intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Doanh nghiệp bán lẻ Việt-làm gì để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong thời kỳ hội nhập

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

36
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu này nêu lên xu thế hội nhập của thị trường bán lẻ Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cùng với không ít những khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ thuần Việt. Điều này đã đặt các doanh nghiệp bán lẻ nội trước một câu hỏi lớn: Làm gì để tìm và khẳng định được một vị thế vững chắc trong thị trường bán lẻ thời hội nhập? Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Doanh nghiệp bán lẻ Việt-làm gì để nắm bắt cơ hội và vượt qua thách thức trong thời kỳ hội nhập

  1. DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT-LÀM GÌ ĐỂ NẮM BẮT CƠ HỘI VÀ VƯỢT QUA THÁCH THỨC TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP ThS. Phạm Thị Ngọc Mai Thị trường bán lẻ Việt Nam đang có nhiều chuyển biến hết sức tích cực khi mà Chính phủ đã gỡ bỏ nhiều rào cản thương mại, tạo dựng một môi trường kinh doanh thông thoáng. Trong bối cảnh đó, thị trường bán lẻ Việt Nam chứng kiến sự gia nhập của hàng loạt các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, cũng như sự cạnh tranh mở rộng mạng lưới của nhiều doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Có thể nói, xu thế hội nhập của thị trường bán lẻ Việt Nam đã tạo ra nhiều cơ hội thuận lợi cùng với không ít những khó khăn, thách thức cho các doanh nghiệp bán lẻ thuần Việt. Điều này đã đặt các doanh nghiệp bán lẻ nội trước một câu hỏi lớn: làm gì để tìm và khẳng định được một vị thế vững chắc trong thị trường bán lẻ thời hội nhập? 1. Thị trường bán lẻ thời kỳ hội nhập Việt Nam với số dân hơn 90 triệu người, được đánh giá là một thị trường có tiềm năng phát triển lớn về sức mua với hơn 60% dân số đang ở độ tuổi lao động và có khả năng chi trả cao. Chính vì vậy, thị trường Việt Nam có sức hút mạnh mẽ đối với các nhà đầu tư bán lẻ trong và ngoài nước. Hình 1. Danh sách 10 thị trường dẫn đầu về thu hút nhà đầu tư trong lĩnh lực bán lẻ năm 2014 (Nguồn: www.cbrevietnam.com) Thị trường bán lẻ Việt Nam chia thành hai kênh chính là kênh bán lẻ truyền thống như chợ, tiệm tạp hóa và kênh bán lẻ hiện đại với ba nhánh chính là đại siêu thị, siêu thị; siêu thị mini – cửa hàng tiện ích. Theo phân tích của các chuyên gia, để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người dân thì trung bình cứ 100.000 dân thì cần có 1 đại siêu thị, 1 trung tâm thương mại; cứ 10.000 dân cần 1 siêu thị cỡ trung bình; còn 1.000 dân cần 1-3 cửa hàng tiện ích. Nếu theo tính toán trên thì thị trường bán lẻ Việt Nam chỉ mới đáp ứng được khoảng 1/5 nhu cầu của người tiêu dùng, thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực. 51
  2. Hình 2. Tỷ lệ đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng (Nguồn: Theo vietnamnet.vn/vn/kinh-te) Để phát triển thị trường bán lẻ, Việt Nam đang từng bước xóa bỏ các rào cản nhằm tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, cạnh tranh công bằng cho các nhà đầu tư. Theo Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, bắt đầu từ ngày 11/1/2015, thị trường bán lẻ Việt Nam sẽ giỡ bỏ khá nhiều những hạn chế đối với các nhà bán lẻ nước ngoài. Đây chính là cơ hội thuận lợi để các tập đoàn bán lẻ nước ngoài đổ vốn đầu tư vào Việt Nam. Bảng 1. Một số nhà bán lẻ nước ngoài tại Việt Nam TT Nhà bán lẻ nước ngoài Quốc gia 1 Aeon Nhật Bản 2 Central-Robinsons Department Store Thái Lan 3 Wal-Mart Mỹ 4 Auchan Pháp 5 Big C Pháp 6 Lotte Mart Hàn Quốc 7 B’s Mart BJC-Thái Lan 8 Lion Group-Parkson Malaysia 9 Family Mart Nhật 10 Circle K Mỹ (Nguồn: thống kê của tác giả) Trong khi các nhà bán lẻ nước ngoài đang gấp rút chuẩn bị những kế hoạch khuyếch trương tại thị trường Việt Nam thì các nhà bán lẻ trong nước cũng không ngừng triển khai các chiến lược cạnh tranh. Hiện tại Saigon Co-op là doanh nghiệp lớn nhất về bán lẻ tại Việt Nam với hệ thống Co-opMart có 82 siêu 52
  3. thị và cửa hàng chuyên doanh. Công ty Hapro đứng thứ hai với hơn 70 siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Các doanh nghiệp quy mô trung bình, nhỏ như Hapro, Satra, Nguyễn Kim, Citimart, Fivimart, Maximark, Trần Anh,… có trên dưới 30 điểm với quy mô mỗi điểm dưới 10.000 m2. Có thể nói, thị trường bán lẻ Việt Nam thời kỳ hội nhập đã trở nên sôi động với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp nội cần nhận biết những cơ hội và thách thức để tìm ra hướng đi phù hợp cho mình. 2. Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp bán lẻ Việt 2.1. Cơ hội Đánh giá tiềm năng phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam, có thể thấy, các doanh nghiệp nội có khá nhiều cơ hội thuận lợi để thâm nhập và mở rộng thị trường. - Với số dân cao, thu nhập đang dần được cải thiện nên chi tiêu tiêu dùng ở Việt Nam đang tăng trưởng rất nhanh. - Thói quen chi tiêu của người Việt Nam đang dần thay đổi, chuyển từ thói quen mua sắm ở các kênh truyền thống sang quen dần với các cửa hàng bán lẻ hiện đại. - Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ của người tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng. Với lợi thế “sân nhà”, các doanh nghiệp Việt hoàn toàn có cơ hội nắm bắt được tâm lý người tiêu dùng, cơ hội sở hữu những điểm bán thuận lợi, cũng như được hưởng ưu đãi từ các chính sách của Nhà Nước trong quá trình hoạt động kinh doanh. - Những hiểu biết về khẩu vị cũng như nhu cầu địa phương, thói quen chi tiêu của khách hàng…chính là cơ hội tốt để các doanh nghiệp trong nước vượt xa đối thủ nước ngoài về khả năng đáp ứng nhanh và kịp thời nhu cầu của khách hàng. - Là doanh nghiệp nội, nên cơ hội sở hữu nhiều điểm bán thuận lợi rất cao. Đây chính là nền tảng cơ bản để các doanh nghiệp bán lẻ Việt củng cố được vị thế của mình. - Các doanh nghiệp Việt luôn nhận được sự ủng hộ, tin yêu của người tiêu dùng trong nước, bởi tinh thần yêu chuộng hàng Việt Nam chất lượng cao của người Việt. 2.2. Thách thức Mặc dù có khá nhiều cơ hội thuận lợi, các doanh nghiệp bán lẻ nội địa cũng phải đương đầu với nhiều thách thức, khó khăn, đó là: 53
  4. - Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với những rủi ro về sự ổn định của đồng nội tệ và giá bất động sản cao. Điều này ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp khi mà các nguồn lực còn khá hạn chế. - Các doanh nghiệp nội đang phải đương đầu với sự cạnh tranh quyết liệt với các hãng lớn đến từ nước ngoài. Các đại gia bán lẻ nước ngoài có mặt tại Việt Nam đều là những tên tuổi lớn, có hệ thống kho vận tốt, giàu kinh nghiệm trên thị trường bán lẻ thế giới, được đánh giá là vượt trội hơn các doanh nghiệp bán lẻ nội địa về mọi mặt, đồng thời lại có chiến lược chịu lỗ nhiều năm để xây dựng mạng lưới, đội ngũ, uy tín thương hiệu trước khi kiếm lời tại Việt Nam. - Nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi với những đòi hỏi rất cao. Nếu như trước đây, người tiêu dùng chỉ cần mua hàng hóa giá rẻ, chất lượng tốt, thì giờ đây người tiêu dùng còn quan tâm đến nhiều tiện ích đi kèm như không gian mua sắm, thái độ phục vụ, chất lượng của các dịch vụ sau bán… - Tâm lý ưa chuộng hàng ngoại hình thành và lan tỏa rất nhanh trong đại bộ phận người tiêu dùng. 3. Hướng đi cho doanh nghiệp bán lẻ Việt Trong bối cảnh trên, các doanh nghiệp Việt cần tìm cho mình một chiến lược kinh doanh hữu hiệu, ở đó các cơ hội sẽ được tận dụng triệt để nhằm vượt qua các trở ngại để khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bán lẻ. - Doanh nghiệp nội khẳng định mình bằng niềm tin yêu của người tiêu dùng: Tập trung nội lực, phát huy tối đa những lợi thế về quy mô, phân bố, cùng với sự ủng hộ và tin yêu của khách hàng; chinh phục khách hàng bằng những nỗ lực xây dựng thương hiệu bán lẻ thuần Việt. - Kế hoạch mở thêm những "ngôi nhà nhỏ": với xu hướng mới đang hình thành trong ngành bán lẻ, đó là sự kết hợp giữa siêu thị và cửa hàng tiện lợi, những điểm bán có quy mô nhỏ sẽ được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn cho kế hoạch phát triển thị phần của các doanh nghiệp nội. Có thể thấy, đây là một kế hoạch không chỉ phù hợp với xu thế phát triển, nhu cầu tiêu dùng nhanh, mà còn giúp nhà bán lẻ tiết giảm được chi phí trong bối cảnh kinh tế khó khăn. - Liên doanh liên kết: kế hoạch mở rộng thị trường đặt ra yêu cầu gia tăng chi phí quản lý, nhân sự và quản lý hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Khi đó, các nhà bán lẻ nội với tiềm lực vốn, kinh nghiệm còn hạn chế, sẽ phải suy nghĩ đến phương án tìm kiếm đồng minh để thực hiện chiến lược mở điểm bán. Tuy nhiên, việc lựa chọn đối tác cần dựa trên những đảm bảo cam kết phát triển lâu dài, mang lại cơ hội học tập kinh nghiệm và phát triển lợi nhuận cho các doanh nghiệp Việt Nam, thúc đẩy thị trường nội địa… - Đổi mới để bắt kịp xu hướng: Bán lẻ Online đang bắt đầu khởi sắc khi tốc độ phát triển của công nghệ đang ở mức “chóng mặt”. Vì vậy, mua bán online sẽ là một xu thế tất yếu của ngành thương mại. Đứng trước bối cảnh đó, 54
  5. các doanh nghiệp nội cần phải tiến hành đổi mới công nghệ quản lý, tư duy bán hàng, tích hợp nhiều kênh bán hàng trực tiếp và trực tuyến để hút khách. Trong những khó khăn, thách thức của thị trường bao giờ cũng tiềm ẩn cơ hội. Chính vì vậy, nếu biết sử dụng lợi thế của mình để nắm bắt cơ hội, tìm ra một hướng đi phù hợp thì các doanh nghiệp bán lẻ Việt sẽ khẳng định được vị thế của mình trên thị trường bán lẻ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. http://vietnamnet.vn 2. http://www.bvsc.com.vn 3. http://www.cbrevietnam.com 4. http://www.tapchitaichinh.vn 5. Sam Walton, Vua Bán Lẻ - Chiến Lược Thống Lĩnh Thị Trường Bán Lẻ, NXB Lao động Xã hội, 2013 6. Willard N.Ander&Neil Z.Stern, Nghệ thuật bán lẻ, NXB Tổng hợp Tp HCM, 2012 55
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0