intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Giáo trình Quản lý điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

Chia sẻ: Conbongungoc09 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

187
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giáo trình Quản lý điều dưỡng cung cấp cho người học những kiến thức như: Hệ thống tổ chức quản lý ngành Điều dưỡng Chức năng nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng và điều dưỡng các cấp; Quản lý – quy trình quản lý; Lãnh đạo – Phong cách lãnh đạo; Phương pháp giải quyết vấn đề

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Giáo trình Quản lý điều dưỡng - Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình

  1. GIỚI THIỆU HỌC PHẦN QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG Đối tượng: CĐ Điều dưỡng - Số tín chỉ: 1 (1/0) - Phân bổ thời gian: - Lên lớp: Lý thuyết: 15 giờ (2 giờ / tuần ) + Hướng dẫn: 12 giờ + Kiểm tra: 1 giờ. + Seminar: 2 giờ - Tự học: 30 giờ - Trình độ: Sinh viên năm thứ 3 (Học kỳ V). - Điều kiện tiên quyết: Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh nội khoa, chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa, chăm sóc sức khỏe trẻ em… MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN 1. Trình bày được chức năng nhiệm vụ, quyền hạn của hệ thống quản lý Điều dưỡng Việt Nam và ngạch điều dưỡng viên các cấp. 2. Giải thích được chức năng cơ bản của quản lý, các phong cách lãnh đạo và tiêu chuẩn của người quản lý. 3. Vận dụng được các kiến thức cơ bản về quản lý và lãnh đạo điều dưỡng trong thực hành nghề Điều dưỡng và quản lý điều dưỡng tại cơ sở của hệ thống quản lý Điều dưỡng Việt Nam. 4. Rèn luyện thái độ nhẹ nhàng ,ân cần, năng lực quản lý – điều hành của Điều dưỡng trưởng trong thực hành nghề Điều dưỡng và quản lý điều dưỡng tại các cơ sở của hệ thống quản lý Điều dưỡng Việt Nam. NỘI DUNG HỌC PHẦN STT Tên bài Trang 1 Hệ thống tổ chức quản lý ngành Điều dưỡng 2 Chức năng nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng và điều dưỡng các cấp 2 Quản lý – quy trình quản lý 15 3 Lãnh đạo – Phong cách lãnh đạo 22 4 Phương pháp giải quyết vấn đề 29 5 Quản lý nhân lực - vật tư – Trang thiết bị y tế 37 6 Mô hình chăm sóc điều dưỡng 47 TỔNG 50 ĐÁNH GIÁ - Hình thức thi: Thực hành + Vấn Đáp - Thang điểm: 10 1
  2. Bài 1 HỆ THỐNG TỔ CHỨC QUẢN LÝ NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG CHỨC NĂNG NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU DƯỠNG MỤC TIÊU 1.Vẽ và mô tả được hệ thống tổ chức quản lý Điều dưỡng Việt Nam và Hội Điều dưỡng Việt Nam. 2. So sánh được chức năng, nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng – tiết chế Cục khám chữa bệnh Bộ Y tế với phòng Điều dưỡng bệnh viện. 3. So sánh được chức trách, nhiệm vụ giữa điều dưỡng trung cấp, điều dưỡng cao đẳng, điều dưỡng đại học, điều dưỡng chính . NỘI DUNG 1. HỆ THỐNG QUẢN LÝ ĐIỀU DƯỠNG Năm 1990, quyết định số 570/BYT-QĐ ngày 14/7/1990 của bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập và giao nhiệm vụ cho các phòng Điều dưỡng của các bệnh viện có từ 150 giường bệnh trở lên đã trở thành mốc son lịch sử của chuyên nghành Điều dưỡng ở Việt Nam. Tiếp theo đó Bộ trưởng Bộ Y tế ra quyết định 356/BYT-QĐ ngày 13/3/1992 thành lập phòng Y tá thuộc Vụ Quản lý sức khỏe. Phòng Điều dưỡng của bộ Y tế từ khi ra đời đã cùng đồng hành với Hội Điều dưỡng Việt Nam cùng hoạt động và thúc đẩy sự phát triển hệ thống quản lý điều dưỡng ở các cấp của hệ thống y tế. Phòng điều dưỡng và Hội điều dưỡng Việt Nam đã thống nhất 5 nguyên tắc hoạt động quản lý điều hành điều dưỡng là: 1. Điều hành thống nhất. 2. Hiểu rõ mục đích của hệ thống tổ chức. 3. Giao trách nhiệm và quyền hạn tương ứng cho điều dưỡng trưởng. 4. Duy trì thông tin 2 chiều có hiệu quả. 5. Ủy quyền cho cấp dưới. 2
  3. Bộ trưởng BYT Vụ TCCB Cục QLKCB Vụ KHĐT Phòng Nghiệp vụ và các Phòng ĐD- TC Văn phòng Cục phòng khác QLKCB Điều dưỡng trưởng SYT Phòng ĐD Bệnh viện TƯ Phòng ĐD Phòng ĐD Bệnh Bệnh viện Tỉnh viện huyện ĐDT khoa ĐDT khoa ĐDT khoa Điều Dưỡng viên Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức quản lý Điều dưỡng các cấp Giải thích sơ đồ: - Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (QLKCB): Một phó cục trưởng phụ trách Phòng Điều dưỡng và hệ thống Quản lý Điều dưỡng. - Phòng Điều dưỡng – Tiết chế: Là phòng thuộc Cục QLKCB. Phòng có nhiệm vụ quản lý nhà nước ở 2 lĩnh vực: chăc sóc Điều dưỡng – Hộ sinh và Dinh dưỡng – Tiết chế. Phòng còn là đầu mối quản lý các hoạt động kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh bệnh viện. - Điều dưỡng trưởng sở Y tế được quy định tại quyết định số 1936/1999/QĐ-BYT ngày 2/7/1999 yêu cầu các Sở Y tế phải bổ nhiệm Điều dưỡng trưởng sở y tế và nếu Điều dưỡng trưởng sở có đủ tiêu chuẩn thì bổ nhiệm vị trí phó trưởng phòng Nghiệp Vụ Y, phụ trách công tác điều dưỡng. 3
  4. - Trưởng Phòng Điều dưỡng bệnh viện có nhiệm vụ quản lý toàn bộ hệ thống và hoạt động chăm sóc của Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên trong toàn bệnh viện theo quy chế bệnh viện. Phòng Điều dưỡng bệnh viện được thành lập theo quyết định 1895/1997/QĐ-BYT ban hành theo quy chế bệnh viện. - Điều dưỡng trưởng khoa có nhiệm vụ quản lý toàn bộ các hoạt động chăm sóc, điều dưỡng của khoa. 2. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG 2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Phòng Điều dưỡng – Tiết chế Cục khám chữa bệnh Bộ Y tế. 2.1.1. Chức năng Phòng Điều dưỡng – Tiết chế có chức năng tham mưu giúp Lãnh đạo Cục trong các hoạt động Điều dưỡng, tiết chế, kiểm soát nhiễm khuẩn. 2.1.2. Nhiệm vụ - Xây dựng chế độ, chính sách về công tác Điều dưỡng. + Xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật các quy định, hướng dẫn chuyên môn, quy chẩn kỹ thuật, về lĩnh vực Điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý, y công, chống nhiễm khuẩn, dinh dưỡng – tiết chế bệnh viện. + Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án liên quan đến điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật lâm sàng, hộ lý, y công, cán bộ dinh dưỡng – tiết chế bệnh viện, chống nhiễm khuẩn. + Hướng dẫn tổ chức thực hiện các văn bản qui phạm, pháp luật, các quy định hướng dẫn chuyên môn, các chính sách liên quan đến điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên lâm sàng, hộ lý, y công, cán bộ dinh dưỡng – tiết chế. + Kiểm tra việc thực hiện các văn bản qui phạm pháp luật, kế hoạch, các quy định chuyên môn thuộc lĩnh vực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật lâm sàng, hộ lý, y công dinh dưỡng – tiết chế, kiểm soát nhiễm khuẩn. + Chỉ đạo hệ thống trưởng sở y tế, các phòng điều dưỡng trong các bệnh viện trực thuộc Bộ và hệ thống điều dưỡng trưởng trong toàn quốc. + Bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, quản lý cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên và hộ lý. + Tổ chức các hội đồng chuyên môn giải quyết các vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý, y công, chống nhiễm khuẩn và dinh dưỡng tiết chế. + Tập hợp số liệu, báo cáo các hoạt động của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật lâm sàng, hộ lý, y công và dinh dưỡng – tiết chế trong bệnh viện toàn quốc. - Tham gia với các phòng, đơn vị liên quan. + Giáo dục y đức cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật lâm sàng, hộ lý, y công và cán bộ dinh dưỡng – tiết chế. + Xây dựng tiêu chuẩn phân hạng các cơ sở khám chữa bệnh. + Thẩm định các điều kiện cấp, điều chỉnh, thu hồi chứng chỉ đủ điều kiện hành nghề cho người hành nghề điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên. + Chỉ đạo các hoạt động nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên về công tác điều dưỡng, dinh dưỡng tiết chế và kiểm soát nhiễm khuẩn. + Xâu dựng chương trình, tài liệu đào tạo điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý, y công. 4
  5. + Khen thưởng, kỷ luật cho điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, hộ lý, y công và cán bộ dinh dưỡng tiết chế. - Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công hoặc ủy quyền của cục trưởng. 2.2. Tổ chức, nhiệm vụ của phòng điều dưỡng bệnh viện. 2.2.1. Tổ chức Phòng Điều dưỡng do giám đốc bệnh viện ra quyết định thành lập. Tùy theo quy mô bệnh viện, phòng Điều dưỡng có các bộ phận sau: - Bộ phận giám sát lâm sàng. - Bộ phận giám sát khối cận lâm sàng. - Bộ phận giám sát khối khám bệnh. 2.2.2. Nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng - Lập kế hoạch công tác chăm sóc Điều dưỡng trong bệnh viện để trình giám đốc bệnh viện phê duyêt. - Tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh toàn diện theo đúng quy định. - Đầu mối xây dựng các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn chăm sóc người bệnh phù hợp với đặc điểm của bệnh viện, chuyên khoa để trình Hội đồng điều dưỡng xem xét và giám đốc bệnh viện phê duyệt. - Đôn đốc, kiểm tra điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công thực hiện đúng các quy định, kỹ thuật chuyên môn. - Phối hợp với các khoa, bộ phân liên quan lập dự trù mua sắm dụng cụ, vật tư tiêu hao cho công tác chăm sóc điều dưỡng và phục vụ người bệnh. Giám sát chất lượng dụng cụ, vật tư tiêu hao y tế và giám sát việc sử dụng, bảo quản theo quy định. - Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ trong việc xây dựng kế hoạch tuyển dụng, bố trí và điều động điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên, hộ lý và y công. - Phối hợp với khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn thực hiện kiểm tra công tác vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện. - Phối hợp với phòng (trung tâm) Đào tạo thực hiện đào tạo nâng cao trình độ cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viện, hộ lý và y công. Tham gia tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn thực hành cho học viên và tham gia kiểm tra tay nghề cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, hộ lý và y công trước khi tuyển dụng. - Tham gia công tác nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến. - Định kỳ sơ kết, tổng kết và báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công. 3. NHIỆM VỤ, QUYẾN HẠN CỦA ĐIỀU DƯỠNG TRƯỞNG 3.1. Chức năng nhiệm vụ của Điều dưỡng trưởng Sở y tế tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. 3.1.1. Vị trí, chức năng Điều dưỡng trưởng Sở Y tế tỉnh/thành phố thuộc biên chế phòng nghiệp vụ Y, Sở Y tế tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương, có chức năng tham mưu cho lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo phòng nghiệp vụ Y về công tác điều dưỡng và quản lý đội ngũ điều dưỡng trên địa bàn. 3.1..2. Nhiệm vụ - Xây dựng kế hoạch, phương án công tác điều dưỡng trình lãnh đạo Sở và triển khai thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt. - Kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh,. 5
  6. - Quản lý và chỉ đạo điều dưỡng trưởng các bệnh viên tuyến tỉnh và trung tâm y tế huyện về lĩnh vực công tác điều dưỡng. - Phối hợp với các trường Trung học y tế (hoặc trung tâm đào tạo cán bộ y tế) và các bệnh viện để xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại về chuyên môn nghiệp vụ và y đức cho đội ngũ điều dưỡng. - Nghiên cứu về tổ chức, quản lý, đào tạo và thực hành trong lĩnh vực điều dưỡng. Đề xuất các biện pháp nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng chăm sóc, phục vụ sức khỏe nhân dân. - Phối hợp với Ban chấp hành Hội Điều dưỡng tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương để tổ chức và triển khai các hoạt động điều dưỡng nhằm nâng cao chất lượng công tác chăm sóc và phục vụ người bệnh trong các cơ sở y tế. - Tổng hợp công tác điều dưỡng để trình Giám đốc Sở Y tế và báo cáo Bộ Y tế theo định kỳ. 3.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của trưởng phòng điều dưỡng Dưới sự lãnh đạo của Giám đốc bệnh viện, Trưởng phòng Điều dưỡng bệnh viện chịu trách nhiệm giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. 3.2.1. Nhiệm vụ - Tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của phòng Điều dưỡng. - Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng điều dưỡng và công tác điều dưỡng trong toàn bệnh viện. - Hỗ trợ điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa, Kỹ thuật viên trưởng khoa xây dựng kế hoạch công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa và theo dõi triển khai thực hiện. - Phối hợp với phòng Tổ chức cán bộ xây dựng bảng mô tả công việc cho Điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý trong bệnh viện để trình Giám đốc bệnh viện phê duyệt. - Tổ chức công tác giám sát sự thực hiện các quy định kỹ thuật bệnh viện, các quy định chuyên môn của Bộ Y tế và các quy định của bệnh viện. Báo cáo kịp thời cho giám đốc bệnh viện các việc đột xuất có liên quan đến công tác chăm sóc xảy ra ở các khoa. - Tham gia nghiên cứu khoa học, huấn luyện và chỉ đạo tuyến trong lĩnh vực chăm sóc người bệnh. - Tham gia xây dựng kế hoạch mua sắm, phân bổ vật tư tiêu hao và dụng cụ y tế cho công tác chăm sóc phục vụ người bệnh và giám sát sử dụng vật tư tiêu hao bảo đảm hợp lý và hiệu quả. - Hướng dẫn, kiểm tra việc ghi hồ sơ điều dưỡng của điều dưỡng viên, hộ sinh viên và kỹ thuật viên trong bệnh viện. - Ủy viên thường trực kiêm Thư ký Hội đồng người bệnh cấp bệnh viện. - Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. - Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được Giám đốc bệnh viện phân công. 3.2.2. Quyền hạn - Chủ trì giao ban hằng ngày và dự giao ban bệnh viện. - Chủ trì các cuộc họp điều dưỡng trưởng khoa của bệnh viện. - Phối hợp với các khoa, phòng khác đề xuất ý kiến với Giám đốc về: + Tuyển dụng, thuyên chuyển, khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý. + Bổ nhiệm hoặc miễn nhiệm Điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa và kỹ thuật viên trưởng khoa. 6
  7. - Phối hợp với các khoa, phòng liên quan trình Giám đốc bệnh viện điều động tạm thời điều dưỡng viên, hộ sinh viên, kỹ thuật viên và hộ lý khi cần theo quy định của bệnh viện để kịp thời chăm sóc và phục vụ người bệnh. - Đề nghị cấp phát, bổ xung vật tư tiêu hao cho các khoa khi có yêu cầu đột xuất. - Được tham gia các hội đồng theo quy định của Nhà nước và sự phân công của Giám đốc bệnh viện. 3.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa. Dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa, Điều dưỡng trưởng khoa, hộ sinh trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 3.3.1. Nhiệm vụ - Lập kế hoạch tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trong khoa và tổ chức thực hiện kịp thời các chỉ định điều trị, theo dõi, xét nghiệm, chăm sóc của các bác sĩ điều trị. - Phân công công việc và phân công trực cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa. - Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy trình kỹ thuật bệnh viện, các quy định về vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn. Báo cáo kịp thời cho Trưởng khoa các việc đột xuất và những diễn biến bất thường của người bệnh để kịp thời xử lý. - Quản lý buồng bệnh, đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của khoa. - Dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. - Tổ chức và giám sát việc ghi hồ sơ điều dưỡng, sổ sách hành chính, thống kê và báo cáo trong khoa. - Tham gia đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, học viên, hộ lý, y công. Tham gia nghiên cứu khoa học và công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công. - Theo dõi, chấm công lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo. - Tham gia thường trực và chăm sóc người bệnh ki cần thiết. - Ủy viên thường trực kiêm thư ký hội đồng người bệnh cấp khoa - Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo công tác Điều dưỡng trong khoa. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa phân công. 3.3.2. Quyền hạn - Phân công công việc cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa. - Giám sát Điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa thực hiện các quy định chuyên môn về chăm sóc điều dưỡng người bệnh, các quy định của khoa và bệnh viện. - Tham gia nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỷ luật, tăng lương và học tập đối với điều dưỡng viên, hộ sinh viên và hộ lý trong khoa. 3.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của kỹ thuật viên trưởng khoa Dưới sự chỉ đạo của Trưởng khoa, Kỹ thuật viên trưởng khoa có nhiệm vụ, quyền hạn sau: 3.4.1. Nhiệm vụ - Lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch và các kỹ thuật chuyên môn của kỹ thuật viên và y công. - Phân công công việc và phân công trực cho kỹ thuật viên và y công trong khoa. - Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn, vệ sinh, kiểm soát nhiễm khuẩn, an toàn lao động của khoa và bệnh viện. 7
  8. - Quản lý khoa phòng, phương tiện, trang thiết bị, đề xuất việc sửa chữa, bảo dưỡng cơ sở hạ tầng trang thiết bị của khoa. - Dự trù y dụng cụ, vật tư tiêu hao, kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản, vật tư theo quy định hiện hành. - Tổ chức và giám sát công tác hành chính, sổ sách, thống kê báo cáo. - Tham gia đào tạo liên tục cho kỹ thuật viên, học viên và y công, tham gia nghiên cứu khoa học và công tác chỉ đạo tuyến theo sự phân công. - Theo dõi, chấm công lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo. - Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo hoạt động chuyên môn của khoa. - Thực hiện nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa phân công. 3.4.2. Quyền hạn - Phân công kỹ thuật viên và y công trong khoa đáp ứng yêu cầu công tác chuyên môn kỹ thuật của khoa. - Giám sát kỹ thuật viên và y công trong khoa thực hiện các quy định kỹ thuật chuyên môn và các quy định của khoa, của bệnh viện. - Tham gia nhận xét, đề xuất khen thưởng, kỹ luật, tăng lương và học tập đối với kỹ thuật viên và y công trong khoa. 4. CHỨC TRÁCH, NHIỆM VỤ VÀ CÁC YÊU CẦU VỀ HIỂU BIẾT VÀ TRÌNH ĐỘ CHUYÊN MÔN 4.1. Điều dưỡng sơ cấp 4.1.1. Chức trách, nhiệm vụ 4.1.1.1. Chức trách Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, trực tiếp hoặc phụ giúp chăm sóc phục vụ người bệnh tại các cơ sở y tế. 4.1.1.2. Nhiệm vụ - Trực tiếp thực hiện các chăm sóc thông thường cho người bệnh theo đúng quy chế chuyên môn và quy định của sở y tế. - Trực tiếp hoặc phụ giúp thực hiện một số kỹ thuật điều dưỡng cơ bản như: Cho uống thuốc, thay băng, tiêm thuốc theo y lệnh của bác sĩ và theo chỉ đạo của điều dưỡng phụ trách. - Theo dõi, ghi chép chức năng sống và phát hiện kịp thời các diễn biến bất thường của người bệnh để báo cáo cho bác sĩ điều trị và điều dưỡng ở ngạch cao hơn xử trí kịp thời. - Đón tiếp hướng dẫn người bệnh, đưa người bệnh chuyển khoa, chuyển viện, đi khám chuyên khoa hoặc làm các xét nghiệm cơ bản theo sự phân công. - Chuẩn bị đủ, đúng kịp thời các phương tiện, dụng cụ, thuốc, hồ sơ bệnh án và phụ giúp bác sĩ, điều dưỡng ở ngạch cao hơn trong công tác khám bệnh, cấp cứu, chăm sóc và điều trị. - Tham gia sơ cứu ban đầu trường hợp tai nạn, thực hiện đúng các quy định khi người bệnh tử vong theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách. - Bảo quản tốt thuốc và tài sản (dụng cụ y tế…) được phân công quản lý, chịu trách nhiệm cá nhân về số thuốc và tài sản đó. - Tham gia giáo dục sức khỏe, trực tiếp đôn đốc, nhắc nhở người bệnh, người nhà người bệnh giữ gìn vệ sinh, trật tự. - Tham gia thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu. - Thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng. 4.1.2. Yêu cầu về sự hiểu biết và trình độ chuyên môn 8
  9. * Hiểu biết về: - Quy trình kỹ thuật chăm sóc thông thường, theo dõi người bệnh ở các cơ sở y tế và các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu ( kế hoạch hóa gia đình, tiêm chủng…) - Quy chế sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. - Chức trách, nhiệm vụ của viên chức y tế trong lĩnh vực điều dưỡng. - Chế độ phân cấp chăm sóc và phục vụ người bệnh. * Yêu cầu về trình độ - Tốt nghiệp sơ học điều dưỡng. 4.2. Điều dưỡng trung cấp 4.2.1. Chức trách, nhiệm vụ 4.2.1.1. Chức trách Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, trực tiếp thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản tại các cơ sở y tế. 4.2.1.2. Nhiệm vụ - Trực tiếp thực hiện chăm sóc toàn diện cho người bệnh theo đúng quy chế chuyên môn và quy định của sở y tế. - Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản theo từng lĩnh vực chuyên khoa và phụ giúp điều dưỡng ở ngạch cao hơn thực hiện các kỹ thuật phức tạp theo y lệnh của bác sỹ điều trị và sự phân của điều dưỡng phụ trách. - Theo dõi ghi chép diễn biến hàng ngày của người bệnh, đặc biệt là những người bệnh nặng và các trường hợp cấp cứu. Phát hiện và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh cho bác sĩ điều trị và điều dưỡng phụ trách xử trí. - Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn. - Tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, vào viện, ra viện, chuyển khoa, chuyển viện, đi khám cận lâm sàng, thực hiện đúng các quy định khi người bệnh tử vong theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách. - Chuẩn bị đủ, đúng kịp thời các phương tiện, dụng cụ, thuốc, hồ sơ bệnh án phục vụ cho công tác khám bệnh, cấp cứu và điều trị cho người bệnh. - Bảo quản thuốc và tài sản (dụng cụ y tế…) được phân công quản lý, phát hiện kịp thời các hỏng hóc để đề nghị sửa chữa. Chịu trách nhiệm cá nhân về số thuốc và tài sản đó. - Thực hiện giáo dục sức khỏe, trực tiếp đôn đốc, nhắc nhở người bệnh, người nhà người bệnh giữ gìn vệ sinh, trật tự. - Tham gia thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và vệ sinh phòng chống dịch bệnh. - Tham gia hướng dẫn thực hành kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho học sinh điều dưỡng và cho viên chức điều dưỡng ở ngạch thấp hơn - Thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy trình kỹ thuật của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng. 4.2.2. Yêu cầu về sự hiểu biết và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ * Hiểu biết về: - Quy trình kỹ thuật cơ bản, chăm sóc thông thường và vệ sinh phòng chống dịch bệnh thông thường. - Quy chế sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. - Chức trách, nhiệm vụ của viên chức y tế trong lĩnh vực điều dưỡng. - Chế độ phân cấp chăm sóc và phục vụ người bệnh. 9
  10. -Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, các chế độ và chính sách của nhà nước và của ngành Y tế đối với các đối tượng phục vụ. * Yêu cầu về trình độ - Tốt nghiệp trung học điều dưỡng. 4.3. Điều dưỡng cao đẳng 4.3.1. Chức trách, nhiệm vụ 4.3.1.1. Chức trách Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, trực tiếp thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và một số kỹ thuật chuyên khoa tại các cơ sở y tế. 4.3.1.2. Nhiệm vụ - Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh toàn diện cho người bệnh và trực tiếp thực hiện kế hoạch chăm sóc người bệnh toàn diện theo đúng quy chế chuyên môn. - Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và thực hiện một số kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của chuyên khoa theo y lệnh của bác sỹ điều trị và sự phân của điều dưỡng phụ trách. - Theo dõi, đánh giá toàn trạng và ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, đặc biệt chú trọng đến người bệnh nặng và các trường hợp cấp cứu để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc. Phát hiện và báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh để bác sĩ điều trị xử trí. - Thực hiện sơ cứu, cấp cứu ban đầu các trường hợp bệnh nặng, tai nạn. - Tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, vào viện, ra viện, chuyển khoa, chuyển viện, đi khám cận lâm sàng, thực hiện đúng các quy định khi người bệnh tử vong theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách. - Dự trù và chuẩn bị đủ, đúng kịp thời các trang thiết bị dụng cụ, thuốc, hồ sơ bệnh án cho công tác khám bệnh, cấp cứu và điều trị và chăm sóc cho người bệnh. - Vận hành, bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện máy móc, trang thiết bị dụng cụ y tế được phân công quản lý, phát hiện những hỏng hóc và đề xuất phương án xử lý kịp thời. - Chịu trách nhiệm cá nhân về số thuốc và tài sản phân công quản lý. - Thực hiện tư vấn, giáo dục sức khỏe cho người bệnh, gia đình người bệnh và cộng đồng. Đôn đốc, nhắc nhở người bệnh, người nhà người bệnh giữ gìn vệ sinh, trật tự. - Thực hiện các chương trình chăm sóc sức khỏe ban đầu và vệ sinh phòng chống dịch bệnh. - Hướng dẫn thực hành kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho điều dưỡng ở ngạch thấp hơn và tham gia nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh. - Thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy trình kỹ thuật của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng. 4.3.2. Yêu cầu về sự hiểu biết và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ * Hiểu biết về: - Các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, một số kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa và các quy trình chăm sóc người bệnh. - Kiến thức về chăm sóc sức khỏe ban đầu và vệ sinh phòng chống dịch bệnh. - Quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số máy móc và trang thiết bị cơ bản thuộc chuyên khoa. - Quy chế sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. - Chức trách, nhiệm vụ của viên chức y tế trong lĩnh vực điều dưỡng. - Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, các chế độ và chính sách của nhà nước và của ngành Y tế đối với các đối tượng phục vụ. 10
  11. * Yêu cầu về trình độ - Tốt nghiệp cao đẳng điều dưỡng. - Sử dụng được một ngoại ngữ trình độ A, trường hợp công tác tại vùng có người dân tộc thiểu số nếu sử dụng được một thứ tiếng dân tộc trong hoạt động chuyên môn thì được thay thế ngoại ngữ trình độ A - Có trình độ cơ bản về tin học. 4.4. Điều dưỡng đại học 4.4.1. Chức trách, nhiệm vụ 4.4.1.1. Chức trách Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, tổ chức thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế. 4.4.1.2. Nhiệm vụ - Chủ trì, tổ chức việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh và phối hợp với bác sĩ trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, phục vụ người bệnh toàn diện theo đúng quy chế chuyên môn. - Chủ trì, tổ chức thực hiện theo dõi, giám sát các điều dưỡng ở ngạch thấp hơn trong việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ và thực hiện chế độ chăm sóc người bệnh toàn diện - Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và các kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của lĩnh vực chuyên khoa, áp dụng những kiến thức, kỹ năng mới trong thực hành điều dưỡng - Tổ chức thực hiện các quy trình tiếp đón người bệnh đến khám, điều trị, làm các xét nghiệm, chuyển khoa, chuyển viện, ra viện và tổ chức thực hiện các thủ tục chăm sóc khi người bệnh tử vong theo đúng quy định. - Tổ chức việc theo dõi, đánh giá toàn trạng và ghi chép những diễn biến hàng ngày của người bệnh, đặc biệt chú trọng đến người bệnh nặng và các trường hợp cấp cứu để điều chỉnh kế hoạch chăm sóc và báo cáo bác sĩ kịp thời xử lý những diễn biến bất thường của người bệnh. - Tổ chức thực hiện sơ cứu, cấp cứu những trường hợp tai nạn và chăm sóc điều trị cho những người bệnh nặng. - Dự trù và tổ chức chuẩn bị đủ, đúng kịp thời các trang thiết bị dụng cụ, thuốc, hồ sơ bệnh án cho công tác khám bệnh, cấp cứu và điều trị và chăm sóc cho người bệnh. - Tổ chức thực hiện vận hành, bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện máy móc, trang thiết bị dụng cụ y tế được phân công quản lý, phát hiện những hỏng hóc và đề xuất phương án xử lý. - Chịu trách nhiệm cá nhân về số thuốc và tài sản phân công quản lý. - Tổ chưc thực hiện công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe và công tác giữ gìn trật tự, vệ sinh, phòng dịch bệnh. - Hướng dẫn kỹ thuật điều dưỡng cho học sinh, sinh viên điều dưỡng, cho điều dưỡng ở ngạch thấp hơn. Thực hiện việc chỉ đạo tuyến và tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực chăm sóc người bệnh. - Tổ chức thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy trình kỹ thuật của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng. 4.4.2. Yêu cầu về sự hiểu biết và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ * Hiểu biết: - Về y học cơ sở, điều dưỡng học, bệnh học, vệ sinh phòng chống dịch bệnh - Các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, các kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa trong chuyên ngành và các quy trình chăm sóc người bệnh toàn diện. 11
  12. - Quy trình vận hành, bảo quản, bảo dưỡng một số máy móc và trang thiết bị cơ bản thuộc chuyên khoa. - Phương hướng phát triển chuyên môn kỹ thuật của lĩnh vực điều dưỡng trong nước. - Quy chế sử dụng thuốc hợp lý, an toàn. - Chức trách, nhiệm vụ của viên chức y tế trong lĩnh vực điều dưỡng. - Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, các chế độ và chính sách của nhà nước và của ngành Y tế đối với các đối tượng phục vụ. * Yêu cầu về trình độ - Tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng. - Sử dụng được một ngoại ngữ trình độ A, trường hợp công tác tại vùng có người dân tộc thiểu số nếu sử dụng được một thứ tiếng dân tộc trong hoạt động chuyên môn thì được thay thế ngoại ngữ trình độ A - Đạt trình độ cơ bản về tin học, sử dụng được một số phần mềm để phân tích số liệu trong quá trình theo dõi và chăm sóc người bệnh. 4.5. Điều dưỡng chính 4.5.1. Chức trách, nhiệm vụ 4.5.1.1. Chức trách Là viên chức chuyên môn kỹ thuật của ngành y tế, chủ trì và tổ chức thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và các kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa tại các cơ sở y tế. 4.5.1.2. Nhiệm vụ - Chủ trì, tổ chức việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh và phối hợp với bác sĩ trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch chăm sóc, phục vụ người bệnh toàn diện theo đúng quy chế chuyên môn. - Chủ trì, tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát các điều dưỡng ở ngạch thấp hơn trong việc thực hiện các y lệnh của bác sĩ và thực hiện chế độ chăm sóc người bệnh toàn diện - Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và các kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của lĩnh vực chuyên khoa. Áp dụng những kiến thức và kỹ năng mới trong thực hành điều dưỡng. - Chủ trì, tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, vào viện, ra viện, chuyển khoa, chuyển viện, đi khám cận lâm sàng, thực hiện đúng các quy định khi người bệnh tử vong theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách. - Chủ trì các cuộc giao ban điều dưỡng. Đi buồng để dánh giá tình trạng người bệnh, đặc biệt chú trọng đến người bệnh nặng và các trường hợp cấp cứu để điều chỉnh kịp thời kế hoạch chăm sóc người bệnh. - Chủ trì, tổ chức thực hiện sơ cứu, cấp cứu những trường hợp tai nạn và chăm sóc, điều trị cho người bệnh nặng. - Chủ trì, dự trù và quản lý các dụng cụ, phương tiện, thuốc, hồ sơ bệnh án cho công tác khám bệnh, điều trị và cấp cứu người bệnh. - Chủ trì, tổ chức các công tác vận hành, bảo quản, bảo dưỡng các phương tiện máy móc, trang thiết bị thuộc chuyên khoa đảm bảo sử dụng an toàn và hiệu quả. - Chịu trách nhiệm cá nhân về số thuốc và tài sản phân công quản lý. - Chủ trì, tổ chức thực hiện công tác tư vấn, giáo dục sức khỏe và công tác giữ gìn trật tự, vệ sinh, phòng dịch bệnh. - Tổ chức, thực hiện công tác chỉ đạo tuyến về lĩnh vực điều dưỡng, hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn nghiệp vụ Điều dưỡng cho điều dưỡng ở ngạch thấp hơn và tham gia đào tạo học sinh, sinh viên Điều dưỡng. 12
  13. - Chủ trì hoặc tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học về lĩnh vực điều dưỡng và chăm sóc sức khỏe. - Chủ trì, tổ chức thực hiện các quy định về y đức, các quy chế chuyên môn, các quy trình kỹ thuật của ngành y tế và các quy định của pháp luật liên quan đến lĩnh vực điều dưỡng. 4.5.2. Yêu cầu về sự hiểu biết và trình độ chuyên môn, ngoại ngữ * Hiểu biết - Vận dụng được những kiến thức cơ bản về y học cơ sở, điều dưỡng học, bệnh học vào viện phòng bệnh, chăm sóc, điều dưỡng, phục hồi và nâng cao sức khỏe của nhân dân - Các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản, các kỹ thuật điều dưỡng chuyên khoa, kiến thức và kỹ năng chăm sóc thuộc chuyên khoa. - Phương hướng phát triển chuyên môn, kỹ thuật của lĩnh vực điều dưỡng trong nước và trên thế giới. - Kiến thức cơ bản về đào tạo và nghiên cứu khoa học - Chức trách, nhiệm vụ của viên chức y tế trong lĩnh vực điều dưỡng. - Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân,các văn bản quy phạm pháp luật, các chế độ và chính sách của nhà nước và của ngành Y tế có liên quan đến các đối tượng phục vụ. * Yêu cầu về trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và các yêu cầu khác - Là điều dưỡng có thâm niên ở ngạch tối thiểu là 9 năm. - Tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành điều dưỡng hoặc chuyên khoa cấp I điều dưỡng - Sử dụng được một ngoại ngữ trình độ B, trường hợp công tác tại vùng có người dân tộc thiểu số nếu sử dụng thành thạo một thứ tiếng dân tộc trong hoạt động chuyên môn thì được thay thế ngoại ngữ trình độ B. - Sử dụng thành thạo một số phần mềm tin học ứng dụng trong quá trình theo dõi và chăm sóc người bệnh. - Có ít nhất 1 đề tài hoặc công trình nghiên cứu khoa học được hội đồng khoa học cấp ngành hoặc cấp tỉnh công nhận và áp dụng có hiệu quả. LƯỢNG GIÁ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng. Câu 1: Phòng Điều dưỡng của các bệnh viện có từ 150 giường bệnh trở lên được thành lập theo quyết định số A. 570/BYT-QĐ ngày 14/7/1990 B. 356/BYT-QĐ ngày 13/3/1992 C. 570/BYT-QĐ ngày 13/3/1992 D. 356/BYT-QĐ ngày 14/7/1990 Câu 2: Phòng Y tá thuộc Vụ Quản lý sức khỏe được thành lập theo quyết định số A. 570/BYT-QĐ ngày 14/7/1990 B. 356/BYT-QĐ ngày 13/3/1992 C. 570/BYT-QĐ ngày 13/3/1992 D. 356/BYT-QĐ ngày 14/7/1990 Câu 3: Chức năng của phòng Điều dưỡng và tiết chế cục khám chữa bệnh Bộ Y tế là A. tham mưu giúp lãnh đạo cục trong các hoạt động Điều dưỡng, tiết chế, kiểm soát nhiễm khuẩn. B. tham mưu cho lãnh đạo Sở Y tế, lãnh đạo phòng nghiệp vụ Y về công tác điều dưỡng và quản lý đội ngũ điều dưỡng trên địa bàn. C. giúp Giám đốc tổ chức, thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện. 13
  14. D. tham mưu cho lãnh đạo lãnh đạo phòng nghiệp vụ Y về công tác điều dưỡng và quản lý đội ngũ điều dưỡng trên địa bàn. Câu 4: Nhiệm vụ của kỹ thuật viên trưởng khoa là A. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch và các kỹ thuật chuyên môn của kỹ thuật viên và y công. B. Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trong khoa. C. Lập kế hoạch công tác chăm sóc điều dưỡng trong bệnh viện. D. Xây dựng kế hoạch hoạt động của phòng điều dưỡng và công tác điều dưỡng trong toàn bệnh viện. Câu 5: Điều dưỡng trưởng khoa, kỹ thuật viên trưởng khoa có cùng nhiệm vụ là A. Theo dõi, chấm công lao động hằng ngày và tổng hợp ngày công để báo cáo. B. Tham gia đào tạo liên tục cho điều dưỡng viên, hộ sinh viên, học viên, hộ lý. C. Tham gia đào tạo liên tục cho kỹ thuật viên, học viên. D. Ủy viên thường trực kiêm thư ký Hội đồng người bệnh cấp khoa. Câu 6: Yêu cầu trình độ chuyên môn đối với điều dưỡng trung cấp là A. tốt nghiệp sơ học điều dưỡng. B. tốt nghiệp trung học điều dưỡng. C. tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng. D. tốt nghiệp thạc sĩ điều dưỡng. Câu 7: Điều dưỡng chính có chức năng, nhiệm vụ khác với điều dưỡng là A. Chủ trì, tổ chức việc lập kế hoạch chăm sóc người bệnh. B. Chủ trì, tổ chức thực hiện và theo dõi, giám sát các điều dưỡng ở ngạch thấp hơn C. Thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng cơ bản và các kỹ thuật điều dưỡng phức tạp của lĩnh vực chuyên khoa. D. Chủ trì, tiếp đón người bệnh đến khám bệnh, vào viện, ra viện, chuyển khoa, chuyển viện, đi khám cận lâm sàng, thực hiện đúng các quy định khi người bệnh tử vong theo y lệnh của bác sĩ điều trị và sự phân công của điều dưỡng phụ trách. Câu 8: Yêu cầu về trình độ chuyên môn đối với điều dưỡng chính khác với điều dưỡng là A. tốt nghiệp cử nhân điều dưỡng B. tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành điều dưỡng C. sử dụng được một ngoại ngữ trình độ B D. sử dụng được một số phần mềm tin học trong việc chăm sóc người bệnh. *.TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS.BS. Đỗ Văn Bình, ThS. BS Trần Đức Thành, ThS. BS. Đặng Thị Lan Anh, PGS. TS. Nguyễn Tùng Linh (năm 2011), Quản lý và nghiên cứu điều dưỡng, NXB Quân đội nhân dân. 2. Bộ Y tế (2004), Quản lý Điều dưỡng, NXB Y học . 14
  15. Bài 2 QUẢN LÝ – QUY TRÌNH QUẢN LÝ MỤC TIÊU 1.Trình bày được định nghĩa, chức năng cơ bản của quản lý, các phương pháp quản lý. 2. Giải thích được cách thiết lập mục tiêu và kết quả mong muốn trong lập kế hoạch quản lý. 3. Vận dụng được quy trình quản lý điều dưỡng trong việc lập kế hoạch điều dưỡng và quản lý điều dưỡng tại cơ sở của hệ thống quản lý Điều dưỡng Việt Nam. NỘI DUNG 1. ĐỊNH NGHĨA QUẢN LÝ - Quản lý có nguồn gốc từ khi con người tập hợp với nhau thành từng nhóm để lao động, để tự bảo vệ trước thiên nhiên, trước kẻ thù và để phát triển nòi giống và xã hội. Có thể nói ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào con người tập với nhau lại thành từng nhóm người ở đó cần có sự quản lý. - Quản lý là yếu tố thiết yếu trong đời sống từng người, từng gia đình và từng xã hội. Mội tổ chức, mọi xã hội muốn phát triển phải nâng cao trình độ quản lý. Một tổ chức được coi là quản lý tốt khi mọi bộ phận của nó đề hoạt động tốt phát huy được hiệu quả. - Quản lý không phải chỉ áp dụng cho những người đứng đầu của 1 tổ chức mà những nguyên tắc cơ bản về quản lý có thể áp dụng trong mọi lĩnh vực của xã hội và mọi cấp của hệ thống tổ chức y tế, từ Bộ y tế đến các Sở y tế, các bệnh viện, các khoa và các bộ phận công tác. 1.1. Định nghĩa 1 Mặc dù quản lý đã có từ lâu và mang tính phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa nào về quản lý được đa số người đồng ý mà trong số rất nhiều định nghĩa mỗi người trự chọn ra cho mình một định nghĩa thích hợp nhất. Một trong những định nghĩa mà nhiều người hay sử dụng là: Quản lý là đưa ra mục tiêu và làm cho mục tiêu đó được thực hiện. Nguyên tắc để đưa ra định nghĩa trên là: Trước hết người quản lý phải xác định mình muốn làm gì hay xác định ưu tiên và sau đó làm cho việc đó được thực hiện. Nói một cách khác người quản lý trước tiên là đưa ra mục tiêu và làm cho mục tiêu đoa được thực hiện. Ví dụ: Là một điều dưỡng trưởng bạn có thể đưa ra các mục tiêu sau: + 100% người bệnh ra viện hài lòng về tinh thần thái độ phục vụ của nhân viên bệnh viện. + Không để sảy ra sai sót khi dùng thuốc cho người bệnh. + 90% điều dưỡng trưởng của các khoa trong bệnh viện có trình độ cử nhân và 100% điều dưỡng trưởng khoa có chứng chỉ quản lý chăm sóc vào cuối năm 2015. + 100% các khoa lâm sàng áp dụng chăm sóc người bệnh toàn diện vào năm 2012. + 100% điều dưỡng viên phải mang găng tay bảo hộ khi làm các thủ thuật có nguy cơ dính hoặc bắn tóe dịch hoặc máu. - Mục tiêu của quản lý phải được trình bày một cách rõ ràng: hoàn thành cái gì, hoàn thành đến mức nào, ở đâu và khi nào và làm thế nào để đánh giá được là mục tiêu đac hoàn thành hay chưa. 15
  16. - Tính hiệu quả trong quản lý: Một người quản lý đảm bảo các mục tiêu đề ra được thực hiện người ta nói rằng đó là người quản lý có hiệu quả. Ví dụ: Nếu bạn đặt ra mục tiêu 100% điều dưỡng viên phải mang găng tay bảo hộ khi làm các thủ thuật có nguy cơ dính hoặc bắn tóe dịch hoặc máu. Tuy nhiên nếu sau khi đi găng tay được cung cấp và chỉ có 70% điều dưỡng viên thực hiện thì trong trường hợp này phải xem xét về tính hiệu quả của quản lý. 1.2. Định nghĩa 2 Khi một mục tiêu đề ra đã được hoàn thành thì đó được coi là sự kết thúc hay đó là phương tiện. Câu trả lời là cả hai. Bởi vì, sự kết thúc của mục tiêu này là phương tiện để đạt được mục tiêu cao hơn về sau. Dưới đây là một định nghĩa về quản lý đề cập tới cả sự kết thúc và phương tiện. “ Quản lý là làm cho mọi việc được thực hiện bởi mọi người”. Định nghĩa trên không nên hiểu một cách thuần túy là người quản lý ra lệnh và người khác thực hiện mà cho dù điều đó thường sảy ra trong thực tế mà cần chú ý con người là phương tiện mà còn là nguồn lực quan trọng nhất để làm cho mọi việc theo mong muốn của người quản lý được thực hiện. 1.3. Định nghĩa 3 Bên cạnh con người cũng còn có những nguồn lực khác như vật dụng trang thiết bị và tiền bạc, là những yếu tố rất cần thiết để đạt được các mục tiêu đã đề ra. Vì vậy người ta còn định nghĩa quản lý là: Quản lý là sử dụng các nguồn lực có hiệu suất cao. Khái niệm quan trọng của định nghĩa trên là “ hiệu xuất”. Để đạt được sự hiệu xuất cần có sự cân đối giữa các nguồn lực, cân đối về nguồn nhân lực, đảm bảo tiếp kiệm nguồn lực và tìm cách thay thế nguồn lực kịp thời. 1.4. Định nghĩa 4 “ Quản lý là sử dụng có hiệu quả các nguồn lực và làm cho mọi người cùng làm việc để đạt được các mục tiêu đề ra”. Căn cứ vào các định nghĩa nêu trên, người ta đưa ra mộ định nghĩa tổng hợp như đã trình bày ở trên. Mỗi người quản lý có thể chọn ra cho mình một định nghĩa mà mình thấy phù hợp nhất. 2. PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động đến quá trình chuyển động của quản lý, là bộ phận nặng động nhất trong hệ thống quản lý. Các phương pháp quản lý liên quan chặt chẽ với mục tiêu quản lý và đối tượng quản lý. Vì vậy, có thể áp dụng nhiều phương pháp quản lý khác nhau để thích nghi với tình huống cụ thể, đạt được mục tiêu với chi phí thấp nhất. Các phương pháp quản lý bao gồm 2.1. Phương pháp giáo dục Phương pháp quản lý thông qua giáo dục, tác động vào tinh thần, tạo ra các động cơ động viên, khuyến khích: - Nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy vai trò chủ động, làm chủ. - Áp dụng nghệ thuật vận động, thuyết phục, tác động tâm lý. - Nêu gương tốt, điển hình, phê phán nhược điểm, tồn tại. - Bồi dưỡng, đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn. - Coi trọng các tổ chức đoàn thể, quần chúng. - Rèn luyện tác phong công nghiệp, lao động có kỷ luật, kỹ thuật và đạt năng suất cao. - Người lãnh đạo gương mẫu - Người lãnh đạo quan tấm đến cấp dưới… 2.2. Phương pháp hành chính 16
  17. Phương pháp quản lý hành chính là tác động trực tiếp từ cơ quan quản lý cấp trên bằng những mệnh lệnh, quyết định, có tính chất pháp lệnh, phải tuân theo, không có quyền phản đối. Thực hiện có kế hoạch các bước” - Thể chế hóa tổ chức - Tiêu chuẩn hóa tổ chức. - Ra quyết định, quy định, nội quy, điều lệnh, điều lệ. - Ban hành các chỉ thị, thông tư - Chú ý hiệu quả của các phương pháp, tránh mệnh lệnh tuyệt đối, coi nhẹ nhân cách của người thực hiện. 2.3. Phương pháp kinh tế Phương pháp quản lý dựa trên cơ sở sử dụng đòn bẩy kinh tế. - Lợi ích kinh tế, tăng năng suất. - Lợi nhuận, tiền lương, tiền thưởng, nâng lương. - Quà tặng với giá trị kinh tế tương đương Bao gồm: thưởng, phạt, tăng lương… Biện pháp này có tác dụng trong những thời điểm nhất định và cần được củng cố bằng các biện pháp khác như đã nêu ở trên. 3. QUY TRÌNH QUẢN LÝ 3.1. Chức năng cơ bản của quản lý Hệ thống các chức năng quản lý là tập hợp các hoạt động liên quan với nhau về không gian, thời gian do chủ thể quản lý thực hiện, tác động hướng đến đối tượng quản lý. Nội dung các chức năng quản lý bao gồm: - Lập kế hoạch: Là chức năng khởi đầu, mang tính kỹ thuật bao gồm xác định làm việc gì, lúc nào và làm như thế nào? - Lập tổ chức: Là quá trình tổ chức, điều hành, giám sát, điều chỉnh, kiểm tra, đôn đốc, cung cấp nguồn lực để thực hiện kế hoạch đề ra. - Lãnh đạo: là sự tác động đến con người, xuất hiện bất cứ lúc nào khi muốn gây ảnh hưởng đến hành vi của một cá nhân hay một nhóm người . Vì bất kỳ lý do gì có thể không phù hợp với mục đích của tổ chức. - Ra quyết định: Người quản lý lựa chọn phạm vi, tính chất, tầm quan trọng của quyết định, thay đổi tùy theo vị trí, mức độ, quyền hạn và trách nhiệm của người quản lý. - Điều khiển: hoạt động nhằm mục đích đẩy hành động trong tổ chức, hướng về con người như động viên, chỉ đạo và giao tiếp cùng với các hoạt động khác tác động vào hành vi của nhân viên. - Kiểm tra và giám sát: Kiểm tra là thiết lập các tiêu chuẩn để đo lường kết quả các kỹ thuật, hệ thống theo dõi và can thiệp. Giám sát là một quá trình hỗ trợ, đào tạo con người tại chỗ, liên tục. Về bản chất, giám sát là một hình thức quản lý trực tiếp , thu thập, phân tích thông tin liên tục để đưa ra những quyết định, những giải pháp hợp lý nhằm hoàn thành và nâng cao chất lượng phục vụ. - Nhân sự: là chức năng thu nhận và củng cố nguồn nhân lực; bao gồm lập kế hoạch nhận lực, tuyển dụng, đánh giá trình độ, phân tích việc làm, trợ giúp nhân viên đào tạo và phát triển , động viên, tư vấn và kỷ luật. - Đánh giá: Mục đích là xác định hiệu quả đạt được so với mục tiêu, nguồn lực, chi phí…; từ đó rút ra những kết luận, kinh nghiệm, nhũng điều chỉnh, những tư liệu bổ sung cho kế hoạch tiếp theo. 17
  18. Chức năng quản lý là một trong những hoạt động đặc biệt, nó xuất hiện là do sự đa dạng và tính phức tạp trong quản lý. Không có chức năng quản lý thì không thể hình dung được quy trình quản lý và nội dung của quá trình quản lý theo một hệ thống nhất định. 3.2. Quy trình quản lý Quy trình quản lý là công cụ để người quản lý điều dưỡng thực hiện các chức năng quản lý. Quy trình quản lý điều dưỡng có 3 bước: Lập kế hoạch Đánh giá kế hoạch Tổ chức thực hiện kế hoạch Hình 2.1. Quy trình quản lý 3 bước 3.2.1. Lập kế hoạch quản lý * Định nghĩa: Lập kế hoạch là quá trình phán đoán để lựa chọn ưu tiên và phác thảo các công việc cần làm để đạt được mục tiêu. * Nội dung lập kế hoạch: liên quan tới việc trả lời các câu hỏi sau: - Phải làm gì? Vì sao? - Thực hiện ở đâu? Vì sao? - Thực hiện khi nào? Vì sao? - Ai thực hiện? Vì sao? - Thực hiện như thế nào? Vì sao? * Các bước lập kế hoạch - Xác định vấn đề quan trọng. - Thiết lập mục tiêu và kết quả mong muốn. - Xác định hoạt động và thời gian thực hiện từng hoạt động. - Xác định kinh phí và phương tiện cần thiết để đạt kế hoạch đề ra. * Lập kế hoạch là một quá trình được chia thành 3 giai đoạn. - Giai đoạn 1: Xây dựng kế hoạch gồm các bước: + Đánh giá tình hình. + Xác định vấn đề. + Hình thành mục tiêu. + Đề xuất các giải pháp thực hiện (đưa ra 3-4 giải pháp) và chọn một giải pháp để thực hiện. - Giai đoạn 2: Trình bày kế hoạch + Xin phép được cấp trên đồng ý cho trình bày kế hoạch. + Khi trình bày cần chú ý tính chính xác, thuyết phục và sáng tạo. - Giai đoạn 3: Thực hiện và giám sát kế hoạch + Xác định rõ các hoạt động phải làm, thứ tự các hoạt động, kinh phí cho mỗi hoạt động địa điểm, thời gian và các cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện. + Chỉ đạo thực hiện. + Đánh giá kết quả. 18
  19. + Điều chỉnh kế hoạch nếu cần. * Phạm vi lập kế hoạch điều dưỡng - Cấp quản lý càng cao thì chức năng lập kế hoạch càng quan trọng. - Trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện: hàng năm căn cứ vào nhiệm vụ của phòng và của bệnh viện để xây dựng kế hoạch hoạt động chung cho điều dưỡng toàn bệnh viện. Bao gồm kế hoạch về tổ chức, nhân lực, trang thiết bị, đào tạo nghiên cứu, phát triển các kỹ thuật, kế hoạch về kinh phí…Kế hoạch của phòng điều dưỡng phải được giám đốc phê duyệt và đưa vào kế hoạch chung của bệnh viện. - Phó phòng điều dưỡng, điều dưỡng trưởng khối được phân công để thực hiện từng phần của kế hoạch chung. - Điều dưỡng trưởng khoa chịu trách nhiệm xây dựng kế hoạch về phân công công việc, ế hoạch lĩnh và sử dụng các dụng cụ, kế hoạch nghỉ phép, kế hoạch hội họp, kế hoạch đào tạo lại … Các kế hoạch này phải được trưởng khoa và trưởng phòng điều dưỡng bệnh viện thông qua. 3.2.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch Điều dưỡng trưởng bệnh viện là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước giám đốc bệnh viện trong việc tổ cức các dịch vụ chăm sóc người bệnh và phối hợp các hoạt động chăm sóc với bác sỹ, các tổ chức và cá nhân trong bệnh viện. Nội dung của chức năng tổ chức bao gồm: - Xác định mô hình chăm sóc - Mô tả công việc cho từng vị trí. - Phân công nhân viên đảm nhiệm từng vị trí công tác. - Phân bổ nguồn lực - Xây dựng và cải tiến các quy trình công việc - Đào tạo và huấn luyện. - Điều phối các hoạt động. 3.2.3. Đánh giá kết quả Hoạt động đánh giá nhằm đo lường và xem xét, kiểm tra so sánh, đối chiếu các kết quả đạt được so với mục tiêu, kế hoạch cho một giai đoạn hoặc khi kết thúc một quá trình quản lý. Mục đích của đánh giá là: - Đối chiếu kết quả với mục tiêu. - Xem xét các vấn đề nẩy sinh trong quá trình thực hiện - Ra quyết định điều chỉnh. - Chuẩn bị cho lập kế hoạch tiếp theo. Không có kiểm tra, đánh giá là không có quản lý. Quản lý mà không giám sát, kiểm tra là thả nổi quản lý. Các bước để đánh giá kết quả gồm: 3.2.3.1. Tiêu chuẩn đánh giá Xây dựng các chẩn đánh giá: Tiêu chuẩn đánh giá gồm: - Tiêu chuẩn cấu trúc gồm nguồn lực để thực thi công việc như con người, phương tiện, kinh phí, trang thiết bị, các quy định. - Tiêu chuẩn quy trình là các quy định về thứ tự các bước thực hiện các quy trình chuyên môn và các công việc. - Tiêu chuẩn đầu ra là kết quả đạt được như tỷ lệ người bệnh điều trị khỏi, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ người bệnh hài lòng, tỷ lệ người bệnh bị nhiễm khuẩn bệnh viện ... 3.2.3.2. Tổ chức đánh giá 19
  20. - Xây dựng các công cụ đánh giá. Công cụ đánh giá dựa vào các tiêu chuẩn đầu vào, tiêu chuẩn quy trình và tiêu chuẩn đầu ra. Các tiêu chuẩn và công cụ đánh giá cần phổ biến cho các khoa phòng, các điều dưỡng viên biết để thực hiện. - Điều dưỡng trưởng cần thực hiện đánh giá thường xuyên, liên tục và toàn diện để cải thiện chất lượng và các dịch vụ điều dưỡng. - Phương pháp đánh giá cần dựa vào báo cáo, dựa vào hồ sơ chuyên môn, sổ sách hành chính,dựa vào ý kiến đóng góp của bệnh nhân và dựa vào quan sát thực tế trực tiếp đi buồng của điều dưỡng trưởng. - Đánh giá của điều dưỡng trưởng cần khách quan, cụ thể, chính xác tránh phỏng đoán hoặc định kiến bằng văn bản hoặc trao đổi trực tiếp. 3.2.3.3. Báo cáo kết quả đánh giá. Sau khi giám sát cần có thông báo hoặc nhận xét với cá nhân, tập thể kịp thời bằng văn bản hoặc bằng trao đổi trực tiếp: 3.2.3.4. Phương pháp giám sát - Điều dưỡng trưởng cần thuyết phục hơn là ra lệnh, hoặc chỉ ra lệnh khi cần. - Trong quá trình giám sát cần đưa ra những hướng dẫn và chỉ đạo, vì vậy đòi hỏi điều dưỡng trưởng phải hiểu biết về quản lý và kinh nghiệm lâm sàng. - Trong khi giám sát cần áp dụng phương pháp dân chủ, phù hợp với kinh nghiệm và khả năng từng nhân viên và từng tình huống. Không có một giải pháp giám sát nào thích hợp với mọi người và mọi hoàn cảnh. - Trong khi giám sát cần tôn trọng cấp dưới, cần tạo ra môi trường tâm lý thoải mái để động viên nhiệt tình và sáng tạo của nhân viên điều dưỡng. LƯỢNG GIÁ Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng Câu 1: Định nghĩa quản lý là A. làm cho mọi việc được thực hiện bởi mọi người. B. thiết lập ra các mục tiêu C. sử dụng nguồn lực kinh tế có hiệu quả cao D. sử dụng các ngồn lực có hiệu quả. Câu 2: Quy trình quản lý gồm có A. 2 bước B. 3 bước C. 4 bước D. 5 bước Câu 3: Chức năng của quản lý giúp cho người quản lý có thể hình dung ra được A. Quy trình quản lý B. Nội dung quá trình quản lý C. Quy trình và nội dung quá trình quản lý D. Sự đa dạng và tính phức tạp của vấn đề. Câu 4: Phương pháp quản lý dựa trên cơ sở sử dụng đòn bẩy kinh tế là A. Phương pháp quản lý kinh tế B. Phương pháp quản lý hành chính C. Phương pháp quản lý giáo dục D. Phương pháp quản lý kinh tế và giáo dục 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2