Điều trị Bệnh thủy đậu
lượt xem 8
download
Bệnh thủy đậu đã từng được coi là bệnh không thể thiếu ở đa số trẻ em. Đối với nhiều người, căn bệnh thông thường và dễ lây với đặc điểm những nốt đỏ, ngứa trên da này vẫn xảy ra gặp trong thời thơ ấu. Trên thực tế, ước tính có khoảng 4 triệu người Mỹ, hầu hết là trẻ em, bị thủy đậu mỗi năm. Người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster, một loại virus herpes gây ra. Virus này rất dễ lan truyền từ người này sang người khác...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều trị Bệnh thủy đậu
- Bệnh thủy đậu Bệnh thủy đậu đã từng được coi là bệnh không thể thiếu ở đa số trẻ em. Đối với nhiều người, căn bệnh thông thường và dễ lây với đặc điểm những nốt đỏ, ngứa trên da này vẫn xảy ra gặp trong thời thơ ấu. Trên thực tế, ước tính có khoảng 4 triệu người Mỹ, hầu hết là trẻ em, bị thủy đậu mỗi năm. Người lớn cũng có thể mắc bệnh này. Bệnh thủy đậu do virus varicella-zoster, một loại virus herpes gây ra. Virus này rất dễ lan truyền từ người này sang người khác qua không khí và tiếp xúc. Dịch thủy đậu thường xảy ra vào cuối đông, đầu xuân - thời gian có nhiệt độ thích hợp cho virus phát triển. Đa số mọi người coi thủy đậu là bệnh nhẹ, và với hầu hết mọi bệnh nhân thì đúng vậy. Ở trẻ khỏe mạnh, thủy đậu thường kéo dài 2 tuần hoặc ngắn hơn và hiếm khi gây biến chứng. Nhưng đối với người lớn chưa từng tiếp xúc với virus và bị bệnh muộn trong đời, thủy đậu có thể nguy hiểm.
- Những biến chứng của thủy đậu có thể khiến bệnh nhân phải nhập viện và thậm chí đe dọa tính mạng. Cho đến năm 1995, khi có vaccin phòng bệnh thủy đậu, hầu như tất cả mọi người đều bị thủy đậu khi còn nhỏ. Ngày nay, trẻ em thường được tiêm chủng phòng thủy đậu. Dự kiến việc tiêm chủng sẽ làm giảm mạnh số ca mắc bệnh hiện tại và trong tương lai. Thủy đậu gồm ban đỏ và ngứa trên mặt, da đầu, ngực, lưng và cả chân tay. Những nốt này nhanh chóng chứa đầy dịch trong, vỡ ra rồi biến mất... Các dấu hiệu và triệu chứng Ban đỏ và ngứa trên mặt, ngực, lưng và có khi lan cả chân tay. Ban thường xuất hiện trong chưa đầy 2 tuần sau khi tiếp xúc với virus và bắt đầu như những chấm nông. Những chấm này rất nhanh chóng trở thành những bọng nước nhỏ, vỡ ra rồi đóng vảy. Những nốt mới tiếp tục xuất hiện 5-7 ngày sau các nốt đầu tiên, lặp lại quá trình trên. Có thể ngứa nhẹ hoặc nhiều. Nếu bệnh lây lan giữa các trẻ trong gia đình, cường độ và phạm vi của ban có thể tăng lên. Sốt có thể bắt đầu 1-2 ngày trước khi ban xuất hiện, thường sốt dưới 38,5oC nhưng cũng có thể lên tới 41oC - dấu hiệu phải đến bác sĩ .
- Chảy nước mũi, ho khan và dễ bị kích thích, có thể xuất hiện trước khi có ban. Mệt mỏi và đau đầu nhẹ, có thể đi kèm theo ban. Ở trẻ khỏe mạnh, thủy đậu thường tự hết sau khoảng 2 tuần. Các yếu tố nguy cơ Bệnh thủy đậu rất dễ lây sang người không có miễn dịch với virus này và lây lan nhanh chóng trong các nhà trẻ, mẫu giáo, trường học và trong gia đình. Virus lây lan qua tiếp xúc trực tiếp vết ban hoặc bởi những giọt dịch tiết bắn ra không khí khi ho, hắt hơi. Người nhiễm virus thủy đậu có thể truyền virus tới 48 giờ trước khi phát hiện ra ban và tiếp tục lây cho tới khi tất cả các nốt bong vẩy. Người được tiêm chủng sẽ có miễn dịch với virus. Người từng mắc thủy đậu có miễn dịch cho những lần tiếp xúc sau này. Những người có nguy cơ mắc thủy đậu là người chưa được tiêm chủng hoặc chưa từng bị bệnh. Khi nào cần đi khám
- Vì thủy đậu thường là nhiễm trùng đơn giản ở trẻ em, nên thường không cần phải đến khám bác sĩ. Nhưng hãy liên hệ với bác sĩ nếu có 1 hoặc nhiều dấu hiệu sau: Ban đỏ cả ở mắt Ban rất đỏ, nóng hoặc mềm, cho thấy nguy cơ nhiễm trùng da Ban đi kèm sốt trên 39,5oC, chóng mặt, mất định hướng, nhịp tim nhanh, thở nông, run, mất phối hợp cơ, ho nặng, nôn hoặc cứng gáy. Trẻ nhỏ, thanh thiếu niên và người lớn không có miễn dịch với thủy đậu cần được khám bác sĩ nếu có tiếp xúc hoặc mắc thủy đậu vì các biến chứng có thể đi kèm bệnh. Bác sĩ có thể dễ dàng chẩn đoán thủy đậu nhờ khám thấy dấu hiệu ban đặc trưng và sự hiện diện của các triệu chứng khác. Nhưng trước khi đưa trẻ bị thủy đậu đến phòng khám đông người và có thể lây nhiễm cho nhiều trẻ khác, hãy gọi điện thoại trước tới phòng khám để hẹn lịch khám. Biến chứng Thủy đậu thường là bệnh nhẹ, nhưng có thể nặng và dẫn tới các biến chứng ở những nhóm nguy cơ cao sau:
- Sơ sinh và trẻ nhỏ Thanh thiếu niên Người lớn Phụ nữ có thai Người bị suy giảm miễn dịch do bệnh lý hoặc dùng thuốc Biến chứng hay gặp nhất của thủy đậu là nhiễm khuẩn da. Tiếp đó là viêm phổi và viêm não, cả 2 đều rất nghiêm trọng nếu không được điều trị. Mắc thủy đậu trong giai đoạn đầu của thai kỳ có thể dẫn đến khuyết tật ở sơ sinh, như dị dạng chi. Dù sao, mối đe doạ lớn đối với trẻ xảy ra khi người mẹ bị thủy đậu 1 tuần trước khi sinh. Điều này có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh nặng, đe dọa tính mạng. Phụ nữ có thai chưa tiêm phòng thủy đậu và có tiếp xúc lâu dài với người mắc bệnh cần thảo luận với bác sĩ về nguy cơ cho bản thân và cho thai nhi. Người đã bị thủy đậu khi còn nhỏ có nguy cơ bị một biến chứng tiềm tàng là zona. Sau khi nhiễm bệnh, một số virus varicella-zoster có thể vẫn tồn tại và ẩn náu trong tế bào thần kinh. Nhiều năm sau, virus có thể tái hoạt hóa và tái xuất hiện dưới dạng zona. Khoảng 1/5 số người lớn mắc thủy đậu bị zona, thường sau 50 tuổi. Trẻ có
- thể bị zona nhưng ít hơn người lớn. Hiếm khi người bị zona truyền virus thủy đậu cho người chưa có miễn dịch. Bệnh zona có thể dẫn đến các biến chứng của riêng nó, như đau vẫn tồn tại rất lâu sau khi mụn nước mất đi. Biến chứng này gọi là đau thần kinh sau nhiễm herpes, không lây. Điều trị Ở trẻ khỏe mạnh, thường không cần điều trị thủy đậu. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Nhưng đối với hầu hết các trường hợp, bệnh tự khỏi. Ở người thuộc nhóm nguy cơ cao bị thủy đậu, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus như acyclovir (Zovirax) để rút ngắn thời gian nhiễm bệnh và giảm nguy cơ biến chứng. Cũng có thể dùng thuốc khác có tên là globulin miễn dịch varicella-zoster (VZIG). Thuốc này có chứa kháng thể chống virus thủy đậu. Nếu bệnh nhân có biến chứng, bác sĩ sẽ điều trị biến chứng. Nhiễm trùng da và viêm phổi có thể dùng kháng sinh. Viêm não thường được dùng thuốc kháng virus. Bệnh nhân có thể phải nhập viện .
- Không bệnh nhân thủy đậu nào, dù là người lớn hay trẻ em, được dùng thuốc có chứa aspirin vì thuốc này có liên quan đến hội chứng Reye. Phòng bệnh Tiêm vaccin (Varivax) là cách phòng bệnh tốt nhất. Vaccin này được phép sử dụng tại Mỹ từ năm 1995, có tác dụng bảo vệ cho 90-100% người tiêm. Nên tiêm vaccin cho: Trẻ nhỏ, thời gian lý tưởng là từ 12-18 tháng tuổi, như một phần của tiêm chủng thường qui Trẻ em, thanh thiếu niên và người lớn chưa từng nhiễm bệnh hoặc chưa được tiêm vaccin, nếu không nhớ đã tiêm vaccin chưa, cần xét nghiệm máu để xác định tính miễn dịch với bệnh. Giáo viên, người trông trẻ và nhân viên y tế phải làm việc với người có nguy cơ cao nhiễm thủy đậu. Trẻ 1-13 tuổi được tiêm 1 liều vaccin. Trên 13 tuổi tiêm 2 liều, cách nhau 4-8 tuần. Tác dụng bảo vệ tối thiểu 10-20 năm và có thể lâu hơn, nhưng vẫn chưa rõ liệu có cần tiêm nhắc lại sau này hay không. Nhiều loại
- vaccin cần tiêm nhắc lại. Nghiên cứu và thời gian sẽ cho ta biết liệu Varivax có nằm trong số này hay không. Không tiêm vaccin cho phụ nữ có thai, người suy giảm miễn dịch hoặc bị dị ứng với gelatin hoặc kháng sinh neomycin. Có thể hỏi thêm bác sĩ thông tin về vaccin này. Phụ nữ dự định mang thai cần tiêm vaccin này trước khi có thai. Các bậc phụ huynh thường lo ngại về độ an toàn của vaccin. Kể từ khi được cấp phép, hàng triệu liều vaccin varicella đã được tiêm cho trẻ em ở Mỹ. Các nghiên cứu tiếp tục cho thấy là vaccin an toàn và hiệu quả. Tác dụng phụ thường nhẹ, bao gồm đỏ da, đau nhức, mệt mỏi, buồn nôn và hiếm hơn, có thể sưng nhẹ nơi tiêm. Nếu đã từng bị thủy đậu thì không cần tiêm vaccin vì đã có miễn dịch với bệnh. Tuy nhiên, cũng có thể bạn bị nhiễm bệnh rất nhẹ khi còn nhỏ và cơ thể không tạo đủ lượng kháng thể đủ để phòng bệnh. Hoặc có thể tưởng là mình đã từng bị bệnh khi nhỏ, nhưng thực ra thì chưa, khiến bạn có nguy cơ nhiễm bệnh sau này.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bệnh Thủy đậu – Nguyên nhân, triệu chứng và phương pháp điều trị
5 p | 376 | 60
-
TỔNG QUAN BỆNH THUỶ ĐẬU
31 p | 207 | 40
-
Bài giảng Thuỷ đậu (Varicella - Chicken pox) - BS.Nguyễn Minh Phương
48 p | 188 | 21
-
Cách điều trị bệnh thuỷ đậu nhanh và hiệu quả
2 p | 181 | 20
-
Phòng ngừa, chữa trị bệnh thuỷ đậu
5 p | 166 | 17
-
8 bài thuốc trị bệnh thủy đậu
2 p | 141 | 14
-
Món ăn hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu
5 p | 151 | 11
-
Bài thuốc trị bệnh thủy đậu
6 p | 134 | 10
-
Bài giảng Thuỷ đậu - BS Trần Song Ngọc Châu
34 p | 20 | 6
-
Phòng và điều trị bệnh Zona và bệnh thủy đậu: Phần 2
163 p | 14 | 4
-
Phòng và điều trị bệnh Zona và bệnh thủy đậu: Phần 1
38 p | 9 | 4
-
Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh thủy đậu bằng Zincpaste tại phòng khám chuyên khoa Da liễu FOB Cần Thơ năm 2020-2021
5 p | 38 | 3
-
Đánh giá kết quả điều trị bệnh thủy đậu bằng uống Acyclovir kết hợp bôi fucidin tại khoa da liễu, Bệnh viện Quân y 103
4 p | 26 | 2
-
Đặc điểm dịch tễ, lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị bệnh nhân thủy đậu tại Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An
10 p | 20 | 2
-
Kết quả điều trị bệnh lý gân chóp xoay khớp vai bằng tiêm collagen thủy phân dưới hướng dẫn siêu âm
6 p | 6 | 2
-
Đánh giá kết quả điều trị bệnh thủy đậu bằng acyclovir kết hợp bôi Fucidin tại khoa da liễu, Bệnh viện Quân y 103
5 p | 63 | 1
-
Bệnh thủy đậu và các biến chứng thường gặp
8 p | 3 | 1
-
Bệnh thủy đậu (B01)
4 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn