intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Nhập môn quản lý xây dựng

Chia sẻ: Trinhthamhodang1214 Trinhthamhodang1214 | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:54

81
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Giáo trình Nhập môn quản lý xây dựng gồm 3 chương với các nội dung: những vấn đề chung về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; điều kiện năng lực, quyền và nghĩa vụ các chủ thể tham gia dự án đầu tư xây dựng công trình; quản lý kinh tế xây dựng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Nhập môn quản lý xây dựng

  1. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD GIAO TRINH ́ ̀  NHẬP MÔN QUẢN LÝ XÂY DỰNG Tài liệu lưu hành nội bộ Dành cho sinh viên cao đẳng BIÊN SOAN: ThS. D ̣ ƯƠNG CÔNG ĐỨC  Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 1
  2. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG  CÔNG TRÌNH 1. 1 Khái niệm, phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình 1.1.1 Khái niệm  ­ Theo Luật Đầu tư Số 59/2005/QH11: Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất  bỏ  vốn trung và dài hạn để  tiến hành các hoạt động đầu tư  trên địa bàn cụ  thể, trong khoảng thời gian xác định. ­ Dự án đầu tư là một tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để  xây dựng mới, để  mở  rộng hoặc cải tạo những cơ  sở  vật chất nhất  định  nhằm đạt được sự  tăng trưởng về  số  lượng hoặc duy trì, cải tiến nâng cao  chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ, trong khoảng thời gian xác định (chỉ  bao gồm hoạt động đầu tư trực tiếp).  1.1.2 Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình ­   Phân   loại   theo   quy   mô   và   tính   chất   của   dự   án   (Điều   5   Nghị   định   số  59/2015/NĐ­CP): + Dự  án quan trọng Quốc gia do Quốc hội thông qua chủ  trương và   cho phép đầu tư + Dự án nhóm A                  + Dự án nhóm B + Dự án nhóm C ­ Phân loại theo nguồn vốn đầu tư (Điều 5 Nghị định số 59/2015/NĐ­CP): + Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước; + Dự  án sử  dụng vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng  đầu tư phát triển của Nhà nước; + Dự án sử dụng vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước;  Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 2
  3. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD + Dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân hoặc sử dụng hỗn  hợp nhiều nguồn vốn. ­ Phân loại theo chức năng: + Dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất công nghiệp + Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông + Dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi + Dự án đầu tư xây dựng công trình thuỷ điện + Dự án đầu tư xây dựng công trình thuộc lĩnh vực văn hoá, thể thao,  phát triển du lịch + Dự án đầu tư  xây dựng công trình y tế, giáo dục, phát thanh truyền  hình + Dự án đầu tư xây dựng nhà ở, công trình công cộng + Dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu nghiệp và đô thị + Dự án đầu tư xây dựng công trình phát triển đô thị + Dự án đầu tư xây dựng công trình khác 1.1.3 Các hình thức lập dự án đầu tư ­    Dự án đầu tư xây dựng lập theo 2 bước: Các dự án quan trọng Quốc gia,   dự án nhóm A (Điều 52, Luật Xây Dựng 2014) + Bước 1: Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi  + Bước 2: Lập báo cáo nghiên cứu khả thi ­  Lập báo cáo nghiên cứu khả thi: khi đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu   tư phải tổ chức lập báo cáo nghiên cứu khả thi và trình người quyết định  đầu tư  thẩm định, phê duyệt. Trừ  những công trình là nhà ở  riêng lẻ  của  Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 3
  4. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD dân (Điều 52, Luật Xây Dựng 2014) và các công trình lập Báo cáo kinh tế  ­ kỹ thuật. ­ Và những công trình chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế ­ kỹ thuật. + Hoặc Lập báo cáo kinh tế  ­ kỹ  thuật xây dựng công trình: các công trình  xây dựng cho mục đích tôn giáo; công trình có quy mô nhỏ  và các công trình do   nhà nước quy định và trừ  những công trình là nhà  ở  riêng lẻ  của dân (Điều 52,   Luật Xây Dựng 2014). 1.2  Mục tiêu, yêu cầu, nguyên tắc và nhiệm vụ của quản lý dự án 1.2.1 Mục tiêu Mục tiêu của quản lý dự  án đầu tư  xây dựng công trình  cũng giống mục tiêu  chung của quản lý dự  án đầu tư  là bảo đảm đạt được mục đích đầu tư, tức là   lợi ích mong muốn của chủ đầu tư. Trong mỗi giai đoạn của quá trình đầu tư  xây dựng công trình, quản lý dự  án  nhằm đạt được các mục tiêu cụ thể khác nhau. Ví dụ: –  Giai đoạn chuẩn bị đầu tư  phải bảo đảm lập ra một dự  án có các giải pháp   kinh tế – kỹ thuật mang tính khả thi; –   Giai đoạn thực hiện dự án bảo đảm tạo ra được tài sản cố định có tiêu chuẩn   kỹ thuật đúng thiết kế; –  Giai đoạn khai thác vận hành phải bảo đảm đạt được các chỉ  tiêu hiệu quả  của dự án (về tài chính, kinh tế và xã hội) theo dự kiến của chủ đầu tư. Các mục tiêu cụ thể khi quản lý đầu tư xây dựng công trình bao gồm: –      Mục tiêu về chất lượng công trình xây dựng; –      Mục tiêu về thời gian thực hiện; –      Mục tiêu về chi phí (giá thành); –      Mục tiêu về an toàn lao động; –      Mục tiêu về vệ sinh môi trường; Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 4
  5. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD –      Mục tiêu về quản lý rủi ro; –      Mục tiêu về sự thoả mãn của khách hàng. Ngoài các mục tiêu cơ bản trên, với mỗi chủ thể quản lý dự án lại có thêm mục  tiêu quản lý riêng phục vụ  cho nhiệm vụ của mình. Ví dụ: Nhà thầu xây dựng   sẽ có các quản lý về: + Quản lý nguồn nhân lực để thực hiện dự án; + Quản lý thông tin để xây dựng công trình xây dựng. 1.2.2 Yêu cầu Yêu cầu chung * Tính khoa học và hệ thống: Để đảm bảo yêu cầu này đòi hỏi các dự án đầu  tư  xây dựng công trình phải được lập và quản lý trên cơ  sở  nghiên cứu kỹ,   chính xác các nội dung của dự  án (sự  cần thiết, các điều kiện tự  nhiên xã   hội, các phương án thực hiện và giải pháp thiết kế,..) dựa trên sự khảo sát tỉ  mỉ với các số liệu đầy đủ và chính xác. Đồng thời dự án đầu tư phải phù hợp  với các dự án khác, phù hợp với quy hoạch. *    Tính pháp lý: Các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được xây dựng  và quản lý trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải tuân thủ các chính sách   và pháp luật của Nhà nước. *    Tính đồng nhất: Phải tuân thủ các quy định và thủ tục đầu tư của các cơ  quan chức năng và tổ chức quốc tế. *    Tính hiện thực (tính thực tiễn): Phải đảm bảo tính khả  thi dựa trên sự  phân tích đúng đắn các môi trường liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng. Yêu cầu cụ thể –    Đầu tư phải thực hiện theo chương trình, dự án, phù hợp với chiến lược,   quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội; –    Đầu tư phải đúng mục tiêu, có hiệu quả, chống dàn trải, lãng phí; Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 5
  6. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD –    Phương thức quản lý đầu tư  phải phù hợp, đảm bảo hiệu lực và hiệu   quả của quản lý nhà nước; –    Quy trình thủ tục thực hiện đầu tư  phải tuân thủ các quy định pháp luật  vể quản lý đầu tư; –    Phân định rõ quyền hạn, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân, có chế tài cụ  thể trong từng khâu của quá trình đầu tư. Việc quản lý dự  án đầu tư  xây dựng công trình được đánh giá là thành   công khi đạt được các yêu cầu sau: –    Đạt được mục tiêu dự  kiến của dư  án: Tức là lợi ích của các bên tham   gia được đảm bảo hài hoà; –     Đảm bảo thời gian: Tiến độ  của dự  án được đảm bảo hoặc được rút  ngắn; –    Không sử dụng quá nguồn lực của dự án: Tiết kiệm được nguồn lực của  dự án bao gồm vật tư, nhân lực, tiền vốn và xe máy; –     Các đầu ra của dự án đạt chất lượng dự kiến; –     Ánh hưởng tốt của dự án tới môi trường. 1.2.3 Nguyên tắc   Nguyên tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình  a) Nguyên tắc cơ bản quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Việc đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể  phát triển kinh tế – xã hội, quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng, bảo  đảm an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường, phù hợp với các quy   định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. Thực hiện quản lý đầu tư theo những nguyên tắc cơ bản sau: –    Phàn định rõ chức năng quản lý của nhà nước và phân cấp quản lý   về đầu tư và xây dựng phù họp với từng loại nguồn vốn và chủ đầu tư.   Thực hiện quản lý đầu tư theo dự án, quy hoạch và pháp luật. Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 6
  7. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD –   Dự  án đầu tư  thuộc vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư  phát triển của nhà nước và vốn do doanh nghiệp nhà nước đầu tư phải  được quản lý chặt chẽ  theo trình tự  đầu tư  và xây dựng đối với từng   loại vốn. –   Đối với các hoạt động đầu tư xây dựng của nhân dân, nhà nước chỉ  quản lý về quy hoạch, kiến trúc và môi trường sinh thái. –   Phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà   nước, chú đầu tư, của tổ chức tư vấn và nhà thầu trong quá trình đầu tư  và xây dựng. b)  Nguyên tắc cụ thể quản lý dự án đầu tư xây dưng công trình ­ Tập trung dân chủ:  Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ  trong  quản lý đầu tư  xây dựng công trình nghĩa là kết hợp lãnh đạo kinh tế  tập trung có kế  hoạch với quyền tự chú trong sán xuất kinh doanh của  các doanh nghiệp, của người lao động, là sự  thống nhất giữa ba lợi ích  trong sản xuất. ­ Thống nhất lãnh đạo chính trị  và kinh tế:  Cơ  sở  của việc áp dụng  nguyên tắc thống nhất lãnh đạo chính trị  và kinh tế  thể  hiện  ớ  chỗ  không có thứ  chính trị  nào lại không phụ  thuộc vào kinh tế, ngược lại  không thể  có một nền kinh tế  nào lại không được quy định bởi một  chính sách nhất định. ­ Nguyên tắc thủ trưởng: Bản chất của nguyên tắc thủ trưởng thể hiện  ở  chỗ  quyền lãnh đạo từng đơn vị  sản xuất được trao cho một người   điều hành và người đó phải chịu trách nhiệm về  các quyết định của  mình trước tập thể và trước pháp luật. ­ Quan tâm đến lợi ích vật chất và tinh thần của người lao động:  Sự  quan tâm của người lao  động đến kết quả  lao  động luôn mang tính  khách quan. Quản lý phải biết quan tâm lợi ích vật chất và lợi ích tinh  Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 7
  8. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD thần của người lao động. Vấn đề  có tính nguyên tắc và phải kết hợp   giữa khuyến khích lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần đối với người lao  động trước thành quả của họ. ­ Tiết kiệm và hạch toán kinh tế:  Nguyên tắc tiết kiệm và hạch toán  kinh tế trong quản lý phản ánh nhu cầu khách quan của lãnh đạo kinh tế  trong xã hội chủ  nghĩa. Hạch toán kinh tế  là công cụ  đê hoàn thành  nhiệm vụ sản xuất một cách tiết kiệm nhất. Ngoài quy định như  trên, tuỳ  theo nguồn vốn sử  dụng cho dự án,   nhà nước còn quản lý theo quy định sau đây: Đối với các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước kể cả các dự án thành  phần, nhà nước quản lý toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ  trương đầu tư, lập dự  án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự  toán, lựa  chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao và đưa công trình  vào khai thác sử  dụng. Người quyết định đầu tư  có trách nhiệm bố  trí đủ  vốn   theo tiến độ  thực hiện dự  án, nhưng không quá 2 nãm đối với dự  án nhóm c, 4   năm đối với dự  án nhóm B. Các dự  án sử  dụng vốn ngân sách nhà nước do cơ  quan quản lý nhà nước có thẩm quyền quyết định theo phân cấp, phù hợp với   quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; Đối với dự  án của doanh nghiệp sử  dụng vốn tín dụng do nhà nước bảo  lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư  phát triển của   doanh nghiệp nhà nước thì nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu  tư. Doanh nghiệp có dự án tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự  án theo các quy định; Đối với các dự án sử dụng vốn khác bao gồm cả vốn tư nhân, chủ đầu tư  tự  quyết định hình thức và nội dung quản lý dự  án. Đối với các dự  án sử  dụng   hỗn hợp nhiều nguồn vốn khác nhau thì các bên góp vốn thoả thuận về phương   thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với nguồn vốn có tỷ lệ % lớn nhất  trong tổng mức đầu tư. Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 8
  9. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD Đối với dự án do Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư và dự án nhóm A   gồm nhiều dự  án thành phần, nếu từng dự  án thành phần có thể  độc lập vận  hành, khai thác hoặc thực hiện theo phân kỳ đầu tư được ghi trong văn bản phê  duyệt báo cáo đầu tư  thì mỗi dự  án thành phần được quản lý, thực hiện như  một dự án độc lập. 1.2.4 Nhiệm vụ của quản lý dự án Nhiệm vụ thực hiện quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nhiệm vụ thực hiện quản lý dự án là thực hiện các kỹ năng quản lý (tổ  chức, nghiệp vụ) và theo dõi, kiểm tra các hoạt động trong quá trình đầu   tư để đạt được mục tiêu dự án. Để thực hiện các nhiệm vụ trên cần áp dụng các biện pháp phù hợp với   từng nhiệm vụ, bao gồm các giải pháp về  tài chính, nhân sự, phương   pháp, công nghệ, máy móc thiết bị và tổ chức quản lý. Trong giai đoạn thực hiện dự án đầu tư  nhiệm vụ quản lý là tiến hành   các hoạt động cần thiết để bảo đảm thi công xây dựng công trình: –       Đúng tiến độ, khối lượng thi công xây dựng cổng trình; –             Đáp  ứng yêu cầu chất lượng (theo quy phạm, tiêu chuẩn chất   lượng thiết kế); –       Trong giới hạn chi phí cho phép; –       Bảo đảm an toàn cho công trình và lực lượng lao động; –       Bảo đảm vệ sinh môi trường. 1.3 Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Quản lý một dự án thông thường gồm 4 giai đoạn: – Giai đoạn xác định và tổ chức dự án – Giai đoạn lập kế hoạch dự án – Giai đoạn quản lý thực hiện dự án – Giai đoạn kết thúc dự án Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 9
  10. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD   Giai đoạn 1. Xác định và tổ chức dự án, nội dung gồm: a) Xác định mục tiêu dự án –  Xác định đích đến của dự  án là gì? Cụ  thể: Giải quyết vấn đề  gì? Kết quả  phải đạt được là gì? –  Làm cho tất cả mọi người ở các bộ phận tham gia quản lý dự án đều hiểu và  nhất trí về mục tiêu dự án. Các câu hỏi đặt ra: + Mục đích của các công việc phải thực hiện là gì? + Ai sẽ được hưởng lợi từ kết quả này? + Mục tiêu của các thành phần liên quan (chủ  thể  tham gia vào quá trình quản  lý) sẽ khác nhau thế nào? + Tiêu chuấn nào các thành phần sử dụng để đánh giá thành công của dự án? b) Tổ chức công việc của dự án Xác định nhân sự và nguồn lực cần thiết để triển khai công việc: + Nhân sự: Cần có nhóm nòng cốt là những người có kinh nghiệm, có  ảnh  hưởng quan trọng vừa có chuyên môn, vừa có năng lực tổ chức; + Nguồn lực thực hiện công việc: Phương tiện, điểu kiện vật chất để  thực   hiện từng loại công việc trong phạm vi nhiệm vụ. Giai đoạn 2. Lập kê hoạch thực hiện dự án, nội dung gồm: –  Xác định các nhiệm vụ / công việc cần thiết để đạt được mục tiêu; –  Trình tự và thời hạn hoàn thành tất cả các nhiệm vụ / công việc Một số vấn   đề cần giải quyết: Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 10
  11. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD + Phân định nhiệm vụ chính, phụ; + Xác định thời gian hợp lý để thực hiện từng công việc; + Khoảng thời gian chung để thực hiện dự án; + Phân tích mức độ  chất tải của các bộ  phận thực hiện các công việc để  điều  chỉnh cho thích hợp với yêu cầu thực tế. Giai đoạn 3. Quản lý thực hiện dự án, nội dung gồm: Thực hiện các kỹ năng quản lý: + Tạo động lực thúc đẩy và tập trung vào mục tiêu; + Làm trung gian giải quyết các mối quan hệ các cấp; + Quyết định phân bổ, điều chỉnh nguồn lực; + Giải quyết các vấn đề phát sinh. Kiểm tra, giám sát tiến độ, ngân sách và chất lượng (đảm bảo cho dự  án luôn   theo đúng lịch trình, ngân sách và các tiêu chuẩn chất lượng đã định, đảm bảo an   toàn và điều kiện môi trường). Giai đoạn 4. Kết thúc dự án, nội dung gồm: – Hoàn thành mục tiêu dự án, chuyển kết quả cho các thành phần liên quan; – Tổng kết, rút kinh nghiệm; –  Giải tán Ban quản lý / Nhóm dự án (các bộ phận huy động thực hiện quản lý  dự án). Nội dung công tác quản lý dự án Nội dung công tác quản lý dự án bao gồm hai công việc chính là: –  Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư; –  Quản lý việc thực hiện dự án đầu tư. Lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư gồm các công việc như: – Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; – Lập báo cáo nghiên cứu khả thi; – Thuyết minh dự án đầu tư; Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 11
  12. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD – Lập nhiệm vụ thiết kế cơ sở; – Trình duyệt dự án đầu tư; – Báo cáo kinh tế kỹ thuật; – Điều chỉnh dự án đầu tư. Quản lý việc thực hiện dự án đầu tư a) Các chủ thể liên quan đến hoạt động quản lý dự án     b) Nội dung quản lý thực hiện dự án gồm: –      Quản lý chất lượng;                                 –   Quản lý tiến độ; –      Quản lý khối lượng;                                –   Quản lý chi phí; –      Quản lý an toàn lao động;                       –   Quản lý môi trường; –      Quản lý rủi ro… c) Mối quan hệ của các yếu tố quản lý thực hiện dự án Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 12
  13. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD   Nội dung công tác quản lý thực hiện dự án đầu tư Xây dựng công trình Xét cụ  thể  đối với việc quản lý thực hiện dự  án đầu tư   xây dựng công trình  được quy định như sau: – Quản lý việc thiết kế kỹ thuật và lập dự toán, tổng dự toán công trình; – Quản lý việc thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự  toán, tổng dự  toán xây dựng  công trình; – Quản lý việc xin giấy phép xây dựng công trình; – Quản lý việc tuyển chọn nhà thầu và hợp đồng thực hiện dự án; – Quản lý thi công xây dựng công trình (quản lý về chất lượng; quản lý về tiến  độ; quán lý về khối lượng; quản lý ATLĐ; quản lý vệ sinh môi trường; quản lý  nhân lực và quản lý thông tin). – Quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình; – Quản lý rủi ro; – Các nội dung quản lý khác (nếu có). 1.4 Các hình thức và hệ  thống quản lý điều hành dự  án đầu tư  xây  dựng Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 13
  14. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD (Xem điều 17,18,19,20,21  Nghị định số 59/2015/NĐ­CP) ­ Trực tiếp quản lý dự  án khi chủ  đầu tư  xây dựng đủ  điều kiện năng lực về  quản lý dự  án: Là hình thức chủ  đầu tư  có đủ  năng lực quản lý dự  án theo   quy định của pháp luật tự  trực tiếp quản lý các công việc của dự  án, có 2  dạng sau đây:  + Không lập thành ban quản lý dự  án: Chủ  đầu tư  sử  dụng bộ  máy hiện có   của mình để trực tiếp tổ chức quản lý thực hiện dự án. Mô hình này được  áp dụng đối với dự án quy mô nhỏ có tổng mực đầu tư dưới 5 tỷ đồng; dự  án có sự  tham gia của cộng đồng và dự  án có tổng mức đầu tư  dưới 2 tỷ  đồng do ủy ban nhân dân cấp xã làm chủ  đầu tư, khi bộ máy của chủ đầu  tư   kiêm   nhiệm   được   việc   quản   lý   thực   hiện   dự   án.(   Điều   21  NĐ59/2015/NĐ­CP) + Lập ban quản lý dự  án: Chủ  đầu tư  lựa chọn để  quyết định thành lập ban   quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành,  ban quản lý đầu tư xây dựng   khu vực,  hoặc ban quản lý dự  án đầu tư  xây dựng một dự  án để  thay mặt   chủ đầu tư quản lý toàn bộ công việc từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành bàn  giao đưa công trình vào sử dụng.(Điều 17,18,19 NĐ59/2015/NĐ­CP) Ưu điểm:  + Chủ đầu tư quản lý công việc của dự án do đó có thể cho phép giải quyết   nhanh những vướng mắc trong quá trình thực hiện mà không cần phải thông  qua tổ chức khác + Chi phí chi trả cho hoạt động quản lý dự án không lớn Nhược điểm:  + Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự án không cao + Trang thiết bị cho hoạt động quản lý dự án cũng hạn chế Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 14
  15. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD + Vai trò giám sát trong quản lý dự  án không được mở  rộng bằng các hình  thức khác Khi đó, mối quan hệ  bên trong quá trình thực hiện dự  án như  sau:                                ­ Thuê tổ  chức tư  vấn quản lý dự  án khi chủ  đầu tư  xây dựng công trình   không đủ điều kiện năng lực: Chủ  đầu tư  không có năng lực quản lý dự  án theo pháp luật mà phải ký   hợp đồng thuê tổ chức tư vấn chuyên nghiệp làm công tác quản lý dự án. Tổ  chức tư  vấn quản lý dự  án phải có đủ  năng lực thực hiện theo quy   định của  pháp luật và là một pháp nhân kinh tế có đủ năng lực kí kết hợp   đồng. Trách nhiệm, quyền hạn của tư vấn quản lý dự án được thực hiện   theo hợp đồng thỏa thuận giữa hai bên. Tư  vấn quản lý dự  án được thuê   tổ  chức, cá nhân tư  vấn tham gia quản lý nhưng phải được chủ  đầu tư  chấp thuận và phù hợp với hợp đồng đã ký với chủ đầu tư. Khi áp dụng hình thức thuê tư vấn quản lý dự án, chủ đầu tư vẫn phải sử  dụng các đơn vị  chuyên môn thuộc bộ  máy của mình hoặc chỉ  định đầu  mối để kiểm tra, theo dõi việc thực hiện hợp đồng của tư vấn quản lý dự  án.     Ưu điểm:  Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 15
  16. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD ­ Tính chuyên nghiệp trong quản lý dự  án cao, kinh nghiệm quản lý được  đúc kết qua nhiều dự án, trang thiết bị dùng trong quản lý đầy đủ và được  sử dụng khả năng tối đa. Chất lượng đồng bộ và tốt     ­ Góp phần mở rộng được khả năng giám sát XH trong thực hiện dự án:                     ở nước ta hiện nay chưa áp dụng rộng rãi hình thức thuê tư vấn thực hiện dự  án, chỉ thuê thực hiện một số công việc trong quản lý dự án mà thôi. Hạn chế:  ­ Kinh phí cho hoạt động quản lý dự án phải chi trả nhiều. 1.5 Tổng quan các văn bản pháp luật liên quan đến dự án a) Quản lý dự án ­ Luật xây dưng mới số 50/QH13/2014 ­ Nghị  định 119/2015/NĐ­ CP về  quản lý dự  án đầu tư  xây dựng có hiệu lực   ngày 5/8/2015 ­ Nghị định 59/2015/NĐ­CP về quản lý chất lượng và bảo trì công trình có hiệu   lực 15/06/2015 ­ Nghị  định 46/2015/NĐ­ CP về  quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây  dựng có hiệu lực ngày 01/07/2015 ­ Nghị định 37/2015/NĐ­CP hướng dẫn về hợp đồng xây dựng có hiệu lực ngày  15/06/2015 Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 16
  17. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD ­ Thông tư  số  24/2016/TT­BXD sửa đổi thông tư  liên quan đến quản lý dự  án  đầu tư xây dựng do Bộ Xây Dựng ban hành có hiệu lực ngày 1/9/2016 ­ Thông tư 14/2016/TT­ BXD hướng dẫn về cấp giấy phép hoạt động xây dựng   và quản lý nhà thầu nước ngoài hoạt động xây dựng tại Việt Nam ­ Thông tư  16/2016/ TT­BXD hướng dẫn thực hiện Nghị  định 59/2015/NĐ­CP  về hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng ­ Thông tư 18/2016/TT­BXD hướng dẫn về thẩm định, phê duyệt dự án và thiết  kế, dự toán xây dựng công trình ­ Thông tư  17/2016/TT­BXD hướng dẫn về năng lực tổ  chức cá nhân tham gia   hoạt động xây dựng ­ Thông tư 15/2016/TT­BXD hướng dẫn cấp giấy phép xây dựng ­ Thông tư  13/2016/TT­ BXD hướng dẫn về  thi tuyển, tuyển chọn phương án  kiến trúc công trình xây dựng ­ Nghị định 39/2016/NĐ­CP hướng dẫn Luật An Toàn , vệ sinh lao động . ­ Nghị định 44/2015/NĐ­CP ngày 06/5/2015 của Chính Phủ quy định chi tiết một   số nội dung về Quy hoạch xây dựng ­ Thông tư  12/2016/TT­ BXD quy định về  hồ  sơ  của nhiệm vụ  và đồ  án quy  hoạch xây dựng quy hoạch đô thị vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng   khu vực đặc thù. b) Quản lý chi phí ­ Nghị định số 32/2015/NĐ­CP ngày 25/3/2015 của Chính phủ về quản lý chi phí   đầu tư xây dựng ­ Thông tư 06/2016/TT­BTC quy định về quản lý tài chính đối với quản lý đầu   tư theo hình thức đối tác công tư và phí lựa chọn nhà đầu tư ­  Thông  tư   số   02/2015/TT­BLĐTBXH  ngày  12/01/2015  của  Bộ  Lao   Động  –  Thương binh xã hội Quy định mức lương đối với chuyên gia tư vấn trong nước  làm cơ sở dự toán gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn áp dụng hình thức hợp đồng  theo thời gan sử dụng vốn nhà nước ­ Thông tư 172/2016/TT­BTC quy định thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng   phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phí thẩm định thiết kế cơ sở do Bộ trưởng  Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực ngày 1/7/2017 Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 17
  18. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD ­  Thông tư 210/2016/TT­ BTC quy định thu, chế độ thu, nộp quản lý và sử dụng  phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng phí thẩm định thiết kế thẩm định dự toán   xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành có hiệu lực ngày 1/7/2017 ­ Thông tư 17/2016/TT­ BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp lệ phí cấp giấy  phép quy hoạch c) Quản lý đấu thầu ­  Luật đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26/11/2013 ­  Nghị định số 30/2015/NĐ­CP ngày 17/08/2015 của Chính phủ quy định chi tiết   một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà đầu tư ­ Nghị  định 63/2014/NĐ­CP ngày 26/06/2014 quy định chi tiết thi hành một số  điều của Luật đấu thầu ­ Thông tư 10/2016/TT­BKHĐT Quy định chi tiết việc giám sát, theo dõi và kiểm  tra hoạt động đấu thầu ­ Thông tư  07/2016/TT­BKHĐT Quy định   chi tiết lập hồ  sơ  mời thầu, hồ  sơ  yêu cầu mua sắm hàng hóa đối với đấu thầu qua mạng ­ Thông tư  số  01/2015/TT­BKHĐT ngày 14/02/2015 của Bộ  Kế  Hoạch đầu tư  quy định chi tiết lập Hồ sơ mời quan tâm, Hồ sơ mời thầu, Hồ sơ yêu cầu dịch   vụ tư vấn ­ Thông tư  số  05/2015/BKHĐT ngày 16/06/2015 của Bộ  Kế  hoạch đầu tư  quy  định chi tiết lập hồ sơ mua hàng hóa ­ Thông tư  10/2015/TT­BKHDDT Quy định chi tiết về  kế  hoạch lựa chọn nhà  thầu ­ Thông tư 10/2016/TT­BKHDDT Quy định chi tiết về giám sát, theo dõi và kiểm  tra hoạt động đấu thầu ­ Thông tư  19/2015/TT­BKHDDT Quy định chi tiết về  lập báo cáo thẩm định   trong quá trình tổ chức lựa chọn nhà thầu d) Quản lý hợp đồng xây dựng ­ Luật thương mại 2005 ­ Bộ Luật dân sự 2015 ­ Nghị định số 37/2015/ NĐ­CP hướng dẫn về Hợp đồng xây dựng ­ Thông tư 08/2016/TT­BXD hướng dẫn về hợp đồng tư vấn xây dựng ­ Thông tư 07/2016/TT­ BXD hướng dẫn điều chỉnh giá hợp đồng xây dựng Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 18
  19. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD ­ Thông tư 09/2016/TT­BXD hướng dẫn hợp đồng thi công xây dựng công trình e) Quản lý thi công, xây dựng ( chất lượng, tiến độ, nghiệm thu, thanh   toán) f) Kết thúc xây dựng ­ Thông tư 10/2013/TT­ BXD quy định chi tiết một số nooik dung về quản lý  chất lượng công trình xây dựng (danh mục hồ sơ hoàn thành công trình theo Phụ  lục 5 của Thông tư) CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN NĂNG LỰC, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CÁC CHỦ THỂ THAM  GIA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH 2.1. Điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng A. CÁ NHÂN 1. Cá nhân tham gia hoạt động xây dựng phải có văn bằng, chứng chỉ đào  tạo phù hợp với công việc đảm nhận do các cơ sở đào tạo hợp pháp cấp. 2. Những chức danh, cá nhân hành nghề hoạt động xây dựng độc lập phải  có chứng chỉ hành nghề theo quy định gồm: ­  An toàn lao động; ­  Giám đốc quản lý dự án, cá nhân trực tiếp tham gia quản lý dự án; ­  Chủ trì thiết kế quy hoạch xây dựng; ­  Chủ nhiệm khảo sát xây dựng;  ­  Chủ nhiệm, chủ trì thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng;  ­ Chỉ huy trưởng công trường;  ­ Giám sát thi công xây dựng;  Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 19
  20. TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG TP.HCM ̣ BÔ MÔN KTXD ­ Kiểm định xây dựng;  ­ Định giá xây dựng.           Chứng chỉ hành nghề được phân thành hạng I, hạng II, hạng III 3. Cá nhân được cấp chứng chỉ  hành nghề  hoạt động xây dựng phải đáp  ứng các điều kiện sau: a) Có trình độ  chuyên môn phù hợp với nội dung đề  nghị  cấp chứng chỉ  hành nghề; b) Có thời gian và kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung  đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề; c) Đã qua sát hạch kiểm tra kinh nghiệm nghề nghiệp và kiến thức pháp  luật liên quan đến lĩnh vực hành nghề. 4. Thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ  hành nghề  hoạt động xây dựng  được quy định như sau: a) Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Xây dựng có thẩm quyền sát hạch, cấp  chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng hạng I; b) Sở Xây dựng, tổ chức xã hội ­ nghề nghiệp có đủ điều kiện theo quy  định của Chính phủ có thẩm quyền sát hạch, cấp chứng chỉ hành nghề  hoạt động xây dựng các hạng còn lại. B.TỔ CHỨC 1. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng được phân thành hạng I, hạng II,   hạng III do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về xây dựng đánh giá, cấp   chứng chỉ năng lực. a) Bộ Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng I; b) Sở Xây dựng cấp chứng chỉ năng lực hạng II, hạng III. Tổ chức tham gia hoạt động xây dựng phải đăng ký kinh doanh ngành  nghề phù hợp theo quy định của pháp luật. 2. Các tổ  chức tham gia hoạt động xây dựng có trách nhiệm cung cấp  thông tin về  năng lực hoạt động xây dựng của mình tới cơ  quan chuyên  Giáo trình Nhập môn Quản lý Xây dựng 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2