Đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Cẩm Tâm - Huyện Cẩm Thuỷ - Tỉnh Thanh Hoá”
lượt xem 180
download
Việt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất nông lâm nghiệp. Như vậy, nghành lâm nghiệp đã và đang hoạt động quản lý và sản xuất trên diện tích lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề tài “Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Cẩm Tâm - Huyện Cẩm Thuỷ - Tỉnh Thanh Hoá”
- i Đ ẠI HỌC THÁI NGUY ÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ------------ ------------- PHẠM ĐỨC VĂN “ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP TẠI XÃ CẨM TÂM - HUYỆN CẨM THỦY - TỈNH THANH HÓA” KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : C hính quy Chuyên ngành : Lâm nghiệp Khoa : Lâm nghiệp Khóa học : 2008 - 2 012 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Văn Mạn Khoa Lâm nghiệp - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên Thái Nguyên, 2012
- ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn đánh giá kết thúc quá trình nghiên cứu và học tập của sinh viên trong các trường đại học. Đây là quá trình tổng hợp và củng cố hệ thống kiến thức đ ã học, bước đầu làm quen với thực tiễn góp phần hình thành và rèn luyện kĩ năng, phẩm chất chuyên môn nghiệp vụ cần thiết nhằm đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ của sinh viên sau khi ra trường. Thông qua thời gian thực tập sinh viên được tiếp xúc với môi trường mới học cách giải quyết những vấn đề cụ thể đó là những kinh nghiệm tốt cho công tác sau này. X uất phát từ nguyện vọng của bản thân và được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp tôi về thực tập tại xã Cẩm Tâm – huyện Cẩm Thuỷ - tỉnh Thanh Hoá để hoàn thành khóa luận: “Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Cẩm Tâm - Huyện Cẩm Thuỷ - Tỉnh Thanh Hoá”. Sau một thời gian tiến hành làm việc nghiêm túc tôi đã hoàn thành b ản khóa luận tốt nghiệp. Nhân dịp này tôt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo hướng dẫn ThS. Nguyễn Văn Mạn cùng toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Lâm Nghiệp, sự giúp đỡ của chính quyền và bà con nhân xã Cẩm Tâm để tôi hoàn thành khoá luận Tuy có nhiều cố gắng nhưng b ản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu xót. Vì vậy kính mong thầy cô giáo cùng các bạn đóng góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Thái nguyên, tháng 5 năm 2012 Sinh viên Phạm Đức Văn
- iii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của bản thân tôi, Các số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong khóa luận là quá trình điều tra trên thực địa ho àn toàn trung thực, khách quán. Thái Nguyên, tháng 5 năm 2012 Xác nhận giáo viên hướng dẫn Người viết cam đoan ThS. Nguyễn Văn Mạn Phạm Đức Văn Xác nhận giáo viên chấm phản biện (ký, họ và tên)
- iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN ................................................................ ................................. i LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................ii MỤC LỤC ................................................................................................... iiii D ANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LU ẬN ...................................... vi D ANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................ ............................. viii Phần 1: MỞ ĐẦU........................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề ........................................................................................... 1 1.2 Mục đích nghiên cứu ................................................................ ............ 2 1.3. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................ ............ 2 1.4. Ý nghĩa của đề tài ............................................................................... 2 1.4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học ................................. 2 1.4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất ....................................................... 3 Phần 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 4 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài....................................................................... 4 2.2. Các mô hình sử dụng đất trên thế giới ................................................. 5 2.3. Ở V iệt Nam ......................................................................................... 8 2.3.1. Chế độ quản lý đất đai của nhà nước Việt ........................................ 8 2.3.2. Những chính sách liên quan đến quản lý sử dụng rừng, đất rừng ở Việt Nam ............................................................................................ 7 2.3.3. Một số hệ thống sử dụng đất ở Việt Nam ........................................ 10 2.4. Tổng quan khu vưc nghiên cứu ......................................................... 11 2.4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu................................ .......... 11 2.4.2. Điều kiện kinh tế - xã hội................................................................ 13 Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............ 18 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 18 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................... 18 3.2.1 Địa điểm tiến hành nghiên cứu ........................................................ 18 3.2.2 Thời gian tiến hành nghiên cứu........................................................ 18 3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................ .......... 18 3.4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 18
- v 3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................... 18 3.4.2. Phương pháp phân tích số liệu ........................................................ 21 Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................ 23 4.1. Lược sử phát triển của xã Cẩm Tâm liên quan đến quá trình sử dụng đất ......................................................................................................... 23 4.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội và tình hình sử dụng đất đai ...................................................................................... 23 4.3. Hiện trạng sử dụng đất....................................................................... 26 4.3.1. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất......................................................... 26 4.3.2. Tình hình biến động đất đai của xã Cẩm Tâm năm 2006 đến ngày 01/01/20212...................................................................................... 27 4.4. Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Cẩm Tâm............... 29 4.4.1. Tình hình sử dụng đất lâm nghiệp................................................... 29 4.4.2. Đánh giá hiệu quả về xã hội ........................................................... 31 4.4.3. Đánh giá hiệu quả về xã hội. ........................................................... 35 4.4.4. Đánh giá hiệu quả môi trường......................................................... 36 4.5. Phân tích sơ đồ SW0T về việc sử dụng đất lâm nghiệp...................... 37 4.6. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp ............ 38 4.6.1. Lập kế hoạch quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp ............................ 38 4.6.2. Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi tại xóm Thuỷ Thanh ................ 39 4.6.3. Một số giải pháp khác ..................................................................... 43 Phần 5: KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ ........................................ 44 5.1 Kết luận. ............................................................................................. 44 5.2. Tồn tại ............................................................................................... 45 5.3. Kiến nghị ........................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 46
- vi DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG KHÓA LUẬN Trang Bảng 3.1. Một số yếu tố khí hậu thời tiết xã Cẩm Tâm năm 2011 .............. 132 Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động của x ã Cẩm Tâm đến năm 2011 ..... 13 Bảng 4.1 Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất xã cẩm tâm .................................. 276 Bảng 4.2 Tình hình sử dụng đất và biến động theo quy hoạch đất tại xã Cẩm Tâm từ ngày 1/1/ 2006 đến ngày 1/1/2012............................................ 28 Bảng 4.3 Hiệu quả kinh tế của cây trồng lâm nghiệp .................................... 33 Bảng 4.4 Cơ cấu thu nhập của các loại cây lâm nghiệp ................................ 34 Bảng 4.5 Cơ cấu thu chi của các loại cây lâm nghiệp ................................... 34 Bảng 4.6 Bảng tính chi phí, thu nhập của 1 ha rừng trồng keo tai tượng....... 35 Bảng 4.7 Kết quả điều tra tổng số công lao để trồng 1 ha cây Keo ............... 36 Bảng 4.8 Bảng đánh giá các loại cây lâm nghiệp ................................ .......... 36 Bảng: 4.9 Sơ đồ SWOT về sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Cẩm Tâm ........... 37 Bảng 4.10 Hiện trạng sử dụng đất tại xóm Thuỷ Thanh................................ 38 Bảng 4.11: Tổng hợp đánh giá lựa chọn loại cây lâm nghiệp tại xóm Thuỷ Thanh............................................................................................................ 41 Bảng 4.12. Đánh giá lựa chọn giống cho cây ăn quả .................................... 42
- vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCĐ PCCCR : Ban chỉ đạo phòng cháy chữa cháy rừng : Ban chỉ huy quân sự BCHQS HĐND : Hội đồng nhân dân : H ợp tác x ã H TX : Mặt trận tổ quốc PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng MTTQ : Phòng cháy chữa cháy rừng PCCCR Q LSDĐ : Q uản lý sử dụng đất : U ỷ ban nhân dân. U BND
- 1 Phần 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề V iệt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên 33,12 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất nông lâm nghiệp. Như vậy, nghành lâm nghiệp đã và đang ho ạt động quản lý và sản xuất trên diện tích lớn nhất trong các ngành kinh tế quốc dân. Diện tích đất lâm nghiệp phân bố chủ yếu trên các vùng đồi núi của cả nước, đây cũng là nơi sinh sống của 25 triệu người với nhiều dân tộc ít người, có trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu, kinh tế chậm phát triển và đời sống còn nhiều khó khăn. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ngành sản xuất nói riêng và những tiến bộ khoa học - kỹ thuật nói chung trong giai đoạn hiện nay đang làm phong phú, đa dạng thêm mối quan hệ nhiều chiều của hệ thống “tự nhiên - xã hội”. Vấn đề sử dụng, khai thác hợp lý các điều kiện tự nhiên (ĐKTN) và tài nguyên thiên nhiên đang là vấn đề cấp thiết, có tầm quan trọng to lớn. Trong đó, trước hết nảy sinh một nhu cầu cần có sự đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên lãnh thổ, xây dựng các cơ sở khoa học cho việc sử dụng chúng hợp lý. Tất cả các nước trên thế giới đổi công nghệ và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Sự phát triển bền vững ấy còn có hệ quả vô cùng quan trọng là “bảo vệ được các tài nguyên thiên nhiên: đất, nước, không khí, rừng, ...” không những không huỷ dù ở trình đ ộ phát triển không giống nhau đều phải quan tâm đến việc quản lý, bảo tồn và khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đ ịnh hướng sự thay hoại mà còn phục hồi lại những cảnh quan truyền thống vốn có của tự nhiên, làm tăng sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ của con người và phù hợp về mặt kinh tế xã hội của từng nước đồng thời phù hợp với xu thế chung của thời đại. Do sức ép của sự gia tăng dân số và nhu c ầu phát triển xã hội, đất lâm nghiệp đang đứng trước nguy cơ bị giảm mạnh về số lượng và chất lượng. Con người đã khai thác quá mức mà chưa có nhiều các biện pháp hợp lý để bảo vệ đất đai.
- 2 H iện nay, việc sử dụng đất đai hợp lý, giữ gìn cân bằng sinh thái và đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường để phát triển bền vững đang là vấn đề mang tính toàn cầu. Đ ứng trước thực trạng trên, nghiên cứu tiềm năng đất đai, đánh giá đúng mức độ của các loại hình sử dụng đất để tổ chức sử dụng hợp lý có hiệu quả cao theo quan điểm bền vững, đánh giá hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp, xác định các loại hình sử dụng đất lâm nghiệp hợp lý và hiệu quả, làm cơ sở cho việc đề xuất quy hoạch sử dụng đất là vấn đề có tính chiến lược và cấp thiết của từng quốc gia và của từng địa phương. Từ kết quả đánh giá tiềm năng đất đai phải đưa ra các giải pháp mang tính chiến lược để tổ chức sử dụng đất lâu bền. Xuất phát từ vẫn đề thực tiễn trên tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Cẩm Tâm - huyện Cẩm Thuỷ - tỉnh Thanh Hoá”. 1.2 Mục đích nghiên cứu Đ ánh giá, phân tích và đề suất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp trên địa bàn nghiên cứu. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá được thực trạng sử dụng đất lâm nghiệp tại xã Cẩm Tâm - huyện Cẩm Thuỷ - tỉnh Thanh Hoá. - Phân tích những điểm mạnh, thuận lợi, khó khăn, của sử dụng đất lâm nghiệp. - Đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả đất lâm nghiệp sau khi giao tại khu vực nghiên cứu. 1.4. Ý nghĩa của đề tài 1 .4.1. Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học - Giúp cho sinh viên có điều kiện vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế, thực hành có hiệu quả hơn. - Thấy được những khó khăn của người dân tại địa phương đang gặp phải từ đó có hướng đưa ra các giải pháp giúp họ khắc phục. - Cung cấp tài liệu thông tin cho các đối tượng quan tâm.
- 3 1 .4.2. Ý nghĩa trong thực tiễn sản xuất - Thông qua kết quả nghiên cứu của đề tài các nhà quản lý, các nhà chuyên môn có được những cơ sở chỉ đạo nhằm đưa ra các kế hoạch nhằm sử dụng đ ất có hiệu quả và phù hợp. - C ác h ộ gia đ ình tại địa phương có đư ợc cơ sở và đ ịnh hướng trong việc sử dụng đất phù hợp với điều kiện của gia đ ình và đáp ứng đ ược nhu c ầu của thị trường.
- 4 Phần 2 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN C ỨU 2.1. Cơ sở lý luận của đề tài Đ ất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là điều kiện tồn tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của con người như: kinh tế, xã hộ chính trị, an ninh quốc phòng, … Trong sản xuất lâm nghiệp, đất đai là yếu tố hàng đ ầu và là một tư liệu sản xuất đặc biệt không cái gì có thể thay thế được. Đất đai không chỉ là chỗ tựa, chỗ đứng để lao động mà còn là nguồn cung cấp thức ăn cho cây trồng, mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đ ất và thông qua đất đai. Chính vì vậy, việc tổ chức sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, có hiệu quả là nhiệm vụ quan trọng để đảm bảo cho lâm nghiệp phát triển bền vững. V iệt Nam có tổng diện tích đất tự nhiên là 33,1 triệu ha, trong đó diện tích có rừng là 12,61 triệu ha và 6,16 triệu ha đất trống đồi núi trọc là đối tượng của sản xuất nông lâm nghiệp. Cùng với dân số ngày càng tăng nhanh, việc lấn chiếm chặt phá rừng bừa bãi vẫn diễn ra thì việc sử dụng đất lâm nghiệp đem lại hiệu quả cao luôn là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm (Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đo ạn 2010 – 2020) [1] Q uy ho ạch sử dụng đất chính là biện pháp hữu hiệu nhất của nh à nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai tr ánh tình tr ạng chuyển đổi m ục đích sử dụng đất một cách tuỳ tiện. Ngăn chặn các hiện t ượng tiêu c ực gây ảnh hưởng đến quỹ đất đai như: Tranh ch ấp, lấn chiếm, k ìm hãm sức sản xuất của đất để tạo cơ sở và đ ịnh hướng cho công tác quy hoạch (Nguyễn Ngọc B ình, p hân lo ại sử dụng, lập kế hoạch và giao đ ất lâm nghiêp 2004) [8 ] V iệc sử dụng đất đai phải tôn trọng các nguy ên tắc sau đây: Tiết kiệm, sử dụng đất có hiệu quả, b ảo vệ môi trường và không làm tổn hại đ ến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Quốc hội, l uật đ ất đai, năm 2003) [9]
- 5 V iệc sửa đổi Luật Bảo vệ v à phát tri ển rừng năm 2004 dựa trên q uan điểm áp dụng quản lý rừng bền vững với tất cả các khu rừng ở việt nam. Đây là đ ạo luật quan trọng nhất về lâm nghiệp, các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải bảo đảm phát triển rừng bền vững về kinh tế, x ã hội, môi trường, quốc phòng và an ninh phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế, chiến lược phát triển lâm nghiệp (Quốc hội, lu ật bảo vệ v à phát triển rừng, năm 2004) [10] Q uản lý sử dụng đất rừng là m ột khái niệm tương đối rộng nó bao gồm ba lĩnh vực: Quản lý, bảo vệ và sử dụng, mỗi lĩnh vực đều quan tâm đến nhau bằng mối liên hệ biện chứng nếu liên hệ này có chặt chẽ và khoa học thì đối tượng quản lý mới cho hiệu quả cao và mang tính bền vững thực sự (Nguyễn X uân Quát, sử dụng đất tổng hợp và bền vững, cục khuyến nông, khuyến lâm, NXBNN 1996) [7] Q uan điểm quản lý, sử dụng tài nguyên đất bền vững là "Sự phát triển nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến nhu cầu của thế hệ tương lai". Bảo vệ và phát triển tài nguyên đất bền vững phải đồng thời phát triển ổn định về kinh tế, tiến bộ về xã hội và giữ được môi trường sinh thái (Thuật ngữ phát triển bền vững chiến lược bảo tồn thế giới công bố bởi hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên quốc tế) [13] 2.2. Các mô hình sử dụng đất trên thế giới Mô hình sử dụng đất đầu tiên trên thế giới được áp dụng chính là du canh "Là hình thức sản xuất mà trong đó đất đ ược phát quang để canh tác với thời gian ngắn hơn thời gian bỏ hoá". Theo Conklin (1957) du canh được coi là phương thức canh tác điển hình nhất vào thời đại đồ đá mới, phương thức canh tác này hiện nay vẫn còn tiếp tục ở vùng nhiệt đới nhưng còn rất nhiều hạn chế về trình độ phát triển. Sau du canh là phương thức Taungya (Có nghĩa là canh tác đồi núi) được đánh giá như là một dấu hiệu báo trước cho các phương thức SDĐ sau này (Nair 1987). Phương thức này được phát hiện và sử dụng để phục hồi rừng Tếch (Techtona grandis) ở Miến Điện và những năm 1950 - 1958 lúc đó Miến Điện vẫn còn là một phần của ấn Độ thuộc Anh. Phương thức này được phát triển dựa trên cơ sở của hệ thống "Wald -
- 6 feldbau" nổi tiếng của người Đức, hai thập kỷ sau hệ thống này được cải tiến và hiệu quả cho thấy rừng Tếch được trồng với giá thành thấp nhất bằng Taungya. Cuối cùng hệ thống Taungya được đ ưa vào sử dụng rất sớm ở ấn Độ và được truyền bá rộng rãi ở Châu Á qua Châu Phi và Châu Mĩ La Tinh. Xuất phát từ những đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội, kỹ thuật canh tác truyền thống của mỗi nước mỗi khu vực khác nhau mà Taungya đã phân hoá và phát triển thành các hệ thống QLSDĐ khác nhau. Các phương thức canh tác kiểu Nông - Lâm kết hợp như hiện nay cũng là kết quả từ cải tiến Taungya. * Philippin: Sử dụng chương trình lâm nghiệp xã hội tổng hợp theo đó Chính Phủ giao quyền sử dụng đất Lâm nghiệp cho cá nhân, các hộ quần chúng và cộng đồng địa phương trong khoảng thời gian 25 năm và hạn thêm 25 năm để thiết lập rừng cộng đồng và giao cho các cá nhân quản lý. Người được giao đất phải có kế hoạch trồng rừng, nếu được giao dưới 300 ha thì 2 năm đầu phải trồng 30% diện tích, 5 năm sau phải trồng được 60% và sau 7 năm phải hoàn thành trồng rừng trên toàn bộ diện tích đó. Các phương thức canh tác bền vững trên đất dốc đã được trung tâm đời sống nông thôn ở vùng Myadanao tổng kết thành 4 mô hình: - Mô hình Salt 1 (Sloping Agricultural land Technology) - Mô hình Salt 2 (Simple Agro livestock Technology) - Mô hình Salt 3 (Sustainable Agroforest land Technology) - Mô hình Salt 4 (Small Agrofruit Livehood Technology) Các mô hình Salt tổng hợp tỷ lệ phần trăm diện tích dành cho các cơ cấu cây lâm nghiệp, nông nghiệp, vật nuôi và đưa ra các phương pháp thích hợp trong từng điều kiện cụ thể. *Ấn Độ Q uê hương của cuộc cách mạng xanh đại diện với phương thức sử dụng đất chủ yếu là mô hình trồng xen cây giữa cây công nghiệp, lương thực, gỗ, tre nứa theo một mô hình Nông lâm kết hợp thích hợp, được bố trí một cách chặt chẽ và khoa học phù hợp với điều kiện cụ thể nơi trồng. Một số loại cây
- 7 gỗ thường dùng trong mô hình là Tếch, Sồi bạc, cây công nghiệp là D ừa, Ca cao, cà phê, Dứa, Chuối, Sắn, Khoai sọ, …
- 8 * Thái Lan Từ năm 1972, việc thực hiện các mô hình sử dụng đất đều do các công ty Lâm nghiệp hoạt động theo phương thức nhà nước cấp đất làm nhà cho mỗi hộ là 1 rai (0,16 ha) và mỗi hộ được nhận 10 rai (1,6 ha) để trồng rừng xen với cây nông nghiệp, nhà nước hỗ trợ xây dựng các công trình thuộc cơ sở hạ tầng. Với riêng vùng Feisir còn phổ biến thêm một mô hình nữa là mô hình "Ladang" Nam trước đây được đánh dấu bằng chính lịch sử phát triển của đất nước từ triều đại nhà H ồ thế kỷ 15 với các chính sách Hạn Điền, Đinh Điền, Q uan Điền và Quân Điền. Chính sách Đinh Điền đầu tiên được xây dựng từ năm 1092 từ thời kỳ nhà Lý, các vị vua đã rất chú ý đến việc đăng ký đất công cho nông dân làm cơ sở cho việc quản lý của nhà nước như: Lao động nghĩa vụ, xây dựng quân đội và đóng thuế. Có khả năng tận dụng sức sản xuất của đất cao, liên tục và có nhiều hiệu quả. N hững loài cây trồng chủ yếu hay được sử dụng ở đây bao gồm Sầu riêng, Nhục đậu khấu, cây công nghiệp là Quế, Cà phê, … 2.3. Ở V iệt N am 2 .3.1. Chế độ quản lý đất đai của nhà nước Việt Nam N ăm 1042 nhà Lê đã ra lệnh nhân dân phải đăng ký đất tại xã theo chu kỳ 4 năm một lần. N ăm 1803 nhà Nguyễn đã ra lệnh cho địa phương trên toàn quốc phải làm đ ịa bạ(Sổ ruộng). Mỗi bộ sổ đăng ký đất đai gồm 50 đến 100 tờ ghi phương pháp tình hình quản lý hành chính của làng. Diện tích đất đai ruộng đồng, loại đất của từng thửa và tên chủ sở hữu, ranh giới của làng, cứ 5 năm phải thay đổi địa bạ một lần. Qua thời kỳ Pháp thuộc các chính sách về quản lý đất đai đều do thực dân Pháp áp đặt. Ngày nay, các bộ luật về phát triển Lâm Nghiệp ở nước ta đã và đang dần được hoàn chỉnh từng bước để hợp với hoàn cảnh và thực trạng mới. 2 .3.2. Những chính sách liên quan đến quản lý sử dụng rừng, đất rừng ở Việt Nam N hằm tăng cường sử dụng đất đai có hiệu quả, trong những năm gần đây nhà nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và dưới luật có liên quan đến QLSDĐ. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến văn bản sau:
- 9 - Năm 1991 ra đ ời luật bảo vệ và phát triển rừng. Với hai điều quan trọng sau: + Đ iều 7 luật bảo vệ và phát triển rừng quy định: Trên phạm vi cấp xã căn cứ vào mục đích sử dụng phân chia và xác định 3 loại rừng đó là rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng. + Đ iều 8 luật bảo vệ và phát triển rừng năm 1991 quy định: Cấp xã là đơn vị hành chính thấp nhất có nhiệm vụ điều tra xác định rừng, phân định ranh giới rừng, đất trồng rừng trên bản đồ, trên thực địa nhằm thống kê, theo dõi diễn biến tình hình rừng và đ ất rừng. Lập kế hoạch bảo vệ và quy hoạch phát triển lâm nghiệp của địa phương. - Q uyết định 261/CT ngày 21/7/1992 của chủ tịch HĐBT về việc khuyến khích đầu tư và phát triển rừng. - Nghị định 64/CP ngày 27/9/1993 về việc giao đất lâm nghiệp cho HGĐ và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích Nông nghiệp. - Nghị định 01/CP ngày 4/1/1995 về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích Nông nghiệp, Lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. - Nghị định 02/CP ngày 15/1/1994 về việc giao đất lâm nghiệp cho các tổ chức cá nhân, hộ gia đình sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Quyết định số 202/TTG ngày 02/05/1994 của thủ tướng chính phủ về quy định khoán, khoanh nuôi, tái sinh và trồng rừng. - Chương trình 327/CP/1992 của Chính Phủ về việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc. - Chương trình 661/CP về việc trồng mới 5 triệu ha rừng từ năm 1998 đến năm 2010. - Nghị định 163/1999/NĐ - CP ngày 16 /11/1999 về giao đất cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và các cá nhân sử dụng lâu ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. - Công văn số 1427 CV/ĐC ngày 13/10/1996 của Tổng cục địa chính hướng dẫn về cấp giao chứng nhận quyền sử dụng đất. Từ những cơ sở trên có thể thấy đ ược sự quan tâm của nhà nước v à tầm quan trọng của cấp x ã trong việc QLSD Đ N ông lâ m nghiệp trong thời đ iểm hiện nay.
- 10 2.3.3. Một số hệ thống sử dụng đất ở Việt Nam - H ệ Nông - Lâm kết hợp Mục tiêu của hệ canh tác này là kết hợp cây nông nghiệp và cây lâm nghiệp một cách thích hợp trên từng điều kiện cụ thể nhằm tận dụng tối đa sức sản xuất của đất cho hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường. - H ệ Nông - Lâm - Súc kết hợp Đ ây là hệ thống đ ược áp dụng ở các quy mô khác nhau. Các cây gỗ thường được trồng phân tán trên các bãi chăn thả hoặc được trồng trên ranh giới quy định diện tích nhằm phát huy tác d ụng bảo vệ cây nông nghiệp, cho sản phẩm gỗ và tạo điều kiện cho chăn nuôi phát triển. - H ệ canh tác các loại cây gỗ đa tác dụng H ệ canh tác này thường được áp dụng ở những vùng núi cao. - H ệ Lâm - Ngư kết hợp H ệ canh tác này thường được áp dụng ở các tỉnh ven biển miền Trung có diện tích rừng ngập mặn lớn trong hệ canh tác này tiềm năng sinh học của nó rất lớn và phong phú. - H ệ Lâm - Ngư - Nông kết hợp Ở hệ canh tác này người ta thường lợi dụng khả năng cải tạo đất của các loại cây với các hệ thống kênh mương dẫn nước ngọt để rửa phèn và nuôi trồng thủy sản và kết hợp trồng cây ăn quả. - H ệ thống kinh doanh ong mật và cây thân gỗ H ệ thống này có thể áp dụng được nhiều nơi trong đó các loại cây gỗ được trồng thành tập đo àn ở trên đỉnh đồi hoặc núi trong đó các loại cây ăn quả được trồng dưới thấp hơn và vật nuôi kết hợp chủ yếu là ong. - H ệ Nông - Lâm - N gư - Súc kết hợp trên “ Bản địa ” Theo Nair (1968) đây là một hệ thống canh tác kết hợp đặc biệt, đ ược tổng hợp bởi nhiều lĩnh vực, hệ thống có cơ cấu cây trồng vật nuôi đa dạng phong phú. H ệ thống được áp dụng rộng rãi, đ ược biến thái đa dạng để thích hợp với từng địa phương cụ thể. Có thể nói xuất phát từ điều kiện tự nhiên - kinh tế - x ã hội và tập quán canh tác mỗi vùng mỗi dân tộc mà hệ thống sử dụng đất ở nước ta đã phát triển một cách có chủ ý hoặc không chủ ý song nhìn chung là rất p hong phú
- 11 và đa dạng. Tuy nhiên, hầu hết các mô hình sử dụng đất hiện có chưa thể hiện rõ tính đặc thù, ranh giới giữa các hệ thống sử dụng đất không rõ ràng và hiệu quả của mỗi mô hình sử dụng đất thường không cao. Từ những tình hình thực tiễn đó, việc đi sâu tìm hiểu và đánh giá thực trạng sử dụng đất làm cơ sở cho sử dụng đất hợp lý ở mỗi vùng hay từng địa phương cụ thể là một vấn đề rất cấp thiết và rất có ý nghĩa. 2.4. Tổng quan khu vực nghiên cứu 2 .4.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 2 .4.1.1. Vị trí địa lý X ã Cẩm Tâm là một xã trung du miền núi của huyện Cẩm Thuỷ nằm phía Nam của huyện Cẩm Thuỷ. Cách trung tâm thị trấn huyện 18 km. Xã có 12 thôn nằm dọc theo tỉnh lộ 518. - Phía Bắc giáp Cẩm Y ên, Cẩm Vân - Phía Nam giáp Lộc Thịnh, Ngọc Lạc - Phía Đông giáp Yên Lâm, Yên Định - Phía Tây giáp Cẩm Châu, Cẩm Thuỷ Cẩm Tâm có đường giao thông khá thuận lợi, đường 518 chạy từ đường Hồ Chí Minh qua trung tâm xã xuống Yên Định đi về Thành Phố Thanh Hoá. Các đường liên thôn, liên xã được nối liền liên hoàn các tụ điểm trong và ngoài huyện, tạo điều kiện thuận lợi giao lưu kinh tế, văn hoá - xã hội, phát triển lưu thông hàng hoá. Cẩm Tâm có khoảng 13 đập lớn nhỏ, có nhiều khe suối hàng năm được khai thác và phục vụ tưới tiêu cho 45 - 50% diện tích đất nông, lâm nghiệp. 2 .4.1.2. Địa hình địa lý Đ ịa hình của xã Cẩm Tâm tương đ ối phức tạp, đồi núi cao thấp và khu đồng ruộng xen kẻ nhau. Vì vậy, rất khó khăn cho việc quy hoạch các hệ thống mương máng cầu cống phục vụ công tác tưới, tiêu và việc thâm canh chuyển dịch cơ cấu cây trồng mùa vụ, đồng ruộng bậc thang có độ nghiêng theo hướng Tây Bắc xuống Đông Nam. Địa hình còn ảnh hưởng khá lớn đến sản xuất nông,lâm nghiệp như điều kiện giao thông đi lại, đồi tương đối cao
- 12 và dốc ảnh hưởng không nhỏ đến việc bảo vệ nguồn nước, đặc biệt là độ nghiêng sẽ gây ảnh hưởng đến việc sói mòn đất làm cho đất bị bạc màu, cằn cỗi sấu đi và vùi lấp nhiều diện tích hoa mầu phía dưới. Địa hình của xã Cẩm Tâm được phân định ra ba vùng phù hợp cho các loại cây trồng như: - Đất núi cao: Đây là diện tích núi cao và núi ít núi đá vôi, có độ dốc lớn làm ảnh hưởng mạnh đến quá trình rửa trôi, chủ yếu quy hoạch phát triển lâm nghiệp các loại cây trồng chính chủ yếu là: Keo, Luồng, Lát. - Đất trồng màu: Loại đất này có độ ngiêng khoảng 150 - 350 nên việc xói mòn đất là rất lớn, nó làm cho đất bị bạc màu và xấu đi, loại đất này chủ yếu trồng được các loại cây trồng hàng năm như cây Sắn, cây Ngô và trồng cây theo hướng nông lâm kết hợp như: Cao su + Đậu, ngô, Sắn dây, Keo + Sắn, Ngô. - Đất lúa: Diện tích lúa cả năm của xã là 179 ha trong đó đất 2 vụ là 76 ha còn lại là đất bậc thang 1 vụ lúa không ăn chắc, hiện nay trên phần diện tích này xã đã chuyển đổi sang trồng mía, cây Ngô và một số cây mầu khác. N hìn chung, Cẩm Tâm có nhiều đồi núi cao thấp xen kẽ sườn đồi bằng, có loại đất đỏ vàng và đất đen pha sỏi có độ PH nhẹ mầu mỡ thích hợp cho trồng cây nông lâm nghiệp và phát triển chăn nuôi như: Dê, Bò. 2 .4.1.3. Khí hậu thủy văn X ã Cẩm Tâm - huyện Cẩm Thuỷ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa của đồng bằng Bắc Bộ. Và được chia làm 4 mùa, hàng năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10. Đ ầu mùa mưa có gió Tây Nam khô nóng, lượng mưa không đáng kể (tháng 4,5,6) lượng mưa tập trung vào tháng 8,9 với lượng mưa khoảng 2000 - 2700mm. Lượng mưa trung bình trong năm dao động từ 67,7 - 74,6mm. Vào thời gian chịu ảnh hưởng của gió đông nam và bão nhiệt đới gây lũ lụt ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, nhất là đất đồi làm tăng hiện tượng xói mòn rửa trôi đất, làm cho đất cằn cỗi đi. N hiệt độ trong năm có xu hướng tăng dần từ tháng 01 đến tháng 09, sau đó giảm dần đến tháng 12. Nhiệt độ cao nhất trong các tháng 05 - 08, dao
- 13 động 28,80C đến 29,30C, thấp nhất trong các tháng 12 - 02, với nhiệt độ khoảng dưới 200C, đây là khoảng thời gian thích hợp cho việc trồng các cây vụ đông có nguồn gốc ôn đới. Bảng 3.1. Một số yếu tố khí hậu thời tiết xã Cẩm Tâm năm 2011 Các yếu tố Tháng N hiệt độ TB Số giờ nắng Lượng mưa Độ ẩm 0 ( C) TB (giờ) TB (mm) TB(%) 1 17,5 68,3 26,2 87 2 17,9 33,7 8,5 90 3 18,5 31,3 23,2 90 4 24,5 13,71 51,1 85 5 26,5 186,7 189 87 6 29,3 197,2 143 85 7 28 141,6 197 85 8 28,1 110,7 85 81 9 27 164,5 135 84 10 23 107,8 18,7 83 11 22,8 157,3 9 84 12 21,3 77,9 10 85 TB cả năm 23,7 107,6 74,6 85,5 ( Nguồn: Trạm thủy văn huyện Cẩm Thủy - tỉnh Thanh Hóa ) 2 .4.2. Điều kiện kinh tế-xã hội 2 .4.2.1 . Dân số, lao động, dân tộc * Dân số: X ã Cẩm Tâm có 3.836 người với 866 hộ gồm 2 dân tộc Mường và K inh cùng chung sống hoà thuận. Trong đó, có 714 hộ hoạt động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp, số hộ nghèo là 301 hộ chiếm 34,76 % theo tiêu chi mới. Theo số liệu điều tra qua các năm của phòng thống kê xã Cẩm tâm thì việc biến động dân số, số hộ, số lao động trên đ ịa bàn toàn xã được thể hiện qua bảng sau.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: "Phân tích,đánh giá thực trạng quảng cáo Việt Nam hiện nay"
14 p | 3067 | 319
-
Luận văn: Đánh giá thực trạng cấp giấy chứng nhận quyền sự dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất tại xã Nghĩa Thuận -thị xã Thái Hòa - tỉnh Nghệ An
89 p | 1446 | 247
-
Đề tài: Đánh giá thực trạng xử lý chất thải chăn nuôi lợn và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường của một số trang trại tại các huyện phía Nam tỉnh Thái Nguyên
105 p | 960 | 227
-
Đề tài: Đánh giá hiện trạng và công tác quản lý môi trường tại công ty CP thủy sản Vinh Quang
42 p | 480 | 99
-
Đề tài: Đánh giá thực trạng nhiễm HPV (human papilloma virus) ở cổ tử cung phụ nữ người kinh tại tỉnh KonTum năm 2014 bằng kỹ thuật real-time PCR
31 p | 451 | 93
-
Đề tài: Đánh giá tình trạng dinh dưỡng và chế độ dinh dưỡng của bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi mạn tính nặng
55 p | 260 | 76
-
Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng của việc cải tiến qui trình công nghệ tại Công ty TNHH MTV Phân đạm và Hóa Chất Hà Bắc trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường
57 p | 342 | 73
-
Tiểu luận: Đánh giá thực trạng đô la hóa ở Việt Nam trong thời gian vừa qua và đưa ra các biện pháp khắc phục
19 p | 287 | 53
-
Đề tài: Đánh giá thực trạng đầu tư nước ngoài tại Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến quý 3/2012
44 p | 189 | 52
-
Báo cáo tốt nghiệp ngành khoa học môi trường: Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt thị trấn Đồng Mỏ-huyện Chi Lăng–tỉnh Lạng Sơn
57 p | 181 | 43
-
Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp: Đánh giá thực trạng và đề xuất hướng sử dụng đất phát triển mạng lưới điểm dân cư trên địa bàn huyện Tuy Đức tỉnh Đăk Nông
107 p | 146 | 43
-
Đề tài: Đánh giá thực trạng triển khai Đánh giá thự trạ triể BHYT HS - SV tại cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam
62 p | 168 | 35
-
Đề tài: Đánh giá thực trạng về số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-2006
29 p | 206 | 31
-
Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thực phẩm: Đánh giá thực trạng an toàn thực phẩm tại bếp ăn của các trường mầm non trên địa bàn huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình 2020
108 p | 65 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng và tiềm năng phát triển của sản phẩm thân thiện môi trường ở Việt Nam
94 p | 141 | 25
-
Luận văn tốt nghiệp Khai thác vận tải: Đánh giá thực trạng khai thác container lạnh tại depot Mỹ Thủy thuộc Công ty CP Tân cảng logistics năm 2019
87 p | 45 | 21
-
Báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học: Đánh giá thực trạng nhiễm khuẩn bệnh viện qua 3 đợt giám sát tại Bệnh viện 74 Trung ương năm 2021
45 p | 54 | 13
-
Luận văn Thạc sĩ Quản lý kinh tế: Đánh giá thực trạng tạo việc làm cho thanh niên nông thôn tại huyện An Phú, tỉnh An Giang
105 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn