Giáo dục vì sự phát triển bền vững
lượt xem 40
download
Tài liệu "Giáo dục vì sự phát triển bền vững" giới thiệu đến các bạn những bài viết về giáo dục như: Phát triển bền vững và vai trò giáo dục, điều tra nhận thức của sinh viên về giáo dục vì sự phát triển bền vững, một số phương pháp giảng dạy mới nhằm phát triển tư duy sáng tạo cho người học,... Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo dục vì sự phát triển bền vững
- PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÀ VAI TRÒ GIÁO DỤC TS. Nguyễn Toàn Hiệu trưởng, Tổng biên tập Bản tin KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ Ngày 20 tháng 12 năm 2002, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã thông qua Nghị quyết 57/254 về Thập kỷ của LHQ về Giáo dục vì Phát triển Bền vững (2005 2014) và đã chỉ định UNESCO là cơ quan đầu mối chịu trách nhiệm triển khai các hoạt động trong khuôn khổ Thập kỷ này. Ngày 01 tháng 03 năm 2005, tại New York, LHQ đã chính thức phát động Thập kỷ Giáo dục vì Phát triển Bền vững (20052014). Ngày 23/03/2010, Hội nghị mở rộng các đối tác tham gia Ủy ban Thập kỷ giáo dục vì phát triển bền vững của Việt Nam do Ủy ban UNESCO Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Giáo dục vì phát triển bền vững (GDVPTBV) đã trở thành một vấn đề nóng bỏng không chỉ của Việt Nam mà cả thế giới. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 20012010 của Việt Nam đã đề ra mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững “nhằm đạt được một cuộc sống đầy đủ về vật chất, giàu có về tinh thần và văn hóa, bình đẳng và thống nhất xã hội. Phát triển phải được kết hợp một cách hài hòa, hợp lý và đồng bộ trên cả ba phương diện, đó là phát triển kinh tế, bình đẳng xã hội và bảo vệ môi sinh”. Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững đề ra, Chính phủ đã ban hành “Định hướng Chiến lược Phát triển Bền vững ở Việt Nam” (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam), trong đó nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục “Con người là trung tâm của sự phát triển bền vững. Một trong những nhiệm vụ quan trọng nhất là cải thiện hệ thống giáo dục và tăng cường nhận thức về phát triển bền vững cho mọi người dân, mọi cộng đồng, doanh nghiệp, các tổ chức và các cơ quan của Nhà nước ở tất cả các cấp”. Giáo dục là hoạt động của con người, do con người và cũng vì con người. Con người ở đây phải gắn liền với cộng đồng. Con người thoát ly cộng đồng sẽ khập khiễng, nhiều khi đi ngược lại với bản chất con người. Nhưng con người là tế bào của xã hội, của cộng đồng. Do đó, nói đến con người phải đi từ cá thể người, nhất là lĩnh vực giáo dục. Jean Piaget, nhà tâm lý – giáo dục học nổi tiếng người Thụy Sĩ, từ những năm đầu của thế kỷ XX, khi đề cập đến hoạt động nhận thức đã nêu lên quan điểm “Bản chất con người là những cá thể đơn lập” (isolated individuals hoặc unique individuals), mặc dù ông không hề phủ nhận vai trò “đồng đẳng” của yếu tố xã hội. Đây cũng là một trong những cơ sở lý luận quan trong của thuyết kiến tạo (constructivism) về hoạt động nhận thức mà ông là người có đóng góp to lớn trong việc hình thành. Tính chất “cá thể đơn lập” mang tính khách quan, không ai giống ai của con người trong hoạt động nhận thức thể hiện tính nhân bản sâu sắc. Nền giáo dục của hầu hết các nước phát triển trên thế giới đều vận dụng quan điểm này và xem đây là nền tảng của việc xây dựng triết lý giáo dục cũng như chiến lược giáo dục. Hoạt động giáo dục dựa trên nền tảng phát triển tự nhiên, tự thân của người học, hoàn toàn không áp đặt. Trụ cột thứ ba về giáo dục được Tổ chức UNESCO nêu ra chính là thể hiện quan điểm này: “học để tự khẳng định mình” (learn to be).
- Đầu thập niên 90 của thế kỷ XX, GS. Hồ Ngọc Đại thực hiện thí điểm mô hình “công nghệ giáo dục” chính là dựa trên cơ sở của học thuyết kiến tạo. Tuy chưa được trọn vẹn nhưng người thực hiện đã thể hiện tâm huyết và sự nhận thức đúng đắn của bản chất giáo dục vì con người. Lâu nay chúng ta xem nặng quan điểm xã hội trong hoạt động nhận thức nói riêng và giáo dục nói chung. Cách tiếp cận mục tiêu và tiếp cận nội dung trong xây dựng chương trình thể hiện tính chất áp đặt, cưỡng bức đối với hoạt động nhận thức. Chúng ta ít quan tâm, nhiều khi lãng quên yếu tố “cá thể đơn lập” trong quá trình giáo dục. Chúng ta bỏ người học vào chung một giỏ, chưa tôn trọng bản chất khách quan của người học. Nói khác đi là chúng ta chưa thực sự vì người học. Giáo dục chưa thực sự vì con người! Giáo dục chưa vì con người thì chưa thể nói đến giáo dục vì sự phát triển bền vững. Cùng với yếu tố “cá thể đơn lập”, yếu tố “xã hội” trong giáo dục là anh em song sinh mà Jean Piaget gọi là coequal (tạm dịch là “đồng đẳng”). Nghĩa là chúng ta không thể xem nhẹ vai trò của xã hội. C. Mác đã từng viết: “Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”. Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách… Tóm lại, giáo dục là để phát triển con người. Con người là tế bào của xã hội. Con người không thể tồn tại và phát triển khi thoát ly môi trường xã hội. Giáo dục có vai trò gắn kết cá nhân và xã hội một cách hữu cơ, trách nhiệm. Trụ cột thứ tư của UNESCO về giáo dục chính là “học để sống với nhau” (learn to live together). Do nhiều lý do, việc tổ chức hoạt động giáo dục của chúng ta vô tình hạn chế mối quan hệ bản chất giữa cá nhân và xã hội. Thực trạng này làm cho con người vừa thiếu tự tin, nhưng mặt khác thiếu trung thực dẫn đến tự cao, tự đại, tự mãn, tự thoát ly, tự cô lập và mất điều kiện sáng tạo để đóng góp cho xã hội phát triển. Xã hội chúng ta đang rộ lên nhu cầu học kỹ năng sống (KNS). Nhiều “Viện đào tạo”, “Trung tâm” có các chương trình dạy KNS. Nhưng thực chất KNS có thể dạy thông qua những lớp học, chương trình học được không? Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể để tiến hành hành động ấy, cho dù là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ. Kỹ năng là kết quả của một quá trình rèn luyện, được hình thành qua việc lặp đi lặp lại của hành vi hoặc thao tác của tư duy để chuyển từ nhận thức sang ý thức. Chúng ta cũng cần nhớ rằng ý thức được hình thành trong quá trình hoạt động thực tiễn của xã hội và được thể hiện dưới hai dạng là ý thức cá nhân và ý thức xã hội. Như vậy, giáo dục KNS là giáo dục hành vi phù hợp với quy luật sống xuyên suốt từ bậc giáo dục mầm non, từ nhà trường đến xã hội, từ cha mẹ đến thầy cô. Tóm lại, KNS thể hiện tính xã hội trong giáo dục, được hình thành trong một quá trình rèn luyện, trải nghiệm và có được do tự điều chỉnh và được điều chỉnh bởi chủ thể khác. KNS không thể có được nếu chỉ học qua những bài giảng suông và đặc biệt là không thể có được trong một sớm một chiều. Giáo dục KNS không thể làm theo kiểu phong trào. Giáo dục cách “sống với nhau” chính là giáo dục vì sự phát triển bền vững.
- Nếu con người là tế bào của xã hội thì xã hội nằm trong lòng tự nhiên. Mối quan hệ con người – xã hội – tự nhiên là mối quan hệ hữu cơ, sống còn, tất yếu. Mối quan hệ này chưa được thể hiện trong hoạt động giáo dục đúng như vai trò vốn có của nó. Với vai trò những người tham gia hoạt động giáo dục đào tạo, chúng ta đã thể hiện mối quan hệ ấy như thế nào trong việc xây dựng kế hoạch dạy học? Chúng ta đã làm gì để có thể đạt được mục tiêu bài học, môn học và chuẩn đầu ra của một ngành học? Chúng ta hãy cùng nhìn lại mình (Retrospective) vì một tương lai bền vững của nhà trường, đất nước và cả toàn cầu.ð TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Nhiều tác giả (2001) , Từ điển Giáo dục học, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. [2] Ban Chấp hành Trung Ương Đảng khóa VIII, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2001 – 2010. [3] Văn phòng Chính phủ, Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. [4] Piaget (1970), Structuralism, New York: Basic Books ĐIỀU TRA NHẬN THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ GIÁO DỤC VÌ SỰ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PGS.TS Nguyễn Thị Thu Hằng ĐHSP Hà Nội 1. Mở đầu Từ năm 1987 đến năm 1992, khái niệm phát triển bền vững đã dần được định hình và phát triển. Trong khái niệm các nhân tố Phát triển Bền vững (PTBV) không thể tách rời được ba nhân tố: xã hội, môi trường và kinh tế. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Johannesburg, một lần nữa những thành tố này lại được khẳng định về ba kiềng của PTBV. Nội dung của PTBV là nguồn gốc tạo nên hình thức và nội dung của Giáo dục vì Sự Phát triển Bền vững (GDPTBV). 2. Nội dung nghiên cứu Ngày 20 tháng 12 năm 2002, Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc (LHQ) đã nhất trí thông qua Nghị quyết 57/254 về việc triển khai một Thập kỉ Giáo dục vì sự Phát triển Bền vững (TKGDPTBV), được bắt đầu từ ngày 1/1/2005 đến năm 2014 [1]. GDPTBV đề cập đến mục đích, mục tiêu, giá trị, nội dung, bẩy chiến lược, các thành viên tham gia vào GDPTBV, phạm vi hoạt động, giám sát và đánh giá, thời gian triển khai Thập kỉ GDPTBV. Trong khuôn khổ bài báo, chúng tôi muốn đề cập đến việc điều tra nhận thức của sinh viên năm thứ tư, khoa Địa lí của các trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, trường Đại học Hùng Vương Phú Thọ và Trường Đại học Sư phạm Hà Nội về khái niệm phát triển bền vững và nội dung của GDPTBV. Chúng tôi đã phát ra 400 phiếu điều tra ở ba trường đại học với 22 câu hỏi, gồm 20 câu lựa chọn, 1 câu hỏi sắp xếp theo thứ tự của các nguồn tài liệu mà sinh viên đã tham khảo và 1 câu hỏi xem mức độ quan tâm của họ đến PTBV/GDPTBV.
- Mục đích của bộ câu hỏi để kiểm tra nhận thức của sinh viên về nội dung của GDPTBV. Từ việc điều tra, giáo viên có thể giúp sinh viên hiểu sâu về mục đích, mục tiêu, nội dung GDPTBV và thiết kế 20 chủ đề tập trung vào nội dung GDPTBV 2.1. Bộ câu hỏi kiểm tra nhận thức của sinh viên về GDPTBV Họ, tên anh (chị ): Khoa: …….. …… Trường Đại học ………………Anh (chị) hãy khoanh tròn vào ý (a) hoặc ý (b) hay ý (c) mà anh (chị) cảm thấy đúng nhất trong 3 ý của các câu hỏi về phát triển bền vững và giáo dục vì sự phát triển bền vững Câu 1. Phát triển bền vững là:a. Đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tạib. Đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương laic. Đáp ứng nhu cầu của thế hệ hiện tại và tương lai Câu 2. Các lĩnh vực cơ bản của phát triển bền vữnga. Xã hội và môi trườngb. Xã hội, môi trường và kinh tếc. Môi trường và kinh tế Câu 3. Giáo dục là cơ hội tốt nhất giúp chúng ta:a. Thúc đẩy những giá trị và hành vi cần thiết cho phát triển bền vữngb. Hiểu về nội dung của phát triển bền vữngc. Hiểu về giáo dục vì sự phát triển bền vững Câu 4. Một thế giới mà mọi người đều có cơ hội được hưởng lợi từ một nền giáo dục:a. Có chất lượng caob. Tiếp thu những giá trị, hành vi cho một tương lai bền vữngc. Những chuyển biến xã hội tích cực Câu 5. Mục đích của Thập kỉ Giáo dục vì sự phát triển bền vững (GDPTBV) do Liên Hợp Quốc đưa ra từ năm 2005 đến năm 2014 là:a. Giáo dục là nền tảng cho một xã hội bền vững hơnb. Lồng ghép phát triển bền vững vào hệ thống giáo dục ở tất cả các cấpc. Gồm cả ý a và ý b Câu 6. Một trong 5 mục tiêu của giáo dục vì sự phát triển bền vững là:a. Ngày một nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong GDPTBVb. Định hướng và xây dựng tầm nhìnc. Liên kết và hợp tác Câu 7. Giáo dục vì sự phát triển bền vững là quá trình thúc đẩy các giá trị mà trong đó tôn trọng được đặt ở vị trí trung tâm, cụ thể là:a. Tôn trọng phẩm giá và các quyền con người của mọi người dân trên thế giớib. Tôn trọng sự sống của mọi sinh vật trên thế giớic. Tôn trọng sự sống của mọi sinh vật tự nhiên trên thế giới Câu 8. Giáo dục vì sự phát triển bền vững phải trang bị cho con ngườia. Ý thức được quyền đòi hỏi sống trong một môi trường bền vữngb. Ý thức được quyền sống trong môi trường tự nhiênc. Ý thức được quyền sống trong môi trường đô thị Câu 9. Hậu quả của các cuộc xung đột và chiến tranh trên thế giới là:a. Các hệ thống y tế hoạt động quá tảib. Nhà cửa, trường học bị phá huỷ, số lượng người di tản ngày càng nhiềuc. Gồm cả ý a và ý b
- Câu 10. Bình đẳng giới trong giáo dục vì sự phát triển bền vững đề cập đến:a Sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữb Sự tham gia đầy đủ của mọi người dân trong xã hội c Sự tham gia đầy đủ của các cấp chính quyền trong xã hội Câu 11. Đưa kiến thức về đa dạng văn hoá và giao thoa văn hoá vào quá trình học tập sẽ: a. Làm tăng mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh b. Làm tăng mối liên hệ giữa các phụ huynh trong nhà trườngc. Làm tăng mối liên hệ giữa nhà trường và cộng đồng Câu 12. Một trong điều kiện tiên quyết của phát triển bền vững là:a. Môi trường học đường phải lành mạnh và an toànb. Những người dân khoẻ mạnh và một môi trường an toànc. Những học sinh trong trường phổ thông phải khoẻ mạnh Câu 13. Vấn đề cấp thiết hiện nay đối với Việt Nam là thu thập và phân tích thông tin về a. Những ảnh hưởngcủa HIV/AIDS đối với giáo dục và phát triển bền vững, b. Những người đã bị nhiễm HIV/AIDS c. Những người đã chớm nhiễm HIV/AIDS Câu 14. Ở tất cả các cấp từ địa phương, quốc gia và quốc tế, phát triển bền vững sẽ được thúc đẩy một cách tốt nhất ở: a. Những nơi các cấp chính quyền có cơ cấu rõ ràng, minh bạch, b. Những nơi mọi người dân được tham gia c. Những nơi có các tập đoàn tài chính lớn nắm giữ quyền lực Câu 15. Thay đổi khí hậu trên toàn cầu mang lại cho người học những biện pháp: a. Giảm thiểu nguy hại đối với bầu khí quyển, b. Giảm thiểu khí nitơ thải vào bầu khí qiuyển, c. Giảm thiểu khí các bon thải vào khí quyển Câu 16. Ở các cộng đồng dân cư nông thôn, tỷ lệ thất học, bỏ học, mù chữ, bất bình đẳng giới trong giáo dục: a. Cao hơn thành thị b. Ngang bằng với thành thị c. Thấp hơn ở thành thị Câu 17. Đô thị hoá bền vững được hiểu là các thành phố đang đối mặt với a. Những thay đổi kinh tế xã hội mang tính toàn cầu b. Những thách thức tiềm tàng của phát triển bền vững c. Gồm cả ý a và ý b. Câu 18. Phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, giúp cho: a. Trẻ em biết cách đối phó với lũ lụt b. Các nhà lãnh đạo học cách cảnh báo kịp thời cho nhân dân c. Toàn thể xã hội học cách đề phòng khi thiên tai xảy ra Câu 19. Giảm nghèo là mối quan tâm chung của xã hội, cụ thế là: a. Mối quan tâm của các nhân tố kinh tế, môi trường và xã hội b. Mối quan tâm cơ bản của nhân tố kinh tế, c. Mối quan tâm của người dân khu vực nghèo đói Câu 20. Một thách thức cơ bản của nền kinh tế thị trường toàn cầu hiện nay là: a. Hiệu quả về kinh tế, bảo vệ môi trường và bình đẳngb. Sử dụng các nguồn năng lượng, giảm thải và tái chế chất thải c. Chỉ thoả mãn yêu cầu về kinh tế và bình đẳng.
- Nguồn tài liệu về phát triển bền vững/ giáo dục vì sự phát Anh ( chị) triển bền vững hãy sắp xếp trật tự các nguồn tài liệumà các anh (chị) đã sử dụng 1. Từ tài liệu đã học và đọc 2. Từ sách, báo 3. Từ nghe đài, từ báo chí 4. Đọc từ mạng Internet 5. Tìm hiểu qua người khác 6. Từ thực tế cuộc sống Câu 21. Để hiểu về phát triển bền vững/ giáo dục vì sự phát triển bền vững, anh (chị) đã đọc các nguồn tài liệu dưới đây và hãy sắp xếp theo thứ tự của các nguồn tài liệu đó, ghi theo thứ tự ở cột trái của bảng Câu 22. Tài liệu về phát triển bền vững/ Giáo dục vì sự phát triển bền vững có tác dụng gì với cuộc sống của anh (chị) và cộng đồng của anh ( chị ) hay không? a. Có nhiều tác dụng b. Bình thường c. Không có tác dụng Từ các câu hỏi điều tra, rút ra kết luận xem sinh viên hiểu gì về khái niệm, về nội dung của PTBV và GDPTBV. Ngoài ra, thông qua việc điều tra, còn kiểm tra xem họ lấy tài liệu từ những nguồn nào để trả lời câu hỏi, đặc biệt nguồn thông tin đại chúng và sự quan tâm của người học và cộng đồng của họ đến PTBV/ GDPTBV. 2.2.Kết quả điều tra nhận thức của sinh viên về PTBV/ GDPTBV Câu 1 và câu 2 đề cập đến PTBV và nội dung của PTBV. Ở 2 câu hỏi này, ý kiến trả lời đúng: 100%. Câu 3 và câu 4, liên quan đến vai trò của GDPTBV; ý kiến trả lời đúng: 100%. Câu 5 và câu 6 đề cập đến mục đích và mục tiêu của GDPTBV, cụ thể là một trong những mục tiêu của GDPTBV (câu 6): ngày một nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập trong GDPTBV. Ý kiến trả lời đúng của 2 câu hỏi này là: 100%. Câu 7 đến câu 20, tập trung vào nội dung GDPTBV Câu 7 và câu 8 tập trung vào quyền con người và các giá trị như tôn trọng phẩm giá và các quyền con người, tôn trọng các quyền con người của các thế hệ tương lai và cam kết thực hiện trách nhiệm giữa các thế hệ…. Ý kiến trả lời đúng 2 câu hỏi này: 100%. Câu 9 và câu 10 đề cập đến hoà bình, an ninh và bình đẳng giới. Ý kiến trả lời đúng câu 9 là 100%, riêng câu 10, Đại học Sư phạm Thái Nguyên trả lời chưa chính xác, cho rằng ý b là đúng. Chính xác nhất là ý a là sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ trong xã hội. Hai trường đại học khác là Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ và trường Đại học Sư phạm Hà Nội trả lời đúng câu 10.
- Câu 11 tập trung vào đa dạng văn hoá và giao thoa văn hoá. Câu trả lời đúng của sinh viên 3 trường đại học là 100% Câu 12 và câu 13 đề cập đến vấn đề sức khoẻ và tệ nạn HIV/AIDS. Trả lời câu 12 chưa chính xác (Đại học Hùng Vương và Đại học Sư phạm Thái Nguyên). Câu trả lời đúng cho câu 13 là 100%. Câu 14 và câu 15 liên quan đến thể chế và thay đổi khí hậu trên toàn cầu. Câu trả lời đúng ở hai câu hỏi này là 100% Câu 16 và câu 17 tập trung vào nội dung phát triển nông thôn và đô thị hoá bền vững. Ý trả lời đúng của hai câu hỏi này là 100% Câu 18 và câu 19 liên quan đến nội dung phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, giảm nghèo. Câu trả lời đúng của hai câu hỏi này là 100% Câu 20 tập trung vào nền kinh tế thị trường. Câu trả lời đúng của câu này là 100% Chúng tôi đã đưa ra 20 câu hỏi để tìm hiểu nhận thức của các em về PTBV và nội dung của GDPTBV. Phần lớn các câu hỏi đã trả lời tương đối chính xác, chỉ có câu 10 và câu 12, trả lời chưa chính xác. Để biết thêm nguồn tài liệu các em lấy từ đâu ? (câu 21 trong bộ câu hỏi) để khi chúng tôi giảng dạy, sẽ hướng dẫn các em sưu tầm nguồn tài liệu để phục vụ cho chuyên đề giảng dạy GDPTBV với thời lượng 30 tiết. Hầu như câu trả lời của các em lấy từ tài liệu đã học của các anh (chị) năm trước, sau đó mức thứ hai là các em đọc ở mạng Internet; mức thứ ba là đọc từ sách, báo… Câu hỏi thứ 22 trong bộ câu hỏi tìm hiểu nhận thức của sinh viên nhằm biết tác dụng của tài liệu PTBV/GDPTBV đối với cuộc sống của các em và cộng đồng của các em thì tất cả đều trả lời rất có tác dụng vì PTBV đề cập đến không chỉ phát triển kinh tế mà bảo vệ môi trường và xây dựng xã hội dân chủ.và công bằng 2.3. Phân tích và đánh giá kết quả điều tra 2.3.1. Phân tích Khái niệm PTBV đã được Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới thông qua năm 1987 là: “ Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không làm hại đến khả năng các thế hệ tương lai đáp ứng các nhu cầu của họ”. PTBV gồm ba nhân tố: xã hội, môi trường, kinh tế [3, 5]. Nội dung cụ thể của ba nhân tố là: Xã hội: Được hiểu là các thể chế xã hội và vai trò của nó trong sự thay đổi và phát triển cũng như các hệ thống dân chủ và công bằng, tạo cơ hội cho mọi người được bày tỏ quan điểm, lựa chọn chính thể, xây dựng sự đồng thuận và giải quyết bất đồng Môi trường: Phải nhận thức được tầm quan trọng của các nguồn tài nguyên thiên nhiên và sự mỏng manh, yếu ớt của môi trường cũng như những tác động lên môi trường do các quyết định và hoạt động của con người gây ra; đồng thời phải cam kết đưa những mối lo ngại về môi trường vào chính sách phát triển kinh tế xã hội
- Kinh tế: Cần nhạy cảm với những hạn chế và tiềm năng phát triển kinh tế cũng như tác động của nó đối với xã hội và môi trường; cam kết đánh giá mức tiêu dùng của cá nhân và xã hội vì mối quan tâm đến môi trường và công bằng xã hội. Năm 2002, Hội nghị Thượng đỉnh Johannesburg tại Cộng hoà Nam Phi đã khẳng định lại 3 nhân tố của PTBV: xã hội, môi trường và kinh tế. Giáo dục và PTBV có mối tương quan mật thiết với nhau. Giáo dục là một phần không thể thiếu của chiến lược PTBV. Giáo dục là cơ hội tốt nhất giúp chúng ta thúc đẩy những giá trị và hành vi cần thiết cho PTBV. Để thúc đẩy tiến trình hướng tới một sự bền vững, đòi hỏi mọi người phải quan tâm hơn nữa tới mối tương quan giữa con người và thế giới tự nhiên, đồng thời khuyến khích khám phá những hình thức phát triển mang tính sáng tạo có lợi cho môi trường tự nhiên và xã hội. GDPTBV là tiến hành những chương trình sao cho phù hợp với điều kiện cũng như văn hoá của từng địa phương. Tất cả các chương trình liên quan đến PTBV trong đó có chương trình GDPTBV khi thực hiện đều phải xem xét điều kiện kinh tế, xã hội và môi trường của từng địa phương [2,6] Một trong những thành phần của GDPTBV là 15 nội dung của GDPTBV, gồm 7 nội dung về văn hoá xã hội (quyền con người, hoà bình và an ninh, bình đẳng giới, đa dạng văn hoá và hiểu biết về giao thoa văn hoá, sức khoẻ, HIV/AIDS, thể chế), 5 nội dung về môi trường (nguồn tài nguyên thiên nhiên, thay đổi khí hậu, phát triển nông thôn, đô thị hoá bền vững, phòng chống và giảm nhẹ thiên tai) và 3 nội dung về kinh tế (giảm nghèo, tinh thần và trách nhiệm tập thể, kinh tế thị trường). Các nội dung cụ thể thể hiện chi tiết 15 nội dung của GDPTBV [1]: 2.3.1.1. Các nội dung về văn hoá xã hội: Quyền con người: Tôn trọng các quyền của con người là một nhân tố tối cần thiết cho PTBV. Phương pháp tiếp cận này giúp thông tin về các chính sách được xây dựng ở tất cả các cấp, từ đó có thể áp dụng phương pháp tiếp cận dựa trên các quyền của con người trong phát triển. GDPTBV phải trang bị cho con người ý thức được quyền đòi hỏi được sống trong một môi trường bền vững Hoà bình và anh ninh: Được sống trong một môi trường hoà bình và an ninh là nhân tố hết sức quan trọng đối với sự phát triển của con người. Tuy nhiên các qúa trình PTBV lại thường bị hủy hoại bởi xung đột và bất ổn. Hậu quả để lại là những đau thương mà con người phải gánh chịu, các hệ thống y tế hoạt động quá tải, nhà cửa và số lượng người di tản ngày càng nhiều. Chính vì lẽ đó, GDPTBV phải tìm kiếm và phát triển các giá trị và kĩ năng xây dựng hoà bình trong nhận thức nhân loại như đã khắc ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc. Bình đẳng giới: Bình đẳng giới trong giáo dục là một nội dung của GDPTBV và cũng là mục tiêu đầu tiên trong số 6 mục tiêu của Khuôn khổ Hành động Darka – Giáo dục cho Mọi người dự kiến đạt được vào năm 2005. Trong khuôn khổ GDPTBV, sự tham gia đầy đủ và bình đẳng của phụ nữ là nhân tố quan trọng, một là
- để đảm bảo truyền tải các thông điệp GDPTBV bình đẳng và phù hợp và hai là để tạo cơ hội tốt nhất cho việc thay đổi hành vi vì sự phát triển bền vững của thế hệ tương lai. HIV/AIDS: Đại dịch HIV/AIDS ngày một phát triển với tôc độ nhanh ở châu Á, đang đe doạ sự PTBV và các qúa trình giáo dục. Vấn đề cấp thiết hiện nay đối với Việt Nam là thu thập thông tin về những ảnh hưởng tiềm tàng của HIV/AIDS đối với giáo dục và PTBV. Giáo dục là một trong những hi vọng lớn nhất thức đẩy sự thay đổi về nhành vi và hợp tác diệt trừ đại dịch này. Thể chế: Ở tất cả các cấp từ địa phương, quốc gia và quốc tế, PTBV sẽ được thúc đẩy một cách tốt nhất tại những nơi có cơ cấu thể chế rõ ràng, minh bạch và đóng góp to lớn vào qúa trình xây dựng chính sách. Một cơ cấu như vậy sẽ tạo ra cơ hội tốt nhất cho GDPTBV được đơm hoa kết trái xét trên khía cạnh có sự đóng góp và tham gia đầy đủ của mọi người dân vào quá trình phát triển các thước đo PTBV và các thể chế tốt. 2.3.1.2. Các nội dung về môi trường Nguồn tài nguyên thiên nhiên (nước, năng lượng, nông nghiệp và đa dạng sinh học): Được xây dựng dựa trên kinh nghiệm giáo dục môi trường hơn 30 năm qua, GDPTBV phải tiếp tục phát huy tầm quan trọng của nó trong việc đón đầu một chương trình PTBV có quy mô lớn. đặc biệt xem xét chúng trong mối quan hệ với các vấn đề kinh tế, xã hội sẽ giúp cho người học có thể áp dụng những phương pháp mới trong bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của thế giới, những thứ thiết yếu cho sự phát triển và sống còn của con người. Thay đổi khí hậu: GDPTBV phải mang lại cho người học một nhận thức về nhu cầu cần phải có sự thống nhất toàn cầu và cần phải có những biện pháp mạnh giảm thiểu những nguy hại đối với bầu khí quyển và kiểm soát những tác động có hại của hiện tượng thay đổi khí hậu. Nghị định thư Kyôto được Liên Hợp Quốc thông qua vào năm 1992 đã nhận được sự cam kết của 160 quốcgia về giảm thiểu lượng khí thải. Tuy nhiên. Nghị định này vẫn chưa được thông qua bởi chính các quốc gia phải chịu trách nhiệm về 25% lượng khí các bon thải ra trên toàn cầu. GDPTBV chính là một phương tiện chủ yếu để xây dựng một cơ chế vận động toàn cầu giúp cho các hoạt động đạt hiệu quả. Phát triển nông thôn: Thất học, bỏ học, mù chữ và bất bình đảng giới trong giáo dục có tỉ lệ rất cao tại các vùng nông thôn, cũng như tỉ lệ đói nghèo. Sự mất cân đối giữa thành thị và nông thôn về đầu tư cho giáo dục, về chất lượng dạy và học đang ngày một lớn và cần được điều chỉnh. Do đó, các hoạt động giáo dục phải gắn Trao đổi tại diễn đàn, Trao đổi tại diễn đàn, theo bà Katherine MullerMarin, Đại diện UNESCO tại Việt Nam cho biết: trong một nỗ lực nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên và các thành phần có liên quan định hướng lại các chương trình giáo dục hiện hành, Cơ quan đầu não của
- UNESCO đã cho ra bộ tài liệu Thấu kính Giáo dục cho Phát triển bền vững, một công cụ chỉ dẫn cho việc rà soát lại và cải tiến chính sách và cách thực hành giáo dục. Trong dự án này, UNESCO Việt Nam đã trích ra từ Thấu kính GDPTBV những khái niệm, thuật ngữ và công cụ cần thiết để hỗ trợ cho việc rà soát lại chương trình giáo dục quốc gia ở Việt Nam. Dự kiến chương trình này sẽ được áp dụng vào giảng dạy tại Việt Nam vào năm 2015. PGS.TS Trần Đức Tuấn, Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục và sự phát triển Bền vững (Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) cho rằng: Đổi mới và cải cách theo định hướng của sự PTBV là một đòi hỏi tất yếu là mệnh lệnh của cuộc sống đối với giáo dục Việt Nam hiện đại. Điều này có nghĩa là cần tăng cường GDPTBV ở Việt Nam nhằm biến các trường phổ thông và đại học trở thành trung tâm của giáo dục vì sự phát triển bền vững và thành trì của sự PTBV. Không nên hiểu một cách đơn giản rằng GDPTBV chỉ là sự tích hợp, lồng ghép các hoạt động GDPTBV vào chương trình giáo dục phổ thông và đào tạo mà cần phải hiểu rằng GDPTBV về thực chất là sự kiến tạo và vận hành các quá trình phát triển bền vững trong nhà trường hiện đại. Tổng kết diễn đàn, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng, muốn GDPTBV thì trước hết phải xây dựng được một hệ thống giáo dục phát triển bền vững, không chỉ giáo dục trong nhà trường mà còn ngoài xã hội; cả trong chương trình giáo dục chính quy và không chính quy. Thứ trưởng đề xuất, nên có một đầu mối là tổ chức chuyên trách, và đào tạo các chuyên gia giỏi chuyên sâu cho lĩnh vực phát triển giáo dục bền vững, đặc biệt, cần tuyên truyền rộng rãi hơn nữa các chiến lược phát triển giáo dục cho mọi người. MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY MỚI NHẰM PHÁT TRIỂN TƯ DUY SÁNG TẠO CHO NGƯỜI HỌC NGUY ỄN VĂN THIÊN Tóm tắt Thực trạng chung của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn khá nhiều điều bất cập, trong đó tồn tại lớn nhất tập trung vào chất lượng đào tạo chưa cao. Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy cho người học.
- Trong chiến lược phát triển đất nước, Đảng và Nhà nước ta rất quan tâm đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là quốc sách. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã xác định việc đầu tư cho giáo dục cũng có nghĩa là đầu tư cho sự phát triển bền vững, là đầu tư cho nguồn nhân lực có chất lượng cao nhằm đưa nước ta thành một nước công nghiệp vào năm 2020. Vì vậy, công tác đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đội ngũ trí thức giữ một vị trí rất quan trọng. Đây chính là yếu tố then chốt, mang tính quyết định đưa đất nước đi lên như cha ông ta đã từng nói: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì nước mạnh, nguyên khí yếu thì nước suy’’. Thực trạng chung của nền giáo dục Việt Nam hiện nay là bên cạnh những thành tựu đã đạt được còn khá nhiều điều bất cập, trong đó tồn tại lớn nhất tập trung vào chất lượng đào tạo chưa cao. Nhiều chuyên gia, nhà khoa học, những người có tâm huyết với sự nghiệp giáo dục và đào tạo đã bày tỏ quan điểm của mình về thực trạng này, đồng thời chỉ ra khá nhiều nguyên nhân dẫn tới sự bất cập giữa qui mô đào tạo và chất lượng đào tạo. Trong đó các nguyên nhân chính tập trung vào sự yếu kém, bất hợp lý trong phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên giảng dạy, chương trình đào tạo, tài liệu học tập, giáo trình,... Phương pháp giảng dạy là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo. Một phương pháp giảng dạy khoa học, phù hợp sẽ tạo điều kiện để giảng viên, và người học phát huy hết khả năng của mình trong việc truyền đạt, lĩnh hội kiến thức và phát triển tư duy. Một phương pháp giảng dạy khoa học sẽ làm thay đổi vai trò của người thầy đồng thời tạo nên sự hứng thú, say mê và sáng tạo của người học. Bức tranh chung về phương pháp giảng dạy tại các cấp học của chúng ta hiện nay là tập trung vào kỹ năng tư duy phân tích, nghĩa là dạy cho người học cách hiểu các khái niệm, thảo luận theo phương pháp định sẵn, loại bỏ những hướng đi không đúng, tìm ra câu trả lời đúng nhất. Thậm chí, nhiều nơi phương pháp thuyết trình (thầy giảng, trò ghi) vẫn chiếm ưu thế, nhiều giảng viên chưa chú trọng đến đến việc giới thiệu, yêu cầu, bắt buộc người học phải tham khảo những tài liệu gì. Phương pháp giảng dạy này đã làm mất đi một hình thái khác của tư duy đó là tư duy sáng tạo. Tư duy sáng tạo tập trung vào khám phá các ý tưởng, phát triển thành nhiều giải pháp, tìm ra nhiều phương án trả lời đúng thay vì chỉ có một. Hậu quả của phương pháp giảng dạy cũ dẫn đến sự thụ động của người học trong việc tiếp cận tri thức. Sự thụ động này là nguyên nhân tạo cho người học sự trì trệ, ngại đọc tài liệu, ngại tranh luận, thiếu khả năng thuyết trình, lười tư duy và thiếu tính sáng tạo trong tư duy khoa học. Người học còn quan niệm rằng chỉ cần học những gì giảng viên giảng trên lớp là đủ. Ngoài ra sự
- thụ động của họ còn thể hiện qua phản ứng của họ đối với bài giảng của giảng viên trên lớp. Họ chấp nhận tất cả những gì giảng viên trình bày. Sự giao tiếp trao đổi thông tin trong lớp học hầu như chỉ mang tính một chiều. Từ thực tế trên cho thấy để nâng cao chất lượng đào tạo, việc đổi mới phương pháp giảng dạy đối với các cấp đào tạo tại Việt Nam là việc làm cấp thiết và cần tiến hành một cách đồng bộ. Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ cung cấp những cơ hội đặc biệt để nhận thức rõ những giá trị quan trọng, thực chất trong cuộc sống. Điều đó làm tăng khả năng mà thực ra là yêu cầu giảng viên không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết. Vì vậy, vai trò mới của người giảng viên trở thành nhân tố kích thích trí tò mò của học viên, mài sắc thêm năng lực nghiên cứu độc lập, tăng cường khả năng tổ chức, sử dụng kiến thức và khả năng sáng tạo. Việc áp dụng các phương pháp giảng dạy mới đòi hỏi phải có những tài liệu dạyhọc mới. Những tài liệu này phải gắn với các phương pháp kiểm tra mới nhằm khuyến khích không chỉ khả năng nhớ mà cả khả năng hiểu, các kỹ năng thực hành và sáng tạo của học viên. Tại Việt Nam hiện nay nhiều cơ sở đào tạo đã và đang chuyển đổi sang một phương thức đào tạo mới, đó là phương thức đào tạo theo tín chỉ. Phương thức đào tạo này mang lại nhiều ưu điểm, đó là sự mềm dẻo và linh hoạt trong việc thiết kế chương trình, học viên có thể lựa chọn cho mình chương trình học lý phù hợp với khả năng và điều kiện của mình. Bên cạnh đó phương thức đào tạo theo tín chỉ giảm đi sự nhồi nhét kiến thức của người dạy và tạo điều kiện để người học tự học, tự nghiên cứu, do đó phát huy được tính chủ động, sáng tạo của người học. Những lợi ích của phương thức đào tạo theo tín chỉ mang lại là rất lớn, tuy vậy nó cũng đặt ra khá nhiều thách thức đối với giảng viên và người học. Việc áp dụng học chế tín chỉ vào giảng dạy sẽ làm thay đổi cơ bản cách học hiện nay.Ví dụ, người dạy cần tự quản lý về thời gian cũng như làm các công việc một cách độc lập (tiến hành những nghiên cứu trong ngành đào tạo của mình). Người học cũng cần phải có quan điểm học tập là tập trung vào việc hình thành kiến thức, óc sáng tạo và cách giải quyết vấn đề. Nhìn rộng ra các quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới, họ đặc biệt quan tâm đến việc phát triển tư duy sáng tạo, khả năng làm việc độc lập và khả năng làm việc theo nhóm của người học. Các quốc gia này áp dụng nhiều phương pháp khác nhau nhằm khích lệ và tạo điều kiện tốt nhất để người học phát triển khả năng sáng tạo của mình. Nhiều trong số các phương phương pháp, chúng ta có thể học tập và áp dụng cho Việt Nam ngay cả ở những trường, đơn vị chưa áp dụng phương thức đào tạo theo tín chỉ. Ví dụ:
- Phương pháp học theo dự án (Project Based Learning) Đây là mô hình học tập có nhiều khác biệt so với mô hình học tập truyền thống. Phương pháp học theo dự án yêu cầu các hoạt động học tập phải được thiết kế một cách cẩn thận, mang tính lâu dài và liên quan đến nhiều lĩnh vực học thuật. Đây là mô hình lấy người học làm trung tâm và hòa nhập với những vấn đề thực tiễn của thế giới thực tại. Mục tiêu của phương pháp học theo dự án là để học viên học nhiều hơn về một chủ đề chứ không phải là tìm ra những câu trả lời đúng cho những câu hỏi được giáo viên đưa ra. Phương pháp này yêu cầu học viên cộng tác với các bạn trong lớp trong một khoảng thời gian nhất định để giải quyết những vấn đề và cuối cùng trình bày công việc mình đã làm trước giảng viên và các học viên khác. Phương pháp này cũng đòi hỏi các học viên phải đặt câu hỏi, đồng thời tìm kiếm những mối liên hệ và tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề. Việc áp dụng phương pháp giảng dạy này sẽ làm thay đổi môi trường học của học viên từ chỗ nghe giảng viên nói sang môi trường làm việc, tư duy. Phương pháp học theo dự án mang đến cho học viên rất nhiều lợi ích, nó tạo cho học viên khả năng kết hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực, tạo nên công cụ hỗ trợ liên ngành để giải quyết vấn đề. Đối với những vấn đề khó, phức tạp, phương pháp này tạo cho học viên khả năng khám phá, đánh giá, giải thích và tổng hợp thông tin một cách khoa học. Thông qua các hoạt động thực tế trên lớp, phương pháp này tạo cho học viên sự thích thú, hứng thú với việc học. Vai trò của giáo viên trong phương pháp học theo dự án có rất nhiều thay đổi so với phương pháp truyền thống. Giáo viên không đóng vai trò là người điều khiển tư duy học viên mà là người hướng dẫn, người huấn luyện, người tư vấn và bạn cùng học. Giáo viên phải tập trung vào việc hướng dẫn cho học viên, tạo cơ hội để học viên phát huy hết khả năng học tập và sáng tạo, đẩy mạnh tinh thần đồng đội làm việc theo nhóm của các học viên. Quá trình thực hiện phương pháp học theo dự án: + Xác định một vấn đề, dự án phù hợp với học viên. + Liên kết vấn đề với thế giới, môi trường xung quanh của học viên. + Xây dựng các chủ đề xung quanh vấn đề, dự án. + Tạo cho học viên cơ hội để xác định phương pháp và kế hoạch học tập để giải quyết vấn đề.
- + Khuyến khích sự cộng tác bằng cách tạo ra các nhóm học tập. + Yêu cầu tất cả học viên trình bày kết quả học tập dưới hình thức một dự án hoặc chương trình. Phương pháp người học là trung tâm (Learner Centered) Đây là phương pháp đặt học viên vào vị trí trung tâm của giáo dục. Phương pháp này bắt đầu với việc tìm hiểu các môi trường giáo dục liên quan mà học viên xuất phát. Sau đó giáo viên hướng dẫn tiếp tục đánh giá tiến độ học của học viên so với mục tiêu học, bằng cách giúp cho người học có được các kỹ năng cơ bản để học tập. Phương pháp này tạo cho học viên nền tảng cho việc học suốt đời, vì vậy học viên phải có trách nhiệm với việc học của bản thân. Với phương pháp này giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn học viên trong quá trình học. Phương pháp người học là trung tâm mang đến nhiều lợi ích, trước hết nó loại bỏ cách dạy và học: " Giáo viên nói, học sinh nghe", khuyến khích sự sáng tạo từ giáo viên và học viên một cách tối đa, đồng thời tạo nên sự thân thiện giữa giáo viên và người học thông qua việc tăng cường trao đổi, học hỏi qua lại. Phương pháp người học là trung tâm tập trung sự tham gia nhiệt tình, chủ động của người học trong suốt quá trình khám phá tìm tòi, đồng thời tạo điều kiện để người học có cơ hội trình bày, bảo vệ những ý kiến sáng tạo của mình. Các yếu tố liên quan đến phương pháp người học là trung tâm: + Bối cảnh học: Việc học chịu sự tác động của các yếu tố môi trường bao gồm văn hoá, kỹ thuật và các phương pháp giảng dạy. Giáo viên đóng vai trò tương tác chính giữa học viên và môi trường học. Những ảnh hưởng văn hoá có thể tạo ra nhiều tác động liên quan mang tính giáo dục như động cơ học, định hướng đối với việc học và cách tư duy. Kỹ thuật và phương pháp dạy phải phù hợp với trình độ kiến thức sẵn có, khả năng nhận biết và các chiến lược tư duy của học viên. + Các ảnh hưởng đối với việc học: Việc học chịu ảnh hưởng bởi các mối quan hệ giao tiếp với mọi người xung quanh. Việc học có thể nâng cao khi người học có cơ hội tiếp xúc và cộng tác với người khác. Các môi trường học cho phép tạo ra các mối tương tác xã hội, tôn trọng tính đa dạng, khuyến khích lối tư duy linh hoạt. Qua việc tiếp xúc và hợp tác với giáo viên hướng dẫn, cá
- nhân người học sẽ có cơ hội tiếp thu nhận thức và tư duy phản ánh, từ đó phát triển trình độ hiểu biết và hoàn thiện bản thân. + Mục đích của quá trình học: Bản chất chiến lược của việc học là đòi hỏi học viên phải biết định hướng mục tiêu. Để nắm vững các tri thức, kỹ năng và đạt được các chiến lược tư duy cần thiết cho việc học, học viên phải tạo ra các mục tiêu cho bản thân và theo đuổi các mục tiêu đó. Khởi đầu, các mục tiêu ngắn và việc học có thể sơ sài trong một phạm vi nào đó nhưng qua thời gian, mức độ hiểu biết của học viên có thể được xác định thông qua trình tự tìm hiểu, trao đổi và tích luỹ các tri thức cần thiết. Phương pháp Kỹ thuật tạo ra ý tưởng (Brainstorming). Tác giả của phương pháp Brainstorming (tạm dịch là kỹ thuật tạo ra ý tưởng) là Alex Osborn (Hoa Kỳ). Mục đích chính của phương pháp này là giúp người học thoát ra khỏi tư duy theo lối mòn và tạo ra một loạt các ý tưởng mà sau đó có thể lựa chọn. Phương pháp này áp dụng phù hợp với nhóm học viên. Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp kỹ thuật tạo ra ý tưởng: + Tôn trọng mọi ý tưởng đưa ra: Khi các ý tưởng được đưa ra, không được phép chỉ trích, phê bình ngay. Tất cả các ý tưởng đều được ghi chép lại và phân tích đánh giá ở các bước sau. + Tự do suy nghĩ: Không giới hạn việc đưa ra các ý tưởng bay bổng kể cả những ý tưởng khác thường bởi trên thực tế có những ý tưởng kỳ quặc đã trở thành hiện thực. + Kết nối các ý tưởng: Cải thiện, sửa đổi, góp ý xây dựng cho các ý tưởng. Các câu hỏi thường đặt ra: Ý tưởng được đề nghị chất lượng thế nào?. Làm thế nào để ý tưởng đó đem lại hiệu quả? Cần thay đổi gì để ý tưởng trở nên tốt hơn?... + Cần quan tâm đến số lượng các ý tưởng: Tập trung suy nghĩ khai thác tạo ra khối lượng lớn các ý tưởng để sau đó có cơ sở sàng lọc. Có hai lý do chính để cần số lượng lớn các ý tưởng. Thứ nhất những ý tưởng lúc đầu học viên đưa ra thông thường là các ý tưởng hiển nhiên, cũ, ít có tính sáng tạo, vì vậy cần có phương pháp để học viên tạo ra nhiều ý tưởng mới. Thứ hai các ý tưởng giải pháp càng nhiều, càng có nhiều ý tưởng để lựa chọn. Ngoài các phương pháp đã đề cập trên đây còn khá nhiều các phương pháp khác đã được phát minh, nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy như
- phương pháp Học thực tiễn của David A. Kolb, phương pháp Quản lý ý tưởng (Ideas Management), phương pháp 6 chiếc nón tư duy ( Six Thinking Hats)…. Qua việc phân tích một số phương pháp giảng dạy có thể nhận định các phương pháp này có rất nhiều sự khác biệt so với phương pháp truyền thống. Trong đó sự khác biệt cơ bản nhất là vai trò của người học và người dạy đã thay đổi, sự thay đổi này đã biến quá trình học của học viên từ thụ động sang chủ động, từ việc nghe giảng sang hoạt động tư duy, làm việc độc lập, làm việc theo nhóm và kích thích khả năng sáng tạo của họ. Trở lại với hoạt động giáo dục đào tạo ở Việt Nam, vấn đề cốt lõi vẫn là cần tìm giải pháp khắc phục những tồn tại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo chúng ta cần phải cải tiến đổi mới đồng bộ về nhiều mặt: chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy, đội ngũ giáo viên, ... Trong đó việc đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo một cách bền vững. Đổi mới phương pháp giảng dạy sẽ tạo điều kiện tốt cho người học có thể phát huy hết khả năng tư duy của mình, biến quá trình học của người học thành quá trình phát triển tư duy sáng tạo. N.V.T Tài liệu tham khảo 1. Parners in learning, Mô hình trường học thế kỷ 21, Microsoft, 2008. 2. Parners in learning, Chương trình hướng dẫn đồng nghiệp, Microsoft, 2008. 3. Pai Obanya, Juma Shabani, Peter Okebukola “ Guide to Teaching and Learning in Higher Education” http://www.bredaguide.tripod.com 4. Tạp chí thư viện Việt Nam. Số 7/2009. 5. Nguồn nhân lực thông tin thư viện ở Việt Nam trước yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Đại học Quốc gia Việt Nam, 2009
- Giáo dục là điều kiện tiên quyết ứng phó với biến đổi khí hậu GD&TĐ)Biến đối khí hậu (BĐKH) đã trở thành một trong những thách thức lớn nhất của thời đại chúng ta. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng, nhận thức về phát triển bền vững, diễn biến của BĐKH và nguyên nhân gây ra BĐKH trong xã hội và nhà trường ngày nay dường như còn rất mờ nhạt. hực trạng GD BĐKH trong nhà trường Ở Việt Nam, kiến thức về giáo dục môi trường (GDMT), BĐKH tuy không tổ chức thành môn học cụ thể nhưng được đưa vào chương trình giáo khoa theo hướng tích hợp, lồng ghép (dưới ba dạng: tích hợp toàn phần; tích hợp, lồng ghép bộ phận; liên hệ) ở các cấp học. Ở Tiểu học, các đơn vị kiến thức này được tích hợp và lồng ghép ở các phân môn Địa lí và Lịch sử, Kể chuyện, tìm hiểu Tự nhiên – Xã hội; Đạo đức,… Ở cấp THPT và THCS được tích hợp trong các môn như Sinh học, Địa lí, Vật lí, Hóa học, hướng nghiệp,… với nội dung và thời lượng khá nhiều. Ngoài việc tích hợp và lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường vào các môn học, nhà trường phổ thông còn tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa dưới hình thức phong phú như tổ chức thi tìm hiểu về môi trường, thi vẽ tranh, trồng cây xanh, lao động dọn dẹp vệ sinh khuôn viên nhà trường, tổ chức các câu lạc bộ, hội thảo, dã ngoại, đố vui, hát múa kể chuyện về môi trường,…Các tổ chức phi chinh phủ và giáo dục không chính qui đã tiến hành nhiều hoạt đông thiết thực về giáo dục môi trường cho nhiều cộng động dân cư khác nhau và đã thu đươc nhiều kết quả có ý nghĩa. PGS. TS Đặng Văn Phan (ĐH Cửu Long, Vĩnh Long) nhận định, mục tiêu khi đưa vào chương trình giáo khoa được các nhà khoa học, các nhà sư phạm xác định khá rõ ngay từ chương trình thí điểm cho đến giảng dạy đại trà. Ngoài mục đích chính là cung cấp kiến thức tổng quát về những nội dung trên, các nhà giáo còn hướng đến việc hình thành các kĩ năng, thói quen, các giá trị và hành vi tham gia bảo vệ môi trường cũng như xây dựng và hình thành thái độ, chính kiến của các em đối với những vấn đề xảy ra trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, theo Ths. Trần Thị Huyền (ĐH An Giang), công tác giáo dục bảo vệ môi trường trong những năm qua chưa làm cho học sinh hiểu biết sâu sắc và đầy đủ các kiến thức và có những kỹ năng để hành động, giúp các em trở thành các công dân có trách nhiệm trong việc tạo nên một xã hội bền vững. Cùng nhận định như vậy, PGS. TS Đặng Văn Phan (ĐH Cửu Long, Vĩnh Long) cho rằng, một số nội dung giáo dục môi trường, biến đổi khí hậu, phát triển bền vững,… triển khai chưa đồng bộ, hệ thống, cập nhật và mang tính kế thừa giữa các lớp, các cấp học; trong một số trường hợp, những ví dụ minh họa hay hướng triển khai, phân tích không đúng, gây hoang mang trong người học hay vấn đề vượt quá khả năng nhận
- thức của học sinh. Bên cạnh đó, mỗi môn học được triển khai theo một hướng riêng nên nhiều khi, cùng một khái niệm nhưng lại được định nghĩa, nhìn nhận theo nhiều hướng khác nhau. Thời lượng giảng dạy cho các môn (Địa lí, Sinh học, Hướng nghiệp, …) được lồng ghép các đơn vị kiến thức này không nhiều nên khi giảng dạy, giáo viên chỉ cố gắng đảm bảo đủ chương trình, đủ thời lượng mà chưa chú trọng đến việc phân tích, mở rộng hay liên hệ nhằm củng cố, khắc sâu hoặc sử dụng các tri thức bản địa vào thực tế bài học, cuộc sống của học sinh... Giáo dục BĐKH vì sự phát triển bền vững không đơn thuần là dạy học về BĐKH Khẳng định GDBĐKH vì sự phát triển bền vững không đơn thuần là dạy học về biến đổi khí hậu, PGS. TS Trần Đức Tuấn Trung tâm nghiên cứu và Hỗ trợ Giáo dục vì sự phát triển bền vững, ĐH Sư phạm Hà Nội cho rằng, GDBĐKH thông qua các hoạt động đa dạng của mình phát triển ở người học nhận thức và năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, đồng thời giúp cho người học có được những hành vi thái độ bảo vệ theo những định hướng cơ bản của giáo dục vì sự phát triển bền vững (GDVSPTBV). Với tư cách là một bộ phận quan trọng của GDPTBV, GDBĐKH không nên và không cần thiết phải làm cho người học hoảng sợ, bi quan về tương lai với những rủi ro và tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu mà cần thiết phải giúp cho học sinh và các cộng đồng dân cư vững tin về triển vọng tốt đẹp của bảo vệ khí hậu và thích ứng thành công với biến đổi khí hậu trong tương lai. PGS. TS Trần Đức Tuấn cho rằng, mục tiêu và định hướng cơ bản của GDBĐKH cần phải là giúp người học quan tâm vấn đề bảo vệ khí hậu, hiểu rõ nguyên nhân và hậu quả của BĐKH; giúp các cá nhân và cộng đồng tiếp cận được với những giải pháp bảo vệ và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu và tại các địa phương; phát triển năng lực hành động ứng phó với biến đổi khí hậu chứ không đơn giản là kiến thức, kĩ năng liên quan đến BĐKH; thay đổi hành vithái độ (đây được xem là nội dung và mục tiêu hàng đầu GDBDKH); tăng cường các giá trị và sáng tạo. Để thực hiện được mục tiêu này cần thiết kế những chương trình đổi mới về GDBĐKH; phát triển xu hướng học toàn cầu trong GDBĐKH; liên minh các lực lượng giáo dục để thực hiện thành công GDBĐKH… PGS.TS. Phạm Xuân Hậu Viện NCGD ĐHSP.TP Hồ Chí Minh kiến nghị, Bộ GD&ĐT cần có kế hoạch chiến lược cùng với lãnh đạo các Bộ, ngành Trung ương và địa phương thống nhất về nhận thức và cộng đồng trách nhiệm, chủ động phối hợp thực hiện các biện pháp khắc phục và bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu biến đổi khi hậu vì sự phát triển bền vững. Nhà trường và các thầy cô giáo cần giúp học sinh hiểu sâu hơn về bản chất, ý nghĩa của phát triển bền vững; những hiện tượng môi trường tác động làm biến đổi khí hậu và hậu quả của chúng với sự phát triển bền vững, trong đó đặc biệt chú ý đến nguyên nhân của sự biến đổi khí hậu chủ yếu là do con người (90%) gây ra từ các hoạt động sản xuất đời sống sinh hoạt hàng ngày. Đồng thời, cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể xã hội triển khai các hoạt động (thi tìm hiểu, thực hành tại chỗ..) giữ gìn vệ sinh môi trường,
- tiết kiệm điện, trồng cây xanh khu cư trú… và sẵn sàng sống chung với biến đổi khí hậu Tích hợp giáo dục môi trường vì sự phát triển bền vững vào môn văn học DVHNN) Cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống văn minh nhờ khoa học kĩ thuật và tham vọng chinh phục tự nhiên của con người, trước hết là con người ở các nước tư bản phương Tây, nhân loại lại đang phải đối mặt trước thảm hoạ hủy diệt môi trường sống, hủy diệt chính ngôi nhà Trái đất của mình. Khắp nơi diễn ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khí hậu đang nóng lên từng ngày, mực nước biển cũng dâng lên từng ngày, thiên tai ngày càng khốc liệt đang diễn ra ở nhiều nơi trên trái đất. (DVHNN) Cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống văn minh nhờ khoa học kĩ thuật và tham vọng chinh phục tự nhiên của con người, trước hết làcon ngườiởcác nướctư bảnphương Tây, nhân loại lại đang phải đối mặt trước thảm hoạ hủy diệt môi trường sống, hủy diệt chính ngôi nhà Trái đất của mình. Khắp nơi diễn ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khí hậu đang nóng lên từng ngày, mực nước biển cũng dâng lên từng ngày, thiên tai ngày càng khốc liệt đang diễn ra ở nhiều nơi trên trái đất. 1. Phát triển bền vững là khát vọng đồng thời là một thức nhận của nhân loại Cùng với sự phát triển ngày càng cao của đời sống văn minh nhờ khoa học kĩ thuật và tham vọng chinh phục tự nhiên của con người, trước hết làcon ngườiởcác nướctư bảnphương Tây, nhân loại lại đang phải đối mặt trước thảm hoạ hủy diệt môi trường sống, hủy diệt chính ngôi nhà Trái đất của mình. Khắp nơi diễn ra tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khí hậu đang nóng lên từng ngày, mực nước biển cũng dâng lên từng ngày, thiên tai ngày càng khốc liệt đang diễn ra ở nhiều nơi trên trái đất. Đặc biệt và tiêu biểu là thảm họa động đất và sóng thần kéo theo nổ nhà máy điện nguyên tử ở Fukujima Nhật Bản ngày 11/3 vừa qua. Thảm họa này không chỉ là nỗi mất mát đau thương vô cùng to lớn về con người và tài sản của người Nhật, mà còn đem lại sự hoảng loạn đối với nhân dân nhiều nước xung quanh. Mặc dù có sự đồng cảm chia sẻ sâu sắc bằng cả tinh thần và vật chất của nhân loại với người Nhật, song nhân loại cũng được cảnh tỉnh về sự phát triển không bền vững mà nhiều quốc gia đã và đang nhằm tới. Bên cạnh đó chiên tranh, khung bô đ ́ ̉ ́ ẫm mau vân đang la nôi đau nh ́ ̃ ̀ ̃ ức nhôi cua nhân loai, cung v ́ ̉ ̣ ̀ ới no la tê nan ́ ̀ ̣ ̣ ̣ ̣ ma tuy, đai dich HIV lan tran trên nhiêu quôc gia khu v ́ ̀ ̀ ́ ực. Nhưng đ ̃ ường dây buôn ban phu n ́ ̣ ữ va tre em, bênh ̀ ̉ ̣ ̣ ̀ ̣ ́ ́ ới. Tê nan tham nhung, phân hoa giâu ngheo diên ra tât đoi ngheo luôn đe doa 1/4 dân sô trên thê gi ́ ̣ ̣ ̃ ́ ̀ ̀ ̃ ở nhiêu ̀ nươc c ́ ơ hô dân t ̀ ̃ ơi nh ́ ưng chông đôi xa hôi ngay cang cao lam biên đôi môi tr ̃ ́ ́ ̃ ̣ ̀ ̀ ̀ ́ ̉ ường xa hôi v ̃ ̣ ốn chưa được yên ổn nay lại càng không yên ôn. Tiêu bi ̉ ểu cho hiện tượng môi trường xã hội phát triển không bền vững là cuộc cách mạng “hoa lài” – cuộc cách mạng đòi công bằng tự do dân chủ đang diễn ra sôi nổi ở Bắc Phi và đang lan sang Tây Á. ́ ̉ ưng v Tât ca nh ̃ ấn đề trên la diên mao môi tr ̀ ̣ ̣ ường thê gi ́ ới đang phát triển không bễn vững ở thập niên đâu thê ̀ ́ ̉ ̣ ky XXI ma nhân loai đang h ̀ ưng chiu. Nó nh ́ ̣ ư hồi chuông cảnh tỉnh lương tri của nhân loại cân phai han chê ̀ ̉ ̣ ́ ̣ ̣ va ngăn chăn kip th ̀ ơi nh ̀ ững tệ nạn trên, mơi mong co môt môi tr ́ ́ ̣ ường sông t ́ ự nhiên va xa hôi trong lanh va an ̀ ̃ ̣ ̀ ̀ ninh mới đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Vấn đề này đòi hỏi nhân loại cần thức nhận lại cách ứng xử với môi trường tự nhiên, cần từ bỏ những nguyên tắc sống cũ, chuyển sang nguyên tắc sống thân thiện, hài hòa với tự nhiên, xây dựng môi trường sinh thái mang tính nhân văn, mới bảo đảm sự phát triển hài hòa và bền vững.
- Phát triển bền vững đang được UNESCO và nhiều nước trên thế giới quan tâm là một quá trình vận hành hài hòa giữa phát triển kinh tế, đảm bảo công bằng xã hội và gìn giữ môi trường trong sạch dưới sự vận hành của văn hóa con người. Phát triển bền vững cần đảm bảo sự phát triển của ngày hôm nay và cho các thế hệ mai sau. Như vậy phát triển bền vững cần quan tâm tới ba nhân tố: phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho con người; cần xây dựng một xã hội đảm bảo công bằng quyền lợi chính đáng của mọi con người; con người và xã hội còn cần môi trường sống trong lành. Cả ba nhân tố này phải hướng đến vì con người thì sự phát triển mới được bền vững. Trong ba nhân tố trên thì nhân tố kinh tế là tiền đề của phát triển còn môi trường tự nhiên và xã hội là hai nhân tố quan trọng thể hiện sự phát triển bền vững. Về mặt thời gian, phát triển bền vững đòi hỏi đảm bảo lợi ích cuộc sống con người ngày hôm nay mà còn phải quan tâm đến lợi ích của thế hệ mai sau. Trong quá trình tương tác vào tự nhiên và xã hội để phát triển, mỗi cộng đồng dân tộc tùy theo điều kiện của môi trường sống khác nhau (bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội – còn gọi là môi trường sinh thái) sẽ có những thái độ và cách ứng xử không giống nhau. Từ đó con người sáng tạo nhiều giá trị văn hóa khác nhau. Những giá trị văn hóa này chính là sự kết tinh lâu đời kinh nghiệm ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội, đã góp phần minh chứng sự thích ứng và sáng tạo văn hóa của mỗi cộng đồng trong quá trình phát triển. Những giá trị này được ghi chép lại trong nhiều tài liệu sách vở, trong đó có tác phẩm văn học. Giáo dục là một trong những phương tiện hữu hiệu bảo lưu các giá trị văn hóa của mỗi cộng đồng và hướng tới sự PTBV. Thông qua việc tích hợp kiến thức từng môn học với mục tiêu và nội dung của PTBV, giáo viên có thể đem lại đổi mới từ nhận thức đến tình cảm và hành động cho học sinh trong nhà trường và ngoài xã hội. Cũng qua các cấp của hệ thống giáo dục, từ mầm non lên đại học với số lượng học sinh, sinh viên vô cùng đông đảo, có mặt ở khắp mọi vùng miền đất nước, những kiến thức về phát triển bền vững sẽ nhanh chóng được nhân lên và hiệu quả của giáo dục từ thay đổi nhận thức đến tình cảm sẽ giúp cho đông đảo thế hệ trẻ người xây dưng tương lai đất nước có những hành động đúng đối với môi trường và sự phát triển bền vững. Văn học là môn học dùng hình tượng nghệ thuật để nhận thức về con người và xã hội, giáo dục bảo lưu những giá trị văn hóa của cộng đồng và hướng con người đến những tình cảm thẩm mĩ. Văn học do con người và vì con người. Phát triển bền vững cũng do con người và vì con người. Vậy nên văn học cũng có thể tích hợp những kiến thức về phát triển bền vững đem lại những nhận thức mới tình cảm mới và hành động cao đẹp hướng tới những giá trị của sự phát triển bền vững. 2. Thế nào là tích hợp GDPTBV 2.1 Tích hợp kiến thức là một quy luật tất yếu của nhận thức khi lượng thông tin luôn bùng nổ. Đó là sự lồng ghép một cách hợp lí, hài hòa những kiến thức khoa học khác nhau vào một môn học hoặc ngành học nào đó. Vì vậy tích hợp không chỉ đòi hỏi kiến thức rộng mà còn cần cả nghệ thuật liên tưởng và thuyết giảng và cũng cần tôn trọng những nguyên tắc nhất định. 2.2. Người giảng dạy văn học trước hết phải có khối lượng kiến thức nhất định về môi trường và phát triển bền vững, mới có thể vận dụng hợp lí và hài hòa trong khi giảng về sự phát triển bền vững. 2.3 Dạy văn lâu nay vẫn được coi là một công việc khó khăn, ít làm học sinh hứng thú, lại thêm tích hợp về sự phát triển bền vững một cách khiên cưỡng dễ biến giờ văn thành giờ thuyết lí về chính trị, kinh tế hoặc môi trường… thì chắc hiệu quả tích hợp không được bao nhiêu. Vì vậy cần lưu ý không biến giờ văn học thành giờ thuyết lí suông về phát triển bền vững. 2.4 Cần thông qua ý nghĩa của hình tượng nghệ thuật, của cốt truyện hay nhân vật với những hoàn cảnh sống cụ thể mà khái quát về môi trường sống và sự phát triển bền vững… 3. Những nội dung tích hợp GDPTBV trong văn học 3.1 Nắm vững triết lí về sự phát triển bền vững
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài 2: Phát triển giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ
34 p | 302 | 64
-
Module MN 43: Giáo dục vì sự phát triển biền vững trong giáo dục mầm non - Lê Bích Ngọc
46 p | 580 | 21
-
Nội dung bồi dưỡng 3 khối kiến thức tự chọn - Phạm Xuân Đăng Khoa
10 p | 176 | 8
-
Quản lí nguồn nhân lực cho hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở các trường trung học phổ thông thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên-Huế - Trần Đại Nghĩa
7 p | 61 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn