2O; H2O; HCl; Cl2. Liên kết trong phân tử chất nào phân cực nhất? A. Na2O. B. H2O. C. HCl. D. Cl2. Câu 10: X là nguyên tố nhóm IIA. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất của X là A. X2O3. B. XO2. C. XO. D. X2O. Câu 11: Cho các phát biểu sau: (1) Tất cả hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố đều luôn có 2 loại hạt cơ bản là proton và neutron. (2) Khối lượng nguyên tử tập trung ở lớp vỏ electron. (3) Số khối (A) có thể có giá trị lẻ. (4) Trong nguyên tử, số electron bằng số proton. (5) Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là proton và electron. Số phát biểu sai là: A. 3. B. 2. C. 1. D. 4. Câu 12: Nguyên tố X ở ô thứ 17 của bảng tuần hoàn. Có các phát biểu sau: (1) X có độ âm điện lớn và là một phi kim mạnh. (2) X có thể tạo thành ion bền có dạng X+. (3) Oxide cao nhất của X có công thức X2O5 và là acidic oxide. (4) Hydroxide của X có công thức HXO4 và là acid mạnh. Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 13: Nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 37. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 11 hạt. Kí hiệu và vị trí của R trong bảng tuần hoàn là:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2