intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Để được nhân viên cảm phục

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

162
lượt xem
53
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đừng vội đưa ra những lời lẽ không tốt đẹp dành cho nhân viên. Hãy nhìn nhận khả năng của họ, đồng thời giúp họ nhận ra điểm yếu của mình để hoàn thiện bản thân cũng như giúp ích cho công ty. Nhà lãnh đạo chinh phục nhân viên bằng cái uy của mình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa sếp lúc nào cũng quát tháo, dọa nạt nhân viên và chăm chăm làm theo quy tắc một cách cứng nhắc. Là người quản lý, bạn nên thể hiện nhiều tình cảm hơn trong vai trò lãnh đạo của mình...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Để được nhân viên cảm phục

  1. Để được nhân viên cảm phục Đừng vội đưa ra những lời lẽ không tốt đẹp dành cho nhân viên. Hãy nhìn nhận khả năng của họ, đồng thời giúp họ nhận ra điểm yếu của mình để hoàn thiện bản thân cũng như giúp ích cho công ty. Nhà lãnh đạo chinh phục nhân viên bằng cái uy của mình. Nhưng điều đó không đồng nghĩa sếp lúc nào cũng quát tháo, dọa nạt nhân viên và chăm chăm làm theo quy tắc một cách cứng nhắc. Là người quản lý, bạn nên thể hiện nhiều tình cảm hơn trong vai trò lãnh đạo của mình để được nhân viên cảm phục
  2. Là người quản lý, bạn nên thể hiện nhiều tình cảm hơn trong vai trò lãnh đạo của mình để được nhân viên cảm phục. Dưới đây là một số "mẹo" bạn có thể áp dụng: Công nhận những điểm tích cực của nhân viên Ai đi làm cũng cố gắng hết sức mình để thực hiện công việc một cách tốt nhất có thể. Tuy nhiên không ai hoàn hảo cả. Đôi khi họ "lỗi nhịp" công việc với bạn, nhưng đó không hẳn là do họ "không biết nhìn xa trông rộng", "không có tinh thần làm việc" hay "vô tổ chức". Đừng vội đưa ra những lời lẽ không tốt đẹp dành cho nhân viên. Hãy nhìn nhận khả năng của họ, đồng thời giúp họ nhận ra điểm yếu của mình để hoàn thiện bản thân cũng như giúp ích cho công ty. Tìm hiểu động lực làm việc của nhân viên Mỗi người đều có mục tiêu riêng trong công việc. Dù đích đến của bạn và nhân viên không giống nhau, cũng đừng coi thường hay ép buộc họ phải theo bạn một cách ích kỷ. Trái lại, tìm hiểu động lực làm việc của nhân viên sẽ giúp bạn hiểu rõ và lãnh đạo họ một cách thuyết phục hơn.
  3. Vì vậy, đừng chần chừ khi trò chuyện với nhân viên về nền tảng, ước mơ, động lực cũng như khó khăn trong công việc họ phải đối mặt. Đáp ứng nhu cầu của nhân viên Hãy tích cực trợ giúp nhân viên khi cần thiết. Đây cũng là một nhiệm vụ quan trọng của người lãnh đạo. Giúp đỡ, ca tụng, chia sẻ thông tin và trao thưởng một cách công bằng là những việc khiến nhân viên cảm động về sếp. Và hãy đảm bảo rằng bạn thực hiện những điều trên trong một giới hạn nhất định để đạt được hiệu quả tốt nhất. Đương đầu với thách thức Khi có khó khăn, một người sếp tốt nên nhìn thẳng vào gương thay vì nhìn ra ngoài cửa sổ. Hãy dũng cảm chấp nhận và đương đầu với thách thức. Hãy chứng tỏ mình là một người sếp mà nhân viên có thể tin tưởng và nương tựa. Tiếp nhận phản hồi từ nhân viên Phản hồi từ nhân viên là một nguồn thông tin đáng tin cậy và chính xác, giúp bạn hoàn thiện bản thân. Đừng lạnh lùng đến nỗi nhân viên không dám mở lời đánh giá về bạn. Hãy cởi mở khi tiếp thu nhận xét của họ. Nếu lắng nghe
  4. thường xuyên, bạn có thể điều chỉnh một cách cần thiết và tránh gây hậu quả lớn. Khéo léo hơn trong giao tiếp Giao tiếp hiệu quả chính là chìa khóa "mở cửa trái tim" của nhân viên. Nếu phong cách giao tiếp hiện tại không khiến nhân viên thoải mái, bạn có thể thay đổi một chút. Hãy nói nhiều hơn thay vì chỉ gật hay lắc đầu, hoặc nói chuyện một cách hài hước hơn thay cho những câu đơn điệu. Ngoài ra, một người sếp không nên phàn nàn quá nhiều, điều đó sẽ làm mất giá trị của bạn. Ví dụ đừng suốt ngày lặp đi lặp lại một cách cộc cằn: "Bộ phận IT đang phớt lờ nhu cầu của chúng ta". Thay vào đó, hãy chủ động tìm cách giải quyết tình huống. Chắc chắn nhân viên sẽ khâm phục và kính trọng bạn nhiều hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2