intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để đạt thành tích cao trong kì thi sắp tới, các bạn học sinh có thể sử dụng tài liệu “Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng” sau đây làm tư liệu tham khảo giúp rèn luyện và nâng cao kĩ năng giải đề thi, nâng cao kiến thức cho bản thân để tự tin hơn khi bước vào kì thi chính thức. Mời các bạn cùng tham khảo đề cương.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề cương ôn tập học kì 1 môn Hóa học lớp 8 năm 2021-2022 - Trường THCS Phước Hưng

  1. TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG ĐỀ CƯƠNG ÔN KTHKI HÓA HỌC 8 - NH: 2021-2022 Câu 1: NÊU ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG Định luật: trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng. Áp dụng: Phản ứng: A + B → C + D Công thức về khối lượng: mA + mB = mC + mD Phản ứng: A → B+ C+ D Công thức về khối lượng: mA = mB + mC + mD Bài tập vận dụng: Đốt cháy hết 4g khí CH4 trong khí oxi (O2), sau phản ứng thu được 11g khí cacbonic (CO2) và 9g hơi nước ( H2O). a) Lập PTHH của phản ứng; b) Tính khối lượng khí oxi tham gia phản ứng. Giải: a. PTHH: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O b. Theo định luật BTKL ta có: mCH4 + mO2 = mCO2 + mH2O 4 + mO2 = 11 + 9 mO2 = 20 – 4 = 16 (g) Câu 2: Phương trình hóa học - Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học, gồm công thức hóa học của các chất tham gia và sản phẩm. Ví dụ: Phản ứng sắt tác dụng với oxi tạo ra oxit sắt từ: 3Fe + 2O2 ⎯⎯ → Fe3O4 o t - Các bước lập PTHH: + B1: Viết sơ đồ của pứ: Al + O2 -----> Al2O3 + B2: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: 4Al + 3O2-----> 2Al2O3 + B3: Viết PTHH: 4Al + 3O2 →2Al2O3 - Ý nghĩa của PTHH: cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng. VD: Tỉ lệ các chất của phản ứng trên là: Số nguyên tử Al : số phân tử O2 : số phân tử Al2O3 = 4:3:2. BT tương tự: Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử/phân tử của các chất trong PTHH vừa lập. a/ 2Zn + O2 → 2ZnO Tỉ lệ số nguyên tử Zn: số phân tử O2: số phân tử ZnO =2:1:2 b/ 2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O Tỉ lệ số phân tử Al(OH)3 : số phân tử Al2O3:số phân tử H2O= 2:1:3
  2. c/ Mg + HCl --- > MgCl2 + H2 d/ KOH + H2SO4 --- > K2SO4 + H2O e/ C3H6 + O2 --- > CO2 + H2O f/ HCl + Al --- > AlCl3 + H2 Câu 3: Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Thể tích mol là gì? Nêu các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất. - Mol là lượng chất có chứa N ( 6.1023) nguyên tử hoặc phân tử của chất đó. Ví dụ: 1 mol phân tử H2O có chứa N (6.1023 ) phân tử H2O. - Khối lượng mol (kí hiệu M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hay phân tử chất đó. VD: MH2O = 1.2+16.1=18 (g/mol) - Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N (6.1023 ) phân tử của chất khí đó. - Một mol của bất kỳ chất khí nào, trong cùng điều kiện về nhiệt độ và áp suất, đều chiếm những thể tích bằng nhau. + Ở đktc: Vkhí = n. 22,4 (lít) + Ở đkt: Vkhí = n.24 (lít) *- Chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất: 𝒎 𝒎 Công thức: m = n.M ; M= ; n= 𝒏 𝑴 Trong đó: n là số mol chất(mol); M là khối lượng mol chất(g/mol); m: khối lượng chất (g) Bài tập vận dụng: VD: Hãy tính khối lượng của các chất sau: 0,7 mol phân tử N2 mN2 = n.M= 0,7.(14.2) = 19.6 g a) Hãy tính khối lượng của các chất sau: 2 mol phân tử O2; 2 mol phân tử Fe3O4 ;0,5 mol phân tử Fe2(SO4)3. b) Tính số mol phân tử nước có trong 36 gam nước? Tính số mol nguyên tử Zn có trong 6,5g kẽm. *Chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí (đktc): 𝑉 Công thức: 𝑛 = ; V = n.22,4 . 22,4 Trong đó: n là số mol chất khí (mol); V là thể tích chất khí (l). *Một số công thức tính số mol: 𝒔ố 𝒏𝒈𝒖𝒚ê𝒏 𝒕ử ( 𝒑𝒉â𝒏 𝒕ử) 𝒎 𝑽 n= ; 𝒏= ; 𝒏= 𝟔.𝟏𝟎𝟐𝟑 𝑴 𝟐𝟐,𝟒 Bài tập vận dụng: a)Tính thể tích khí ở đktc của: 0,5 mol khí H2; 0,8 mol khí O2; 2 mol CO2; b)Tính thể tích (đktc) của 12.1023 phân tử khí nitơ N2 . c) Tính số mol phân tử O2 có trong 11,2 lít khí oxi (O2)? d)Tính khối lượng của 2,24 lít khí cacbon đioxit CO2 (đktc);
  3. e)Tính thể tích (ở đktc) của hỗn hợp khí gồm: 0,5 mol khí N2; 32 g khí O2 và 3.1023 phân tử khí CH4 Câu 4: Nêu công thức tính tỉ khối của chất khí: - Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B: 𝑴𝑨 dA/B= =>  MA = dA/B.MB 𝑴𝑩 - Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí: 𝑴 dA/kk = 𝑨  MA = 29. dA/kk 𝟐𝟗 Bài tập vận dụng: a) Cho biết khí nitơ nặng hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu lần? b) Cho biết khí oxi nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần ? c) Biết khí B nặng hơn khí oxi 2,5 lần, tìm Khối lượng mol của khí B? Câu 5: TÍNH THEO CÔNG THỨC HÓA HỌC - Biết CTHH của hợp chất, xác định thành phần các nguyên tố trong hợp chất: 3 bước + Tìm khối lượng mol của hợp chất. + Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một mol hợp chất. + Tính thành phần phần trăm theo khối lượng các nguyên tố trong hợp chất. xM A yM B %A = .100%, % B = M AxBy M Ax By * VD: Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CaCO3 Bài giải - Tính khối lượng mol: M CaCO3 = 40 + 12 + (16.3)= 100 (g/mol) - Thành phần % về khối lượng các nguyên tố: 40 %𝐶𝑎 = × 100% = 40% 100 12 %𝐶 = × 100% = 12% 100 3.16 %𝑂 = × 100% = 48% 100 BT tương tự: Tính thành phần % khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất CuSO4 - Biết thành phần các nguyên tố, hãy xác định CTHH của hợp chất: 3 bước + Tìm khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất. + Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất. + Viết CTHH của hợp chất. VD: Biết khí A có tỉ khối đối với không khí là 0,552. Thành phần theo khối lượng của khí A là: 75%C và 25%H. Hãy xác định công thức hóa học của khí A Giải: + Khối lượng mol của hợp chất là: dA/kk = MA/29  MA = 29. dA/kk = 29.0,552 = 16g/mol + Khối lượng mỗi nguyên tố trong 1 mol hợp chất là: 75 25 𝑚𝐶 = × 16 = 12𝑔; 𝑚𝐻 = × 16 = 4𝑔 100 100
  4. + Số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất là 12 4 𝑛𝐶 = = 1 mol; 𝑛𝐻 = = 4 mol 12 1 + CTHH của hợp chất là CH4. BT tương tự: Hãy xác định công thức hóa học của khí B, biết khí B nặng hơn khí oxi 2,5 lần. Thành phần % theo khối lượng của khí B là: 40%S và 60%O. Câu 6: TÍNH THEO PTHH - Các bước giải bài toán tính theo PTHH: + Viết PTHH. + Tính số mol của chất bài cho: m Nếu bài toán cho khối lượng(m) thì: n = M V (l ) Nếu bài toán cho thể tích khí V(đktc): n = 22, 4 + Dựa vào PTHH tìm số mol chất tham gia (hoặc chất tạo thành) theo quy tắc tam suất. + Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng (m = n.M ), thể tích khí ở đktc (V=n.22,4) hoặc các đại lượng cần tìm. Ví dụ : Cho 2,4 gam Mg tác dụng hoàn toàn với axit clohiđric. Tính: a) Thể tích khí hiđro thu được sau phản ứng(đktc). b) Khối lượng axit clohiđric đã tham gia phản ứng. Hướng dẫn giải m 2, 4 - Số mol của Mg là: n = = = 0,1mol M 24 - Phương trình hóa học: Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 Theo phương trình: 1 2 1 1 (mol) Theo đầu bài: 0,1 0,2 0,1 0,1 (mol) a) Thể tích khí H2 ở đktc: VH2 = n.22,4 = 0,1 .22,4 = 2,24 lít b) Khối lượng axit HCl đã tham gia phản ứng : mHCl = n.M = 0,2.36,5 = 7,1(g) BT tương tự: Cho 13 gam kẽm (Zn) tác dụng với dung dịch axit clohidric (HCl) dư, thu được dung dịch kẽm clorua (ZnCl2) và khí hidro (H2) a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính khối lượng HCl cần vừa đủ cho phản ứng trên. c. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc) . -----------------
  5. UBND THÀNH PHỐ BÀ RỊA ĐỀ THAM KHẢO CUỐI HỌC KÌ I TRƯỜNG THCS PHƯỚC HƯNG NĂM HỌC 2021-2022 MÔN: HÓA HỌC 8 Thời gian: 45 phút (Đề này gồm 02 trang) I. TRẮC NGHIỆM (5,0 điểm) Câu 1: Một mol chất khí ở điều kiện tiêu chuẩn có thể tích là A. 2,24 lít. B. 22,4 lít C. 24 lít. D. 42 lít. Câu 2: Trong 1 mol CO2 có bao nhiêu phân tử? A. 6.1023 B. 16.1023 C. 12.1023 D. 18.1023 Câu 3: Công thức tính thể tích chất khí (ở đktc): n A. V=n.22,4 B. V=n.24 C. V=n.M D. V= 22,2 Câu 4: Vì sao khi nung cục đá vôi thì thấy khối lượng giảm đi? A. Vì có khí cacbonic thoát ra B. Vì xuất hiện vôi sống C. Vì có sự tham gia của oxi D. Vì có sự tham gia của hiđro Câu 5: Cho biết tỉ lệ hệ số tương ứng của chất tham gia và chất tạo thành của phương trình sau HCl + Al → AlCl3 + H2 A. 6:3:3:2 B. 6:2:2:3 C. 3:1:1:3 D. 2:1:1:1 Câu 6: Công thức tính số mol nào sau đây là sai? m V số nguyên tử M A. n= B. n= C. n= 23 D. n= M 22,4 6.10 m Câu 7: Khi cho kim loại nhôm( Al) tác dụng với khí oxi (O2)tạo thành nhôm oxit (Al2O3) phương trình hóa học nào sau đây viết đúng? to A/ Al + 3O2 → 2Al2O3 to C/ 4 Al + O2 → 2Al2O3 to B/ Al + O2 → Al2O3 to D/ 4Al + 3O2 → 2Al2O3
  6. Câu 8: Dãy gồm các khí đều thu được vào lọ như mô tả hình vẽ là A. NH3; CO2 B. H2; N2 C. CO2; O2 D. O2; H2 Câu 9: Khối lượng của 2 mol CuO là: A. 80g B. 160g C. 16g D. 48g Câu 10: Thể tích của 2 mol phân tử H2 (ở đktc) là: A. 44,8 lít B. 22,4 lít C. 11,2 lít D. 5,6 lít II. TỰ LUẬN (5,0 điểm) Câu 1 (1.0 điểm) Cho các sơ đồ phản ứng sau, hãy lập phương trình hóa học: o t a) Al(OH)3 ⎯⎯ → Al2O3 + H2O b) NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + H2O Câu 2 (1,5 điểm) Phát biểu định luật bảo toàn khối lượng. Biểu diễn định luật bằng công thức chung khi phản ứng có 2 chất tham gia tạo ra một sản phẩm. Câu 3 (2.0 điểm) Cho 6,5 gam kẽm (Zn) tác dụng với dung dịch axit clohidric (HCl) dư, thu được dung dịch kẽm clorua (ZnCl2) và khí hidro (H2) a. Viết phương trình hóa học xảy ra. b. Tính khối lượng HCl cần vừa đủ cho phản ứng trên. c. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (ở đktc) . Câu 4 (0,5 điểm) Một oxit của lưu huỳnh có thành phần trăm của lưu huỳnh là 50% và Oxi là 50%. Biết oxit này có khối lượng mol phân tử là 64 g/mol. Hãy tìm công thức hóa học của oxit đó. (C= 12, O = 16, H = 1, S = 32, Zn = 65, Cl = 35,5) -HẾT-
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2